Vào Đi – Nhà Không Có Ma Đâu
Chương 4
Gia đình ông Ba có chút bực tức sau sự cố ngoài ý muốn nhưng mau chóng nguôi ngoai khi ông Năm gọi cho người quen của mình xuống. Anh Tân là thợ cưa chuyên nghiệp,thường chế tác những thân hay gốc cây cổ thụ trước khi đội điêu khắc hoàn thành sản phẩm. Nghe kể lại việc bỏ ngang của tốp thợ trước,anh cũng có chút nghi ngại dè chừng.
– Không sao đâu. Mấy cái thằng choi choi sợ liên lụy á mà. Chưa gì rớt luôn cành to xuống mém bể đầu. Vào đi. Nhà không có ma đâu. Mà mày sợ..
– Dạ không. Nhưng cái gì lâu năm nó cũng thành hồn. Không cái này thì cái kia,khuất mặt khuất mày khó nói lắm chú. Chú cho con xin nén nhang,con khấn cái đã rồi tính tiếp.
Anh Tân nhận lấy thẻ nhang trong gương mặt lo âu của Út Dung. Tự nhiên chị ta có chút bồn chồn trong lồng ngực. Cảm giác muốn ngăn cản việc này lại,nhưng tư tưởng lại thôi thúc suy nghĩ khác,không nói được.
– Tui thợ cưa đến nhận cưa hết cái cây vú sữa này đi,lỡ chẳng may xâm phạm hay động chạm gì đến người khuất mày khuất mặt,cô bác ở đây xin bỏ qua cho tui. Tui thắp ba nén nhang này xuống,nếu cô bác không đồng ý,thì dập tắt nó đi hay cho nó cháy lên,để tui biết mà không dám làm nữa.
Thắp ba nén nhang xuống trước gốc cây,anh Tân bắt đầu lầm rầm khấn. Khói bay nghi ngút qua ba gương mặt đang vô cùng căng thẳng của vợ chồng ông Ba và Út Dung. Trong thâm tâm,bà Lẹt,vốn là người gan dạ lì lợm,đang thầm nghĩ rằng,vốn dĩ chỉ là một cái cây,nằm trên đất nhà mình,đã qua cúng kiếng vái xin,sao giờ còn lễ nghi rườm rà. Tâm linh không dám phủ nhận,nhưng đừng bị nó mê hoặc thành dị đoan.
– Sao lâu vậy con. Đừng để qua ngày khác,xấu ngày lại mệt.
– Chú đợi một chút. Sắp xong rồi.
Thấy cái thở phào nhẹ nhõm của Tân,ông Ba cũng giãn mặt ra đôi chút. Cậu trai này có đủ sự điềm đạm để làm người khác cảm thấy an tâm. Đứng chắp tay thành khấn lần cuối cùng,khi trước mặt chỉ còn ba chân nhang đã nguội lạnh theo lẽ tự nhiên,dù vẫn còn chút canh cánh,nhưng đã lỡ nhận lời,phần nể mặt chú Năm là người quen tình nghĩa,nên cuối cùng,Tân cũng khởi động chiếc máy cưa báu vật của mình.
Từng tán lá sum sê dần dần rơi xuống đất. Những âm thành xào xạc như lời chào tạm biệt đến gia quyến,nơi mà máu thịt đã cùng chảy thành một dòng ròng rã với vết chân chim trên khóe mắt của chú Ba. Như một phút mặc niệm cuối cùng,cả gia đình lẳng lặng quay đi,đợi phía trước chỉ còn là khoảng không mênh mông,mới dám đằng hắng giọng,nuốt trôi đi vị cay cay vừa tràn qua cuống họng.
Những giọt mồ hôi vừa thấm qua chiếc ngoài khoác ngoài cũ kĩ,được anh đặt lên bề mặt đã bị cắt ngang qua từ gốc cây. Những đường vân dày đặc biểu hiện cho độ tuổi cổ thụ của nó. Chú Ba tiến tới chạm tay lên,cảm nhận chút ấm áp cuối cùng,trước khi vài ngày sau,đội làm móng sẽ đến và đào mang đi. Có một điều kì lạ,là chiếc máy cưa của anh Tân,không hề gặp trục trặc như hai người thợ trước. Cũng vì lẽ đó,mà nãy giờ đứng trong hiên,Út Dung cứ thấy lo sợ.
– Được rồi. Cảm ơn con. Cho chú gửi tiền.
– Dạ thôi con biếu lại để chú với chú Năm uống nước.
– Trời. Vậy sao được. Lấy đi con không chú áy náy lắm.
– Dạ không. Con cũng lâu rồi không có gặp chú Năm,xưa chú ơn nghĩa với con lắm,cái nghề này là chú giới thiệu qua với con mà,chừng này nhằm nhò gì. Thôi con xin phép vì đang cấn mấy việc á chú.
– Cái thằng… Vậy bữa nào cúng khai trương,ghé qua chơi nghe con.
– Dạ.
Hai vợ chồng tấm tắc khen ngợi sự đỉnh đạt và hiểu chuyện của Tân nhưng đâu biết rằng lúc chạy xe ra cổng,mặt anh tái mét,tim đập như muốn vỡ lồng ngực. Không biết có phải vì hoa mắt hay không,nhưng khi quay lại chào tạm biệt chú Ba,anh thoáng thấy một cái bóng người đang ngồi chễm chệ trên mặt cắt của gốc cây,cái đầu ngoái theo nhìn không chớp mắt.
– Tông cái má mày đi xe gì lạ vậy.
– Ơ dạ dạ em xin lỗi em xin lỗi.
– Tao tai cho cái bây giờ. Đi đứng cho đàng hoàng.
Anh Tân như hồn vía lên mây,suýt nữa thì lạc tay lái,đâm thẳng vào con xe SH của gã trai xăm trổ dừng mua bánh phồng tôm bên đường. Nhưng cũng nhờ câu hăm dọa mà anh tỉnh táo hẳn lên,chạy luôn một mạch về đến nhà.
– Ba ơi. Thầy nói ngày mấy mở móng.
– Thứ hai tuần sau đó con. Bữa đó chắc nói má con dậy sớm làm mâm cúng,ba đứng ra ba tạ thổ thần đất đai. Tối đó thì thắp nhang báo cho ông bà một tiếng. Nhà cửa không phải là chuyện giỡn chơi nên cái gì ra cái nấy. Tâm linh trước,ông bà trước rồi mới tới người trần mắt thịt.
– Dạ nhưng mà cái gốc cây đó,người ta bứng đi luôn hả ba.
– Đúng rồi. Chứ để lại sao đào móng được con. Thứ hai có xe múc đến mà. Mà sao nhìn con buồn buồn vậy.
– Dạ. Không. À hay là ba tìm thợ nào biết làm mỹ nghệ,nói họ chế tác gốc đó với mấy khúc thân làm bộ bàn ghế gỗ đi ba,đặt ngoài sân cũng được mà. Giờ bỏ đi uổng lắm ba. Con cũng muốn lưu giữ nó lại,cho đời con đời cháu.
– Ừ…giờ con nói ba mới nghĩ ra. Rồi để ba nói thằng Bính thợ mộc xử lí luôn. Gì chứ mấy cái này nó rành lắm. Làm bộ bàn ghế để ngoài sân,tới tháng con chỉ cần ngồi đó đợi mấy đứa sang đóng tiền. Haha
Út Duyên chỉ cười mỉm trước câu nói đùa của ba mình vì trong lòng nãy giờ cứ bồn chồn một nỗi niềm khó tả. Đảo mắt qua gốc cây trơ trọi,khẽ thở dài một cái,chút gợn buồn vừa thoảng qua cái đập cánh của con ve sầu tìm nơi trú ngụ.
– Anh Ba ơi. Có nhà không anh.
– Gì đó chú Mười.
– Dạ tui gởi cái giấy mời họp tổ dân phố. Tối mai nghe anh Ba. Ủa mà thợ giờ vẫn hả anh. Tám chín giờ tối rồi.
– Hả. Ai làm. Thứ hai mới có thợ mà.
– Chớ nãy tui vào thấy có mấy đứa nó ngồi đục đẽo gì ngoài gốc cây vú sữa đó mà. Đây nè. Ra đây. Ủa. Đâu rồi.
Truyện khác cùng thể loại
34 chương
54 chương
4 chương
417 chương
58 chương
23 chương
78 chương