Bát tiên đắc đạo
Chương 2 : Hai hàng nước mắt rồng nhỏ xuống, biển thành vũng
Thần Nhị Lang chợt cảm thấy máu nhồi lên tim, liền bấm đốt tay biết rõ việc Bình Hòa đang biến thành rồng. Lại thấy một luồng oán khí xông thẳng lên trời, ngài hiểu được Bình Hòa đã bị trưởng quan ức hiếp, ắt sẽ nghĩ tới chuyện báo thù rửa hận. Vạn nhất rồng kia uốn mình chuyển động, ắt là cả một vùng đất Quán Khẩu chu vi hai ngàn dậm sẽ hoàn toàn biến thành biển cả. Ngài vội ra lệnh cho Hoàng cân lực sĩ và thần binh hộ pháp mau chóng bắt con nghiệt long nhấn xuống đầm sâu, không đề cho nó tàn hại sinh linh. Lực sĩ và thần binh phụng pháp chỉ, vọt ngay lên không trung, đúng lúc nhìn thấy rồng đang giận dữ, mở mắt trừng trừng, ở trên nóc nhà của họ Bình, đăm đăm nhìn xuống bên dưới, có vẻ như lưu luyến không nỡ rời xa. Lực sĩ và thần binh vừa tính thi triển pháp lực, chợt thấy Phiếu Diểu chân nhân cưỡi mây bay đến. Chân nhân tươi cười nhìn đám lực sĩ, nói :
- Các vị chẳng cần phí công sức quan tâm tới chuyện này. Tiểu đạo cùng con vật kia có một mối quan hệ nhân quả, xin các vị cứ giao việc này cho tôi giải quyết, và trở về phục mệnh cùng thần Nhị Lang đi.
Đám lực sĩ thấy chân nhân tiến lại, có ý nể nang, chẳng dám cãi lời, liền cúi chào, rút lui. Phiếu Diều chân nhân dẫn dụ con rồng tiến về phía mặt nước, miệng niệm lâm râm, rồi hét to lên :
- Hỡi lão long ở dưới đáy nước kia, hóa thân của ngươi đã tới rồi, sao ngươi chưa xuất hiện, còn đợi tới chừng nào ?
Câu nói vừa dứt, một trận cuồng phong nổi lên trên mặt biển, từ dưới nước sâu thẳm, dường như có một con rồng bay lên, nhưng chỉ có hình bóng lờ mờ, chứ không phải thân xác đích thực. Hai con rồng gặp nhau, tỏ vẻ thân thiện, như đã từng quen biết.
Chân nhân đẩy cho hình bóng rồng tiến sát đầu con rồng đang ở giữa không trung, rồi vỗ tay ba cái. Giây lát, hình bóng rồng tiêu tan, hai con rồng nhập làm một. Chân nhân lên tiếng dặn dò :
- Từ nay ngươi hãy tạm ở đây tu luyện chừng năm chục năm, sau đó có thể lên thiên đình nhận sắc phong. Nếu ngươi có hành vi xằng bậy, ngang ngược, ta nhất định dùng phi kiếm chém ngươi đứt làm hai khúc.
Con rồng nhận pháp chỉ, gật đầu lạy tạ. Lúc sắp hạ xuống nước, nó tỏ ý lưu luyến không nỡ rời xa mẹ, cứ quay đầu lại ngó chừng ba lần, rồi hai hàng nước mắt rồng nhỏ xuống, biến thành một vũng biển. Ngày nay ở vùng Quán Khẩu, còn lại di tích của vũng biển đó, ngàn năm lưu truyền, gọi là vũng "Ngóng Mẹ".
Phiếu Diểu chân nhân giải quyết xong vụ công án, tính cưỡi mây bay đi, trở về động phủ. Đám mây vừa di động, chợt có một đám mây ngũ sắc từ từ bay tới. Phiếu Diểu chân nhân ngửng nhìn, chợt nhận ra vị sư huynh của mình, là Hỏa Long chân nhân. Hai vị tiên tiến lại gặp nhau, Hỏa Long chân nhân hỏi :
- Sư đệ tới đây làm gì ?
Phiếu Diều cười đáp :
- Vì việc nghiệt long, tôi phải tới đây. Vụ công án cũng vừa kết thúc tôi tính trở về động phủ ở núi Hành Sơn, để đợi sư huynh, hỏi thăm cho biết sư huynh đã giải quyết xong long án của mình chưa. Tình cờ lại gặp nhau đây, xin hỏi công việc của sư huynh hiện giờ ra sao ?
Hỏa Long cười đáp :
- Công việc chú giải quyết liên quan tới hóa long, tức là con rồng đã trưởng thành, đạt được linh tính, nên chú giải quyết cũng dễ dàng. Trái lại, ta phải giải quyết một con thằng long, tức là rồng chưa thuần thục, cần phải quan tâm câu thúc, vì thế mất nhiều công sức đó. Hiện giờ, ta phải đi Đông Hải, để giải quyết cho xong công án này đây.
- Đúng là cần giải quyết vụ này cho nhanh. Chẳng bao lâu nữa chốn hạ giới sẽ gặp phải thủy kiếp lớn lao, các vị thánh nhân trị thủy 1 cần mau chóng ra đời. Trong tương lai, sông nước và đất liền phân ranh rạch ròi. Lúc đó, hai con nghiệt long mới có dịp để xuất đầu lộ diện. Nếu để diên trì, anh em ta không tránh khỏi tội. Trước mặt tổ sư, chúng ta lấy gì để bẩm báo đây ?
- Đúng vậy ! Ta không có thời giờ để nói giỡn chơi với sư đệ nữa, phải nhanh chóng đi lo giải quyết công việc của ta đây.
Hai vị tiên chắp tay chào từ biệt nhau, Hỏa Long chân nhân vội vã tiến về phía Đông Nam, tới thẳng bờ biển miền Đông Hải, để lo cho xong công việc của mình.
Con thằng-long mà Hỏa Long chân nhân đề cập tới ở bên trên, xuất hiện ở phía Tây miền Đông Hải, nằm ngay trên sông Tiền Đường, nay thuộc bộ phận tỉnh Chiết Giang. Nơi đó nằm ở hạ lưu sông Tiền Đường, chỗ mà người ngày nay gọi là "Thất lý lung thủy, – dòng sông chảy xiết dài bảy dặm. Ở chỗ này, sông chảy qua một vùng núi non lởm chởm, tạo nên nhiều thác ghềnh. Có chỗ, nước từ trên cao đổ xuống, tạo nên một vực thẳm, sâu hun hút, người xưa gọi là "Phục long đàm" – đầm nước rồng ẩn. Đó chính là chỗ ẩn núp của thằng-long.
Tương truyền con rồng đó đã có được một cơ thể rồng vẩy giáp quanh mình, có mũi có miệng, lại thêm râu đầy đủ, chỉ sai một điểm duy nhất là cặp mắt, tu luyện không đủ thời gian, nên chưa mở ra được, để nhìn thế giới tươi đẹp, chúng sinh đông đảo. Vì rồng là con vật to lớn rềnh ràng, những loài tôm cá làm sao kháng cự lại được ? Mỗi khi gặp lúc rồng mù há miệng ra, những loài động vật kia cứ tự động chui vào bụng nó. Mỗi năm, nó tàn sát sinh vật không biết bao nhiêu mà kể. Cũng may, con rồng này đã sớm thông linh tính. lại có túc căn rất tốt : nó chỉ ăn no những loài tôm cá thôi, chứ không tấn công các thuyền bè qua lại trên sông, để nuốt người Tuy nhiên, vì thân thể quá lớn, mỗi khi nó chuyển mình, không tránh khỏi gây ra những đợt sóng dữ dội, gió nổi cuồn cuộn, nên tác hại cũng không nhỏ.
Không biết vào thời đại nào. tháng nào, năm nào, vị Hỏa Long chân nhân nói trên, đã cùng hai vị quan lớn trong triều đình, ngồi thuyền đi qua chỗ thác hềnh. gặp đúng lúc rồng mù xuất hiện. Chỉ trong giây lát, trời tối tăm, mặt trời mất ánh sáng con thuyền chân nhân đang ngồi chao đảo dữ dội. Chân nhân nổi giận, nói :
- Nghiệt súc nào dám ở đây mà hưng yêu tác quái ?
Liền gọi các thần thổ địa hai bên bờ sông tới hỏi, họ mới đem tình hình và đặc tính của con rồng kể hết cho chân nhân nghe.
Chân nhân nói :
- Cái thứ ti tiện, tu luyện chưa thành, sao dám vô lễ như thế ?
Hai vị tể quan mới hỏi :
- Có cách gì trị nó được không ?
Chân nhân gật đầu, đáp :
- Thứ súc vật nhỏ nhoi đó làm sao đương nổi một nhát kiếm của tôi ? Chỉ thương cho nó tu luyện đã lâu năm, lại chưa từng làm những chuyện bại hoại, nên tôi không nỡ trừ khử nó thôi !
Hai vị tể quan đều nói :
Thứ súc sinh đó làm gì có lòng tốt ? Hiện thời, hai mắt chưa mở ra, nên nó chưa gây ra những điều tệ hại. Đợi tới lúc nó tu thành cặp mắt sáng, khác nào cọp mọc đôi cánh, người phàm sao có thể chế ngự nổi nó ? Vì thế, nếu pháp sư muốn thu thập nó, thì không gì dễ dàng bằng làm ngay lúc này.
Chân nhân than rằng :
- Tội trạng chưa rõ, việc ác chưa thành, nỡ lòng nào mà khai sát giới ?
Tế quan rất có lòng thương dân, nghe chân nhân nói vậy, vẫn không đành bỏ qua cho rồng mù, mới nói :
- Tiên sư không chịu sát giới, nhưng hai chúng tôi là đại thần của triều đình, có trách nhiệm vì dân trừ hại, vậy xin pháp sư cho mượn gươm báu một lát. Nếu trời có trách phạt, chúng tôi tình nguyện cùng nhau chịu tội, không can dự gì tới pháp sư. Được không?
- Các vị đại nhân vì dân vì nước, làm gì có tội lớn ? Hai ngài đã nói vậy, bần đạo đành cho mượn thanh kiếm đeo bên mình.
Chân nhân nói rồi, lấy ra một thanh kiếm nhỏ, dài chừng một tấc. Nhưng vừa ra trước gió, nó liền biến thành hai. Chân nhân chỉ dẫn:
- Đây là thư kiếm, và đây là hùng kiếm. Theo thần thổ địa nói, thì con rồng này tu luyện thành rồng cái, nên ta phải sử dụng thư kiếm, mới chém nổi nó. Đại nhân nhất thiết không được lầm lẫn.
Tể quan tiếp nhận hai thanh kiếm, cầm trong tay, xem xét kỹ một hồi, thấy kiếm đó tuy chỉ dài một tấc, nhưng phát ra ánh sáng lấp lánh, một luồng khí lạnh xông tới tận mặt, lạnh buốt. Nhưng tể quan vẫn cất tiếng chê bai :
- Rồng lớn, kiếm nhỏ, làm sao sử dụng cho thích đáng ?
Chân nhân cười lớn tiếng, nói :
- Đại nhân đừng coi thường kiếm này. Bần đạo đã từng theo bà Nguyên Nữ học được "Thiên độn kiếm pháp", biết thanh kiếm này đã phải trải qua ba ngàn năm tôi luyện mới thành, có thể lớn có thể nhỏ, có lúc ẩn, có lúc hiện, tùy theo ước muốn của người sử dụng, luôn luôn được như ý. Bình thời không dùng tới, nó có thể nhỏ vô cùng; nay cần dùng tới, đại nhân muốn dài bao nhiêu, nó dài chừng đó, đến chừng muốn ngắn lại cỡ nào, nó ngắn cỡ đó. Vung tay ném một cái, nó bay vút đi, nhanh như gió, mà mũi kiếm lại vô cùng bén nhọn, quả là vật báu kỳ lạ của tiên gia, trên đời không có nổi đâu !
Tể quan mừng lắm. ông đang tìm kiếm xem rồng mù ở đâu, rồng ta đã chuyển động, chiếc thuyền lại một phen chao đảo. Chân nhân ngồi ở cuối thuyền, chỉ chỉ trỏ trỏ, hướng dẫn cho tế quan biết đầu rồng ở chỗ nào, vị tế gian cầm kiếm chợt hoang mang, bao nhiêu lời dặn dò của chân nhân lúc nãy quên sạch. ông ta vừa đưa tay ra ném, thanh hùng kiếm liền lao ra trước nhất. Chỉ thấy một luồng sáng xanh nhắm đầu rồng bay tới, chân nhân vội kêu lên :
- Lầm rồi ! Lầm rồi ? Sao lại sử dụng hùng kiếm ?
Nói chưa dứt lời, thanh kiếm kia đã trở lại trong tay tể quan.Chỉ trong giây lát, sóng gió nổi lên, trên mặt nước đột nhiên xuất hiện một đầu rồng cực kỳ to lớn, ở giữa đám mây mù, hướng về phía chân nhân và hai vị tể quan mà gật gật mười mấy lần liên tiếp sau đó rồng mới co mình lại, chìm dần xuống chỗ nước sâu thẳm, mất hút.
Hai vị tể quan chưa hết bàng hoàng, hôn mê thần trí, không thốt ra được nửa lời. Chân nhân cất tiếng than thở :
- Quả là có số định trước, sức người không thể vãn hồi. Nghiệt súc này ẩn thân dưới đáy nước, tu luyện đã nhiều năm, sinh ra đã sẵn thiện căn, chẳng dám hung hăng làm càn, nên được trời thương, miễn cho kiếp nạn. Vừa rồi, bần đạo không chịu trừ khử nó, cũng là thể hiện đức hiếu sinh của thượng đế, chẳng phải thứ nhân nghĩa nhỏ nhoi của người đời có thể sánh kịp. Nhưng hai ông lại không chịu nghe theo, cứ một mực muốn vì dân trừ hại. Ai ngờ trong lúc thảng thốt, không phân biệt giữa trống và mái, đã dùng lầm thanh kiếm của ta, hóa ra muốn hại nó lại trở thành thương tiếc nó, muốn giết nó lại là thành toàn cho nó. Số là con vật này đã luyện thành đầy đủ bộ phận trong cơ thể chỉ thiếu có cặp mắt. Nếu muốn luyện thành đôi mắt, nó phải mất ít ra là năm trăm năm công hạnh. Nay mũi kiếm đâm một nhát, đã phá vỡ hai hốc mắt, khiến cặp mắt rồng mở ra được. Há chẳng phải chúng ta đã giúp nó giảm bớt được năm trăm khổ công tu luyện đó sao ?
Hai vị tể quan nghe nói, cứ ngớ người ra nhìn nhau, chẳng biết nói sao. Chân nhân thu hồi kiếm báu; vừa rơi vào tay, hai thanh kiếm hợp lại làm một. Lúc đó, sóng đã lặng, gió đã yên, mặt trời đang chiếu sáng trên cao.
Định thần hồi lâu, tể quan mới cất tiếng hỏi :
- Làm sao pháp sư biết được nhát kiếm vừa rồi đã mở mắt cho rồng mù ? Vả lại, một nhát kiếm sao có thể phá được hai hốc mắt?
Chân nhân cười, đáp :
- Âm dương cảm thông nhau mà vạn vật sinh ra. Nếu là hai âm, hoặc hai dương, cùng tên gọi gặp nhau, thường thường chỉ sinh tai hại. Con vật kia tu luyện thành cơ thể rồng cái, đại nhân lại dùng dương kiếm đâm nó, thì dương khí vừa tới, ắt có âm khí tiếp ứng, tính là "tương cảm nhi sinh". Mũi kiếm của đại nhân đâm tới há chẳng có một tiến, một lui, đâm trúng hai hốc mắt hay sao ? Tất cả đều có số định trước, con vật này có lẽ chưa tới số tuyệt mạng, còn được ngồi mà hưởng phúc về sau, nên mới khiến bần đạo và hai vị đại nhân rong chơi ngày hôm nay, đâm lầm một nhát kiếm giúp cho mở hai mắt, há chẳng phải chuyện kỳ lạ lắm sao ?
Hai vị tế quan đều nói :
- Nếu đã nói vậy, trong tương lai nó hại đời, gây họa cho người, mọi tội lỗi đổ lên đầu chúng ta đó ? Pháp sư phải nghĩ cách thi thố phép thuật, diệt trừ nó đi, đừng để nó lưu độc trong nhân gian, mà tăng thêm tội trạng !
Chân nhân nói :
- Việc đó thì chưa hẳn. Hai vị đại nhân há chẳng thấy con rồng kia, trước khi thu mình nhập vào trong nước, đã hướng về phía chúng ta gật đầu nhiều lần đó sao ? Nó tỏ ra mười phần cảm kích, thành thật thi lễ. Chúng ta đã nhận lễ của nó, còn thù ghét nó làm chi ? Vả lại con vật này sẵn có thiện căn, không dám làm ác, hôm nay lại được hường phúc duyên, cho thấy nó không thuộc loại hung hăng làm ác. Còn chuyện tương lai, chúng ta bất tất phải quá lo nghi. Nếu nó tung hoành bạo ngược, tự nó sẽ gây nên họa, không tránh khỏi báo ứng.
Hai vị tể quan nghe vậy, lặng yên không nói. Chân nhân lại lên tiếng :
- Tuy nói vậy, bần đạo cũng phải đề phòng nó làm ác, sẽ thi thố chút pháp thuật để vời gọi nó lên đây, khuyên nhủ vài câu.
Nói rồi, đưa tay ra, nhắm về phía đáy nước vẫy gọi. Con rồng lớn tử tử nhô mình lên, lần này tỏ ra mười phần cẩn thận, và kính cẩn. không gây ra chút sóng gió nào. Nó nghiêng đầu, chào chân nhân. Hỏa Long chân nhân cất tiếng dặn dò :
- Ngươi tu luyện lâu năm, đạt được thân rồng, hôm nay lại được một mũi kiếm của bần đạo khai sáng hai mắt, phải nói rằng ngươi có phúc duyên không nhỏ đâu. Tử nay về sau, ngươi càng phải phấn chấn tinh thần, đừng nên trễ nải, biếng nhác, càng không được sát hại sinh linh quá nhiều, gây họa cho những lữ khách. Nếu ngươi cậy có chút tài năng, làm những điều xằng bậy, tính mạng ngươi khó nỗi bảo toàn, mà sau khi chết đi còn bị giam hãm dưới chín tầng địa ngục, vĩnh viễn không được siêu thăng ! Bây giờ, để giúp ngươi gắng gỏi thăng tiến, sớm đạt đại đạo, ta sẽ thiết lập một đập nước ở chỗ cách đây một trăm dặm. Tử nay về sau, ở trên sông này, bất cứ sinh vật nào tu đạo đều phải vượt qua được đập nước đó, mới có thể thoát ly trần tục, tiến lên tiên giới. Nếu không khổ công luyện tập, đừng nghĩ tới chuyện thừ thách. Vì đụng phải đập nước đó. mả không đủ tài năng để vượt qua, lập tức bị chém đứt đôi, mình một nơi. đầu một nẻo. Chẳng phải ta làm khó các ngươi. mà chỉ muốn giúp các ngươi cố gắng trong việc tu luyện, sớm đạt được tấm thân bất hoại, so với thần tiên không chút sai biệt.
Thằng long kính cẩn nghe lời huấn dụ. liên tiếp gật đầu mấy cái tỏ ý tâm phục. Chân nhân hét lên một tiếng : – Đi mau!, rồng kia lại gật đầu lần nữa, rồi mới từ từ lặn xuống.
Chân nhân làm xong công việc trên. chia tay cùng hai vị tể quan, trở về động phủ.
Phiếu Diểu chân nhân điềm hóa cho Bình Hòa ở Quán Khẩu, hợp nhất với lão long, cùng với Hỏa Long chân nhân, thành toàn cho rồng mù trên đây, đều là môn hạ của Lão Quân tổ sư. Hai vị chân nhân thành toàn cho hai con rồng, đều là do tình cờ, vô ý, sớm đã được Lão Quân hay biết, chấp thuận cho hai rồng, một bên Đông, một bên Tây, đều nhờ tay hai vị chân nhân uốn nắn mà thành đại đạo.
Hễ là loài vật mà thành tiên, đều phải trước nhất chuyển qua thân người. Phiếu Diểu chân nhân đã dùng phép hợp nhất hai hồn, để thành toàn cho lão long ở Quán Khẩu. Hỏa Long chân nhân cũng phải đặt ra một phép, làm sao có thể đem được rồng mù đầu thai vào bụng một người phàm để chuyển kiếp.
Sau khi từ biệt cùng Phiếu Diểu chân nhân, Hỏa Long chân nhân đã vội vã cười mây bay đi, tới thẳng Thất Lý Lung, biết được rồng mù sau khi được khai sáng hai mắt, đã nghiêm chỉnh tu hành, khổ công luyện tập được bảy, tám năm. Lúc đầu nó cũng chưa tránh khỏi nuốt các loài sinh vật vào bụng, về sau nó luyện tập dần dần, chỉ ăn những loài rong, cỏ, cũng không thấy đói. Nó lại luyện dược một số tài năng, có thể lớn, có thể nhỏ tùy ý, rõ ràng đã trở nên một thần long đắc đạo, thông huyền. Hoả Long chân nhân thấy vậy mừng lắm, liền dùng khẩu quyết vời nó lên khỏi mặt nước. Thần long gặp lại chân nhân, vui buồn lẫn lộn. tự kể lại những tuyệt chiêu của mình cho chân nhân nghe. Chân nhân ngỏ lời khen ngợi, dẫn nó ra chỗ đập nước. Thần long quả nhiên có thể thu nhỏ bằng một con lươn, vượt qua đập nước, hoàn toàn bình an.
Truyện khác cùng thể loại
34 chương
1085 chương
1621 chương
214 chương
501 chương
170 chương
1199 chương
1040 chương