Tống Thì Hành
Chương 439
- Trận chiến này Thân quân Thái Tử thương vong vô cùng nặng nề!
Chu Mộng Thuyết sau một hồi do dự, cuối cùng cũng nói ra kết quả:
- Hô Diên lão tướng quân, Đổng Giác Dân, Lương Ngọc Thành, Vương Lan đều chết ở trận Trần Kiều; Thiếu Dương bị trọng thương, mặc dù đã được An thần y điều trị kéo lại tính mạng, nhưng đến nay vẫn còn hôn mê bất tỉnh. Thập Tam Lang, Đại Lang, Ngô Tấn Khanh và Tiểu Ất bốn người bị trọng thương, Thân quân Thái Tử gần như bị diệt hoàn toàn, trừ quân bản bộ thuộc Kỳ Thành ra, sống sót chỉ có mười lăm người.
Ngọc Doãn đã sớm đoán được kết quả sẽ cực kỳ kinh người.
Nhưng cũng không nghĩ kết quả lại như thế này...
Cũng đồng nghĩa với việc Thân quân Thái Tử không còn nữa, điều này làm cho hắn ngồi một lúc lâu ở trên giường vẫn không nói được lời nào.
Tiền thân của Thân quân Thái Tử, là đội quân hộ vệ của Ứng Phụng Cục hắn lập ra ở Hàng Châu lúc trước. Sau khi trải qua cuộc chiến ở Khai Phong, sống sót vẻn vẹn chỉ có mười lăm người ư?
Với lại, Đổng Tiên cũng chết trận khiến cho Ngọc Doãn không thể nào chấp nhận nổi.
Xét về võ nghệ, Đổng Tiên không được coi là mãnh tướng, nhưng là một người giỏi về trị binh.
Từ khi quy thuận Ngọc Doãn ở Hàng Châu tới nay, có thể nói là vô cùng tận tụy, không hề có một chút xao nhãng...Nhưng hiện tại, ngay cả y cũng đã tử trận rồi!
Trong lòng Ngọc Doãn không khỏi đau buồn, giữa tròng mắt long lanh giọt lệ.
Hắn nhắm mắt lại, cố gắng đè nén sự bi thương, sau một lúc lâu mới nói:
- Cuộc chiến ở Trần Kiều, tình hình sau đó như thế nào?
- Tiểu Ất lần này quả thực mạng lớn, nếu không có cha con Địch Khắc Địch của Địch mã doanh xuất binh đến cứu viện, chỉ sợ cũng đã gặp phải nguy hiểm.
Thiếu Dương ở vịnh Bát Lý, bắn pháo làm vỡ đập, giải cứu mối nguy cho Trần Kiều.
Sau đó Lão Chủng tướng quân mang binh đến, đánh tan quân Kim triệt để. Hơn mười ngàn Lỗ Tặc do Hoàn Nhan Tái Lý dẫn đầu lao xuống Trần Kiều, liên tiếp gặp phải phục kích của Uy Võ quân đang chờ chi viện. Tuy nhiên cũng coi như gã mạng lớn. Tướng phòng giữ của Lỗ Tặc ở bến Bạch Mã là Ngột Lâm Đáp Tát Lỗ Mỗ liều chết cứu viện, cứu được bọn người của Hoàn Nhan Tái Lý, qua sông ở bến Bạch Mã, lui về Hà Bắc...Ta nghe nói, Trương Khác Dĩ đóng giữ phủ Đại Danh dẫn binh đánh tan Lỗ Tặc ở Trung Sơn, đang tiến đến Khai Phong rồi, không chừng cho dù Lỗ Tặc có thể liều chết thoát ra cũng phải tổn thất nặng nề.
Trong lòng Ngọc Doãn tính toán một chút, người Nữ Chân lần này mang binh đến Khai Phong, có sáu mươi ngàn.
Vây Khai Phong hai ngày, tử thương vô số, sau đó ở Trần Kiều chết hơn tám ngàn. Còn chưa tính số Lỗ Tặc bị tử thương khi Chủng Sư Đạo phát động tổng tiến công ở đồi Mưu Đà. Lại còn hơn mười ngàn tù binh Lỗ Tặc. Lần này người Nữ Chân đến Khai Phong, chỉ sợ là sáu phần tổn thất mất năm phần. Cái số này, đối với nhân khẩu không có được bao nhiêu của người Nữ Chân mà nói, tuyệt đối là một con số kinh người. Kế tiếp, Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi sẽ có phản ứng gì?
Ngọc Doãn hít sâu một hơi, sau một hồi trầm ngâm nói:
- Tình hình trong triều thế nào?
Chu Mộng Thuyết cười khổ nói:
- Nói Tiểu Ất sẽ không tin, vì chuyện của Thái Tử làm cho đám người của Lý Bang Ngạn, Uông Bá Ngạn, Bạch Thì Trung bị lưu đày Lĩnh Nam, thế lực của phái nghị hòa bị tổn hại nặng nề. Tần Cối nguyên là Ngự Sử Đại Phu, lại làm Lễ Bộ Thượng Thư, Môn hạ Thị lang, nghe nói người này vốn là phái chủ chiến, chẳng biết vì sao nay lại biến thành phái nghị hòa, ở trên triều đình nhiều lần làm khó dễ Chủng công.
- Sao?
- Trận chiến này mặc dù Chủng công thắng lợi hoàn toàn, nhưng nguyên khí cũng tổn thương trầm trọng.
- Nói rõ thêm được không?
Chu Mộng Thuyết nói:
- Công lao của Chủng công quá lớn, thế cho nên triều đình dường như nảy sinh kiêng kị với ông ấy.
Sở dĩ Tần Hội Chi vào lúc đó dám nhảy ra làm khó dễ, chắc là có Hoàng thượng ủng hộ ở sau lưng. Bằng không mà nói, chỉ dựa vào uy tín của Tần Hội Chi hắn, làm sao có thể làm được môn hạ Thị lang? Cũng may Tiểu Ất trước đây có nhắc nhở, để cho ta đem Thái Tử ra mặt.
Sai khi ta trở lại Khai Phong, lập tức liên lạc với Nhị Thập Lục Lang, ở Trần Kiều đại thắng ngày hôm sau đăng báo bài viết, lấy Thái Tử thân chinh, quyết chiến Trần Kiều làm tiêu đề, chiếm không ít công lao của Chủng công. May mà có Tiểu Ất nhắc nhở, bằng không mà nói e là hiện giờ Chủng công đã bị nguy hiểm. Nhưng theo ta thấy, tuy đã có Thái Tử chiếm công lao, sự nghi kị của triều đình đối với Chủng công vẫn không thấy giảm bớt.
Công cao lấn chủ!
Lại là cái loại công cao lấn chủ chết tiệt này...
Ngọc Doãn cũng không cấm một trận trầm mặc, sau một lúc lâu thở dài một tiếng, lại nằm xuống.
Hao hết tâm tư, quên cả sống chết, kết quả vẫn là nội đấu không ngừng. Có lẽ là triều đình nhà Triệu quá mức coi trọng văn chương, từ thời Thái Tông tới nay, qua nhiều thế hệ đế vương hơi có vẻ nhu nhược, cuối cùng đã giảm đi vài phần khí chất kiên cường. Lúc thì ngờ vực vô cớ, lúc lại xóa bỏ hiểu lầm, cuối cùng thì trở lại cân bằng.
Tâm tư của Triệu Hoàn, hoặc nhiều hoặc ít Ngọc Doãn có thể đoán ra một ít, nhưng đoán được không có nghĩa là hắn có thể chấp nhận loại kết cục này.
Trầm mặc một lúc lâu, Ngọc Doãn lại mở mắt nói:
- Tiểu ca có khỏe không?
- Tiểu Ất yên tâm, Thái Tử vẫn mạnh khỏe.
Chỉ có điều...
- Chỉ có điều thế nào?
- Hiện giờ bị Hoàng thượng cấm túc, có lẽ trong một thời gian không có cách nào tới thăm ngươi.
Y nhờ Nhị Thập Lục Lang chuyển một câu nói tới Tiểu Ất: lời nói ở Trần Kiều, chưa từng quên. Sống gian nan khổ cực, chết được an nhàn.
Nội dung cuộc nói chuyện giữa Ngọc Doãn và Triệu Kham, Chu Mộng Thuyết cũng không rõ lắm.
Nhưng rõ ràng, y đối với lời nói lần này của Triệu Kham vô cùng khen ngợi, trong mắt lộ ra vài phần vui mừng.
Khi Ngọc Doãn nghe thế, đây có lẽ là tin tức tốt nhất hắn được nghe từ sau khi tỉnh lại. Trên mặt hiện lên một chút mỉm cười, rồi sau đó nhắm hai mắt lại.
Triệu Kham chưa từng quên?
Có lẽ, đã đủ rồi!
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ +
Khai Phong sau đại chiến, hơi có vẻ tiêu điều.
Không lâu trước đó, Đông Kinh được xưng là đô thị phồn hoa nhất bấy giờ, mà nay chỉ là cảnh hoang tàn khắp nơi.
Tuy người Nữ Chân chưa từng đánh vào Khai Phong, nhưng gây thiệt hại quả thật vô cùng to lớn. Ruộng vườn ở ngoài thành, gần như hủy diệt hoàn toàn, hơn nữa vụ mùa bị chậm trễ cũng khiến cho những ngày sau này của Khai Phong sắp gặp phải nguy cơ thật lớn. Tuy nhiên, lấy cơ sở kinh tế của Đại Tống, muốn khôi phục lại như cũ cũng không phải là một việc quá khó. Chỉ có điều hiện nay vẫn không thể suy xét đến việc này. Đông lộ quân của Nữ Chân bị thất bại nhưng Tây lộ quân vẫn bao vây Thái Nguyên như cũ, bất cứ lúc nào cũng sẽ tạo thành thương tổn thật lớn cho Đại Tống.
Mới đầu tháng hai năm Tĩnh Khang thứ nhất, Triệu Hoàn đã đăng cơ hơn một tháng, cuối cùng nguy cơ vây thành của Nữ Chân đã không còn, bắt đầu bắt tay xử lý sự vụ trước mắt. Bởi vì Lỗ Tặc vây thành, Nghĩa Dũng cần vương các nơi, đều tập hợp ở Khai Phong.
Cuối tháng một, ngoài thành Khai Phong đã đóng quân hơn ba trăm ngàn binh mã, lương bổng hao phí mỗi ngày vô cùng kinh người.
Chiến sự ở Khai Phong đã chấm dứt, làm thế nào để an bài số binh mã này đây? Đồng thời, Cần Vương quân từ phía nam chạy tới, lại còn có rất nhiều ở trên đường không thể đến, nếu như không nhanh chóng giải quyết cái phiền toái này, thế nào cũng sẽ mang đến cho thành Khai Phong một trận rối ren mới.
Trừ việc đó ra, mặc dù Lỗ Tặc đã lui khỏi Hoàng Hà, nhưng vẫn như trước không thể khinh thường.
Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi lệnh cho Nguyên soái Nữ Chân Hữu Đô Giám Da Luật Dư Đổ làm soái, nhanh chóng chiếm đóng phủ Yên Sơn, cũng xuất binh cứu viện Hoàn Nhan Tái Lý.
Đồng thời, Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi lại ra lệnh cho Tiêu Khánh tiếp tục đi sứ Đông Kinh, thảo luận việc nghị hòa.
Lần này nghị hòa kết quả sẽ như thế nào?
Dù ai cũng không thể nào đoán được, tuy nhiên theo Ngọc Doãn, kết quả kia chưa chắc sẽ thỏa mãn mọi người.
Đầu tháng hai năm thứ ba, Triệu Hoàn phong cho Ngọc Doãn làm Binh bộ lang trung, kiêm Thái Tử Trung xá nhân, thành lập lại Thân quân Thái Tử, cũng sắc lệnh cho Ngọc Doãn có thể chọn lựa tinh binh từ các lộ binh mã ngoài thành Khai Phong, thành lập năm ngàn Thân quân Thái Tử, nghe điều khiển của Đông cung.
Thân quân Thái Tử trong cuộc đại chiến lần này, đã lộ ra chút yếu kém.
Đầu tiên là trận chiến ở Triêu Dương môn, chặn Lỗ Tặc, sau đó lại tử chiến ở Trần Kiều, ngăn chặn đường về của Lỗ Tặc.
Nếu như nói, Thân quân Thái Tử trước đó còn chưa ai biết tới, như vậy sau trận chiến này, Thân quân Thái Tử đủ để dương danh thiên hạ.
Thân là Chư Suất Phủ Suất Ngọc Doãn, cũng bởi vì vậy mà tiếng tăm vang dội.
Ở tháng thứ hai trong kỳ thứ nhất của Tuần san Thời đại Đại Tống, Chu Mộng Thuyết lại viết bài. Lấy giọng điệu của Thái tử Triệu Kham, trần thuật lại quá trình cuộc chiến ở Trần Kiều. Khác với mấy bài viết ở các kỳ trước, ở bài viết lần này, Chu Mộng Thuyết lấy góc độ của Triệu Kham, nhiều lần nhắc tới Ngọc Doãn, cũng nói ra câu nói trước kia Ngọc Doãn đã từng nói Quan văn không tham tiền. Võ tướng không sợ chết, thì thiên hạ thái bình. Trong lúc nhất thời, ở trên phố xá lưu truyền rộng rãi, đương nhiên Ngọc Doãn dần dần càng có thêm nhiều người biết.
Ở trong miệng của những người kể chuyện trên phố, Ngọc Doãn nghiễm nhiên từ từ trở thành một viên tướng tinh của Đại Tống triều.
Nghe đâu, hắn là sao Võ khúc hạ phàm, đặc biệt đến trợ giúp cho Đại Tống.
Cuộc chiến ở Trần Kiều, Thái Tử tự mình đốc chiến, Ngọc Doãn đánh cho Lỗ Tặc hoảng sợ tháo chạy...
Những câu chuyện như thế liên tiếp xuất hiện, đã trở thành đề tài câu chuyện của mọi người lúc trà dư tửu hậu. Nếu những người kể chuyện không nói hai đoạn Thái Tử và Ngọc Doãn cùng kề vai sát cánh mà chống địch, là ngay lập tức không thể có chỗ đứng ở ngõa tứ (khu vui chơi giải trí).
- Chủng công, bọn ta anh dũng giết địch, bỗng dưng lại để cho cái tên Ngọc Tiểu Ất kia được lợi.
Trong đại đường của Chủng phủ, Chủng Sư Đạo đang cùng bọn người Lý Cương thảo luận sự việc.
Nghe Trần Quá Đình nói ra một câu oán trách này, Chủng Sư Đạo ngẩn ra, chợt cười khổ lắc đầu.
Ông ta nhìn nhìn Lý Cương, thấy Lý Cương bên cạnh im lặng không nói, liền biết chuyện này chỉ sợ cũng không đơn giản giống như trong tưởng tượng của ông ta.
Ghen tị!
Việc này trong triều đình, hiện nay có bao nhiêu người không hiểu mà tức giận với Ngọc Doãn.
Chủng Sư Đạo biết, trong số những võ tướng cũng có rất nhiều người mang lòng bất mãn với Ngọc Doãn.
Tuy Ngọc Doãn tử chiến ở Trần Kiều lập được công lớn, nhưng mọi người ai mà không phải anh dũng tác chiến? Vì sao chỉ có mỗi một Ngọc Doãn được lợi?
Địch Hưng, Phủ Doãn Hà Nam thấy Chủng Sư Đạo không lên tiếng, không kìm nổi cũng bắt đầu nổi giận.
Lại nghe Lý Cương ho khan một tiếng, hạ giọng nói:
- Các vị, nói tới việc này không thể trách Ngọc Tiểu Ất được.
Thành thật mà nói, nếu không có chiêu thức thông qua bài viết ấy của Ngọc Tiểu Ất, chỉ e Chủng công hiện nay đã bị vây hãm trong vô vàn nguy cơ rồi...Đại thắng ở Trần Kiều, Chủng công bày mưu nghĩ kế, thậm chí có một số việc còn che giấu Hoàng thượng. Trận chiến này mặc dù Lỗ Tặc lui, nhưng các vị có từng nghĩ tới, mối nguy của việc công cao lấn chủ? Triều đình của ta từ lúc lập ra tới nay, vì đề phòng Phiên Trấn nổi loạn, phải trọng văn khinh võ. Đó là Chủng công nhân vật đến bực này, lập nhiều công lao lớn như vậy, triều đình cũng sẽ sinh lòng kiêng kị. Bài viết của Ngọc Tiểu Ất lần này, mặc dù chiếm lấy công lao của Chủng công, nhưng ở một mức độ nào đó, coi như là bảo toàn tính mạng cho Chủng công, có được có mất.
Đang ngồi, tất cả đều là người thông minh.
Lời nói này của Lý Cương được nói ra, đám người Địch Hưng sao có thể không hiểu.
Trên mặt Chủng Sư Đạo hiện ra một chút ý cười, nhìn Lý Cương gật đầu nói:
- Lời này của Bá Kỷ, nói thật là có lý...Kỳ thật, trận chiến ở Khai Phong, công lao của ai, lão phu cũng không để trong lòng. Lão phu hiện đang lo lắng chính là chuyện kế tiếp.
- Chuyện kế tiếp?
Chủng Sư Đạo trầm giọng nói:
- Mối nguy vây khốn ở Khai Phong đã không còn, có thể nói Lỗ Tặc bị tổn thương nguyên khí nghiêm trọng.
Theo ta thấy, kế tiếp triều đình chưa chắc sẽ tái chiến với Lỗ Tặc, không chừng phải mở lại việc nghị hòa. Hai ngày nay ta vẫn đang tự hỏi, triều đình sẽ cử ai đảm đương việc này? Nếu như người được cử đi không phải là người của mình, chỉ sợ sẽ phụ cục diện tốt đẹp hiện nay.
Ánh mắt lập tức rơi vào trên người Lý Cương.
Lý Cương sao lại có thể không rõ ý tứ của Chủng Sư Đạo, không nói lời nào liền đứng dậy:
- Nếu như triều đình lại mở việc nghị hòa, Lý Cương nguyện đi sứ Nữ Chân!
Truyện khác cùng thể loại
84 chương
94 chương
30 chương
233 chương
78 chương
55 chương
137 chương