Editor: Gà
Sau khi tỉnh dậy, lòng chàng vẫn chưa nguôi khiếp đảm, chàng tự nói với mình những giấc mơ đều bị đảo ngược.
Nghĩ vậy, chàng mới cảm thấy kiên định hơn một chút.
Từ Yến Chu nhìn xuống bụng Cố Diệu, duỗi tay cẩn thận vuốt ve một lúc, bàn tay lại biến tướng dần di chuyển lên trên.
Cố Diệu bắt lấy tay chàng, hất ra: “Không được làm loạn.”
Từ Yến Chu: “Tỉnh dậy muốn chào hỏi hài tử một chút.”
Chàng phát hiện Cố Diệu trông ngày càng xinh đẹp hơn sau khi nàng mang thai, nét mặt cũng trở nên ôn nhu dịu dàng.
Cách lớp chăn chàng in xuống một nụ hôn: “Phụ thân vào triều, con phải ngoan ngoãn không được làm phiền nương của con, bằng không đợi con ra đời sẽ phạt con chép chữ lớn.”
Cố Diệu: “Chàng mà phạt nó chép chữ lớn, con nó sẽ vẽ loạn hết lên tấu chương của chàng, vào triều nhanh lên.”
Trong nội điện Vị Ương Cung có một đài đồng hồ bằng thạch anh, Từ Yến Chu liếc thấy thời gian không còn sớm, vội vàng mặc quần áo, đội mũ miện, đeo thắt lưng, chàng đứng bên mép giường cúi xuống nói: “A Diệu, hôn ta một cái.”
*
Trên triều không có chuyện gì lớn, mưa ở Giang Nam vừa đủ, Tây Bắc không có ngoại xâm, đất hoang mới khai khẩn đã bắt đầu cho dân chúng thuê mướn, chế độ thuế má đang dần được chỉnh lý, một mẫu đất nộp ba thành thuế.
Từ Yến Chu đưa ra kế hoạch trước này thật sự rất chu đáo, Cố Diệu và Trương Tiên Ngôn đang bận rộn gây giống, tương lai năng suất trên mỗi mẫu đất chắc chắn sẽ tăng lên, lúc ấy triều đình cũng thu được nhiều lợi hơn.
Vì triều đình nuôi binh tiêu tốn nhiều tiền bạc nên phải chuẩn bị từ sớm.
Từ Yến Chu gánh cả một Vân Châu trên vai, bây giờ lại có con nhỏ, chàng càng phải cẩn trọng.
Xử lý xong chính sự trong Ngự thư phòng, Từ Yến Thu cầm một quyển sách trở về, là cuốn [Tam tự kinh] cho hài đồng học vỡ lòng.
Cố Diệu đỡ eo, nhỏ giọng hỏi: “Chàng lấy cái này làm gì?”
Từ Yến Chu cảm thấy ý đồ của mình đã rất rõ ràng: “Ta đọc cho Nguyên Nguyên nghe.”
Cố Diệu túm chặt tay áo của Từ Yến Chu: “Chàng, chàng biết Nguyên Nguyên không thích nghe [Tam tự kinh], hơn nữa đủ ba tuổi mới học vỡ lòng, đây chẳng phải chàng đang làm loạn sao?”
Từ Yến Chu lại nghĩ, mưa dầm thấm lâu, biết đâu được lớn lên sẽ thích: “Không thích [Tam tự kinh], vậy hắn thích cái gì?”
Cố Diệu: “Thích phụ thân ở bên cạnh, thích mẫu thân, thích cô cô, tổ mẫu, tiểu thúc thúc.
Chàng đặt sách xuống đến trò truyện cùng hắn là được rồi.”
Phụ mẫu đương nhiên có rất nhiều chuyện để nói cùng hài tử nhà mình, Cố Diệu chỉ hy vọng đứa nhỏ luôn bình an lớn lên, vui vẻ khoái hoạt, không có nhiều gánh nặng trong lòng.
Nàng và Từ Yến Chu gánh vác tính mạng của các tướng sĩ ngoài biên quan, chỉ còn cách luôn tiến về phía trước.
Nhưng Nguyên Nguyên chỉ cần là một Nguyên Nguyên vui vẻ đơn thuần, muốn gì làm nấy.
Còn Từ Yến Chu lại hy vọng hài tử sẽ nghe lời hiểu chuyện, sinh ra trong nhà đế vương nào có chỗ để vô ưu vô lo, nếu Nguyên Nguyên là bé trai thì chính là trưởng tử, đương nhiên chàng mang kỳ vọng rất lớn.
Từ Yến Chu ngồi xổm xuống dán tai vào bụng Cố Diệu: “Phụ thân chỉ mong con có thể đỉnh thiên lập địa, làm việc không thẹn với lòng.
Những việc khách, để sau này hãy nói.
*
Trời càng ngày càng nóng, đảo mắt đã đến tết Đoan Ngọ, sáng sớm Cố Diệu đã gói bánh ú cùng Lư thị, khoảng giữa trưa Từ Ấu Vi và Sở Hoài mới đến.
Từ Ấu Vi thường xuyên tiến cung, bình thường giờ này đã đến, chưa từng muộn như hôm nay.
Nàng ngồi xuống muốn cùng gói bánh, Sở Hoài thấy vậy muốn kéo tay nàng nâng dậy.
Từ Ấu Vi nhìn hắn nói: “Không sao, chàng đừng chuyện bé xé ra to.”
Nàng ấy ngồi xổm xuống, lặng lẽ thông báo với Lư thị và Cố Diệu: Nương, tẩu tử, ta mang thai!”
Thành hôn mới được ba tháng, nàng vốn chưa vội có hài tử, vẫn muốn sống cuộc sống hai người với Sở Hoài thêm hai năm nữa. kết quả, ăn sáng xong nàng cảm thấy buồn nôn, mời đại phu đến khám lại được báo có tin vui.
Đã có thì sinh thôi, vừa vặn làm bạn với Nguyên Nguyên.
Từ Ấu Vi: “Đại phu nói đã được hơn một tháng, nhưng mà chưa biết nam hay nữ.”
Cố Diệu: “Nam hay nữ đều tốt.”
Thái y đến bắt mạch vẫn luôn miệng khẳng định tiểu điện hạ rất khỏe mạnh, Cố Diệu thầm nghĩ có lẽ Nguyên Nguyên là nam hài, huynh trưởng vệ cho muội muội.
Từ Ấu Vi gật đầu: “Tẩu tử nói phải.”
Nàng quay đầu lại tìm Sở hoài, Sở Hoài bước tới mềm giọng hỏi: “Có đói bụng không?”
Từ Ấu Vi: “…Chàng sang chỗ khác đi, làm gì đói nhanh như vậy chứ, chàng ra bàn chuyện cùng huynh trưởng, ta ở đây cùng tẩu tử.”
Sở Hoài gật đầu.
Từ Ấu Vi lại nói: “Dẫn A Nam đi chung luôn.”
Từ Yến Nam đang ngồi trên chiếc ghế nhỏ sát bên Cố Diệu, chưa đáp lời, cậu rất thích cháu nhỏ, trong lúc Từ Ấu Vi nói chuyện với Cố Diệu, cậu cũng đang thầm trò truyện cùng cháu nhỏ.
Từ Yến Nam: “…Trưởng tỷ, đệ đang gói bánh ú mà.”
Bây giờ lại có thêm một tiểu chất nữa, ba người bọn họ có thể nói chuyện cùng nhau, cậu không thèm ở cùng đám người huynh trưởng và tỷ phu đâu.
Sở Hoài đi tìm Từ Yến Chu, chàng đưa cho hắn một tách trà.
Hai người lắc đầu nhìn nhau mỉm cười.
Từ Yến Chu đưa mắt ngắm Có Diệu, Sở Hoài cũng dán mắt vào Từ Ấu vi không rời, thành thân mới được ít ngày đã có hài tử, Sở Hoài cảm thấy rất tự tin, hắn sẽ nghiêm túc thượng chức (làm việc), trở thành chỗ dựa vững chắc cho nàng và đứa nhỏ.
Hai nam nhân uống trà, câu được câu chăng nói chuyện, chẳng bao lâu đã đến giờ cơm trưa.
Món chính bữa trưa hôm nay đương nhiên là bánh ú, Cố Diệu gói đủ hai loại nhân ngọt và mặn, bánh mặn dùng gạo nếp ngâm tương và nhân lòng đỏ trứng cùng thịt ba chỉ.
Bánh ngọt nhân đậu táo đỏ, luộc trong nước đường đỏ.
Bánh ú gói xong thả vào một nồi lớn luộc chín, sau một canh giờ bánh sẽ dẻo và rền hạt gạo.
Bánh chín chuyển sang màu xanh nâu, bóc lớp lá bên ngoài để lộ phần gạo nếp bên trong.
Bánh nhân mặn màu nâu, hạt gạo thấm đều nước mỡ của thịt ba chỉ béo ngậy, mằn mặn thơm thơm, ăn ngon nhất là phần nhân thịt và lòng đỏ trứng vịt muối vàng ươm, lòng đỏ trứng đẫm dầu, bùi bùi sam sáp.
Bánh ú nhân ngọt nên chấm chung với mật, táo đỏ và nhân đậu bên trong rất ngọt miệng.
Từ Ấu Vi ăn một cái ngọt một cái mặn, xong xuôi mà vẫn thòm thèm, buổi sáng nàng nôn xong còn lo sau này ăn không ngon miệng, xem ra mọi lo lắng chỉ là mây bay.
Nàng nói: “Sau này ta muốn thường xuyên đến ăn cơm cùng tẩu tử.”
Sở Hoài đặt đũa xuống: “Ấu Vi, ta có thể học làm, nàng muốn ăn gì ta sẽ học làm cái đó cho nàng ăn.”
Từ Yến Chu cũng không thiếu của cháu ngoại trai một bữa cơm, thêm nhiều người càng náo nhiệt.
Từ Yến Nam dồn sức nhét bánh ú vào bụng: “Vậy đệ cũng thường đến.”
Chỉ mấy tháng nữa thôi sẽ có hài tử nhỏ hơn chơi cùng cậu.
Mồng năm tháng năm phải ăn bánh ú, hun ngải cỏ, sau Tết Đoan Ngọ, thời tiết nóng lên rõ rệt.
Bụng Cố Diệu ngày một lớn, quá trình mang thai vô cùng vất vả.
Bụng nặng nề nên đi đường đã không còn nhìn thấy mũi chân, thi thoảng hài tử sẽ nghịch ngợm tung cước bằng hai chân, buổi tối đi ngủ muốn xoay người cũng khó khăn, tháng bảy là thời điểm nóng nhất trong năm, Cố Diệu không muốn ngủ chung cùng Từ Yến Chu vì nóng.
Nàng đề nghị: “Chàng đến thư phòng ngủ đi.”
Nào có chuyện Từ Yến Chu sẽ đồng ý, Cố Diệu đã mang thai đến tháng thứ chín, sắp chuyển dạ, chàng không yên tâm khi để nàng ngủ một mình.
“Nàng ngủ trên giường, ta xuống dưới đất ngủ.”
Mùa hè ngủ trên nền đất không nóng, chàng còn ngủ ngon hơn, có điều không thể ôm Cố Diệu và đứa nhỏ vẫn cảm thấy vắng vẻ trong lòng.
“Ban đêm nàng muốn uống nước có ta đi rót, còn phải cầm đèn cho nàng đi tiểu đêm nữa, sang thư phòng sao cho được.” Từ Yến Chu trải chăn xuống đất làm giường: “Đêm nay ta sẽ ngủ ở đây.”
Cố Diệu: “Chàng…Thôi lên đây đi, đừng ôm ta là được, có chậu băng cũng không quá nóng, mau lên đây.”
Giường rất lớn, dẫu thêm đứa nhỏ vẫn có thể ngủ chung.
Từ Yến Chu xác nhận lại: “Ta thật sự được lên giường?”
“Lên đi, không có chàng ta ngủ không ngon, chàng mau lên đây.”
Từ Yến Chu lại cất chăn vào tủ, chàng nói: “Từ Nguyên Nguyên, phụ thân vẫn được ngủ trên giường, chờ con ra đời sẽ làm cho con một cái giường nhỏ, cho con ngủ giường nhỏ.”
*
Tác giả có điều muốn nói.
Nguyên Nguyên: “Người có bệnh?”
Nguyên Nguyên: “Người nói cái gì cơ?”
Truyện khác cùng thể loại
23 chương
41 chương
219 chương
25 chương
87 chương