Tống Thì Hành
Chương 447
Ngày mùa hè nắng chói chang, sắp đi qua.
Tống Kim hai bên tuy rằng ký kết Minh thư, nhưng bắt đầu chấp hành lại không phải là chuyện dễ. Cũng ngay lúc này Thái Thượng Đạo Quân Triệu Cát khởi hành từ Kim Lăng quay về Đông Kinh. Bên trong thành Khai Phong nhất thời cũng vì chuyện này mà trở nên càng xao động.
- Nguyên Tắc, Lang quân trực đã mấy ngày, cũng không biết là vì duyên cớ gì?
Bên trong Chư Suất Phủ, Cao Nghiêu Khanh rót một chén nước cho Trần Quy, rồi ngồi xuống, nhìn như thể không thèm để ý đến, thuận miệng hỏi.
Trần Quy vào Chư Suất phủ đã nhiều ngày, dần dần cũng có chỗ đứng vững vàng.
Luận công danh, y xuất thân Trung Minh Pháp khoa Tiến sĩ, hơn hẳn Chu Mộng Thuyết, luận năng lực y từng làm Huyện thừa An Lục, cũng có kinh nghiệm dẫn binh xả thân vì triều đình. Thêm nữa y là do Chu Quế Nạp giới thiệu, lại còn cùng phái với Thái Tử Triệu Kham, cho nên làm nên chuyện cũng sẽ không có nhiều cản trở. Cao Nghiêu Khanh là xuất thân từ trường Thái học, nhưng luận về tài cán lại kém Trần Quy. Thêm nữa cha của gã Cao Cầu không còn là Thái Úy Điện Tiền Đô, chức vị Điện Soái đã bị anh họ của Triệu Hoàn là Vương Tông Trụ thay thế, tự nhiên giảm bớt thế lực của con ông cháu cha. Ngày bình thường gã phụ trách công việc thủ tục trong Chư Suất Phủ, cùng với Trần Quy qua lại rất gần.
Ngọc Doãn đã mấy ngày chưa xuất hiện, khiến cho Cao Nghiêu Khanh không khỏi cảm thấy nghi ngờ.
Gã nghe được tin tức, Thái Tử thân quân chuyển quân đến Chân Định. Theo lý mà nói, hiện giờ chắc hẳn là lúc Ngọc Doãn bận rộn, hết lần này đến lần khác không thấy bóng dáng của Ngọc Doãn, khiến gã không khỏi sinh ra một chút băn khoăn.
Trần Quy lại nheo mắt uống một hớp nước.
- Nha nội, chớ cần lo lắng Lang quân, chắc hẳn lúc này hắn cũng vô cùng vất vả đấy.
- Vất vả?
Cao Nghiêu Khanh ngạc nhiên, có chút không hiểu rõ ý tứ trong lời nói của Trần Quy.
Cả ngày, ngay cả người cũng không trông thấy, làm sao mà nói vất vả.
Chỉ có điều gã muốn hỏi, Trần Quy cũng không tự nguyện nói, hai người ở trong phòng tán ngẫu một lúc, Cao Nghiêu Khanh cảm thấy không hứng thú. Liền đứng dậy xin từ biệt.
Đưa mắt nhìn Cao Nghiêu Khanh đi khỏi, Trần Quy khe khẽ thở dài.
Trong mắt hiện một tia sáng. Y lẩm bẩm:
- Cũng không biết tại sao Tiểu Ất trong thời điểm này lại hết sức quyết định tới đó...
Nội dung Tống Kim Minh thư đã truyền khắp thành Khai Phong.
Cho dù dân chúng Khai Phong lòng đầy căm phẫn như thế nào, rốt cuộc kết quả vẫn như thế không thể tránh được.
Miễn là quan lại không có dị nghị, ai có thể ra mặt cản trở? Ca múa, nhảy hát, thời tiết vào thu, đúng dịp phong hoa tuyết nguyệt.
Kết quả là, mọi người lại bắt đầu một vòng chuyện phong hoa tuyết nguyệt mới. Thành Khai Phong như lại phồn hoa phồn thịnh trở lại như xưa.
Lầu Phong Nhạc đã không thể so sánh với năm đó, Phan lầu cũng lộ vẻ suy bại.
Trong thành Khai Phong này hai tửu lầu thịnh vượng nhất ở đây sau khi đã trải qua cuộc chiến vây thành Khai Phong có thể nói nguyên khí đã bị tổn thương nặng nề.
Phùng Thanh “tự sát”, lầu Phong Nhạc bị liên lụy.
Thế cho nên rất nhiều người không dám đến lầu Phong Nhạc vui chơi. Sợ dính đến hai chữ Gian tế. Mã Nương Tử cũng vì vậy mà cảm thấy tâm trí và sức lực tiều tụy, không muốn tiếp tục kinh doanh lầu Phong Nhạc. Sau khi cuộc chiến vây thành kết thúc, Mã Nương Tử liền tìm người muốn mua lầu Phong Nhạc. Sau nhiều lần bàn bạc, quyền kinh doanh lầu Phong Nhạc thuộc về Liễu Thanh. Mã Nương Tử mang theo người nhà rời khỏi Đông Kinh đi đến Tây Kinh, Lạc Dương. Ở chỗ nào cũng có một chút tài sản của nàng, dủ cho nửa đời sau của nàng không phải lo chuyện cơm áo.
Còn Phan lầu tình cảnh cũng không được tốt.
Từ Bà Tích rời khỏi Phan lầu. Gả cho Dương Tái Hưng làm thiếp. Thiếu hoa khôi trấn giữ, Phan lầu có ý mời Phong Nghi Nô một lần nữa xuống núi, thế nhưng Lý Sư Sư xuất gia làm ni, Phong Nghi Nô cũng mất hết ý chí, đàng hoàng làm quý phụ nhân, không muốn lại làm nghề ti tiện. Tư Mã Tĩnh cũng rút tiền từ Phan lầu ra, dường như không có ý định tiếp tục kinh doanh, tầm mắt chuyển đến con đường buôn bán Tây Châu (Tây Châu thương lộ).
Giữa tháng năm, Tây Châu thương lộ mở lại, đám người Liễu Thanh lại một lần nữa đi về phía Tây.
Tư Mã Tĩnh cũng tham dự trong đó, bỏ ra ba trăm ngàn quan tiền vốn. Lần này đi về phía Tây so với lần đầu tiên quy mô rõ ràng lớn hơn rất nhiều. Ngoài gia tộc Hàng Châu Lê Thị và Liễu Thanh ra còn có Tư Mã Tĩnh và Chủng gia Lạc Dương.
Giá trị hàng hóa tổng cộng rất cao đạt một trăm năm mươi bạc triệu, đại quy mô hướng về Tây Châu xuất phát.
Chủng Sư Đạo ném vào gần hai trăm ngàn quan tiền vốn, coi như là Chủng gia ra sức đến đẩy mạnh buôn bán. Không chỉ có như thế Ngũ Nguyên Diêu Thị cũng bắt đầu tiến hành xoay sở tiền vốn, chuẩn bị cho đầu mùa đông năm sau, Mạc Bắc thương lộ mở ra. Trần Đông nói theo như trù tính nếu Mạc Bắc thương lộ mở tra thành công, thì tài sản cá nhân của Ngọc Doãn năm sau đạt tới triệu quan tiền.
Đối với chuyện này, Ngọc Doãn cũng không có lưu tâm.
Nắng gắt cuối thu còn bao phủ Khai Phong nhưng trong núi Tây Đài thật là mát mẻ.
Ngọc Doãn đã nhận được lệnh điều động của Xu Mật Viện, chính thức làm Đô Thống Chế của Thái Tử thân quân, tham nghị Nguyên soái binh mã Hà Bắc, sau trung thu sẽ đến đóng quân tại Chân Định.
Công việc trong quân tự có đám người Trần Quy lo liệu, không cần làm phiền Ngọc Doãn.
Vì thế mà có được khoảng thời gian rỗi rãi hiếm có, dẫn theo người trong nhà đi tới núi Tây Đài.
Một mặt là muốn nghỉ ngơi hồi phục, một mặt là đi tế bái Hoàng Thường một chút.
Thoáng một cái nửa năm đã trôi qua, nguyên nhân vì cuộc bao vây Khai Phong mà Ngọc Doãn còn chưa thể đến lễ tế được một lần. Nay lại lập tức phải bắt đầu lên đường xuất chinh, chuyến đi này không biết đến khi nào mới có thể trở về. Ngọc Doãn tất nhiên muốn tới thăm tế bái một lần.
Sau khi lễ tế Hoàng Thường, Yến Nô và Dương Kim Kiên liền dẫn Ngọc Như và Ngọc Kiều đi chơi.
Ngọc Doãn thì đồng hành cùng Trần Đông, đi quanh núi Tây Đài thẳng tới ngã ba sông, Điền Hành Kiến ở chỗ này chờ đã một thời gian dài...
Chỗ lò mổ ngày trước đã không còn dấu tích.
Liễu Thanh xây ở đây một tửu lầu, vốn định dựa vào phong cảnh thanh tú đẹp đẽ của ngã ba sông này mà kinh doanh một phen, lại không nghĩ quân Kim vây thành, tửu lầu ngã ba sông cũng đã bị cho một mồi lửa cháy sạch. Cũng may mà Liễu Châu buôn bán trên Tây Châu thương lộ tiền lãi đầy túi, cho nên những tổn thất này cũng coi như không. Ngã ba sông vì thế mà hoang phế, có lẽ chờ thời cuộc chuyển biến tốt đẹp hắn sẽ lại đến đây kinh doanh.
Ngọc Doãn cũng coi như là về lại chốn cũ, sau khi cùng Trần Đông rẽ vào ngã ba sông liền đi lên cập bến ở chỗ khúc sông có một con thuyền nhỏ.
Người đang chống sào đẩy thuyền chính là Cao Thế Quang.
Bên trong khoang thuyền hai người đang ngồi là Điền Hành Kiến và Tô Xán, nhìn thấy Ngọc Doãn tiến vào liền đứng cả dậy, làm cho thuyền nhỏ tròng trành một hồi.
- Ca ca gọi ta tới đây chờ, không biết là có gì chỉ bảo?
Lại nói, Ngọc Doãn đã có một thời gian dài không gặp qua Điền Hành Kiến.
Năm Tuyên Hóa thứ sáu Bắc Thượng Thái Nguyên, sau khi ở Biện Khẩu gặp qua Điền Hành Kiến một lần, hai người mặc dù thường xuyên trao đổi thư từ, nhưng chưa gặp lại nhau một lần. Ngược lại Tô Xán hai lần vào Khai Phong tìm Ngọc Doãn, số lần gặp gỡ nhiều hơn so với Điền Hành Kiến.
Loáng một cái đã ba năm
Nhìn Điền Hành Kiến không có thay đổi nhiều chỉ là cơ thể dường như mập hơn.
Cái nốt ruồi trên mặt kia, càng thêm sống động, theo vẻ mặt mà biến đổi nhúc nhích, làm Ngọc Doãn sinh ra cảm giác đáng khinh.
- Thất ca, đã lâu không gặp.
Ngọc Doãn ngồi xuống khoát tay ra hiệu hai người ngồi xuống.
Bây giờ Ngọc Doãn không còn là cái tên tiểu tử trắng tay như khi ở Bắc Thượng Thái Nguyên năm đó.
Nếp sống ở Bắc Tống cởi mở nhưng vẫn như cũ phân chia giai cấp nghiêm ngặt. Tính ra thì Ngọc Doãn hôm nay là quan, còn Điền Hành Kiến và Tô Xán là thủy tặc. Bên ngoài còn treo cái móc thân phận thủy quân. Ở trước mặt Ngọc Doãn dĩ nhiên là lép vế.
Tuy nhiên, nếu không phải là như thế, hai người bọn hắn cũng sẽ không nghe Ngọc Doãn cho gọi mà ngay tức khắc chạy tới Đông Kinh
Sau khi bốn người ngồi xuống, Trần Đông và Tô Xán đưa mắt liếc ra hiệu một cái. Hai người đứng dậy thối lui, khoang thuyền chỉ còn lại hai người Ngọc Doãn và Điền Hành Kiến.
- Thất ca, ta hôm nay tìm ngươi không phải lấy thân phận quan lại mà là lấy thân phận Ngọc Giao Long Khai Phong tìm ngươi giúp đỡ.
Điền Hành Kiến vốn giữ vài phần canh chừng, nhưng sau khi nghe xong Ngọc Doãn nói lời này, liền biến sắc, vẻ mặt lập tức sống động hẳn lên.
Những lời này của Ngọc Doãn đã bao hàm rất nhiều ý tứ.
Không phải là quan chức tìm hắn làm việc mà là lấy thân phận Ngọc Giao Long Khai Phong? Ngọc Giao Long là biệt danh trong giang hồ của Ngọc Doãn, nói cách khác, Ngọc Doãn tìm gã để làm một việc, rất có thể là việc trái pháp luật. Lại làm gã tò mò.
Lấy thanh danh của Ngọc Doãn hiện giờ, lại là cận thần của Thái Tử, rốt cuộc là có chuyện gì, mà khiến hắn phải tìm đến kẻ giang hồ?
Điền Hành Kiến do dự một lát, liền mở miệng nói:
- Xin lắng tai nghe.
Ngọc Doãn rót cho Điền Hành Kiến một chén rượu đầy, rồi sau đó hạ giọng nói:
- Thất ca thân ở Biện Khẩu không biết có nghe nói qua Minh ước Yến Sơn?
- Minh ước Yến Sơn!
Tròng mắt Điền Hành Khiển hơi híp, trong lòng lập tức nổi lên một gợn sóng.
Cái gọi là Minh ước Yến Sơn chính là Minh thư giữa Tống và Kim sau trận chiến bao vây Khai Phong.
Vì Minh ước này được ký kết ở Yến Sơn phủ cho nên mới nói “Minh ước Yến Sơn”. Điền Hành Kiến mặc dù chỉ là là một nhân vật nhỏ trong giang hồ, nhưng cũng đã nghe nói chuyện này. Còn nhớ khi tin về Minh ước Yến Sơn vừa mới truyền tới, Điền Hành Kiến đã nổi trận lôi đình, ở trên Hoàng Hà chửi ầm triều đình ngu ngốc, đám người Lý Cương, Mai Chấp Lễ ngộ quốc.
Bao vây Khai phong, gã và quân Kim chưa chính diện giao phong.
Nhưng gã cũng từng theo thủy quân Biện Khẩu tập kích bến Bạch Mã, nhiều lần đánh nhau với Lỗ Tặc kia.
Truyện khác cùng thể loại
84 chương
94 chương
30 chương
233 chương
78 chương
55 chương
137 chương