Trọng sinh trở về vị trí cũ
Chương 139
Cứ như vậy, vào thành thế nào liền trở thành một vấn đề khó khăn.
Có vài lưu dân thấy có đoàn xe tới, hô lớn: “Phú hộ đến, chúng ta không có gì ăn, bọn họ lại có xe hoa lều cẩm, ném xe ngựa của bọn họ! Cướp đồ của bọn họ!”
Trong lúc kêu to, có vài lưu dân dẫn đầu trẻ tuổi, thân thể vẫn tính là cường tráng bị kích động, hai mắt lộ ra hung quang, tay cầm nông cụ và đao đốn củi ném qua.
Người lớn trong đoàn xe còn đỡ, nhưng có hai đứa nhỏ, Lang Vương không hy vọng những lưu dân đó kinh hách đến hài nhi, bèn phân phó Thường Tiến đi xua đuổi mở đường.
Thường Tiến rút đao xung trận vọt lên trước. Cũng may lưu dân tuy nhiều nhưng phần lớn chỉ là người dân bình thường, tuy rằng quần chúng bị kích động nhưng thấy đều là người cao lớn cường tráng, gương mặt dữ tợn, oán khí lúc đầu suy giảm, không chịu xung phong lên trước.
Thường Tiến là tổ tông của xông pha, đã sớm nhìn trúng cái tên dẫn đầu vừa mới kêu to kia, giơ cao trường đao, sống dao gõ người nọ kêu lên một tiếng gục xuống đất.
Thị vệ phía sau Thường Tiến cũng giương cung bạt kiếm, cảnh tượng trận địa sẵn sàng đón quân địch.
Cho nên mọi người đều lùi lại, thấy có tuấn mã chạy qua chỉ biết la to, nhưng không có ai ngăn cản.
Người Lang Vương chọn lựa đều là tinh nhuệ, trước khi lưu dân phản ứng lại đã toàn lực chạy đến cửa thành. Thường Tiến hô to ngoài thành, hiển nhiên quan quân nhận ra Thường Tiến và Lang Vương, vội vàng mở cửa thành nghênh Lang Vương vào thành.
Lang Vương lo cho vương phủ, không hề ngừng lại, đánh ngựa thẳng đến vương phủ. Đồng thời bảo quan thủ thành đi theo, bẩm báo tình hình của vương phủ trên đường đi.
Quan thủ thành bẩm báo hắn nghi ngờ có người kích động xúi giục, bởi vì hầu hết lưu dân xung quanh đều đã đến quận thành, còn nơi khác chỉ có chút ít lưu dân bản địa.
Lưu dân tụ tập đến đây rồi yêu cầu mở cửa thành cấp đồ ăn nước uống. Tất nhiên quan thủ thành không dám mở cửa thành, nhưng mỗi ngày đều sẽ phát ít nước uống và lương thực cho lưu dân ngoài thành, để tránh bọn họ công thành. Nhưng lưu dân ăn uống càng lúc càng nhiều, cứ tiếp tục như vậy, quận thành không kịp cung ứng nữa. Còn trong thành cũng không lạc quan, bởi vì người dân trong thành cũng thiếu nước thiếu lương, bị kích động đã mấy lần đánh vào vương phủ lấy lương thực.
Lúc này bọn họ đã vào vương phủ, Thường Tiến nhìn mà choáng váng. Chỉ thấy tường thành, cửa lớn và các cửa hông của phương phủ đều bị đóng gỗ, trên tấm ván gỗ còn cắm đầy đinh sắt. Đinh sắt xuyên thấu ván gỗ, lộ ra đầu đinh dài hơn ba tấc, đều hướng về phía ngoài, khiến người ta không thể tới gần. Bờ tường cũng vậy, đinh sắt lộ ra ngoài, canh phòng nghiêm ngặt đề phòng có người leo vào. Chợt thấy toàn bộ vương phủ như bọc trong một tầng áo giáp đinh sắt.
Lang Vương biết đã mất mặt trước nhạc phụ nhạc mẫu, chỉ có thể lệnh cho Thường Tiến gọi người mở cửa, nhưng trong lòng lại nhớ Nhị hoàng tử một món nợ.
Sau khi biết về câu đố thân thế của mình, hắn hiểu ra vì sao Nhị hoàng tử phản bội hắn.
Nếu hắn chỉ là vương khác họ, đó là trợ lực tốt nhất để giúp Nhị hoàng tử đánh bại Đại hoàng tử.
Nhưng hắn lại là nhi tử ruột của hoàng đế, không thể không khiến Lưu Diệm kiêng kị.
Lần này hắn e ngại thanh danh của Quỳnh Nương, không thể vạch trần hành vi của Nhị hoàng tử, nhưng chuyện Hộ Bộ cố tình cản trở Giang Đông thu lương thì hắn lại không thể bỏ qua, một phong tấu chương nộp cho vạn tuế.
Tấu chương này mới chỉ là bắt đầu. Không phải Nhị hoàng tử vẫn luôn mua danh chuộc tiếng, được cả triều ca ngợi sao? Hắn liền từng chút một vạch trần da mặt của tên ngụy quân tử này, để hắn mất ngôi vị trữ quân.
Nhi tử của lão già kia rất nhiều, đến lượt ai cũng không đến lượt Lưu Diệm!
Vào vương phủ, Sở Thịnh về Giang Đông trước, phảng phất như nhìn thân nhân, cứ nói Vương gia trở lại là may rồi.
Quỳnh Nương biết Sở Tà có một đống chuyện vò đầu, nàng sẽ xử lý mọi chuyện vào phủ.
Mấy ngày nay trong quận không an ổn.
Tuy Sở Thịnh về sớm nhưng lại lo dẫn người gia cố ván cửa và đổ bê-tông tường, phòng trong phủ trạch chỉ cần quét bụi thôi.
Có điều trước nay phu phụ Thôi thị không phải người bắt bẻ. Đến nơi này phát hiện biệt viện sắp xếp cho mình thậm chí còn to hơn phủ trạch của bọn họ ở kinh thành, vô cùng an tâm.
Đặc biệt là nhìn thấy đất trong hoa viên, hứng thú bừng bừng nhìn qua vài vòng, bắt đầu nghĩ về lúc cày cấy thu hoạch.
Còn Thôi Truyền Bảo và thê tử chưa thành hôn Trần Kiếm Thu đã sửa mệnh cũng đi thu dọn sân của mình.
Lúc trước bọn họ vội vàng chuẩn bị thành hôn nhưng lại vướng chuyện của Sở Tà, cuối cùng không cử hành hôn lễ. Nhưng trước khi đi, Quỳnh Nương đã gặp phụ thân của Trần Kiếm Thu.
Lúc trẻ phụ thân Trần gia cũng đọc sách mấy năm, đáng tiếc cuối cùng gia cảnh sa sút, cũng chỉ là nhà nông trồng trọt. Lúc gặp mặt Quỳnh Nương, ông nói chuyện vô cùng khách khí.
Đối với chuyện nữ nhi sắp gả vào nhà phú hào, hình như cũng không thấy vui mừng lắm, chỉ là thấy nữ nhi thật sự vừa ý Thôi Truyền Bảo, bèn gặp công tử Thôi gia, hỏi chuyện vài câu rồi không nói gì nữa.
Có điều nữ nhi đã chuộc thân thì không thể không danh không phân đi đến Giang Đông theo, đơn giản qua hôn thư bái phụ mẫu rồi đến Giang Đông tổ chức hôn lễ sau.
Quỳnh Nương rất biết nhìn người, cảm thấy phụ thân Trần gia không giống nhà nông bình thường, khí chất nội liễm của ông cũng không phải là chỉ đọc sách mấy ngày.
Nàng bèn lén lút hỏi Trần Kiếm Thu, nhưng Trần Kiếm Thu lại nói, tuy phụ thân có đọc sách, nhưng lúc nàng còn nhỏ, một đêm nọ phụ thân bỗng thiêu huỷ tất cả sách trong nhà, thỉnh thoảng thấy ông viết sách, viết chữ rất giỏi, nhưng lại không để nhi nữ đọc sách nhận chữ, mà Trần Kiếm Thu cũng là vì đi theo Quỳnh Nương mới đọc sách nhận được vài chữ.
Lúc ấy vì đi vội vàng nên Quỳnh Nương cũng không nhiều lời với phụ thân Trần gia nữa, đưa sính lễ đến Trần gia, lại qua hôn thư ở sở tịch rồi lại vội vội vàng rời khỏi kinh thành.
Vốn tưởng rằng trở về Giang Đông là có thể xử lý hôn sự cho bọn họ, bây giờ thấy Giang Đông loạn như vậy, dân oán lan tràn, Lang Vương phủ không thích hợp xử lý hỉ sự, vẫn phải để sau.
Vì thế hai người vẫn chưa thể ở chung, Quỳnh Nương sắp xếp viện khác cho Trần Kiếm Thu ở.
Nhưng Thu nương làm lụng vất vả đã quen, tự động coi mình như nhi tức Thôi gia, giúp đỡ Lưu thị theo thói quen quê quán, chỉnh màn và bài trí trong phòng.
Đối với Quỳnh Nương cũng chưa dám tự gọi mình là tẩu tử, lại e ngại Lang Vương nói không được gọi là tiểu thư nên gọi Vương phi như cũ.
Quỳnh Nương sắp xếp tôi tớ dọn sân giúp cha nương, sắp xếp phòng ngủ cho hai đứa nhỏ rồi lại tuần tra một vòng, phát hiện Sở Vương phủ còn to hơn phủ trạch kinh thành.
Nàng đi đến Phật đường, phát hiện bên trong không cung phụng thần phật mà là bài vị phụ mẫu Lang Vương.
Hơn nữa bức họa của hai người không ngồi nghiêm chỉnh quy củ. Mà là một người ngồi, người khác đứng sau ghế dựa, công công của nàng tướng mạo anh tuấn, lúc này đang cúi đầu thâm tình nhìn nữ tử mặt mày dịu dàng đang ngồi trên ghế, dáng vẻ phu thê tình thâm.
Cũng không biết là vị họa sư nào, miêu tả nhân vật giống như đúc, cách lớp giấy vẽ, Quỳnh Nương cũng có thể cảm nhận được sự dịu dàng giữa bọn họ.
Vì thế nàng tiến lên thắp hương, kính cẩn quỳ lạy.
Lang Vương phân phó mấy nơi gần quận huyện mở kho phân phát lương thực cho nạn dân rồi tới tìm Quỳnh Nương, thấy Quỳnh Nương đang quỳ trên gối dâng hương cho bài vị phụ mẫu của hắn.
Nhìn từ phía sau, dáng người yểu điệu kia thật sự là tiểu cô nương chưa xuất giá.
Vẻ mặt hắn dịu dàng, bước qua: “Tức phụ người ta gặp công công bà bà đều e lệ ngượng ngùng, nàng thì ngược lại, tự mò qua gặp, cũng thật không biết e lệ.”
Quỳnh Nương quay đầu banh mặt nói: “Lâu rồi mới trở về, không nhanh thỉnh an phụ mẫu còn lắm lời vô nghĩa như vậy!”
Cả Đại Nguyên triều chẳng có ai dám răn dạy Sở Tà như vậy, nhưng hắn lại thích nghe tiểu nương này quản giáo mình, từng câu từng chữ đều lộ ra nghiêm khắc và từ ái của di mẫu.
Hắn bật cười, dâng hương cùng lạy phụ mẫu.
Quỳnh Nương hỏi: “Sao không thỉnh cống nhị lão ở từ đường?”
Sở Tà vừa kéo nàng đứng dậy vừa nói: “Nơi này là Phật đường của mẫu thân bổn vương lúc còn sống, có điều bà ấy rời đi sớm như vậy, có thể thấy Tôn Phật này cũng không phải Phật giỏi gì, chi bằng không cần, bèn đưa bọn họ đến đây, cũng gần với bổn vương hơn, như vậy ban đêm lúc không ngủ được có thể đến đây thăm bọn họ.”
Quỳnh Nương không nói gì nữa, đây là dã hài tử mất cha nương từ nhỏ, cũng chỉ có hắn mới có thể nói ra lời bất kính thần phật như vậy.
Từ Phật đường ra ngoài, Sở Tà nói: “Ngày khác tìm họa sư này đến vẽ một bức cho chúng ta, tương lai đặt ở từ đường, để hậu bối thấy tổ mẫu của chúng mạo mĩ thế nào, không thể giống những nhà khác, già rồi tóc trắng da mồi.”
Bây giờ Quỳnh Nương không thích nghe hắn nói chuyện sau này, nàng hung hăng giơ tay lên véo cánh tay Sở Tà: “Muốn vẽ thì chính chàng vẽ đi! Bây giờ ta không có trong gia phả Sở gia của chàng, sớm vẽ di ảnh với chàng làm gì!”
Sở Tà nhướng mày: “Đã ở địa bàn của bổn vương rồi còn có thể để nàng chạy? Ngày mai bình định tình hình tai nạn rồi ngoan ngoãn thành thân với bổn vương, bổn vương lại cưới tức phụ, động phòng hoa chúc một lần nữa.”
Lại nói sau khi tấu chương của Sở Tà trình lên, Gia Khang Đế vô cùng phẫn nộ, vội vàng gọi Nhị hoàng tử đến hỏi rõ ràng.
Nhưng thương thế của Lưu Diệm nặng như vậy, đâu thể dậy được?
Uyển tần cũng góp lời đúng lúc, nói hình như Nhị hoàng tử bị thương không nhẹ.
Tuy rằng Nhị hoàng tử đã vội vàng ngăn chặn, không để ai biết tình trạng vết thương của hắn, nhưng tất cả tai mắt quan lại Gia Khang Đế khống chế vẫn còn, sao lại không biết Nhị hoàng tử bị thương ở đâu chứ?
Bây giờ long tâm đã ổn, vừa nghĩ là biết, Nhị hoàng tử làm gì Quỳnh Nương khiến Sở Tà ghen tuông lan tràn.
Ông cũng không phải là phụ thân vô tình, đã sớm phái người thám thính tình trạng vết thương của Nhị hoàng tử, nghe nói thương thế rất nặng, chỉ sợ sau này khó có con nối dõi.
Gia Khang Đế cảm thấy tuy Sở Tà làm việc có nguyên nhân, nhưng ra tay cũng quá nặng, sao có thể xuống tay tàn nhẫn chém như vậy chứ, nhưng sổ con Hộ Bộ can gián vừa lên, ông lại cảm thấy về tình là có thể tha thứ.
Sao Nhị hoàng tử lại hồ đồ như vậy, diệt phỉ uốn cong thành thẳng, suýt chút nữa gây thành thảm hoạ Giang Đông.
Lòng bàn tay mu bàn tay đều là thịt, phụ thân là ông không dễ làm.
Nhưng bởi vì chuyện này mà Sở Tà không đến gặp ông, Gia Khang Đế hụt hẫng trong lòng.
Đúng vào lúc này, Uyển tần mở miệng: “Nghe nói thương thế của nhị điện hạ rất nặng, xưa nay hắn rất nhân hậu, không muốn vạn tuế khó xử, nhưng thương thế này là xuống tay độc ác tàn nhẫn thế nào chứ?”
Truyện khác cùng thể loại
66 chương
18 chương
57 chương
11 chương
73 chương
19 chương
53 chương
28 chương