Vào Đi – Nhà Không Có Ma Đâu
Chương 20
Thầy không rời mắt khỏi hai con chim cú mèo nhưng sau một vài giây suy ngẫm liền mỉm cười bí ẩn. Đệ tử của ông ta lúc này đã trở lại,thì thầm gì đó vào tai của sư phụ mình. Mấy cha con nhà ông Ba vẫn đang sợ hãi tột độ,đứng khép nép vào nhau,nhìn bà Lẹt với ánh mắt xót xa xen lẫn dè chừng. Thầy rút trong người ra một tờ giấy màu vàng,đưa cho đệ tử tiến đến nhằm áp vào người của bà Lẹt,trục xuất cái vong ra ngoài,tuy nhiên vừa bước được một bước,bả đã nhăm nhe kháng cự. Nhận thấy sức khỏe chủ thể đang yếu,nếu chẳng may tổn hại nữa thì hệ lụy rất khó lường nên sau một lúc đắn đo,thầy liền ra hiệu dừng lại.
Bất thình lình bà Ba lăn đùng ra đất,thân thể quằn quại,miệng sùi bọt mép khiến tất cả mọi người đều kinh hãi tột độ. Út Dung chạy tới tính đỡ má mình dậy thì bất thình lình bả vung tay,đẩy mạnh chị ta ngã ngửa ra phía sau. Cũng may đệ tử của thầy kịp thời ứng cứu nên không có gì nghiêm trọng xảy ra.
– Bây giờ gia quyến đang ở đây,các người muốn thỉnh cầu điều gì,hay tâm tư uất ức ra sao,cứ nói rõ,ta sẽ thay mặt để giải quyết.
– Hừ… Ông hay ai cũng vậy thôi. Trả nhà lại đây. Bằng không,không ai có thể sống trên cái đất này được. Đời con rồi đến đời cháu,thân tàn ma dại. Haha haha haha.
– Cây vú sữa đó là một tay thân phụ của người này trồng nên,các người tùy tiện vào trú ngụ,bao nhiêu năm tháng ở đó,ngày nào ta cũng nói là đều đặn được hưởng hương khói lộc trần,tại sao bây giờ lại phủi tay như vậy. Đó là đạo lí gì.
– Haha. Bọn ta ở đây từ rất lâu rồi. Xương cốt đã chôn vùi mấy tất đất,người trần đến khai hoang lập nghiệp,bọn ta còn chưa đòi hỏi thì thôi,một cái cây coi như là đền đáp. Ấy vậy mà đến đời con,dám đứng ra chặt phá,không một chút cả nể sợ hãi. Cái giá mà gia đình còn đắt gấp ngàn lần những gì mà bà này hay ông kia đang chịu đựng. Bọn ta không trốn tránh,những việc đó tự tay gây ra nhưng nó hoàn toàn xứng đáng với những gì mà gia đình này nhẫn tâm làm.
– Các người ở đây đã rất lâu,sao còn không hiểu đạo lý này. Đệ tử của ta vừa ra ngoài,thắp xuống ba nén nhang,không phải cắm vào trang thờ,nhưng các người vẫn tìm đến để hưởng,thử hỏi xem những hương lộc đó không ai khấn đích danh,sao dám lần mò đến hưởng. Vậy ngày mai ta không thắp nữa,các người lại có quyền quở trách sao. Đó là đạo lí gì. Đạo lí gì khi mà gia quyến hằng ngày vẫn hương khói đầy đủ,ngày rằm âm lịch còn cúng đất khấn vong. Là ai hưởng. Chẳng phải là các người sao. Lẽ ra phải biết đạo lí cho đi nhận lại. Con cái người ta đứt đoạn,số phận đã không ưu ái,bổng lộc đó cũng là do phước đức của cha,của mẹ người ta mang ra cho,tại sao không vì vậy mà phù hộ,mà giang tay giúp đỡ,cho gia quyến được bình an viên mãn. Sự cao thượng quá mức,chính là con dao hai lưỡi vô cùng nguy hiểm. Niềm tin tâm linh quá sâu nặng,sẽ khiến những kẻ hưởng lộc dễ dàng bị mê muội và từ đó nảy sinh tâm lý tự mãn. Chỉ cho ta coi,ai là người lấy đi sinh mạng của các ngươi. Chỉ cho ta coi,ai là người không bù đắp lại cho các ngươi. Cái trang thờ đó chẳng phải là niềm tin tâm linh,sự cao thượng,tôn trọng với những người khuất mày khuất mặt như các ngươi sao. Liệu rằng các người sẽ quy đổi quyền lợi của mình ra bằng cách nào,để đáng giá với tấm lòng thành mà gia quyến này đã bày biện ra. Vật chất chỉ là thứ bỏ ngoài túi. Bổng lộc rồi cũng sẽ nấm mốc,khói nhang rồi cũng phải phai tàn,nhưng thứ tồn tại đằng sau làn hơi dày đặc đó,đáng lẽ ra phải là lòng trắc ẩn và sự bao dung chứ. Những gì mua được bằng vật chất chính là những thứ rẻ mạc nhất. Các người mua ham muốn của bản thân mình bằng sự tôn trọng,niềm tin và lòng trắc ẩn của người khác,thì ta phải gọi đó là gì cho phải đạo đây.
– Ông đừng ở đây nói nhăng nói cuội. Lấy đi thì phải bù lại. Đó là đạo lí xưa nay bất di bất dịch. Người thân của ta mất nhà mất cửa,lầm than khốn khổ,thì mấy người này cũng phải chịu cảnh khốn cùng mà thôi.
– Éc éc éc
Bà Lẹt vừa dứt lời,hai con chim cú bỗng dưng bay thẳng đến,mổ liên tiếp vào đầu vào cổ của bả,khoảnh khắc nó ngoái cổ lại nhìn làm ông Ba bất giác giật bắn cả người. Hai gương mặt phảng phất đường nét của hai người nào đó rất quen thuộc,nhưng trong chớp nhoáng ông chưa kịp hình dung ra. Nhân lúc thế sự hoảng loạn,bà ta không để ý,thầy liền ra hiệu cho đệ tử lựa thời cờ tiến đến,dùng bùa trấn áp,xuất vong ra ngoài. Một tiếng la thất thanh vang lên,trước khi bà Ba lăn đùng ra bất tỉnh. Vong hồn bị trục xuất sợ hãi chạy lại đứng ngay cửa sổ,nơi mà anh em của nó cũng hiện diện từ lúc nào. Cả đám tính vùng lên kháng cự thì thầy lập tức rung mạnh cái chuông cầm trên tay,đồng thời đốt sẵn lá bùa,ai bước lên lập tức sẽ hồn siêu phách tán.
– Các người có nhận ra ta không….
– Ông… Ông…là…
– Ta là Sinh… Hai Sinh đây. Các người có nhận ta không…
– Là… Là…ông sao…
– Thật đáng buồn thay,cho tình thương và niềm tin mà ta dành cho các người. Con cháu ta nào có lầm lỗi gì,hà cớ xâm phạm đất đai rồi hãm hại chúng nó. Còn nhớ năm xưa,chính tay ta trồng nên cái cây này,sau khi có người chỉ điểm rằng đất đai rất lớn,có vong linh vong hồn khuất mặt. Tự dưng ta phát tâm,nhờ cúng một mâm,rồi đợi cây lớn lên,mời các người trú ngụ. Hương khói nhang đèn đầy đủ. Ấy vậy mà bây giờ,con cháu ta tuy có ý phá dỡ,nhưng sự bù đắp đã là xác đáng. Một cái trang thờ là chưa đủ hay sao. Một nén nhang mỗi ngày là sơ sài hay sao. Một bàn lộc mỗi rằm âm lịch là thiếu lễ hay sao,mà các người nhẫn tâm hành hạ thân xác của chúng như vậy. Ta có niềm tin với các người,ta đổi lại thành phước đức. Phước đức đó để lại cho con cháu mai sau. Bây giờ bọn nó lại dùng chính phước đức ta cho,một lần nữa chia sẻ cho các người.. Vậy mà…
Đệ tử của thầy tự dưng ngồi bệt xuống đất,giọng điệu trở nên khàn đạc khác thường. Một con chim cú đang đậu trên vai của cậu ta. Khoảnh khắc tự xưng tên khiến cho ông sững sờ như không tin vào những gì mình vừa chứng kiến nữa. Đám vong hồn nghe xong,đứng trầm ngâm một đoạn dài,không ai dám nhúc nhích hay hé môi nửa lời. Thầy phía sau vẫn tủm tỉm cười,trên tay đã thủ sẵn bùa.
– Tôi… Tôi… Biết…lỗi lỗi rồi… Hai Sinh đừng trách móc nữa… Lâu nay không thấy hai Sinh về…bọn tôi cứ tưởng….
– Haha… Haha…. Nghe lời ta dặn,đừng chôn vùi mình trong sự tham lam. Của cho của nhận,cũng chỉ là thứ để ngoài túi. Cái đáng trân trọng hơn,chính là niềm tin,sự yêu thương và lòng trắc ẩn. Hãy để dành tiếng thở dài,sự trách móc cho những lần ta vô tình phớt lờ biến cố của nhau. Hạnh phúc nhất chính là không biết phải bỏ bớt thứ gì ra khỏi cuộc sống,chứ không phải là cố nhồi nhét thêm những ham muốn vật chất tầm thường nữa.
Ông Ba một lần nữa sững sốt tột độ,làm sao cậu trai trẻ này biết được tên thân mật mà ông nội hay gọi ba mình. Ông dường như đã đoán ra được sự việc trước mắt,nhưng nhất thời vì quá xúc động mà không biết phải phản ứng như thế nào.
Một lần nữa,bà Ba Lẹt bật dậy nhưng tâm thế không còn hung hãn hay đằng đẵng âm khí như lúc nãy. Một cái khấu đầu tạ lỗi trước đệ tử của thầy,tiếp tục quay sang lạy ông Ba và Út Dung,trong sự ngỡ ngàng của tất cả. Thầy tiến đến thì thầm gì đó vào tai của đệ tử mình,cùng lúc đó,cậu ta rùng mình vài cái,con chim cú đang đậu trên vai cũng vỗ cánh phầm phập,trước khi cùng con còn lại bay vút lên nhà trên. Ông Ba nãy giờ theo dõi từ đầu đến cuối,vừa sợ hãi vừa xúc động không nói được nên lời.
– Hả..
Hai con chim cú đang đậu chễm chệ trên bàn thờ. Cha con ông Ba vừa đuổi lên đến nơi thì bỗng dưng hai bát nhang bốt cháy dữ dội,ánh sáng phản chiếu lên gương mặt của hai con vật,từng đường nét đang dần dần hiện ra.
– Ba…. Má…
Truyện khác cùng thể loại
34 chương
54 chương
4 chương
417 chương
58 chương
23 chương
78 chương