Hà Tân thấy Phùng Nhất Như đến, sắc mặt hơi cứng lại, rồi lập tức thay vào đó gương mặt tươi cười. Nhất Như cũng đến à. Hà Tân không thích được gọi là anh Hà, Phùng Nhất Như cũng bỏ bớt đi một xưng hô, giọng nói trong trẻo, Đã lâu không gặp. Đi cùng còn có cả bạn của Hà Tân, thể hình trái ngược hẳn với Hà Tân, vừa trắng lại béo. Người đàn ông tự xưng là anh Vinh. Tuy hôm nay trời nhiều mây nhưng vẫn còn oi bức, mặt trời cuối tháng bảy lúc nào cũng nóng kinh hồn. Anh Vinh dẫn bọn họ rẽ vào vùng gần đó. Ngã tư đường trong Quan Nội tương đối sạch sẽ, đường quy hoạch rộng rãi, thuần một cảm giác thành thị, ở Quan Ngoại thì có hơi hướng kết hợp giữa thành phố nông thôn hơn. Gần đó là bệnh viện, thư viện với trung tâm thương mại, dòng người qua lại tương đối nhiều. Cửa hàng mặt tiền bọn họ đi xem không hề dán chữ chuyển nhượng. Thành phố này phát triển rất nhanh, ngành dịch vụ cũng như ngồi trên xe tốc hành, hoặc cập nhật hoặc đào thải, biến đổi từng ngày. Có thể hôm nay đứng bên đường trông thấy một cửa hàng ăn uống, nhưng tháng sau đến lại thì đó đã là cửa hàng quần áo mất rồi. Cuối cùng anh Vinh dẫn bọn họ đến một tiểu khu mới vừa được phát hiện. So với chỗ ban nãy thì xa hơn một chút, đây cũng là tiểu khu duy nhất mới xây. Anh Vinh cười nói: Chỗ này chắc không cần tôi giới thiệu nữa rồi, Hà Tân khá quen đấy. Hứa Liên Nhã nghi hoặc nhìn sang Hà Tân, người đằng sau nói: Chỗ này mới khánh thành, có ba tầng và một bãi đỗ xe ngầm, đậu xe tiện hơn so với chỗ lúc nãy nhiều. Trước khi chính sách giới hạn biển số* được chắc chắn, xe trên đường càng lúc càng nhiều, bởi vậy ra ngoài cũng nên ưu tiên nơi có chỗ đậu xe trước. Vậy nên ở đây có ưu thế hơn. (*Đây là chính sách “số cuối hạn chế” nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc và ô nhiễm tại các thành phố lớn Trung Quốc, theo quy định biển số chẵn-lẻ sẽ bị cấm lưu thông vào các ngày trong tuần khác nhau.) Anh Vinh tán thành vỗ bả vai Hà Tân, bẻm mép nói: Cậu ta ấy à, nhanh tay lắm, nhà ở đây vừa đi vào hoạt động là cậu ta đã mua rồi, giá bây giờ cũng tăng lên gần mười nghìn rồi. Hứa Liên Nhã ngạc nhiên, Anh muốn định cư ở chỗ này luôn sao? Trước đó Hà Tân chưa từng nhắc đến, tuy anh rất có thể như vậy. Mục đích rõ ràng, nếu cô có ý định thì đó là thẳng thắn; còn nếu cô không để tâm, thì lại là áp lực. Sắc mặt Hà Tân đột nhiên trầm xuống, giống như mặt trời đã trốn ra sau rặng mây, cất đi tia nắng. Khóe miệng anh giật giật, một lúc sau mới bình tĩnh nói: Trước giờ giá nhà đều tăng nhanh như thế, chỉ là đầu tư mà thôi, nói không nhầm thì qua hai năm nữa bán đi cũng đủ giàu. Giải thích chỉ thêm giấu đầu hở đuôi. Hứa Liên Nhã bất giác sờ vòng châu Phật, Thế à, Tòa nhà màu sô cô la cao vút tận mây, những cửa hàng mặt tiền ở tầng một đang được trang hoàng, phần lớn đều trống không, cô nói: Ở khu vực này đúng là không tệ, nhưng tiền thuê thì không tiện, sợ một tháng kiếm được mấy đều phải trả hết, không dư nổi bao nhiêu. Em phải tính toán lại sổ sách cho kỹ mới quyết định được. Anh Vinh gật đầu, Không vội không vội, dù sao chuyện này cũng là chuyện lớn, em cứ từ từ cân nhắc. Nếu nghĩ kỹ rồi thì bảo Hà Tân nói cho anh biết một tiếng, anh giúp em xử lý. Dừng một lúc, anh ta hạ giọng nói vẻ thần bí, Nhưng cũng đừng do dự lâu quá, em cũng biết khu vực này không tệ mà, nên... anh sợ muộn thì sẽ không còn. Anh Vinh có việc đi trước, Hứa Liên Nhã nói cám ơn anh ta. Hà Tân châm một điếu thuốc, một tay chống hông nói: Để đấy anh tìm thời gian từ chối cậu ta. Anh không nhìn Hứa Liên Nhã hay Phùng Nhất Như, ánh mắt chỉ dừng trên dòng xe đến rồi lại đi ở trên đường. Hứa Liên Nhã nhíu mày trong làn khói. Phùng Nhất Như hết nhìn Hà Tân lại nhìn Hứa Liên Nhã, kéo quai túi xách rồi nói: Chắc hai người cũng khát rồi, tôi đi mua đồ uống. Dứt lời, Phùng Nhất Như bước nhanh đi đến cửa hàng tiện lợi ở phía trước, trên đường đi thỉnh thoảng ngoái đầu lại nhìn hai người im lặng dưới bóng cây. Hà Tân đứng ở đầu gió, cuối cùng cũng để ý đến Hứa Liên Nhã đang nhíu mày, bèn dí tắt đầu thuốc ném vào thùng rác. Em sợ anh lắm à? Anh hỏi thẳng, từng câu từng chữ như một mũi tên, ghim thẳng vào người. Hứa Liên Nhã ngước mắt lên, không đáp. Ở gần anh một chút mà đã không vui vậy sao? Em mất hai ba năm mới ổn định được, nếu phải làm lại thêm lần nữa thì rất tốn công sức. Hơn nữa hai năm qua có tàu điện ngầm nối thẳng Quan Nội, rất nhiều người làm công ăn lương sẽ chọn Quan Ngoại có giá mềm mà lại tương đối tiện nghi, lại nói, chuỗi dây chuyền bệnh viện thú y cỡ lớn ở bên này không ít, có thể cạnh tranh được hay không em không nắm rõ, vẫn phải cân nhắc kỹ mới quyết được. Cô thở ra một hơi đều đều, Em cũng đã quen với cuộc sống bây giờ rồi. Phùng Nhất Như ôm hai chai nước, đứng từ xa nhìn quanh, không dám đến gần. Đây là thị trường cạnh tranh, không ai dám chắc có thể bình ổn kiếm tiền mà không lỗ vốn được. Lời của Hứa Liên Nhã như tát thẳng vào mặt anh. Hà Tân tự giễu mình không biết tự lượng sức, dựa vào đâu mà cảm thấy cô sẽ ngoan ngoãn nghe theo lời mình, ngay cả khi bắt đầu lập nghiệp, anh chân thành khuyên bảo thì cô cũng có cách nghĩ riêng của mình. Đều là người lớn cả, lối suy nghĩ gần như đã thành công thức, việc thay đổi thói quen của đối phương trông có vẻ nực cười lại phí công. Cuối cùng Hứa Liên Nhã nói: Theo như vai vế thì anh là anh trai em, làm sao em lại sợ anh mình được chứ. Hứa Liên Nhã chưa bao giờ làm nũng với anh, một tiếng anh trai này là lời thân thiết nhất cô từng nói, nhưng chính cái từ đó lại ngăn cách hoàn toàn mọi hi vọng của anh. Mỗi khi anh có động thái gì, cô luôn lấy hai chữ anh trai ra nói. Bỗng Hà Tân cảm thấy chán nản. Trên đường trở về, Hứa Liên Nhã với Phùng Nhất Như ngồi sau xe Hà Tân. Đến dưới nhà trọ Hứa Liên Nhã, anh dừng xe để hai người xuống, chỉ để lại một câu khách sao hôm nào khác hẹn ăn cơm rồi đi. Phùng Nhất Như theo Hứa Liên Nhã về nhà, trông thấy Tước gia thì ơ một tiếng thật dài. Cô ấy chỉ vào Tước gia, im lặng hỏi Hứa Liên Nhã. Ừ. Mày có ý gì? Phùng Nhất Như gãi đầu Tước gia, Với bố của nó... Chẳng có ý gì cả. Hứa Liên Nhã mở cửa tủ lạnh ra, hỏi cô ấy có ăn bún không. Phùng Nhất Như thuận miệng ừ một tiếng, để Tước gia ngồi vào bên cạnh cô, ôm lấy nó, Vậy mà mày còn trông con giúp người ta. Hứa Liên Nhã: ... Hứa Liên Nhã đổ ra hai bát bún để bịt miệng cô ấy lại. Phùng Nhất Như đánh chén no nê xong lại nói: Nếu không có ý gì thì đừng thả thính người ta. Hứa Liên Nhã gật đầu. Hà Tân cũng hơn ba mươi rồi, nếu tìm bạn gái hẳn cũng muốn ổn định, nếu không có ý định gắn bó cả đời thì chúng ta cũng đừng trêu chọc gì người ta nữa. Đối với lời khuyên của bạn thân, Hứa Liên Nhã cũng không tỏ vẻ phản đối, chân thành ừ một tiếng. Sau khi tận tình khuyên bảo xong, Phùng Nhất Như nói: Nhưng khả năng kiểm soát của con người Hà Tân quá mạnh rồi, làm gì làm thế nào cũng phải theo con đường đi của anh ta, thế sao được, không thích hợp đâu. Hứa Liên Nhã dọn bát đũa: Vậy tao thích hợp với loại nào? Phùng Nhất Như cười hì hì vẻ thần bí: Mày phù hợp với nuôi thả đấy. Hứa Liên Nhã cười phì một tiếng, Vậy tao là bò hay dê mà nuôi thả chứ. Gần đây tao có thảo luận mấy chuyện về phương diện tình cảm hôn nhân, có hai từ khái quát rất chính xác. Ừ? Tự do mà trung thành. Phùng Nhất Như nói, Một tình yêu tự do mà trung thành, thế nào? Không đánh mất bản thân, cũng không bị phản bội. Hứa Liên Nhã chép miệng như giác ngộ ra, cười gật đầu nói: Đúng là có chiều sâu. *** Trong tiệm có gửi nuôi hai con mèo Tabby Mỹ chờ bán, vì vậy mà Hứa Liên Nhã cũng cẩn trọng hơn, mua một cây gậy bóng chày đặt trên tủ, ngày ngày theo dõi máy giám sát. Một tuần bình yên vô sự trôi qua, không có dấu hiệu bị theo dõi, cô thoáng buông lỏng cảnh giác. Trải qua hơn nửa tháng trị liệu điều dưỡng, A Khang xuất viện. Nó mập lên không ít, sau khi tắm rửa sạch sẽ đã xóa đi không ít dấu vết vật lộn, nhìn qua còn trông có vẻ béo tốt hơn so với chó vàng nuôi ở nông thôn. Nhìn từng con thú ủ rũ được chính mình chăm sóc dần phấn chấn mặt mày, đó chính là khoảnh khắc có cảm giác thành tựu nhất. Đúng hẹn mỗi ngày Cát Tường đều đến thăm, đóng đủ tiền viện phí. Cát Tường ít nói, bình thường Hứa Liên Nhã hỏi mãi mới thỉnh thoảng cười ngây ngô đáp lại hai ba câu, phần lớn đều là chuyện về A Khang. Cát Tường cũng ở thôn Lệ Hoa. Mùa hè mỗi năm là thời điểm vải chính, du khách đến thôn hái vải trất nhiều, Cát Tường thường lên núi nhặt chai nhựa. Năm trước ông ta gặp phải A Khang ở trong núi, nó liền đi theo ông quay về, có tìm cách bỏ thế nào cũng không được. Vậy là một người một chó bầu bạn qua ngày, Cát Tường thường xuyên dẫn A Khang ra ngoài nhặt ve chai, nếu có người xuống tay với Cát Tường thì ak thông minh sẽ sủa lại đối phương. Cát Tường có đủ tiền để mua thịt, cũng không đến nỗi để nó ăn cơm trắng. Từ đầu đến cuối Cát Tường không hề nhắc đến Khương Dương, Hứa Liên Nhã cũng không tiện đổi chủ đề. Chiều hôm nay, Cát Tường lái xe máy điện ba bánh màu xanh rời đi, trên xe vẫn chất đầy đống giấy như trước, A Khang lẳng lặng ngồi phía sau dõi theo cô, lè lưỡi giải nhiệt. Động vật không biết nói chuyện, nhưng bạn có thể dựa vào ánh mắt của nó để biết được nó muốn giãy bày điều gì. Bạn đối xử tốt với nó thì sẽ cảm thấy nó đang cám ơn bạn; bạn giận dữ với nó thì sẽ cảm thấy nó đang uất ức. Những thứ nhìn qua trong mắt chúng, chính là phản chiếu lại lương tâm bản thân. Nhiều lúc Hứa Liên Nhã cảm thấy, vì động vật rất đơn giản nên càng đáng yêu hơn so với chủ của chúng. Hình bóng một người một chó dần dần thu nhỏ chồng lên nhau, cái thiện từ bản chất cũng trùng lên hai phần. *** Ngày đến lấy xe thì Khương Dương đi vắng, trong khoảng thời gian này Hứa Liên Nhã cũng không gặp mặt anh, không gọi điện, tin nhắn lại càng không. Xe đã sơn xong, ô đã trả, bọn họ không còn lí do để tiếp tục dây dưa nữa. Chuyện cũ của hai người họ như cất vào túi, mà buổi chiều hôm nay giống như sợi dây thừng, thắt chặt miếng túi ngắn ngủi bí ẩn của bọn họ lại. Nếu có gặp lại, thì đó chỉ có thể là lí do nam nữ. Có người rơi vào nhớ thương. Sau khi Cát Tường đi khỏi, Hứa Liên Nhã dặn dò mấy câu với nhân viên trong tiệm rồi lái xe đến cửa hàng sửa xe. Ngay cả cái cớ rửa xe cũng không có, Hứa Liên Nhã dừng xe ở phía xa, đi bộ một đoạn đường đến cửa hàng. Hứa Liên Nhã không gọi trước, nếu ý đồ đã quá mức rõ ràng thì chẳng bằng trực tiếp đối mặt thẳng thắn với nhau. Cô không lái xe nên lúc đến cửa hàng, nhân viên cũng không lập tức ra tiếp đãi. Trong khu sửa xe vẫn có một chiếc xe hơi nằm đó, có hai người đứng ở đuôi xe, một người trong đó là ông chủ. Dường như ông chủ đã nhận ra cô, sau khi mời người bên cạnh vào phòng, bèn bước về phía cô. Ông chủ cười híp mắt gật đầu với cô, Có chuyện gì không? Tôi tìm... A Dương. Vẻ mặt ông chủ như đã rõ, Cậu ta ra ngoài rồi. Thế à. Hay là cô cứ vào trong ngồi chờ đi, chắc cậu ta cũng sắp về rồi. Hứa Liên Nhã thoáng chần chừ, Được. Cô gái lễ tân rót nước cho cô. Hứa Liên Nhã bất an lật tạp chí xem, garage bên cạnh đang rửa xe, âm thanh hỗn tạp chói tai, nước bắn tung tóe lên cửa thủy tinh không ít, hơi nước che mờ một mảng. Ông chủ đi ra ngoài garage, gọi một công nhân trẻ tuổi đi ngang qua lại, Có biết A Dương chạy đi đâu rồi không? Không nói. Gọi điện giục cậu ta về mau, nói có người tìm? Ai tìm? Anh ta đến đây nửa năm rồi mà có thấy ai đến tìm đâu. Ông chủ dùng ngón út gãi vào hai má, cũng để lộ ra vẻ mặt nghi ngờ giống vậy, Tôi cũng không biết là ai... Nói là một cô gái. Gái đẹp? Ông chủ phát một cái vào gáy, người công nhân ái ôi một tiếng ôm đầu né, luôn mồm nói: Tôi gọi tôi gọi. Người làm công bấm một dãy số ngay trước mặt ông chủ. Alo... A Dương à, ông chủ bảo anh về nhanh một chút. Không phải, có gái đẹp tìm... Ừm... Bỗng người công nhân nhìn sang ông chủ, đưa điện thoại sang, hỏi: Tóc dài hay ngắn? Ông chủ cầm lấy điện thoại, Là tôi đây. Hử? Ngắn, là ngắn. Có phải cậu ăn chơi ở ngoài gây chuyện rồi giờ bị nợ tìm đến cửa không? Ông chủ cười lạnh hai tiếng, Mau về đây cho tôi, nếu không người ta đập nát cửa hàng của tôi mất. Công nhân nam im lặng lấy điện thoại về, Dữ quá? Ông chủ liếc ngang anh ta một cái, lấy một điếu thuốc ra châm. Công nhân nam như có suy nghĩ chạy vào phòng trong, một lát sau bật nhảy ra. Dáng vẻ đã xong, rất sáng sủa. Ông chủ cười, Mẹ kiếp cậu cũng thật đỏm dáng. Người công nhân cũng nhả một vòng khói ra, nhìn trời, Trời hôm nay hơi lạnh, cũng chỉ có tên A Dương đó miệng tốt, dùng không hết sức. Chú nói xem làm việc tốn sức như chúng ta thế này, ngày ngày mệt đến nửa sống nửa chết, ai mà còn sức chạy mỗi ngày mười cây chứ. Thuốc rời đầu môi, ông chủ nói, Vậy thì làm sao chạy bộ nổi.” Người công nhân nở nụ cười bỡn cợt, ông chủ lại đánh vào gáy anh ta, mắng một câu.