Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt
Chương 120 : Kinh sư phong vân nổi
Căn biệt viện bên bờ sông Hương cửa thành Đông Kinh sư. Vẫn là lão nhân ngồi câu cá, không ai thấy một lần não lão thả lỡi có mồi cả. Nếu lưỡi câu không có mồi thì kiếm đâu ra cá mắc câu đây. Có lẽ thứ lão câu không phảo là cá, lẽ nào lão ngồi để câu cái gì đó giả dụ như là “thiên hạ” chăng.
Người thanh niên mặt ngọc với bộ dáng thư sinh lại xuất hiện, vẫn dáng vẻ khoan thai không hợp tuổi, nhưng nếu ai tinh ý thì có thể nhìn ra bước chân của hắn mặc dù vẫn chậm rãi nhưng nhón chân lại hơi mạnh. Có lẽ hắn dùng sức quá, cũng có lẽ vì hắn đang cố kiềm chế một thứ gì đó để giữ lại sự khoan thai của mình. Nói tóm lại hành động của người này có chút không được tự nhiên.
- Thưa lão sư, binh mã Thái Nguyên đã động.
Người thanh niên không dấu được hưng phấn mà thông báo với lão nhân bên sông.
- Con nắm rõ hướng đi của họ?
- Thưa thày, năm ngàn binh mã đại chủ binh sau khi thu hồi Phú Bình, Thái Nguyên hai phủ thì dùng kế ve sầu thoát xác mà để lại một ngàn binh mã. Số còn lại bí mật trong đêm theo đường bộ hành quân về Vạn Ninh. Có lẽ chúng sẽ theo đường biển để đi vào Kinh Sư.
Lão già gật đầu hài lòng.
- Như vậy mới đúng, nếu chúng dóng trống khua chiêng mà đi đường bộ thì tất có trá. Nếu chúng đi đường biển bí mật đột ngộ xuất hiện Kinh sư thì mới là đúng. Mật thám truyền tin này mất bao lâu thời gian?
Người thanh niên bỗng chốc thêm tự tin mà thông báo:
- Thưa thày, mật thám của chúng ta qua lại như gió, chỉ mất ba ngày mà thôi. Theo con suy tính thì lúc này nhóm binh mã khia đã về đến Vạn Ninh, kể cả chúng có hành động luôn mà không nghỉ ngơi gì thì cũng phải thêm ba ngày nữa mới tới được Kinh sư.
Lão giả nghe đến đây mới gật đầu hài lòng mà nói.
- Tung tin cho Nguyễn Hùng, Lê Binh, Lê Sĩ biết quân Vạn Ninh cần vương sắp đến, ta biết lũ tham công này sẽ nhao nhao nhảy lên tranh công đầu. Nhưng chúng sẽ không ai chịu làm kẻ đầu đàn, những ám tử trong tay lê Binh cũng nên dùng rồi. Để bọn chúng gây loạn khiến cho ba tên này bắt buộc phải đánh. Nhóm người Phan Tĩnh, Đào Trí Phú, Phan Bật án binh bất động, chờ cho Kinh sư đại loạn thì mới ra tay đánh nhanh thắng nhanh tiến thẳng Tử Cấm Thành. Nhớ là Tự Đức, Tân Tri đều phải chết. Những ai có liên quan đến chúng ta thì xử lý sạch sẽ chút.
- Cẩn tuân lời thày dạy.
Người thanh niên nhẹ nhàng khom mình rút rui. Hắn còn phải đi bố trí rất nhiều nhân sự đấy. Chuyện lần này hắn quyết không để sơ sót dẫn đến thất bại như trước đây nữa. Trước đây đúng là hắn hơi khinh thường Đào Hữu Trưng và Tôn Thất Cúc nên bị rơi vào thế bị động. Nhưng ngày hôm nay với kế hoạch trù tính đã lâu thì hắn quyết không để thất bại thêm một lần nữa.
Lúc này tại Vạn Ninh đang là một mảng nhộn nhịp, lần đầu tiên các đại chủ binh mới được chứng kiến những chiến hạm hùng vĩ đến vậy. Hiện nay trong vịnh Cửa Lục có đến 6 trung hạm, một là của Vạn Ninh số còn lại của người Phổ. Số tiểu hạm chạy bằng hơi nước thuyền quả là rất nhiều cộng ngược cộng xuôi cả hai bên cũng lên đến 32 chiếc. Đây là một cỗ thế lực hải quân không thể khinh thường vào lúc này. Tất nhiên nếu va chạm cùng các đại Hạm pháo lớn của các cường quốc hải quân như Anh, Pháp thì tất nhiên họ sẽ chịu chút thiệt thòi. Nhưng đại hạm không phải đâu đâu cũng có, ví như quân Pháp tại vùng Đông Á và Đông Nam Á này chỉ có tổng cộng 3 đại hạm trong có hai chiếc đang neo đậu tại Quảng Châu Loan, còn một chiếc đang phong bế vịnh Gành Rái ở Nam Kỳ đất Đại Nam.
Quân địa chủ binh dù sao vẫn chưa luyện tập chạy bộ thường xuyên như quân Vạn Ninh nên thể lực không quá tốt, đúng như lời lão già dự đoán, nhánh quân này phải mất hơn ba ngày mới có thể đi đến Vạn Ninh. Quan trọng là thể lực của họ đã giảm rất nhiều nên cần được nghỉ ngơi một ngày tại nơi đây. Nhưng trong khi quân địa chủ binh nghỉ ngơi thì Kinh sư Huế sóng ngầm đã dạy, các lộ yêu ma quỷ quái bắt đầu rục rịch hành động rồi.
Thật ra nhất cử nhất động của quân Vạn Ninh tại Thái Nguyên thì ai cũng quan tâm và ai cũng có thám tử theo dõi, không chỉ cớ mỗi thế lực kia mà thôi. Các lộ binh mã, các nhân vật chóp bu của Đại Nam đang nhìn chằm chằm vào hai nhánh quân, thứ nhất tất nhiên là Vạn Ninh quân của phụ tử Trần gia. Thứ hai dĩ nhiên là Tân Kinh quân của Hoàng Diệu Tổng Đốc. Hai lộ nhân mã này mới là yếu tố quyết định vén lên bức mành mờ mịt của thế cục triều đình. Kể ra cũng lạ, hai lộ binh mã đều cách xa triều đình đến ngàn dặm lại quyết định số phận Kinh sư.
Hai lộ binh mã này nếu thuần phục Tân triều của Tân Trị hoàng đế thì không có gì để nói, như vậy dĩ nhiên các quan viên sẽ tự nhiên khỏi ốm đồng loạt mà thượng triều lo việc quốc sự. Nhưng nếu hai nhánh quân này không tuân theo Tân Trị mà lòng vẫn hướng về cựu hoàng Tự Đức thì mọi việc lại khác hẳn. Nói tóm lại một câu Vạn Ninh và Biên Trấn là nơi được theo dõi chặt trẽ nhất lúc này, cũng là nơi vạn chúng trú mục.
Vê Trấn Biên nơi Hoàng Diệu đóng quân thì không có gì đặc biệt, Hoàng Diệu là người có thể nói là ngu trung nên với hành động soán ngôi của Tân Trị thì ông ta cực kì bất mãn. Nhưng Tân Tri lại chính là người gọi Phan Thanh Giản về không cho điều đình cùng Pháp và yêu cầu Hoàng Diệu đánh mạnh, đánh rát hơn. Bên cạnh đó Đoàn Hữu Trưng hết mình cung cấp thuốc súng cũng như lương tài cho Hoàng Diệu chống Pháp. Vậy nên vì nghĩa lớn Hoàng Diệu đành phải chấp nhận sự thật. Ông ta tuyên bố mình chỉ có nghĩa vụ đánh đuổi ngoại xâm, chuyện triều đường ông quyêt không tham dự. Và tất nhiên thái độ này của Hoàng Diệu các bên đều biết. Nhưng kể cả như vậy họ vẫn cho theo dõi nhánh quân này.
Thật ra mối lo của mọi người đối với Hoàng Diệu nhạt hơn nhiều so với mối lo về Vạn Ninh. Thứ nhất đó là sau trận chiến Vạn Ninh cùng hải tặc và quân Pháp thì mọi người có thể thấy được Vạn Ninh hùng mạnh hơn Hoàng Diệu. Bên cạnh đó Vạn Ninh có một thế mạnh đó là hải quân, với đội Hải quân của Vạn Ninh thì họ có thể tới lui Huế dễ dàng hơn nhiều.
Lần này bốn ngàn quân địa chủ từ Phú Bình đột nhiên trở về Vạn Ninh khiến nhiều người nghi hoặc. Vì quân Thái Nguyên đang trên đà thắng lợi, vốn dĩ họ nên tăng binh để mau chóng kết thúc trận chiến cùng Lê Duy Phụng, thu hồi hoàn toàn Thái Nguyên Tỉnh. Nhưng bất ngờ thay quân Vạn Ninh lại rút đi bốn ngàn người khi họ chỉ mới thu hồi được Thái Nguyên châu và Phú Bình châu. Động thái này của Vạn Ninh rất đáng để suy ngẫm.
Không biết từ đâu ra tại kinh đô Huế rộ lên tin đồn “ Vạn Ninh quân cần vương” chỉ trong một ngày cả kinh thành ai ai cũng biết, ai ai cũng run sợ. Binh sĩ cũng như quan sai ra sức bắt người, bắt kín cả đại lao cũng không hết vì tin đồn đột ngột được phát tán nên muốn bắt kẻ chủ mưu là muốn mà không có lực. Đến lúc này các lộ yêu mà, các đường thế lực bỗng nhiên à một tiếng hiểu ra tại sao Vạn Ninh nửa đêm lén lút điều binh. Họ thở phào mau mắn vì mình đã chú ý theo rõi quân Vạn Ninh, nếu không thì lần này không theo kịp thời thế rồi.
Các lộ lúc này dục dịch, có hai trường phái, một là chờ Vạn Ninh vào kinh sẽ đục nước béo cò đi sau kiếm cơm rơi cơm vãi. Lộ thứ hai dĩ nhiên là thiên hạ thủ vi cường, tức là ra tay trước kiếm công to. Nhưng có một vấn đề họ đang bận tâm suy nghĩ, Tự Đức vẫn đang trong tay nhóm họ Đoàn, họ Tôn, nhỡ may họ ra tay mà Tự Đức có mệnh hệ gì thì có khi Vạn Ninh nổi điên mà thịt cả họ. Chính vì thế tình hình Huế như chạm vào là nổ nhưng mà nổ không được.
Lúc này đây trong Tử Cấm thành đã giời Nghiêm, cửa cung đóng toàn bộ. Tân Trị đang hốt hoảng chẳng thèm quan tâm tới cái gì là oai ngiêm của quân chủ hay là lễ tiết mà ầm ầm chạy về cung Trường Ninh. Đế mão của vị thiếu niên hoàng đế đã lệch một mảng, dày cũng rớt một cái đi đâu rồi, hắn đang vén áo mà chạy như điên vậy. Mấy tên nội quan thái giám cùng cung nữ úa ùa chạy theo sau nhưng không kịp. Tân Trị là thanh niên lại ham võ nghệ nên cơ thể rất linh hoạt, hắn đã buông sức chạy thì khó ai có thể đuổi kịp.
- Phụ hoàng, phụ hoàng cứu con… hu hu hu… phụ hoàng.
Cách từ xa mấy chục mét thì Tân Trị đã bù lu lu loa khó lớn mà xông vào. Lần này chỉ có mình Tân Tri xông vào đây mà không có Đoàn Hữu Trưng và Tôn Thất Cúc đi cùng. Mà lần này Đoàn Hữu Trưng cũng không cản Tân Trị khóc lóc và làm chuyện hoang đường. Anh ta cho rằng chỉ có làm vậy may ra Tự Đức mới có tấm lòng nhân hậu mà tha cho Tân Trị một mạng. Ấy là Đoàng Hữu Trưng dự kiến tình huống xấu nhất đó là Tự Đức nhận Tân trị làm con nuôi chỉ là kế hoãn binh. Còn nếu Tự Đức thật lòng thì cũng không sao cả, vậy lại càng thêm tình cảm của đôi cha con nhận này.
Lúc này Đoàn Hữu Trưng và Tôn Thất Cúc đang còn phải bận bù đầu về việc bố trí phòng thủ tử Cấm thành, họ ít nhất phải thủ được ba ngày cho đến khi quân Vạn Ninh vào triều.
Còn giết Tự Đức thì Đoàn Hữu Trưng và Tôn Thất Cúc hoàn toàn bỏ qua. Không giết họ còn có cơ hội sống, nếu giết Tự Đức họ chắc chắn sẽ chết. Vạn Ninh vào triều sẽ không tha cho họ.
Tự Đức buông tấu chương trên tay xuống. Ông chống người đứng lên, bước chân hơi phù phiếm mà đến bên Tân Trị đỡ anh ta dậy sau đó kéo vào trong phòng. Đồng thời Tự Đức cho đóng cửa phòng lại ra lệnh cho tất cả Long võ quân canh phòng khắp nơi cách 30 bước không ai được đi đến gần. Ông còn ra lệnh cho tất cả nội quan, cung nữ lui hết không cần hầu hạ. Nói chung chỉ còn lại đôi cha con nhận ngồi trong thư phòng mà thôi.
- Con cũng đã là quân chủ một nước, khó lóc, quần áo xộc xệch còn ra thể thống gì. Chỉnh lại trang phục ngồi ngay ngăn đọc sách cho ta…
- Phụ Hoàng… nhưng mà ngoài kia đồn….
Tự Đức rút ra cây thước ngọc mà gõ xuống bàn.
- Chuyện tin đồn không cần tin. Trẫm đã nhận con là con thì không bao giờ thay đổi. Chuyện con biếm ngôi Trẫm thì ai cũng biết con thân cô thế cô dễ dàng khống chế nên được chọn. Còn lúc này chúng ta phải cùng nhau vượt qua kiếp nạn chờ được Vạn Ninh vào triều cứu giá. Nếu không phụ tử ta cùng chết nơi này.
Tự Đức không ngờ lúc này rất quyết tuyệt mà nói lớn. Người ta có câu cực tật tất phản, người hay do dự lâu ngày đến lúc quyết đoán lên thì còn hơn cả người thường, dám lấy cả mạng mình ra để làm một mẻ lưới bủa vây bắt cá là đủ hiểu.
- Nhưng thưa phụ hoàng, quân Vạn Ninh còn ít nhất 3 -4 ngày mới tới. Mà con nghe Đoàn Hữu Đoàn Hữu Ái và Tôn Thất Giác đô đốc Kinh quân nói lúc này Kinh quân đã chuẩn bị làm loạn. Họ sợ bị công kích nên dẫn 1 vạn binh nhanh lui vào tử cấm thành rồi.
- Bính đến tướng cản. Con phải bình tĩnh, làm quân vương cần nhất là phải bình tĩnh trước mọi tình huống. Ngày ta yêu cầu Vạn Ninh tiến quân vào Kinh đã dự liệu chuyện này. Đoàn, Tôn hai người không yếu, họ cũng có bố trí. Một vạn ba ngàn quân cùng 600 tay súng dư sức thủ Tử Cấm Thành mười ngày nửa tháng, đến lúc đó chúng ta sẽ lật bàn.
Truyện khác cùng thể loại
11 chương
31 chương
153 chương
111 chương
21 chương