Trọng Sinh Chi Nghiệt Nô Ngược Bạo Quân
Chương 324
Tuyên Châu là một tòa thành nhỏ ở giữa sa mạc Tây Bắc Đại Chu, giao thông bế tắc, không thông thương, cho nên tòa thành này không có duyên với phồn hoa. Yên lặng tồn tại giữa sa mạc hoang vắng nơi Tây Bắc, ngày qua ngày, năm nối năm, tòa thành cùng với những con người nơi đó dần già cả, sót lại chút gì đó vô cùng độc lập.
La Duy và Vệ Lam cùng nhau sóng vai đứng dưới thành Tuyên Châu, y nhìn thành lũy cao cao to lớn, lại không một bóng người, hỏi Vệ Lam:“Đây chính là Tuyên Châu?”
Vệ Lam chỉ vào tấm biển trên tường thành:“Chỗ đó viết hai chữ Tuyên Châu còn gì.”
“Thật tĩnh lặng.” La Duy nói:“Sao ta lại không thấy bóng người?”
“Nơi này thành nhỏ, người cũng ít.” Vệ Lam đỡ La Duy lên xe ngựa, nói:“Chúng ta vào thành đi.”
Trên đường, người đi đường cũng rất thưa thớt, hai bên không nhiều cửa hàng, thương gia cũng không đứng ở trước cửa mời chào khách, con đường rộng lớn, vô cùng yên tĩnh. Ngược lại, một chiếc xe ngựa xa lạ và người đánh xe thu hút hết sự chú ý của người đi đường.
La Duy ngồi ở trong xe, có thể nghe thấy tiếng vó ngựa đạp trên con đường đá xanh, nhìn con đường dưới chân, La Duy ngạc nhiên hỏi Vệ Lam:“Sao nơi này lại dùng đá xanh lát đường?” Bọn họ đi qua nhiều thành trì ở Tây Bắc như vậy, những thành trì Tây Bắc đều dùng đá vàng trải trên đường, Tuyên Châu thành nhỏ, lại dùng phiến đá xanh lát đường giống Giang Nam.
Vệ Lam không hiểu ý La Duy:“Lát đường thì sao cơ? Thứ này không phải dùng để lát đường?”
“Đương nhiên không giống!” La Duy ngồi bên cạnh Vệ Lam, nói:“Đây là vật liệu của Giang Nam, chỗ này là Tây Bắc mà, không biết có loại đá này hay không nữa.”
“Vị tiểu ca nhi này nói đúng!” Ven đường, một ông lão nghe được lời La Duy nói, lớn tiếng đáp lời hai người trên xe.
Vệ Lam ngừng dây cương.
“Đại gia.” La Duy cười với lão già:“Tuyên Châu có quan hệ gì với Giang Nam sao ạ?”
“Tổ tiên của chúng ta chính là người Giang Nam đến tị nạn.” Ông lão được La Duy gọi một tiếng đại gia, cười híp mắt:“Các ngươi nhìn nhà cửa ở đây xem, đều là kiểu dáng của Giang Nam.”
Khi La Duy mới vừa vào thành, đã cảm thấy nhà cửa nơi đây vô cùng quen thuộc, lúc ông lão này nhắc tới, y phản ứng lại, đá xanh tường xám, không phải chính là đặc trưng vùng sông nước Giang Nam sao? “Tường đầu ngựa!” La Duy chỉ vào nóc nhà phía sau ông lão.
<img alt=hongcun3-1 src="https://static./chapter-image/trong-sinh-chi-nghiet-no-nguoc-bao-quan/hongcun3-1.jpg" data-pagespeed-url-hash=3048396147 onload="pagespeed.CriticalImages.checkImageForCriticality(this);"/>
“Nghe giọng tiểu ca hình như là người kinh đô hoặc vùng lân cận, mà lại biết tường đầu ngựa, tiểu ca từ Giang Nam đến?” Lão già hỏi La Duy.
Vệ Lam lúc này đỡ La Duy xuống xe ngựa, đứng ở trước mặt lão già.
Ngay khi La Duy và lão già nói với nhau mấy câu, chung quanh bọn họ đã có thêm mấy người già, thành này ít khi có người lạ đến, tất cả mọi người đều rất tò mò về hai người này.
“Con lớn lên ở ngoại thành thượng đô.” La Duy nói:“Sau lại trở về Giang Nam sống, nhưng quan nhân(1) nhà con là người Tuyên Châu.”
(1) Quan nhân ( 官人): Chồng =))))))
Một câu quan nhân của La Duy, khiến ánh mắt đám người đều dừng lại ở Vệ Lam.
Tuy không phải là lần đầu tiên La Duy gọi hắn là quan nhân, thế nhưng Vệ Lam vẫn toét miệng cười, nếu ngày nào y cũng chịu gọi thế thì hay biết mấy.
La Duy thấy Vệ Lam không nói lời nào, lại cười ngây ngô, liền kéo kéo Vệ Lam.
“Vị tiểu ca này là người Tuyên Châu?” Ông lão vừa nói chuyện với La Duy hỏi Vệ Lam ói.
“Vâng.” Vệ Lam gật đầu nói:“Con đã đi khỏi đây mười mấy năm rồi.”
“Cha mẹ ngươi là ai?” Ông lão vội hỏi:“Ngươi nói tên ra xem, nói không chừng chúng ta đều biết.”
Vệ Lam nhìn nhìn La Duy, hắn không biết phụ thân mình là ai, phải trả lời như thế nào đây.
“Quan nhân của con nếu có thể sống ở Tuyên Châu, thì cần gì phải ra đi từ nhỏ?” La Duy nói:“Cha mẹ đều không còn nữa ạ.”
“Trước kia con ăn xin trên đường…” Vệ Lam nói:“Cùng mẹ con, khi đó mọi người đều gọi bà là Vệ thị.”
“Vệ thị?” Mấy ông già đều hồi tưởng, người trong thành này họ đều biết, một nữ tử cả ngày mang theo con nhỏ xin ăn trên đường, mười mấy năm đã qua, ký ức có chút mơ hồ, dung mạo nữ tử đã không còn nhớ rõ, nhưng mọi người đều nhớ có một khất phụ như vậy.
“Khi đó ngươi còn là trẻ sơ sinh?” Ông lão hiển nhiên nhớ tới hai mẹ con trong lời Vệ Lam, ánh mắt chợt sáng lên, hỏi Vệ Lam:“Có phải mẹ ngươi mai táng ở sông Xích Thủy?”
“Sông kia tên Xích Thủy ạ?” Vệ Lam ngượng ngùng cười cười, nói:“Con không nhớ rõ tên nó nữa.”
“Khi đó ngươi còn nhỏ.” Một ông già nói:“Ta nhớ rõ sau khi mẹ ngươi mất, ngươi cũng không thấy đâu, mấy năm nay đã ở nơi nào?”
“Đi theo một đội kỵ mã ạ.” Vệ Lam nói:“Cuối cùng đến Giang Nam, lập gia đình, rồi mang theo bạn nhi (2) trở lại.”
(2) Bạn nhi: bạn là bầu bạn, nhi ở đây là con trai, ý là vợ nhưng mà là con trai
Đám người già nhìn La Duy, bọn họ chưa từng thấy thiếu niên nào xinh đẹp như thế.
La Duy hào phóng cười với mọi người.
“Ta nhớ ra rồi!” Một lão già vỗ tay ba tiếng:“Ngươi là Nam ca nhi! Vệ Nam!”
La Duy và Vệ Lam đều có chút kinh hỉ, xa quê từ nhỏ, mười mấy năm sau lại trở về, không ngờ về tới nơi vẫn còn có người nhớ rõ tên họ Vệ Lam.
“Vâng, con tên Vệ Lam.” Vệ Lam nói:“Đại gia còn nhớ rõ tên con?”
Lão già đắc ý nói:“Trí nhớ chúng ta vẫn tốt lắm, người trong thành này, ai ta cũng nhớ hết, đừng nói Nam ca nhi ngươi rời đi mười mấy năm, cho dù người rời đi ba mươi năm ta vẫn nhận ra!”
“Lão già này lại bốc phét!” Ông lão bắt chuyện với La Duy ngay từ đầu cười mắng một tiếng.
Mấy ông già tụ lại cùng một chỗ, chen chúc nhau, kể về tất cả những người trong thành, so trí nhớ, nhất thời tranh giành đến túi bụi.
“Ta thích nơi này.” La Duy nhẹ giọng nói với Vệ Lam.
“Thích là được rồi.” Vệ Lam cũng nhẹ giọng đáp lời.
“Đừng ồn nữa!” Cãi nhau một hồi, mấy lão già chợt nhớ tới La Duy và Vệ Lam, ngửa cổ hét:“Đều già khú rồi, lại để hai ca nhi chế giễu!”
Lúc này mấy ông lão mới lại dời lực chú ý lên La Duy và Vệ Lam.
“Không sao đâu ạ.” La Duy vội nói:“Chúng con còn chưa quen chỗ này, nghe các đại gia nói chuyện, cũng biết thêm không ít về Tuyên Châu.”
“Nam ca nhi.” Một ông già hỏi Vệ Lam:“Lần này ngươi trở lại, còn đi nữa hay không?”
“Không đi ạ.” Vệ Lam nói:“Con muốn ở hẳn đây.”
“Cũng hay.” Ông già nói:“Lá rụng về cội, lang bạt ở bên ngoài, vẫn chẳng nơi đâu bằng cố hương.”
“Vậy các ngươi muốn ở trong thành, hay là ở ngoài thành?” Lại một lão già khác hỏi.
“Ngoài thành cũng có thể ở ạ?” La Duy hỏi, dọc đường y chỉ thấy ngoài thành toàn cát vàng, như vậy cũng có thể ở sao?
“Nam ca nhi không nhớ gì hết à?” Lão già lại hỏi Vệ Lam.
Vệ Lam mờ mịt lắc đầu, kỳ thật với hắn Tuyên Châu này cũng vô cùng xa lạ, hắn không biết nhiều hơn La Duy là bao.
Truyện khác cùng thể loại
12 chương
7 chương
60 chương
7 chương
30 chương
122 chương