- Quốc Tuấn à, em hồi hộp quá, liệu cha mẹ anh có thích em không? - Quan trọng là ta thích em hay không chứ cha mẹ ta em lo gì. - Không phải anh cũng lấy lòng Khải sao? Dù gì lần đầu gặp cha mẹ anh, em cũng muốn để lại ấn tượng tốt một chút. Hay anh đóng giả làm mẹ anh nhé, em thử chào hỏi thế này xem có được không? - Con chào bác, con là Thiên Thành...Sao anh lại lắc đầu thế? - Gọi mẹ chồng đi, mẹ anh cũng là mẹ em mà, không phải sao? - Em đang nghiêm túc mà. - Ta đã nghe Quốc Tuấn nói nhiều về con, Thiên Thành thật dễ thương, để ta hôn một phát nào? - Anh này... - Không thích một phát thì thích nhiều phát hả? - Không thèm nói chuyện với anh nữa. Trước mặt mọi người và khi chỉ có riêng ta ở bên, ta cảm giác đôi lúc anh ấy như phân ra làm hai con người đối lập nhau vậy. Như là xung quanh anh ấy, sương mù che phủ, con người ấy cứ ẩn hiện, phải ở bên cạnh anh ấy mới có thể thấu tỏ, mới có thể có cái nhìn "cận nhân tình". Trần Quốc Tuấn trước hết là một con người và sau cùng anh ấy vẫn là một con người. Tuổi đôi mươi năm ấy, chàng thiếu niên ấy trong huyết quản, trong lồng ngực chảy trôi một dòng sông vu vơ xuôi theo câu thơ tình đằm thắm. - Lâu ngày không gặp, Thụy Bà công chúa đến thăm thật quý hóa quá, mau theo ta vào trong. - Bác Trần Liễu cùng bác Nguyệt đã ra trước cổng đợi đón bác Thụy Bà cùng ta và Quốc Tuấn. Quốc Tuấn ghé tai ta: "Cha mẹ chồng của em đấy". Bác Nguyệt vẻ mặt hiền từ, phong thái từ tốn, bác nhìn ta đầy trìu mến, ta không biết tại sao nữa, ánh mắt ấy thực sự rất ấm áp? Bác Liễu có vẻ không thích ta lắm, bác trông rất nghiêm nghị, bác thoáng nhìn qua ta rồi lắc đầu bước đi. Bác Nguyệt nhận ra điều đó liền nhẹ nhàng vỗ vai an ủi ta: "Con là Thiên Thành phải không? Con gái nhà ai mà trông yêu thế này. Con đừng để ý đến ông già khó tính ấy, với ai ông ấy cũng lạnh nhạt như vậy hết". - Mẫu thân, con trai yêu quý của mẫu thân sau bao ngày tháng xa cách mới trở về thăm nhà mà người chẳng quan tâm con chút nào. - Con ấy hả, là con trai yêu quái thì có. Thôi nào, vào trong thôi. Ta có chút buồn vì ngay lần đầu gặp mặt, bác Liễu đã không thích ta rồi. Cũng phải thôi vì ta là hoàng nữ của phụ hoàng, bác hận phụ hoàng nên dĩ nhiên cũng không ưa ta. Những lời động viên của bác Nguyệt có làm tâm trạng ta phấn chấn lên đôi chút cho đến khi một cô nương chạy đến ôm trầm lấy Quốc Tuấn. Anh ấy nheo mắt cười rồi buông lời trêu đùa "Ý Ninh đây sao? Rõ ràng lúc anh đi em còn nhỏ xíu cơ mà, giờ đã lớn đến vậy rồi. Anh nhớ lúc nhỏ hình như có ai lúc nào cũng mè nheo đòi anh phải cõng bằng được nhỉ?" - Anh còn nhớ ư? Dịp đó gần Tết, em nghe lời anh trèo lên cây cao để ngắm cảnh, ai ngờ bị ngã gãy chân luôn. Em giận anh lắm vì Tết đến chẳng đi đâu được, anh liền cõng em đi chơi xuân, nghĩ lại cảm động vô cùng. - Là em ép anh cõng đấy chứ. Rồi sau này chân đã lành nhưng em vẫn đòi anh cõng, thật vô lý mà. - Mấy lần trước anh về qua nhà mà chẳng nói với em một câu? Ngày đầu tiên ở phủ An Sinh Vương... Theo như cách Quốc Tuấn nói thì là ngày đầu tiên ta "ở nhà chồng" và thử xem cảm giác làm dâu sẽ như thế nào. Đêm đầu tiên ta trằn trọc mãi mới chợp mắt được nhưng sáng lại tỉnh dậy rất sớm. Trời sương sớm se se lạnh, ta khoác áo choàng bên ngoài, lấy hai tay chà vào nhau để tạo ra hơi ấm. - Thiên Thành dậy sớm vậy sao? Ta đi lấy nước pha trà sen, con có muốn theo cùng không? Ta cùng mẹ Quốc Tuấn ra ao sen nhỏ để hứng nước sương sớm đọng trên lá sen về tích nước pha trà. Bác nói người xưa đã đúc kết rằng để có một ấm trà ngon cần bốn yếu tố “Nhất thủy - Nhị trà - Tam pha - Tứ ấm”. Nước pha trà được xem là yếu tố quan trọng nhất, có một câu rất nổi tiếng: “Sơn thủy thượng, giang thủy trung và tĩnh thủy hạ”. Nếu lấy nước từ suối thì nên lấy nước ở nơi con suối yên bình và hiền hòa nhất, nếu hứng nước mưa thì không nên hứng nước mưa đầu hạ. Còn bác Nguyệt có bí quyết riêng, hái trà ở đâu, lấy nước pha trà ở đấy. Về cách chọn trà, bác cầm cánh trà và chỉ cho ta, nếu trà có cánh ban, cánh đỏ, cánh dập nát thì chắc chắn trà sẽ không ngon. Kế đến phải ngửi mùi hương của trà, sen có hương của sen, nhài có hương của nhài nhưng đã là hương trà đều phải thanh tao, tươi mát. Pha trà cũng là cả một nghệ thuật. Đầu tiên là châm trà, dùng thìa tre xúc trà vào ấm rồi rót nước, rót từ thấp đến cao, từ nhẹ nhàng đến mạnh dần làm cho cánh chè ngấm dần. Cánh chè quay cuồng chuyển động trong ấm, đượm cả chất tình, vương cả những vụn vỡ đắng cay năm xưa. Chỉ khi uống cạn cay đắng mới có thể nếm trọn vẹn dư vị ngọt ngào. “Duyên, là trà  Duyên, cũng là người  Vì không gặp được, mới sinh tình  Đưa tình vào trà, mới hiểu ra” [ ] Blog Sound of Hope Lá sen già nghiêng mình chở che cho những lá sen non. Bác Nguyệt vung nắm gạo trên tay, ta cứ thắc mắc mãi, sao bác lại đem theo gạo, hóa ra là để dành cho bầy chim sẻ ríu rít kia. Con đường chúng ta đi đôi khi thật tẻ nhạt, phi ngựa thật nhanh, hay ròng rã chạy bộ cũng không khiến nó hết nhàm chán. Chúng ta không cần thay đổi, chỉ cần chân tâm một chút, đôi điều nhỏ nhặt dễ thương cũng khiến ta bất giác mỉm cười. Ta nấp sau chiếc cột bên mái hiên nhỏ ngắm Quốc Tuấn luyện võ, đường kiếm của anh ấy đi tới đâu, ánh mắt ta theo tới đó. Cô nương tên Ý Ninh ấy lại xuất hiện, hai người cùng nhau múa kiếm, ánh mắt nụ cười đầy chân tình. Ta ngồi quỵ xuống, dựa lưng vào cột gỗ, chẳng hiểu sao lại tủi thân đến bật khóc. - Thiên Thành của anh đang khóc phải không. - Đâu có. - Ta che mặt rồi lại đưa tay áo lau mồ hôi đang còn lấm tấm trên trán Quốc Tuấn. - Em bị muỗi đốt sưng hết tay rồi đây này. Yêu anh cả thập kỉ rồi còn ngượng ngùng gì nữa cơ chứ? - Quốc Tuấn nắm lấy cổ tay ta. - Em mất điểm hoàn toàn trước mặt cha anh rồi. Sáng nay em bưng trà lên nhưng lại vấp phải thềm cửa, không may làm đổ hết trà, vỡ tan tành hết ấm chén. - Ta vừa nói vừa mếu máo. - Cha anh sẽ không đồng ý để anh lấy người hậu đậu như em phải không? - Anh làm gì đấy. - Quốc Tuấn kéo ta ngồi lên ghế, nhẹ nhàng tháo giày ta ra xuýt xoa. - Ngón chân em sưng lên rồi đây này. Chút ngọt ngào ấm áp này đáng tiếc lại không thể khiến ta vơi đi thắc mắc về cô nương ấy. - Ý Ninh là nghĩa muội của anh. Em ấy cùng với Tử Đức là con của một vị trung tướng của cha anh đã bị xử tử năm ấy. Là vụ dấy binh ở sông Cái... - Vậy là vừa có cả tình vừa có cả nghĩa? - Phải, vừa là tình vừa là nghĩa! Ai đó đã nói nhân sinh ví như ba đạo trà: đạo thứ nhất, đắng khổ tựa cuộc đời; đạo thứ hai, ngọt tựa ái tình; đạo thứ ba, nhạt như gió thoảng…