Cô bé thợ may nói: "Tôi gặp rắc rối." Bữa đó là sáng hôm sau ngày tôi đụng độ bọn dâm đãng theo đuổi cộ Chúng tôi đang ở trong bếp nhà cô, hơi nước xanh lơ cuồn cuộn và mùi cơm trong chảo. Cô thái rau, tôi trông chừng lửa. Chúng tôi nghe tiếng máy may quen thuộc đều đặn ở cửa bên, nơi cha cô đang làm việc. Ông và con gái hình như không biết chuyện xảy ra cho tôi. Tôi ngạc nhiên, họ không chú ý tới vết bầm bên tai trái tôi. Tôi mải tìm một cớ nào đó để không tiếp tục viếng thăm hàng ngày nữa, vì thế tôi không chú ý lời cô nói. Cô lập lại: "Tôi có vấn đề." "Gì thế, với thằng què và đồng bọn của nó à?" "Không." Tôi hỏi, với một tia hy vọng thầm kín: "Với Lạc à?" Cô ủ rũ nói: "Cũng không phải. Tôi cảm thấy có tội, nhưng muộn rồi." "Cô nói linh tinh gì thế?" "Tôi nôn. Ngay cả sáng naỵ Chắc là ốm nghén." Lòng tôi chùng xuống khi thấy lệ long lanh trong mắt cô, lặng lẽ chảy xuống gò má và nhỏ lên các lá rau và đôi tay với những ngón đỏ thẫm. Cô khóc, cố giữ tiếng khe khẽ: "Ba tôi sẽ giết anh ấy nếu ông biết chuyện." Cô đã tắt kinh hai lần. Cô không kể chuyện này với Lạc, dù nó là đứa chịu trách nhiệm - hay chịu báng. Lúc nó xuống núi tháng trước, cô chưa có gì lo lắng. Tôi kinh ngạc trước nỗi xúc động bất ngờ bày tỏ, hơn là nguồn tin cô vừa tâm sự, vì cô không phải là kẻ yếu đuối và sướt mướt. Nhìn cô khổ não khiến tôi không chịu nỗi, và muốn ôm cô vào vòng tay để an ủi, nếu tiếng máy may rì rào ở cửa bên không thức tỉnh tôi ngay. Vả lại, khó mà biết cách an ủi cộ Dù hồi đó hầu như chẳng biết gì về tình dục, tôi biết mất kinh hai tháng liền nghĩa là gì. Nỗi đau khổ của cô lây sang tôi, và chẳng mấy chốc tôi cũng chảy nước mắt, dù tôi giấu. Tôi cảm thấy như cô đang mang đứa con của tôi, như thể tôi chứ không phải Lạc đã ân ái với cô dưới cây bạch quả hùng vĩ, và dưới vũng nước bí mật trong veo. Tôi rất cảm động; cô là bạn tâm giao và tôi sẵn sàng săn sóc cô suốt đời mình, ngay cả nếu cần phải chết như một kẻ độc thân. Hay chính tôi sẽ cưới cô, nếu luật cho phép - ngay cả đó là cuộc hôn nhân trong trắng - để cô có thể sinh đứa con của bạn tôi một cách hợp pháp. Tôi liếc nhìn bụng cô giấu dưới chiếc áo len đỏ đan tay, và chỉ thấy thân cô run lên nức nở. Người ta nói một khi phụ nữ khóc vì tắt kinh thì không có gì cản được. Nỗi sợ hãi day dứt trong tôi, và tôi cảm thấy run đầu gối. Tôi quên hỏi câu hỏi cấp thiết nhất, liệu cô muốn làm bà mẹ trẻ không. Lý do chểnh mảng của tôi đơn giản: dù thế nào chăng nữa, không cách nào cho cô được phép giữ đứa bé. Không có bịnh viện, bác sĩ hay bà mụ nào ở vùng này dám phạm luật bằng cách giúp một phụ nữ không chồng sinh nở. Và còn nhiều năm nữa Lạc mới có thể cưới cô bé thợ may, vì luật cấm kết hôn dưới tuổi hai mươi lăm. Tình huống vô vọng. Không có nơi nào cho họ đến, không hình dung được chỗ nào cho Romeo và Juliet bụng mang dạ chửa tránh khỏi bàn tay pháp luật, cũng như không nơi nào họ có thể sống cuộc đời của Robinson Crusoe với sự chăm sóc của gã cớm chìm. Khắp ngõ ngách đều dưới mắt dò xét của chuyên chính vô sản, bủa mạng lưới khổng lồ trên cả Trung Hoa. Khi cô bình tĩnh lại, chúng tôi duyệt qua mọi cách để phá thai. Chúng tôi bàn đi tính lại sau lưng cha cô, nặn óc tìm giải pháp kín đáo để tránh cho đôi bạn khỏi cặp mắt khinh bỉ của quần chúng, cũng như khỏi bị trừng phạt hành chánh và chính trị. Luật dường như thảo ra để ngăn trở họ: họ không thể cứ có con trước khi kết hôn, và luật pháp cấm phá thai. Vào lúc tâm thần rối loạn này, tôi không thể không thán phục sự lo xa của Lạc khi chỉ định tôi là kẻ giám hộ cộ Vì sứ vụ của tôi gồm cả việc bảo vệ cô khỏi bị tổn hại, tôi tìm đủ cách thuyết phục để ngăn cô chạy đến xin thuốc nam của các bà phù thủy, vì chẳng những có nguy cơ trúng độc mà còn bị tố cáo nữa. Tôi cũng khuyên cô đừng nhảy từ trên mái nhà xuống để hy vọng sẩy thai, vì có thể dẫn đến què và như thế bị buộc phải cưới thằng què trong làng. Cuối cùng, chúng tôi định rằng tôi sẽ làm một chuyến thám thính tới huyện Vĩnh Kính để thăm dò bịnh viện, tìm sự giúp đỡ của phòng phụ khoa. Tuy là thủ phủ của huyện, Vĩnh Kính nhỏ tới nỗi, như bạn chắc vẫn nhớ, mỗi khi cửa hàng ăn dọn món thịt bò xào hành thì cả thị trấn đều ngửi mùi. Bịnh viện khiêm tốn đứng trên triền đồi, sau khi đi qua sân bóng rổ trường trung học dùng làm bãi chiếu xi nê lộ thiên. Nó gồm hai toà nhà. Một ở chân đồi, giành cho bịnh nhân ngoại trú, trên lối vào có bức chân dung khổng lồ Mao chủ tịch mặc quân phục vẫy tay tới hàng hàng lớp lớp bịnh nhân đang đợi với bọn trẻ con khóc thút thít. Tít trên đồi là toà nhà ba tầng gạch quét vôi trắng, không ban công, giành cho bịnh nhân nội trú. Và sau hai ngày lặn lội băng núi, và một đêm không ngủ trong quán trọ đầy chí rận, tôi lẻn vào nơi ban chuyên khoa đặt phòng khám. Để hoà lẫn với nông dân, tôi mặc chiếc áo da cừu cũ. Tuy nhiên, ngay khi đặt chân vào bầu không khí bịnh viện đã quá quen thuộc với mình từ hồi còn bé, tôi sợ toát mồ hôi. Ở tầng trệt, phía cuối hành lang hẹp, tối tăm, không khí hôi mùi ẩm thấp dưới hầm, tôi chợt thấy khu đợi với những băng ghế dài dựa theo tường, mỗi băng có một hàng phụ nữ ngồi chiếm. Họ hầu hết bụng bự, một số rên rỉ bực dọc. Mắt tôi thấy tấm bảng gỗ với chữ "phụ khoa" sơn đỏ, trên cánh cửa đóng chặt. Vài phút sau, cửa mở hé cho một bà rất gầy nắm chặt toa thuốc đi ra. Khi bịnh nhân kế bước vào phòng khám, tôi chỉ đủ thì giờ thoáng thấy một bóng áo trắng ngồi sau bàn trước khi cánh cửa khép lại. Tôi rất muốn nhìn viên bác sĩ phụ khoa lần nữa, để biết ông thuộc loại người gì, nhưng không có cách nào khác ngoài việc ngồi đợi cánh cửa mở lại. Đưa mắt nhìn các bà đang đợi trên băng ghế, tôi chột dạ vì vẻ phản đối trong mắt họ. Hiển nhiên họ rất bực mình. Tôi nhận ra ngay họ bực vì tôi quá trẻ, và là nam giới. Tôi nghĩ lẽ ra nên cải trang thành đàn bà, độn gối dưới y phục để vờ mang thai. Các bà trong hành lang không muốn có một đứa thiếu niên mặc áo da cừu ở giữa họ. Họ ngồi đó hầm hầm ngó tôi, như thể tôi là đứa đồi bại hay thằng nhìn trộm. Đợi sao mà lâu thế! Cánh cửa vẫn đóng chặt như vô tận. Trời rất nóng, áo tôi đẫm mồ hôi. Tôi sợ hơi ẩm sẽ làm nhoè chữ viết bên trong áo da cừu, vì thế tôi quyết định cởi áo. Lập tức các bà trao đổi những lời xì xầm khó chịu. Trong hành lang mờ tối và ẩm ướt này, họ trông như một nhóm bè đảng to béo đang tìm cách dứt bỏ tôi. Một bà vỗ vai tôi, cằn nhằn: "Chú làm gì ở đây?" Tôi quay nhìn bà. Tóc bà ngắn, mặc quần và áo khoác đàn ông, tay cầm nón lính xanh gắn huy hiệu đỏ hình đầu Mao màu vàng, một dấu hiệu đạo đức nổi bật. Dù mang thai nặng nề, mặt bà đầy mụn nhọt sắp vỡ hay đang lành. Tôi thương hại đứa bé đang lớn trong bụng bà. Tôi quyết định câu giờ bằng cách giả vờ không hiểu. Tôi nhìn bà đăm đăm một cách ngu xuẩn tới khi bà buộc phải lập lại câu hỏi, rồi bằng cử động chậm rãi, tôi khum bàn tay sau tai trong dáng điệu của kẻ câm điếc. Một trong các bà ở phòng đợi nói: "Coi kìa, tai nó sưng bầm hết." Bà cầm nón nói lớn, như thể tin tôi điếc: "Đây không phải khu khám tai. Khoa mắt ở trên lầu!" Sau đó là một cuộc bàn thảo sôi nổi. Và trong khi các bà cãi nhau liệu tôi cần bác sĩ mắt hay bác sĩ tai, cánh cửa bật mở. Đây là cơ hội chờ đợi từ lâu để ghi nhận vẻ ngoài của viên bác sĩ phụ khoa: trạc bốn mươi, tóc hoa râm dựng đứng, trông mệt mỏi, thuốc lá gắn môi. Sau cuộc dò thám sơ bộ này, tôi thả bộ một quãng dài, đúng ra tôi dạo quanh con lộ duy nhất của thị trấn. Tôi chả nhớ đã đi bao nhiêu bận từ bịnh viện qua sân bóng rổ, tới cuối phố rồi quay lại. Tôi cứ nghĩ về viên bác sĩ. Ông có vẻ trẻ hơn cha tôi. Tôi hy vọng họ có gặp nhau. Tôi được biết ông trực phòng phụ khoa vào thứ Hai và thứ Năm, còn lại trong tuần ở khoa mổ, tiết niệu và bịnh tiêu hoá. Có thể ông biết cha tôi, hay có nghe nói, vì cha tôi khá nổi tiếng ở tỉnh hồi chưa bị dán nhãn kẻ thù giai cấp. Tôi thử hình dung cha hay mẹ tôi trong bộ áo phụ khoa, gặp cô bé thợ may và đứa con trai yêu quí trong phòng khám ở nhà thương huyện. Ông bà chắc sẽ kinh hoàng, một điều tệ nhất, tệ hơn cả Cách mạng Văn hoá! Họ sẽ đuổi chúng tôi ra ngay, mà không cho cơ hội giải thích tôi chẳng phải là cha đứa bé. Họ sẽ không bao giờ nhìn mặt tôi nữa. Thật điên rồ, nhưng giới trí thức tư sản mà người cộng sản đã giáng cho bao nhiêu gian khổ, về mặt đạo đức cũng không kém khắt khe như kẻ ngược đãi họ. Chiều hôm đó tôi đi ăn hiệu. Chả phải tôi ham gì, vì món tiêu làm vơi túi tiền eo hẹp của tôi, nhưng đó là nơi duy nhất có thể tán gẫu với người lạ. Tôi nghĩ, biết đâu có thể gặp một tay mánh mung nào đó biết chuyện phá thai trong nội bộ. Tôi gọi món gà nướng tiêu và bát cơm. Tôi nấn ná với bữa ăn - còn lâu hơn một ông móm, vì khi món ăn trên đĩa càng vơi, tôi càng mất tự tin. Bọn bất hảo tới nhà hàng làm gì để bị chú ý? Suốt hai ngày, việc nghiên cứu sản khoa của tôi không tiến được chút nào. Kẻ duy nhất tôi có thể đề cập vấn đề là ông gác đêm ở bịnh viện, một cựu cảnh sát ba mươi tuổi, bị cách chức năm ngoái vì ngủ với hai đứa con gái. Tôi ngồi trong trạm gác của ông tới nửa đêm, đáng cờ và tán dóc. Ông nhờ tôi giới thiệu với gái đẹp đang cải tạo trên núi mà tôi khoác lác là mình thành thạo, nhưng thẳng thừng từ chối nghe chuyện tôi kể về bạn gái của mình bị tắt kinh. Ông nói, hoảng sợ thấy rõ: "Tao chả muốn dây. Ban quản trị bịnh viện biết tao liên can tới vụ đó, họ sẽ kết tội tái phạm và tống ngay tao vô tù." Trưa hôm sau, hết hy vọng tới gần viên bác sĩ phụ khoa, tôi chuẩn bị chuyến quay về núi. Bỗng nhiên, tôi nhớ tới ông già giảng đạo. Tôi không biết tên ông, nhưng nhớ gặp ông với mái tóc bạc dài phất phơ trong gió giữa đám khán giả xem phim. Lạc và tôi thích bộ dạng ông. Ông có vẻ quí phái, ngay cả trong bộ đồng phục xanh công nhân quét đường với cây chổi cán thật dài, ngay cả khi ông bị dân phố chế giễu và phỉ nhổ, kể cả thằng nhãi ranh năm tuổi. Hai mươi năm qua ông bị cấm hành đạo. Mỗi khi nghĩ đến ông giảng đạo, tôi nhớ câu chuyện nhà ông bị bọn Vệ binh đỏ lục soát. Chúng tìm thấy dưới gối cuốn sách ngoại ngữ không ai biết là gì. Phản ứng của chúng không khác với thằng què và đồng bọn khi đối diện cuốn Cousin Pons của tôi. Chúng phải gửi chiến lợi phẩm tới tận Đại học Bắc Kinh để nhận dạng, và hoá ra là cuốn Thánh kinh tiếng La Tinh. Sau khi bị phát giác là người đạo Ky Tô, kẻ bất hạnh bị buộc phải quét con lộ Ở Vĩnh Kính suốt đời từ sáng tới tối, bất kể mưa nắng. Lúc Lạc và tôi gặp ông, ông đã trở thành hình ảnh thường nhật trong thị trấn. Hỏi ý một người giảng đạo về vấn đề phá thai tế nhị dường như hơi thái quá. Tôi tự hỏi phải chăng việc của cô bé thợ may làm tôi mất khôn. Rồi tôi chợt nhận ra không thấy ông quét đường tóc hoa râm, đều đặn máy móc quơ cây chổi cán dài từ khi tôi đến thị trấn ba hôm trước. Tôi hỏi người bán thuốc lá liệu ông cụ đã hết hạn lao động cưỡng bách. Ông nói: "Không. Ông ấy sắp chết, tội nghiệp." "Chuyện gì xảy ra cho ông ấy thế?" "Ung thự Hai người con từ thành phố về thăm. Họ đã đưa ông ấy vào bịnh viện." Nghe thế, tôi quay lưng bỏ chạy dù không biết tại sao. Tôi chạy thật nhanh trên con lộ tới cuối phố. Khi đến khu bịnh nội trú, tôi hụt hơi, nhưng biết mình phải làm gì: tôi sẽ đến gặp ông quét đường giảng đạo đang hấp hối để xin lời khuyên cuối cùng. Vào đến bên trong bịnh viện, tôi ngợp vì mùi tẩy uế lẫn với mùi nhà xí và mùi nấu nướng dầu mỡ. Nơi đó giống như trại tị nạn thời chiến, phòng bịnh vừa là nhà bếp. Xoong chảo, thớt, ấm nước, rau, trứng, lọ muối, chai xì dầu và giấm rải rác khắp nơi: giữa giường bệnh, chậu nước và giá sắt treo chai truyền máu. Vào giờ trưa này, phần lớn bịnh nhân hình như đang lúi húi trên chảo nghi ngút khói, thò đũa vào nước dùng và khuấy mì sợi, hay đang bận làm trứng tráng xì xèo và xào nấu trên chảo mỡ. Cảnh hỗn loạn và tiếng ồn làm tôi choáng váng. Tôi không biết các bịnh viện huyện không trang bị nhà bếp thích nghi, và bịnh nhân phải tự nấu ăn bất kể ốm đau thế nào, quả thật, bất kể họ tàn tật hay ngay cả cụt tay chân. Quấn trong thạch cao đỏ, đen hay xanh, dải băng tuột ra và lất phất trong hơi nước từ nồi nấu bốc lên, những người bếp tàn tật gây một ấn tượng trớ trêu. Tôi tìm thấy ông giảng đạo hấp hối trong phòng bịnh sáu giường. Ông đang được truyền nước muối. Quanh ông là hai con trai và người con dâu, họ đều trạc bốn mươi. Một bà lão vừa khóc vừa nấu nướng trên bếp dầu ở chân giường. Tôi nép xuống cạnh bà. Tôi hỏi: "Cụ là vợ Ông ấy?" Bà gật đầu. Hai tay bà run rẩy, vì thế tôi đập trứng vào nồi hộ bà. Cả hai người con trai mặc bộ áo Mao, cúc cài lên tới cổ. Họ có tác phong người phụ tá lễ tang hay viên chức chính quyền, nhưng họ làm tôi nhớ đến một cặp ký giả đang cố sức chữa cái máy hát băng từ ọp ẹp. Cái máy đã rỉ sét, lách cách, kẽo kẹt, lớp sơn men vàng đã tróc. Tiếng ré chói tai, bất ngờ phát ra từ máy hát làm giật mình các bịnh nhân khác trong phòng, họ buông bát xuống, rơi vãi thức ăn lên khắp khăn trải giường. Người con thứ ra hiệu cho người trong phòng im lặng, trong khi người anh ghé micrô lên môi ông giảng đạo. Người con lớn nài nỉ: "Nói gì đi bố." Mái tóc bạc của ông cụ rụng gần hết, mặt ông đổi không còn nhận ra. Ông là cái bóng của mình ngày trước, nhô xương, da mỏng như tờ giấy, vàng úa và mờ đục. Thân hình ông một thời tráng kiện teo lại còn phân nửa. Qúa yếu không cử động nổi dưới khăn giường lèn chặt, và hiển nhiên đau đớn, ông giương mí mắt nặng nề. Dấu hiệu sinh khí này làm người nhà ông ngạc nhiên và mừng rỡ. Micro lại đưa lên môi ông, máy ghi âm bắt đầu quay lạo xạo như giầy ống giẫm trên mảnh thủy tinh. Người con trai ông giảng đạo van nài: "Cố lên bố ạ. Chúng con muốn ghi lại tiếng bố lần cuối cho các cháu có cái để nhớ ông." "Bố chỉ cần lập lại một câu của Mao chủ tịch thôi cũng tốt. Chỉ vài tiếng, hay một câu khẩu hiệu, nào, cố lên! Chúng sẽ biết ông nội không phải phản động, ông nội bỏ qua hết!" Môi ông giảng đạo run khẽ khi ông cố nói vài lời, nhưng hầu như không thành tiếng. Phút sau, ông lại cố, nhưng không ai hiểu những lời thì thào của ông. Ngay cả bà cụ cũng phải nhận rằng không hiểu ông nói đầu cua tai nheo gì. Rồi ông hôn mê. Người con trai quay băng từ lại, sau đó cả gia đình lắng nghe lần nữa câu nói bí ẩn. Người con trưởng tuyên bố: "La Tinh. Bố nói lời cầu nguyện cuối bằng tiếng La Tinh." Bà cụ rút khăn tay lau mồ hôi trên trán ông và nói: "Ông ấy như thế." Ngay lúc đó, tôi vụt đứng lên đi ra cửa, không một lời giải thích. Tình cờ, tôi thoáng thấy viên bác sĩ phụ khoa áo trắng đứng như ma trong khung cửa; như phim chiếu chậm, tôi thấy ông hút hơi thuốc cuối cùng, thở khói ra, búng đuôi thuốc văng xa, và biến mất. Vội vàng băng ngang phòng, tôi đánh đổ chai xì dầu và giẫm phải cái chảo không bỏ trên sàn khiến tôi chậm lại. Lúc tôi đến cửa không còn thấy bóng dáng ông bác sĩ ở đâu. Tôi đi vội xuống hành lang hy vọng bắt kịp ông, liếc vào từng khung cửa và hỏi mọi người đi ngang liệu có biết ông ở đâu. Cuối cùng, một bịnh nhân chỉ cánh cửa tận cuối. "Tôi thấy ổng vô đó, vô phòng cấp cứu. Hình như có tai nạn ở Xưởng Hồng Kỳ: có người kẹt tay vô máy bị nghiến đứt năm ngón." Lúc đứng trước cánh cửa đóng, tôi nghe người bị thương rên rỉ. Tôi khẽ đẩy, cửa mở ra không một tiếng động. Bịnh nhân đang được băng bó ngồi trên giường, trần lưng, cổ cứng đơ, đầu ngửa dựa tường. Ông trạc ba mươi, thân hình lực lưỡng sạm nắng và đôi vai vạm vỡ. Tôi lẻn vào phòng đóng cửa lại. Bàn tay dập của ông quấn sơ lớp gạc. Máu nhỉ qua lớp vải trắng hoen ố, nhiểu xuống chậu sắt dưới sàn nhà cạnh giường, tích tắc như chiếc đồng hồ hỏng, giữa tiếng kêu đau của người bịnh. Viên bác sĩ có vẻ mệt mỏi của một người mất ngủ như lần đầu tiên tôi gặp ông ở phòng khám, nhưng lúc này ông hình như ít lạnh nhạt hơn, ít xa cách hơn. Ông khởi sự mở cuộn gạc lớn và băng nhiều vòng bàn tay bịnh nhân mà không chú ý tới tôi. Hiển nhiên ông mải mê vào công việc không để ý tới cái áo khoác da cừu của tôi. Tôi tìm thuốc lá trong túi, mồi lửa. Rồi bước tới giường, và với cử chỉ hầu như lơ đãng, tôi đặt điếu thuốc lên miệng bác sĩ, hay đúng hơn, vào giữa môi ông, như tặng vật nhân danh cô bé thợ maỵ Ông liếc nhanh nhìn tôi không nói, và vừa hút điếu thuốc vừa chăm chú băng bó. Tôi đốt một điếu khác mời bịnh nhân. Ông kẹp lấy giữa các ngón tay phải. Viên bác sĩ đưa tôi một đầu cuộn băng và nói: "Giúp tôi một taỵ Siết cho chặt." Từ hai bên giường chúng tôi kéo chặt băng, như hai người dùng dây buộc gói hàng. Máu ngưng chảy, và khi tiếng rên của bịnh nhân đã ngớt, điếu thuốc tuột khỏi các ngón tay ông; ông ngủ ngay, bác sĩ giải thích là nhờ thuốc mê. Ông vừa buộc nút băng cuối cùng vừa hỏi: "Chú là ai?" Tôi nói với ông: "Cháu là con một bác sĩ ở bịnh viện tỉnh. Thật ra, ba cháu không còn làm ở đó nữa." "Ông ấy tên gì?" Tôi định nói tên cha của Lạc, nhưng tên cha tôi buột ra khỏi miệng. Sau đó là nỗi im lặng bứt rứt. Tôi có ấn tượng không những ông nghe danh cha tôi mà cũng biết về những rắc rối chính trị của ông. Ông hỏi: "Chú muốn gì?" "Em gái cháu. Nó bị rắc rối về kinh nguyệt... đã ba tháng nay rồi." Ông lạnh lùng nói: "Không thể nào có chuyện đó." "Xin lỗi bác sĩ?" "Ba của chú không có con gái. Chú mày nói láo - cút đi cho khuất mắt!" Ông không to tiếng, cũng không xua tay đuổi tôi đi, nhưng tôi biết ông rất giận. Ông gần như ném đuôi điếu thuốc vào mặt tôi. Xấu hổ đỏ mặt, tôi cắm đầu ra cửa, nhưng sau vài bước, tôi quay lại đối diện ông và nghe tiếng mình nói: "Cháu có một đề nghị: nếu bác giúp bạn cháu, cô ấy sẽ biết ơn bác suốt đời, và cháu sẽ cho bác một cuốn của Balzac." Thật sửng sốt khi nghe tên tác giả Pháp thốt lớn trong bầu không khí phòng khám bịnh này, trong một nhà thương huyện giữa chốn đồng không mông quạnh này. Viên bác sĩ hơi lưỡng lự, rồi mở miệng nói: "Tao đã bảo chú mày là thằng nói láo. Làm sao mà chú có một cuốn sách của Balzac được?" Tôi không đáp, cởi áo khoác da cừu, lộn ngược ra cho ông xem chữ trên mặt da; mực đã hơi mờ, nhưng chữ viết còn đọc được. Ông chăm chú nhìn chữ viết, rồi rút gói thuốc ra mời tôi một điếu, và lấy một điếu hút trong khi tha thiết đọc. Ông lẩm bẩm: "Bản dịch đúng là của Phù Lôi, xem phong cách thì biết. Ông ta cũng chịu số phận như cha của chú, tội nghiệp: ông ấy bị mang nhãn hiệu kẻ thù giai cấp." Lời bình phẩm của ông làm tôi khóc. Tôi cố kìm nhưng không được, và sụt sùi như đứa bé. Tôi nghĩ mình không khóc vì tình thế khó khăn của cô bé thợ may, cũng không vì nhẹ nhõm sau bao cố gắng cứu cô, mà vì nghe tên Phù Lôi, người dịch Balzac - một người tôi chưa từng gặp. Khó mà hình dung một cách tỏ lòng tôn kính cảm động hơn về món quà người trí thức ban cho nhân loại. Hồi đó cảm xúc tràn ngập này khiến tôi rất ngạc nhiên, và ngay cả ngày nay tôi nhớ hầu như càng rõ hơn những biến cố xảy ra sau cuộc gặp gỡ với viên bác sĩ. Thứ Năm sau - ngày do viên bác sĩ tháo vát và yêu văn chương ấn định - cô bé thợ may cải trang làm một bà ba mươi tuổi quấn khăn trắng trên trán, trình diện ở phòng phẫu thuật. Vì thủ phạm của cái bào thai chưa từ thành phố về, tôi ngồi đợi ba tiếng đồng hồ trong hành lang, dỏng tai nghe những gì xảy ra sau cánh cửa khép: những tiếng động xa xôi, nghẹn tiếng, vòi nước chảy, tiếng kêu xé tai của một phụ nữ, lời trao đổi dịu dàng không rõ của y tá, tiếng bước chân đi vội... Việc thành công. Rốt cuộc khi được gọi, tôi vào phòng sực mùi thuốc khử trùng để gặp viên bác sĩ phụ khoa đang đợi. Trong khi đó cô bé thợ may ngồi trên giường bịnh ở cuối phòng, được y tá giúp mặc áo. Viên bác sĩ thì thầm: "Con gái, nếu chú muốn biết." Ông đánh diêm châm thuốc. Chúng tôi đã thoa? thuận trước là tôi sẽ cho ông bản Ursule Mirouët, nhưng sau khi suy nghĩ tôi quyết định tặng thêm ông cuốn sách tôi quí nhất - Jean-Christophe - cũng do Phù Lôi dịch. Dù vẫn còn lảo đảo sau nỗi khó khăn, cô bé thợ may nhẹ nhõm thấy rõ. Thật vậy, không có gì lớn hơn bản án chung thân vừa được cất bỏ. Cô khư khư nói không cần nghỉ ở quán trọ trước khi lên đường về nhà. Thay vào đó, cô muốn viếng nghĩa trang, nơi chôn ông cụ giảng đạo hai hôm trước. Cô nói không những nhờ ông mà tôi đã quay lại bịnh viện, mà cũng vì một cách bí ẩn nào đó ông đã thu xếp cuộc gặp gỡ của tôi với viên bác sĩ phụ khoa. Chúng tôi tiêu số tiền ít ỏi còn lại mua một ký quít để cúng trên mộ Ông đánh dấu bằng phiến xi măng kín đáo. Chúng tôi tiếc rằng mình không biết tiếng La Tinh, và không thể nói lời điếu văn bằng thứ ngôn ngữ ông đã dùng trong phút cuối đời (chẳng rõ là đọc một câu khấn chúa của ông, hay nguyền rủa cuộc đời phu quét đường của ông). Chúng tôi thảo luận một lúc về việc có nên long trọng thề sẽ học tiếng La Tinh để có ngày trở lại nói với ông bằng ngôn ngữ đó. Rốt cuộc chúng tôi quyết định thôi, vì biết tìm đâu cuốn sách vỡ lòng tiếng La Tinh? (Nơi duy nhất chúng tôi có thể nghĩ ra là nhà cha mẹ Bốn Mắt). Vả lại, chúng tôi sẽ chẳng bao giờ tìm được ai dạy, vì chúng tôi chưa từng nghe có người Hoa nào ở vùng này biết tiếng La Tinh. Chữ khắc trên bia mộ Ông rất giản dị: tên và hai ngày, thế thôi. Dấu hiệu duy nhất về tôn giáo ông đã có thời giữ là chữ thập sơn đỏ thông tục, như thể ông từng là dược sĩ hay bác sĩ. Tuy nhiên, chúng tôi đã thề rằng sẽ có một ngày trong tương lai xa vời, khi tôn giáo không còn bị cấm đoán nữa, và chúng tôi có thật nhiều tiền, chúng tôi sẽ quay lại dựng một tượng đài đẹp sặc sỡ để kỷ niệm ông, khắc chân dung một người đàn ông tóc bạc đội vòng gai như Jesus đã đội. Nhưng ông sẽ không bị đóng đinh vào lòng bàn tay - Ông sẽ cầm cây chổi cán dài. Sau đó cô bé thợ may nói cô muốn viếng ngôi đền cũ thờ Phật, để ném vài đồng qua hàng rào, để tỏ lòng biết ơn trời. Nhưng ngôi chùa đã bị bít kín và khoá, và chúng tôi đã tiêu hết số tiền của mình. * Câu chuyện như thế. Giờ đã đến lúc kết thúc. Đã đến lúc bạn nghe tiếng đánh sáu que diêm vào một đêm đông. Hôm đó đã ba tháng sau khi cô bé thợ may phá thai. Trời tối đen, tiếng gió nhẹ thì thầm lẫn với tiếng ủn ỉn từ chuồng heo. Đã ba tháng từ khi Lạc về lại vùng sơn cước. Không gian sương giá. Tiếng đánh diêm xoẹt xoẹt khô khan phá tan sự yên tĩnh. Bóng đen của căn nhà sàn chúng tôi lù lù cách đó vài bước, mờ trong ánh vàng và run rẩy trong màn đêm. Que diêm cháy xèo, suýt tắt trong làn khói đen của chính nó, rồi lại bừng cháy khi đến gần Père Goriot. Cuốn sách nằm trên mặt đất cùng các cuốn khác trước nhà chúng tôi. Ngọn lửa liếm các trang giấy, quằn quại và quấn lấy nhau lúc hàng chữ biến mất trong gió. Cô gái Pháp mộng du đáng thương tỉnh giấc vì đám cháy, nàng cố thoát thân, nhưng đã quá trễ: trước khi có thể đoàn tụ với người anh họ yêu quí, nàng cũng bị chìm ngập trong ngọn lửa cùng với bọn tham tiền, bọn theo đuổi nàng, và gia sản hàng triệu bạc - tất cả tan biến thành khói. Ba que diêm kế lần lượt làm giàn thiêu Cousin Pons, Colonel Chabert và Eugénie Grandet. Rồi đến Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà, với Quasimodo tập tễnh qua các phiến đá lát đường vác Esmeralda trên lưng. Que diêm thứ sáu tính tới Madame Bovarỵ Nhưng ngọn lửa không chịu đốt trang Emma cùng người yêu nằm trên giường trong khách sạn ở Rouen, hút thuốc và thì thầm "anh sẽ xa em... ". Que diêm cuối cùng này kén chọn hơn trong cơn cuồng nộ của nó, tấn công đoạn cuối sách, lúc Emma trong cơn đau đớn vì cái chết, mơ tưởng nàng nghe người đàn ông mù hát: Hơi nóng của trời hè Đắm say lòng thiếu nữ Cây vĩ cầm tấu lên khúc nhạc tang, cùng lúc đó ngọn gió giật tấn công cuộc phần thư, gieo rắc tro mới của Emma, hoà lẫn với những người cùng xứ sở đã thành than của nàng bay bổng lên không trung. Một bụi tro bám lấy cây vĩ đang kéo trên những sợi dây sắt lấp lánh phản chiếu ánh lửa. Nhạc cụ của tôi, và tôi là người chơi đàn. Lạc là kẻ phóng hoả, con một nha sĩ lừng danh, người tình lãng mạn từng bò đến tình nhân, kẻ hâm mộ Balzac - Lạc đang saỵ Nó ngồi khom trên ngọn lửa, thôi miên vì lửa đang thiêu hủy tất cả các câu chuyện và nhân vật chúng tôi đã từng yêu mến thiết thạ Nó hết khóc rồi lại cười. Không có ai chứng kiến cảnh này. Dân làng đã quen tiếng vĩ cầm của tôi, hiển nhiên họ thích nằm trong giường ấm. Chúng tôi ước gì có người bạn già của mình, ông thợ máy xay, chơi cây đàn ba dây vừa hát những bài ca tục tĩu xưa cũ của ông vừa làm các nếp nhăn trên bụng ông dợn sóng. Nhưng ông ốm: hai hôm trước chúng tôi đến thăm, ông bị cúm. Cuộc phần thư tiếp diễn. Viên Bá tước lừng danh Monte Cristo từng trốn thoát khỏi ngục tối ở lâu đài trên đảo giữa biển, cũng bị làm mồi cho ngọn lửa điên cuồng của Lạc. Không một nhân vật nào được ân xá, nam cũng như nữ, những kẻ đã có lần sống trong va li của Bốn Mắt. Ngay cả nếu trưởng làng xuất hiện bất ngờ cũng không làm chúng tôi ngưng cơn cuồng loạn của mình. Thật ra, chúng tôi đã quá say đến nỗi có thể sẽ xem ông như một nhân vật trong tiểu thuyết và thiêu sống ông. Thế đấy, chung quanh vắng tanh. Cô bé thợ may đã ra đi, không bao giờ trở lại. Sự ra đi của cô, vừa kịch tính vừa đột ngột, đã làm chúng tôi hoàn toàn ngạc nhiên. Chúng tôi phải mất rất lâu tìm trong ký ức thương tổn của mình dấu hiệu nào cô ấy tỏ ra rằng tai hoa. sẽ xảy đến với chúng tôi. Cuối cùng, chúng tôi nhận ra vài điềm báo, phần lớn liên quan đến tủ áo của cô. Độ hai tháng trước, Lạc kể cho tôi rằng cô đã tự may cho mình một cái nịt ngực. Nó nói cô lấy cảm hứng từ Madame Bovarỵ Tôi bình phẩm đó sẽ là món đồ lót phụ nữ đầu tiên trên núi Phụng Hoàng đáng ghi vào biên niên sử địa phương. Lạc nói tiếp: "Nỗi ám ảnh gần đây nhất của cô nàng là giống con gái thị thành. Lần sau nghe cô nàng nói, mày sẽ thấy cô nàng bắt chước giọng tụi mình." Chúng tôi xem niềm hăng hái với chiếc nịt ngực của cô như chuyện phù phiếm con gái vô tội vạ, nhưng có hai món tân kỳ khác không giải thích được lại không khiến chúng tôi ngạc nhiên, dù cho cả hai món chẳng thích hợp với y phục miền núi. Thoạt tiên, cô lấy lại cái áo Mao màu xanh đã may cho tôi với ba khuy áo mạ vàng trên cánh tay; tôi chỉ mặc một lần duy nhất khi Lạc và tôi trang trọng đến thăm ông thợ xaỵ Cô lộn mối nối vào, và cắt ngắn đi cho giống y phục phụ nữ, nhưng vẫn để bốn túi và cổ áo đứng. Kết quả rất khéo, nhưng hồi đó một cái áo khoác như thế chỉ có phụ nữ thành phố mặc. Kế tiếp, cô xin cha mua cho một đôi giầy quần vợt trắng trong cửa hàng ở Vĩnh Kính. Đôi giầy trắng như phấn, một màu không thọ nổi ba ngày trên các con đường bùn lầy vô tận của vùng sơn cước. Tôi cũng nhớ cô hôm đầu năm dương lịch. Hôm đó không phải là ngày lễ, mà chỉ là ngày nghỉ cả nước. Lạc và tôi đến gặp cô như thông lệ. Tôi suýt không nhận ra cô lúc bước vào nhà: tôi ngỡ cô là học sinh trung học ở thành phố. Bím tóc dài buộc ruy băng đỏ nhường chỗ cho mái tóc ngắn, rất hợp và tân thời. Cô đang bận may cho xong cái áo Mao. Lạc vui mừng thấy cô biến đổi, dù nó cũng ngạc nhiên như tôi. Thậm chí nó còn khoái chí hơn, khi cô xỏ tay vào bộ áo mới bảnh bao vừa may xong. Cùng với kiểu tóc mới và đôi giầy quần vợt không một vết nhơ, chiếc áo khoác đúng mốt, với các chi tiết nam nhi, khiến cô trông thời trang và gợi cảm lạ lùng. Cô sơn nữ yêu kiều, giản dị, biến mất không một dấu vết. Nhìn dáng vẻ mới của cô, Lạc tràn ngập niềm hạnh phúc của một nghệ sĩ ngắm tác phẩm đã hoàn tất của mình. Nó thì thầm vào tai tôi: "Tất cả những lúc mình đọc cho cô ấy rõ ràng có kết quả." Kết quả tối hậu của biến đổi này, kỳ công cải tạo kiểu Balzac này, chúng tôi không hiểu rằng chưa xảy ra. Phải chăng chúng tôi đã quá tự mãn để thấy những dấu hiệu cảnh báo? Phải chăng chúng tôi đánh giá quá cao sức mạnh của tình yêu? Hay đơn giản chỉ vì tự chúng tôi không nắm bắt được tinh túy của các cuốn tiểu thuyết chúng tôi đọc cho cô? Một buổi sáng tháng Hai - một ngày trước giàn hoa? điên rồ của chúng tôi - Lạc và tôi làm việc trên đồng lúa, mỗi đứa một con trâu, chúng tôi nghe tiếng la hét trong làng. Chúng tôi vội trở về để xem chuyện gì náo loạn, và thấy bác thợ may già đang đợi chúng tôi ở ngôi nhà sàn. Chúng tôi đoán có chuyện rắc rối, vì ông đến không báo trước và không mang theo máy may, nhưng khi chúng tôi bước tới, khuôn mặt hốc hác dữ tợn và mái tóc rối của ông khiến chúng tôi sợ. Ông thông báo: "Con gái bác bỏ nhà đi, lúc sáng sớm." Lạc há hốc miệng: "Bỏ nhà? Cháu không hiểu." "Bác cũng không hiểu, nhưng nó làm thế đấy." Ông kể con gái ông đã giấu ông đi nộp đơn với xã trưởng để xin giấy tờ cần thiết làm một chuyến đi xạ Chỉ mới tối hôm qua cô mới nói cho ông biết về dự tính đổi đời của mình và muốn thử thời vận ở thành phố. Ông nói tiếp: "Bác hỏi nó rằng hai cháu có biết không. Nó bảo nó không nói với các cháu, và nó sẽ viết thư cho các cháu ngay sau khi ổn định ở đâu đó." Lạc than van không thành lời: "Sao bác không ngăn cô ấy?" Ông cụ đần độn trả lời: "Qúa muộn rồi, quá muộn rồi. Thậm chí bác bảo nó: nếu bây giờ mày đi thì đừng bao giờ về nữa." Nghe thế Lạc bỏ chạy, càng lúc càng nhanh, tuyệt vọng cắm đầu xuống đường núi dốc để đuổi theo cô bé thợ maỵ Tôi theo sau nó, tắt ngang qua các tảng đá. Như một trong những cơn mộng dữ ám ảnh tôi sau này, cô bé thợ may trượt chân và rơi vào khoảng không, Lạc và tôi đuổi theo sau cô, tuột xuống vực dốc đứng mà không nghĩ tới nguy hiểm cho chính mình. Trong một lúc, tôi không biết mình đang chạy trong mơ hay trong thực tại, hay tôi vừa mơ vừa chạy. Các tảng đá hầu như cùng màu xám, với những vệt rêu ẩm ướt trơn trợt. Dần dần Lạc bỏ xa tôi. Khi chạy, tôi nhảy từ tảng đá này sang tảng đá khác, và trườn trên các mô đá, đoạn cuối giấc mơ của tôi trở lại với chi tiết sắc nhọn. Tiếng kêu báo gở của con quạ mỏ đỏ lượn vô hình trên đầu vang lên trong tai tôi; bất cứ lúc nào tôi cũng có thể thấy thi thể cô bé thợ may nằm ở đáy vực, gập đôi người trên nền đá, hai vết cắt chảy máu từ ót suốt tới vầng trán xinh của cộ Bắp thịt đau nhức và trí tôi quay cuồng. Tôi tự hỏi vì sao mình đuổi theo Lạc băng qua dốc núi nguy hiểm này? Tình bạn chăng? Tình mến thương của tôi với bạn gái của nó chăng? Hay tôi chỉ là kẻ bàng quan không muốn lỡ màn cuối vở kịch? Tôi không rõ, nhưng hoài niệm về giấc mơ xưa vẫn quay cuồng trong đầu tôi. Sau hai ba giờ chạy, nhảy, trườn, ngã, và thậm chí nhào lộn, một chiếc giầy của tôi rách toang, cuối cùng tôi thấy bóng cô bé thợ may trên tảng đá nhìn xuống nghĩa trang. Thấy cô còn sống và khoẻ mạnh khiến tôi nhẹ nhõm và có thể xua đi cơn ác mộng trong trí. Tôi bước chậm lại tới khi gục ngã bên vệ đường, chóng mặt, kiệt sức, bụng tôi phập phồng. Khung cảnh quen thuộc. Chính nơi đó vài tháng trước tôi gặp nữ thi sĩ mẹ của Bốn Mắt. Tôi tự nhủ thật may mắn, cô bé thợ may đã ngừng lại nơi đây để từ biệt tổ tiên bên ngoại của cô, vì tôi không thể tiếp tục chạy thêm nữa mà không lên cơn đau tim hay mất trí. Từ chỗ mình trên đường mòn, tôi thấy rõ cảnh gặp nhau của họ, khởi sự khi cô quay đầu về hướng Lạc đang tiến lại gần. Như tôi, Lạc gục xuống đất vì kiệt sức. Tôi dụi mắt hoài nghi, cảnh tượng biến thành hình ảnh bất động: cô gái trong áo khoác đàn ông, tóc ngắn và giầy trắng, ngồi im hoàn toàn trên tảng đá, trong khi đứa con trai nằm sóng soài trên mặt đất, nhìn đăm đăm những đám mây trên cao. Họ dường như không nói; ít ra tôi chẳng nghe gì. Tôi hầu như muốn có một cuộc chạm trán sôi nổi, với những lời cáo buộc, giải thích lớn tiếng, những dòng nước mắt đầm đìa, những lời lăng mạ, nhưng chỉ có im lặng. Ngoại trừ khói thuốc cuộn bay lên từ miệng Lạc, họ ngỡ như tượng đá. Trong nhiều tình huống, cơn cuồng giận dâng trào đồng nghĩa với im lặng lạnh lùng, và dù sao đi nữa cũng khó so sánh hai cách trách cứ khác nhau đến thế, nhưng đối với tôi hình như Lạc đã sai lầm trong chiến lược của mình, hay cam chịu quá nhanh tới mức không tranh cãi. Tôi gom củi và lá để đốt dưới gờ đá. Tôi thò tay vào cái túi nhỏ mang theo, lôi ra vài củ khoai vùi dưới than hồng. Một cách thầm kín, lần đầu tiên tôi giận cô bé thợ maỵ Dù biết rõ vai trò khán giả của mình, tôi cảm thấy bị phản bội như Lạc, không vì quyết định rời miền sơn cước của cô, mà vì sự kiện cô đã không nghĩ tới việc kể cho tôi nghe. Tôi cảm thấy tất cả những a tòng chúng tôi cùng chia sẻ để thực hiện phá thai đã bị xoá bỏ trong tâm thức cô, như thể tôi chỉ là và mãi mãi sẽ là bạn của bạn cô. Tôi lấy một que nhọn xiên củ khoai lang trong đám than hồng, đập nó lên một viên đá, thổi tro bụi. Rồi bất chợt tôi nghe tiếng nói: hai bức tượng đang nói chuyện. Dù họ nói nhỏ, rõ ràng họ khích động. Tôi thoáng nghe tên Balzac, và tự hỏi chuyện này liên can gì đến ông. Tôi mừng vì im lặng đã tan, nhưng trước khi tôi kịp dóng tai nghe cuộc đối thoại của họ, hai hình đá bỗng cử động: Lạc lảo đảo đứng dậy và cô nhảy xuống khỏi tảng đá. Nhưng thay vì lao vào cánh tay của người yêu tuyệt vọng, cô túm lấy cái túi và sải chân xuống lối đi. Tôi vừa hét vừa vẫy củ khoai lang: "Khoan. Tới đây ăn đã! Tôi có món ngon đây này!" Tiếng hét đầu tiên của tôi khiến cô nhanh bước chân, tiếng thứ hai cô bỏ chạy, và tiếng thứ ba cô phóng như bay, càng lúc càng nhỏ đến khi mất hút. Lạc tới ngồi với tôi bên đống lửa. Nó xanh mướt. Không một lời than trách hay buồn bã thoáng qua môi nó. Lúc đó chỉ vài giờ trước cuộc hoa? thiêu. Tôi nói: "Cô ấy đi rồi." "Cô ấy muốn ra thành phố. Cô ấy nhắc tới Balzac." "Ông ta làm sao?" "Cô ấy nói đã học được một điều từ Balzac: rằng vẻ đẹp của phụ nữ là kho tàng vô giá." Dịch theo bản tiếng Anh, Balzac and the Little Chinese Seamstress, của Ina Rilke, Alfred Ạ Knopf xuất bản năm 2001 tại New York.