* Vài con ruồi cắn mấy cái quyết không thể giữ lại nổi một con tuấn mã anh dũng. * Tự mình suy nghĩ tự mình làm chủ mới đi được đường, nếu không thì có thể đến phải khiêng con lừa để đi thôi. Người ta sống ở trên đời, gian nan trắc trở vốn đã quá nhiều. Chúng ta mong muốn ở xung quanh yên tĩnh một chút biết bao, làm cho cõi lòng chúng ta bình thản một chút. Nhưng lại không phải là như vậy. Ngoài việc chịu đựng những gian nan trắc trở có tính tất nhiên bình thường ra, đôi khi chúng ta không thể tránh khỏi phải chịu sự vu cáo hãm hại một cách vô duyên cớ, chịu những khó khăn ngoài ý muốn. Mặc dù trong pháp luật có điều khoản trừng trị tội vu cáo hãm hại, nhưng trong đời sống hàng ngày, nhiều lời gièm pha hãm hại pháp luật quản không hết. Trong xã hội mà pháp luật không hoàn chỉnh lại càng như thế. Cho dù kẻ vu cáo hãm hại xúc phạm bạn cấu thành tội phạm, mà bạn lại muốn đại động can qua, đem những việc này chống án một cách trịnh trọng nghiêm túc, thông qua thủ đoạn pháp luật để xử lý, như thế tất nhiên phải hao phí tinh thần sức lực, làm cho thể xác và tinh thần bạn phải tiều tụy, mệt mỏi không chịu nổi. Trên thực tế, bản thân việc này lại trở thành tổn hại nặng nề đối với bạn. Bạn đâu có nhiều thời gian, nhiều công sức đến như thế để ứng phó với những việc vô vị này? Ai lại muốn rải lên vết thương một nắm muối. Trừ khi vạn bất đắc dĩ, không cần phải đại động can qua. Ở thời cơ thích hợp làm rõ ràng sự thật, để cho nhiều người biết rõ chân tướng, cũng là một biện pháp tự giải thoát. Nếu như bạn đến thời gian để tự làm rõ cũng không muốn mất, hơn nữa không có tâm trạng cuốn vào những tranh luận vô vị này, thì mặc cho gió dồn sóng vỗ, vững vàng ngồi câu giữa thuyền, để thời gian làm chứng cho bạn, để thời gian rửa sạch những lời vu cáo hãm hại mà bạn từng phải chịu đựng. Bạn tiếp tục làm những việc đúng đắn của bạn là phương thức sáng suốt để ứng phó với vu cáo hãm hại. Tục ngữ có câu: "Trong lòng không thẹn, đâu sợ sét đánh" là một tâm trạng lành mạnh của lòng tự hào tự tôn. Thật là hay! Hành vi cao hơn người, nhiều người tất phải chống đối. Lêôna đơ Vanhxi vì để cho tác phẩm ?Bữa cơm tối cuối cùng? đạt đến hiệu quả nghệ thuật hoàn mỹ không có chút khiếm khuyết, khắc họa một cách chuẩn xác không có sai sót thế giới nội tâm của tên phản bội Giuđa bỉ ổi, nhơ nhớp này, ông đã suy nghĩ khắc khổ, bền tâm bền tính khắc họa tinh vi mà không ngại gian lao thường xuyên thâm nhập vào khắp các hang ổ trong thành phố Miland, giao thiệp với bọn cờ bạc, bọn lưu manh, côn đồ để quan sát tập tính và bộ mặt của chúng. Việc này đã cho bọn vốn ghen ghét Ðơ Vanhxi một dịp may, chúng đi vu cáo với Ðại công tước ở Miland: Ðơ Vanhxi không trung thành với cương vị công việc, lười biếng lãng phí thời gian và đi loang toàng với đủ các hạng người tồi tệ của xã hội. Ðột nhiên nhận được những lời vu cáo này. Ðơ Vanhxi trước tiên nổi cơn phẫn nộ, tiếp đó là khóc dở mếu dở. Nhưng không lâu ông liền quên chuyện này, vẫn đi quan sát và tìm hiểu bọn cờ bạc, lưu manh côn đồ như trước, vẫn ngụp lặn trong hưng phấn lớn lao sáng tác nghệ thuật như trước. Ông muốn làm sống lại tính độ lượng khảng khái của Giêsu, âm mưu xảo trá của Giuđa, nỗi sợ hãi, buồn rầu và tuyệt vọng của các môn đồ, ông muốn làm sống lại một không khí bi tráng. Cùng với sự tìm tòi nghệ thuật của ông thì những lời vu cáo hãm hại cũng lũ lượt kéo đến. Nhưng những lời vu cáo hãm hại đó khó lọt vào trong tai ông, ông đều để cho nó qua đi như gió thoảng ngoài tai. Trên đường tìm tòi nghệ thuật, ông không có thời giờ rỗi rãi để dừng lại một bước. Sau vừa tròn ba năm, ông đã hoàn thành tác phẩm "Bữa cơm tối cuối cùng" đã cống hiến cho loài người một tác phẩm tuyệt đỉnh trong lịch sử hội họa. Nếu như lúc mới đầu Ðơ Vanhxi bị những lời vu cáo hãm hại gây rối loạn tâm trạng, phát động tiến công vào kẻ vu cáo hoặc thỏa hiệp nhượng bộ với bọn vu cáo mà thay đổi tìm tòi nghệ thuật của mình, thì lịch sử nghệ thuật của loài người sẽ thêm một điều đáng tiếc cực lớn. Những việc đại loại như thế nêu không hết. Mã Quân, nhà khoa học thời Tam quốc vì chế tạo chiếc "xe chỉ hướng nam" mà bị chế giễu và khích bác của quyền thần Cao Ðường Long và Tần Lãng. Lý Thời Trân hiệu đính ?Bản thảo?, biên soạn ?Bản thảo cương mục?, hàng loạt bọn ?lang băm? đã chửi ông là ?không tự lường sức mình?, chửi ông là ?ngông cuồng?. Bà Maria Quyri dốc hết sức lực và tâm trí vào sự nghiệp khoa học, bọn tâm địa bất lương lại chửi bà một cách độc ác: "Một mụ đàn bà nước ngoài thối tha muốn đến Paris để cướp đoạt địa vị cao!" ... Ðối mặt với mọi tin đồn nhảm nhí, nhắm mắt làm ngơ, không thèm để ý tới bạn mới làm nên được một chút sự nghiệp. Hãy nhớ kỹ câu này của Voltaire: "Vài con ruồi cắn mấy cái quyết không thể giữ lại nổi một con tuấn mã anh dũng". Nói bạn miệng lệch, bạn đi chỉnh hình lại miệng; Nói bạn mũi tẹt, bạn lại chuẩn bị đi làm phẫu thuật nâng mũi, thế thì bạn thật sự đi đứt. Hãy nhớ một câu chuyện ấn Ðộ mà Lỗ Tấn đã từng kể tại trường Trung học Tri Dụng, Quảng Châu: Một ông già và một đứa trẻ dùng một con lừa thồ hàng hóa đi bán. Bán hết hàng trên đường trở về nhà, đứa trẻ cưỡi lừa, còn ông già đi dưới đường, người qua đường chửi đứa trẻ là vô lễ, để ông già đi dưới đất. Họ liền đổi nhau, ông già cưỡi lừa, còn đứa trẻ đi dưới đường, người qua đường lại chửi ông già nỡ nhẫn tâm để đứa trẻ đi dưới đất. Ông già lập tức đem đứa trẻ cùng kéo lên yên kiệu, hai người cùng cưỡi lừa, người qua đường lại chửi hai người tàn nhẫn, ngược đãi súc vật. Thế là hai người đều nhảy xuống khỏi lưng lừa và đi bộ ở dưới, người qua đường lại chế giễu châm chọc hai người cả già lẫn trẻ ngu xuẩn để lừa đi không không cưỡi. Ðến đây, ông già than thở nói: Muốn tránh được những lời châm biếm chửi đổng của những người qua đường xem ra chỉ còn lại biện pháp cuối cùng, đó chính là cả hai người cả già lẫn trẻ khiêng con lừa để đi thôi. Kỳ thực, hai người khiêng lừa để đi vẫn có thể bị châm biếm chê cười. Lỗ Tấn đã mách bảo thính giả, chỉ có "tự mình suy nghĩ, tự mình làm chủ" mới đi được đường, nếu không thì có thể phải làm đến bước khiêng lừa mà đi thôi. Lại có một tình huống khác, hiệu quả khách quan của việc vu cáo quở trách hoàn toàn vượt ra ngoài nguyện vọng chủ quan của người vu cáo quở trách, không những không thể làm tổn hại một chút gì người khác, trái lại lại làm cho thanh danh của người bị vu cáo rạng rỡ hơn, ảnh hưởng rộng hơn. "Tư bản luận" quyển 1 của Marx sau khi xuất bản, đương thời nước Ðức chưa có tờ báo của giai cấp công nhân dùng để mở rộng ảnh hưởng của nó. Các nhà kinh tế học của giai cấp tư sản và báo chí của nó đều cố ý làm thinh, hòng lấy đó để loại trừ ảnh hưởng của sách "Tư bản luận". Engels đã kịp thời cảm nhận ra "âm mưu im lặng" này, viết thư hỏi Marx: "Anh có cho rằng để đẩy mạnh sự việc, tôi có cần từ quan điểm của giai cấp tư sản tiến hành công kích quyển sách không?" Marx liền trả lời: "Kế hoạch anh dùng quan điểm của giai cấp tư sản tiến hành công kích đối với quyển sách là phương pháp tác chiến tốt nhất". Hàng loạt những bài viết của Engels dùng quan điểm của giai cấp tư sản "công kích" quyển "Tư bản luận" đã thấy trên các báo, đồng thời đã khéo léo đưa tư tưởng cơ bản của "Tư bản luận" ra. Các nhà lý luận của giai cấp tư sản không thể chịu đựng nổi được nữa, những lời công kích và phỉ báng tới tấp được tuôn ra một cách dồn dập vụng về. Nhờ đó, ảnh hưởng đào núi lấp biển của sách "Tư bản luận" đã làm chấn động cả thế giới phương Tây.