Trảm Lư Bảo Kiếm Tác giả: Từ Khánh Phụng nguồn truyện Hồi 18 - Chuyện xưa như mây khói Nguồn: VNthuquan Nói xong, chàng uống cạn chén nước ấy, Kiến Tính lại rói chén khác cho chàng, mỉm cười nói tiếp: - Lúc ấy cả Thiên Lạc với tôi đều khoan khoái Vô cùng, nhưng phải giết chết mười tám mạng một lúc như vậy có phải là chuyện chơi đâu, nhất là mấy tên ác chủ lại là những tay cường hào ác bá của các miền Kinh Tương với Vu Oán nên Thiên Lạc vội lấy thuốc dịt mặt tôi để chỉ huyết, rồi song song cao chạy xa bay đi núi Ô Mông ngay. Tư Mã Ngạn nói tiếp: - Phải! Sớm thoát ly hoàn cảnh đó cũng hay! Nhưng tại sao am chủ lại vào cửa phật như thế này? Kiến Tính đại sư vừa cười vừa đáp: - Khi chúng tôi vào tới núi Ô Mông thì cũng vào một đêm sáng trăng như đêm nay. Hai chúng tôi đi đến cạnh một cái đầm nước, bàn tán nhau làm thế nào để sinh sống? Tôi nhìn xuống mặt nước, trông thấy bộ mặt xấu xí Vô cùng, thực không xứng đôi vừa lứa với Thiên Lạc, nên tôi định nhảy Vô đầm tự tử để mong được giải thoát! Tư Mã Ngạn lắc đầu đáp: - Am chủ là người có tiên cốt, tư chất siêu phàm như vậy, sao lại có ý nghĩ như người thường tục như thế! - Vâng! Yù nghĩ ấu trĩ ấy của tôi quả thực tầm thường quá! Nhưng mà niệm vừa nổi lên thì duyên phận đã tới ! Nghe tới đó, Tư Mã Ngạn liền xua tay, vừa cười vừa nói tiếp: - Am chủ đừng nói vội! Để tôi thử đoán xem có đúng hay không nhé? Tư Mã thí chủ có thể đoán đúng được ư? - CÓ phải lúc ấy ma niệm của am chủ vừa nổi lên thì bỗng có ba tiếng mõ vọng tới, khiến am chủ với Thiên Lạc huynh đều cảm thấy trong người mát dịu và nhìn thấy ánh trăng ở trên mặt nước liền giác ngộ, và nghĩ đến chuyện quy y tam bảo không? Kiến Tính đại sư ngắm nhìn Tư Mã Ngạn, lắc đầu rồi thở dài nói: - Tư Mã thí chủ thông minh thực! Thí chủ còn thông minh hơn tôi với Thiên Lạc nhiều! - Nếu tôi đoán không sai, thì ba tiếng mõ ấy thể nào cũng là của Đại Trí Thiền Sư đã gõ lên, người mà cứ muốn dẫn độ cho Du Thiên Lạc huynh phải không? Kiến Tính đại sư gật đầu, đáp: - Thí chủ đều đoán đúng hết cả! Tôi với Thiên Lạc đã tỉnh giấc mộng trần, nên song song vái Đại Trí thiền sư làm sư phụ, rồi tôi chọn nơi đây, xây am Kiến Tính này để tu hành. Tư Mã Ngạn nghe tới đây liền đứng dậy vái chào, vừa cười vừa nói tiếp: - Tư Mã Ngạn xin chân thành mừng cho am chủ ! - Mời thí chủ ngồi xuống! Chúng ta đã là bạn đạo nghĩa với nhau thì hà tất phải khách sáo như vậy! - Am chủ đã có nơi tu hành rồi, thế còn Thiên Lạc huynh đâu? Anh ấy đã cắt tóc đi tu, hay cùng Đại Trí thiền sư đi vân du bốn bể để kết thiện duyên? - Tuy thiền sư đã thâu anh ấy làm đệ tử, nhưng chưa cho anh ấy cắt tóc vội. Không biết ông ta đã giao phó nhiệm vụ gì, hiện đã bảo anh ấy đi Hắc Hải rồi. Tư Mã Ngạn thấy Thiên Lạc với Hương Thiền cùng đi tu cả, một người là đệ tử của Đại Trí thiền sư, một người biến thành Kiến Tính am chủ . Chàng ngẫm nghĩ giây lát rồi mỉm cười hỏi tiếp: - Tài ba gầy đàn tỳ bà của am chủ, có thể nói là tuyệt trần. Nhưng vừa rồi tiếng đàn mà tại hạ nghe thấy, hình như cũng cao minh tuyệt đỉnh lắm . Không biết người ấy là ai, am chủ có thể giới thiệu cho Tư Mã Ngạn làm quen với không? - Người ấy là bạn mới của tôi và cũng có thể nói là lão sư của tôi được, không những tài gầy đàn cao tuyệt, mà các môn văn võ đều tinh xảo Vô cùng. - Một cao nhân như vậy, khi nào tại hạ chịu bỏ lỡ, xin am chủ mau . . . Kiến Tính lắc đầu, đỡ lời: - Đức Phật đã nói: "Hai chứ nhân duyên thực là diệu tuyệt, khi nhân duyên chưa đến thì dù có cách nhau rất gần cũng không gặp gỡ được nhau, mà khi nhân duyên đã đến thì dù ở dưới chín suối cũng có thể gặp được nhau." - Am chủ nói như vậy, có phải là người bạn tâm giao ấy của am chủ đã rời khỏi nơi đây rồi không? Kiến Tính đại sư gật đầu đáp: - Tôi vừa tiễn ông ta thì thí chủ vừa tới gõ cửa! "Rõ ràng tiếng đàn vừa dứt thì mình đã tới trước cửa am rồi, sao am chủ lại bảo người đó đã đi rồi?" Tư Mã Ngạn vừa ngẫm nghĩ vừa hoài nghi nhưng chàng không tiện cãi lại. Chàng chỉ muốn hỏi thăm xem tên họ và lai lịch của người bạn ấy ra sao thôi, nhưng chàng chưa lên tiếng hỏi thì Kiến Tính đã hỏi trước: - Sau khi chia tay, thí chủ rời khỏi VÕ Xương, đến giờ đã qua những đâu, đã làm những gì, có thể nói cho tôi biết không? Tuy Tư Mã Ngạn không biết Kiến Tính muốn hỏi như thế để làm gì, nhưng mình hỏi người ta nửa ngày rồi, bây giờ người ta hỏi lại, mình không kể sao được? Vì vậy, chàng mới kể hết chuyện của mình cho Kiến Tính nghe . Nghe xong, Kiến Tính niệm một câu phật hiệu, rồi thở dài đỡ lời : - Mã Không Quần đáng ghét, Tư Mã Ngạn đáng kính, âu Dương Thúy đáng thương, Cơ Lục Ỷ đáng hận! Mối tình của thí chủ với âu Dương Thúy thực là một mối tình rất trong sạch và rất ly kỳ, trong võ lâm chưa hề có bao giờ. Chuyện này có thể thành một giai thoại để lưu truyền đời đời kiếp kiếp đấy! Gợi lại chuyện buồn, Tư Mã Ngạn không sao nhịn được, liền thở dài, ứa nước mắt ra nói tiếp: - Nghĩ đến cuộc hẹn ước Tiêu Hồn và đêm Trung Thu ấy, tôi lại đau lòng Vô cùng và không sao cầm lệ được . Từ này kẻ ở trên trời, người ở dưới trần . . . - Sao lời nói của thí chủ lại mâu thuẫn đến thế? Vừa rồi thí chủ nói âu Dương Thúy chưa chết là gì? - Tôi có bảo là nàng chết bao giờ đâu? - Nếu âu Dương Thúy đã chết thì lần thứ hai thí chủ đã tái nhập hang động bí mật này ấy, tại sao lại không trông thấy xác của nàng ta ở đó như thế? - Tôi cho là xác của nàng đã bị người ta lấy trộm? - Không có lý! Hang động ấy, người ngoài thì làm sao mà vào được? - Hay là bạn thân của âu Dương Thúy đã lấy trộm xác của nàng cũng chưa chừng? - Yù kiến của thí chủ cũng như ý kiến của tôi. Nhưng tôi hãy hỏi thí chủ một câu này. Nếu thí chủ là bạn thân của âu Dương Thúy, mà biết nàng đã uống thuốc độc tự tử như vậy, chẳng hay thí chủ sẽ xử trí như thế nào, theo hai câu hỏi sau đây: "Thí chủ muốn nàng vĩnh viễn nằm yên ở trong hang động ấy? Hay là lấy trộm xác của nàng đem đi, khiến nàng cũng không được yên lành?" - Tất nhiên là tôi phải để cho nàng được nằm yên ở trong lòng động bí mật ấy, chứ không có lý do gì lại lấy trộm xác của nàng đem đi như thế! - Thí chủ trả lời như vậy rất hợp lý, tôi cũng căn cứ câu trả lời khá hợp lý ấy mà nghĩ ra hai giả thuyết bất gi bất dịch. - Cái gì là giả thuyết bất di bất dịch. - Điều thứ nhất, là âu Dương Thúy chưa chết. Vì nếu nàng đã chết, người bạn nọ vào được trong hang động ấy thế nào cũng đứng nhìn xác nàng chết điếu viếng một hồi, rồi cứ để cho nàng nằm yên ở đó. Còn điểm thứ hai, tôi đoán chắc âu Dương Thúy không những chưa chết mà lại còn được cứu sống. Tư Mã Ngạn nghe tới đây mừng rỡ Vô cùng, vội hỏi : - Đại sư mau cho biết lý do? - Lý do rất giản gị, nếu người bạn đó đã không có cách nào cứu nàng thoát chết, thì còn đem xác của nàng đi đây đi đó làm gì? - Phải đấy! Phải đấy! Lúc đó tôi không nghĩ đến vấn đề ấy! - Bao giờ người trong cuộc cũng bị lú lấp trí khôn hơn, nhất là thí chủ lại là người chí tình chí nghĩa như vậy, vừa vào tới trong đó trông thấy cảnh cũ đã đau lòng lắm rồi, thì còn đầu óc đâu mà nghĩ đến vấn đề ấy nữa. Tư Mã Ngạn bỗng trợn mắt lên nhìn Kiến Tính một hồi, rồi cười ha hả một cách rất khoan khoái Kiến Tính ngạc nhiên, mỉm cười nói : - Tôi nói âu Dương Thúy không những chưa chết, mà lại đã được cứu sống, khiến ai nghe thấy cũng cho là hợp lý, nhưng đó cũng chỉ là một sự ước đoán thôi, sao thí chủ lại đột nhiên mừng rỡ đến như thế? - Đại sư, tôi cũng có một ước đoán. - Xin cho biết cao luận. - Vì âu Dương Thúy uống Đồng Tâm Cửu Độc Thảo, phải có Đại Hoàn Đơn mới cứu khỏi, mà viên thuốc ấy lại giấu ở trong cái hộp Bát Bảo Thần Nê, vì tôi không biết nên đã tặng cho Đại Trí thiền sư, cho nên tôi đoán chắc may ra cô ta đã được Đại Trí thiền sư cứu giúp . . . cho nên tôi nhận thấy nàng ta không những đã được thiền sư cứu Cho thoát chết, mà còn được quen biết đại sư nữa là khác. - Linh cơ của thí chủ ở đâu tới mà càng nghĩ càng huyền diệu như thế? - Tôi còn đoán, không những cô ta đã quen biết đại sư, mà người vừa đánh đàn hồi nãy cũng chính là cô ta. Hiện giờ cô ta vẫn còn ở trong thiền phòng của đại sư nữa. Chàng vừa nói vừa nhanh như điện chớp, phi thân vào trong thiền phòng của Kiến Tính ngay, nhưng trong đó không có hình bóng của một người nào hết, trái hẳn với sự ước đoán của chàng Kiến Tính thấy thế, mồm niệm phật hiệu, thở dài nói tiếp: - Không ngờ thí chủ lại si mê âu Dương Thúy đến thế! Tư Mã Ngạn mặt đỏ bừng, rầu rĩ, không nói năng gì hết . Kiến Tính mỉm cười nói tiếp: - Xin thí chủ hãy nghĩ lại xem, cái hộp đất trong có Đại Hoàn Đơn mà thí chủ đã tặng cho Đại Trí thiền sư ở trên lầu Hoàng Hạc vào giờ nào, ngày nào? Tư Mã Ngạn tính đốt ngón tay một hồi rồi đáp: - Mười hai tháng giêng. - Lúc ấy âu Dương Thúy uống cỏ độc đã được trăm ngày chưa? - Đến hai mươi bẩy tháng Tám là hết hạn trăm ngày. - Vậy từ hai mươi bẩy tháng tám năm ngoái cho đến mười hai tháng giêng năm nay lại Cách nhau hơn trăm ngày nữa, như vậy âu Dương Thúy tái sinh không phải là nhờ ở Đại Hoàn Đơn đi cứu chữa cho nàng. Nếu đúng như lời thí chủ vừa đoán, do Đại Trí thiền sư đem Đại Hoàn Đơn đi cứu chữa cho nàng thì có lẽ lúc ấy thân thể của nàng đã tan rã hết rồi, và đã biến thành một bộ xương trắng hếu rồi thì còn cứu chữa làm sao được nữa? Tư Mã Ngạn hổ thẹn Vô cùng và nghĩ bụng: "Sao bỗng nhiên mình có một bộ óc quá thông minh mà lại ước đoán một sự bất hợp lý như thế! " Kiến Tính thấy Tư Mã Ngạn hổ thẹn như vậy, liền nói lảng sang chuyện khác, mỉm cười hỏi: - Tôi nghe Đại Trí thiền sư nói ông ta có để lại mấy câu kệ ở trên vách núi Vu Sơn. Không biết thí chủ có trông thấy không? - Có, tôi còn nhớ những câu đó như sau: Trông nhân gì được quả nấy y không phải là y, ta vẫn là ta Giang hô đàn kiếm, tâm địa vi tiên ác giả tật theo, thiện giả tật toàn. " - Mấy câu ấy chỉ nhấn mạnh phúc thiện họa ác, nhân quả không sai đấy thôi, chứ trong đó không có câu kệ nào là nói chuyện tương lai cả. Riêng chỉ có hai câu: "Tâm địa vi tiên" và "y không phải là y" là hơi khó hiểu thôi . - Lúc ấy tôi cũng nhận thấy hơi khó hiểu thực, nhưng bây giờ thấy ứng nghiệm rồi. Câu đó rõ ràng ám chỉ Thôi Minh Quế không phải là tên thật mà là do Mã Không Quần giả dạng đấy. - Đại Trí thiền sư quả thực là một vị đắc đạo cao tăng, nên ông ta đã biết trước những chuyện tương lai, và biết trong võ lâm thế nào cũng có một trận tai kiếp không sao tránh khỏi được. - Lão Thiền Sư nói rất đúng. "Giang hồ đàn kiếm, tâm địa vi tiên", chúng ta đã hành hiệp giang hồ thì chỉ luận thị phi thôi, chứ bất chấp lợi hại, không bị quyến rũ, không sợ chết chóc, không biết cái gì là ty hung xu cát, cái gì là tai kiếp tới nơi . Tư Mã Ngạn nói tới đó bỗng nghĩ tới một việc, lại mỉm cười hỏi Kiến Tính tiếp: - Trong lúc nói chuyện, chẳng hay lão thiền sư có nói cho đại sư hay một thiếu niên trẻ đẹp tên là Trang Bá Lạc không? Kiến Tính ngẫm nghĩ giây lát rồi gật đầu đáp: - CÓ ông ta còn bảo Bá Lạc hơn Thiên Lạc nhiều, nhưng so sánh với thí chủ thì không ai hơn ai kém. - Tôi bằng sao được Bá Lạc? Nhưng về phẩm cách thì hình như y . . . Kiến Tính thấy Tư Mã Ngạn nói như thế, ngạc nhiên và vội đỡ lời : - Thí chủ cho phẩm cách của Bá Lạc rất kém hay sao? - Tư Mã Ngạn liền kể chuyện Bá Lạc mới trông thấy Lục Ỷ đã chung tình như thế nào cho Kiến Tính hay. Nghe xong, Kiến Tính lắc đầu thở dài và nói tiếp: - Chữ tình với chữ sắc, người ta thật khó mà vượt qua nổi. Đã có biết bao nhiêu anh hùng đã khốn khổ vì hai chữ ấy. Nếu kết giao với dâm nữ có tâm địa ác độc như rắn rết như Lục ỷ, thì thế nào cũng bị tai kiếp. Đại Trí thiền sư cứ khen ngợi Bá Lạc là kỳ tài hiếm có, nếu thí chủ có gặp lại y, mong thí chủ khuyên y để y tỉnh ngộ, thoát khỏi chỗ lầy lội đó cũng là một công đức lớn đấy. Tư Mã Ngạn gật đầu lia lịa và nghĩ bụng: "Nếu ta gặp Bá Lạc, thế nào ta cũng nói cho y biết Lục Ỷ là người dâm tà ác độc như thế nào, để y biết hối cải, dứt khoát ngay với yêu nữ. / Hai người truyện trò đến lúc trời sáng tỏ. Vì phải đi núi VÔ Lượng phó ước, Tư Mã Ngạn liền cáo biệt Kiến Tính rồi vội vàng đi luôn. Ngờ đâu chàng chưa ra khỏi khu núi Ô Mông thì lại gặp một người bạn cũ . Thì ra chàng đang đi, bỗng nghe thấy có tiếng hát quen thuộc vọng tới. Chàng vội đưa mắt nhìn về phía đó, thấy một thiếu niên áo trắng đang đứng ở trên đỉnh núi ngâm nga ca hát. Tuy chàng chưa trông thấy rõ mặt người đó, nhưng cũng đã biết là Trang Bá Lạc rồi. Chàng rất ngạc nhiên, không hiểu tại sao yêu nữ lại không đi cùng với Bá Lạc? Chàng liền lớn tiếng ca hát một bài . Bá Lạc đang đứng ở trên đỉnh núi, bỗng nhiên nghe thấy phía sau có tiếng ca hát vọng tới, vội quay đầu lại nhìn, thì thấy Tư Mã Ngạn đang đi lên, mồm vẫn nghêu ngao hát câu : "Thúy Nga hồng phấn thuyền quyên kiếm, sát tận thế nhân nhân bất tri" (Phấn son của Thúy Nga, kiếm thuyền quyên giết chết không biết bao nhiêu người đời mà người đời vẫn không hay) Bá Lạc đã nhận ra người đó là Tư Mã Ngạn rồi, liền tiến lên nghênh đón, chắp tay vái chào và nói : - Không ngờ lại được gặp Cảnh huynh ở đây. Nghe giọng ca, Bá Lạc cũng đoán được ngoài huynh ra, không còn ai có giọng ca như vậy. Tư Mã Ngạn vội đáp lễ và trả lời : - Từ khi cách biệt đến giờ, Trang huynh vẫn mạnh giỏi đấy chứ? Sao huynh lại ca tụng đệ đến như thế? - Hai câu : "Thúy Nga hồng phấn thuyền quyên kiếm, sát tận thế nhân nhân bất tri" thiền cơ biết bao và có ý nghĩa sâu sắc biết bao! - Hai câu thơ ấy rất tầm thường, người nào tự cho mình là đạo mạo cũng thường hay ngâm nga tới. Hôm nay đệ cao hứng cũng là bắt chước người ta mà ca hát, chứ có lạ lùng gì đâu mà huynh lại tán thưởng đến như thế? - Cảnh huynh khiêm tốn thực! Người biết ngâm nga hai câu ấy rất thường, nhưng người mà hiểu được ý nghĩa của hai câu ấy lại rất hiếm, những người tự cho mình là đạo mạo mồm vẫn thường dùng hai câu ấy để khuyên kẻ khác, nhưng khi vắng người, y lại chui rúc vào trận phấn son và trong tấm bình phong xác thịt ngay. - Nhưng biết đâu đệ lại chả là hạng người giả đạo mạo? - Người tuyệt sắc như Lục Ỷ mà cũng không lay chuyển nổi lòng sắt đá của huynh, thì bọn phấn son tầm thường mê hoặc sao nổi Cảnh huynh? Tư Mã Ngạn bỗng nghĩ tới một việc gì đó, liền trố mắt lên nhìn Bá Lạc và từ từ hỏi : - Đệ có một việc này đang thắc mắc không hiểu, muốn hỏi huynh. - Việc gì thế? Xin huynh cứ nói đi! - Lần trước chúng ta gặp nhau ở trên Vu Sơn. Lúc ấy đệ cải trang hẳn hoi, mà bây giờ thì không. Sao huynh mới gặp mặt đã nhận ra là đệ như thế? - Đệ không những đã nhận ra được hai bộ mặt của huynh mà còn biết tên họ thực của huynh không phải là Cảnh Thiên Tâm mà là Tư Mã Ngạn nữa.