Tống Thì Hành

Chương 340

- Phụ thân, cả nhà ta nay ở Hàng Châu đều là phản tặc, cuộc đời này chỉ sợ khó mà sửa lại án đã xử sai. Ngọc Đô giám nói rất đúng, con người chuyển sống, cây chuyển thì chết. Nếu đã như vậy, chẳng bằng đi Tây Bắc. Hơn nữa lần này đi Tây Bắc cũng là vì tiền đồ sau này của con. Ngọc Đô giám nói, với bản lĩnh của con, hơn nữa có Lỗ Ngu Hầu, dù không làm được đại quan thì cũng có thể được một vị trí nào đó, chẳng phải là rạng rỡ tổ tông hay sao? Thi lão Thái công nghe vậy cũng cảm thấy Thi Toàn nói có lý. Huống chi, huynh đệ Thi Toàn đi Tây bắc còn có thể làm võ quan. Đây đối với Thi lão Thái công mà nói, không thể nghi ngờ là có lực hấp dẫn rất lớn. Phải biết rằng, lúc trước ông tìm cách để Thi Toàn và làm việc trong nha môn chẳng phải là vì muốn có tiền đồ sao? Võ quan, mặc dù không coi là nhập lưu, nhưng cũng là chức quan nhỏ. Vì thế, Thi lão thái công sau khi thương nghị cùng tộc nhân đã quyết nhị cả gia tộc dời đi Tây bắc. Sản nghiệp tổ tiên Hàng Châu không thể lấy lại, tuy nhiên Thi gia ở Hàng Châu mấy đời nối tiếp kinh doanh, tuy không phải là danh môn vọng tộc, nhưng cũng được coi là gia đình giàu có. Đất vườn không còn, bất động sản không lấy theo được, nhưng trong tay ít hoặc nhiều cũng có một chút ngân lượng, chỉ tính số nhỏ đã có mấy ngàn quan, Tây Bắc hoang vắng nhưng cũng có thể sinh sống được ở đó. Huống chi, Ngọc Doãn nói đã chuẩn bị mở ra thương lộ Tây Vực, Thi gia có thể nhân cơ hội này tham gia vào, không chừng có thể đạt được nhiều lợi nhuận. Bởi vậy, Thi lão thái công mang người nhà theo Võ Tòng đi tới Tây Bắc. Thương lộ Tây Châu trách nhiệm nặng nề, Ngọc Doãn cũng hiểu rõ trong đó cần có nhiều việc phải giải quyết, nhưng bất kể thế nào, dù gì cũng phải thử một lần. Chỉ mong Dư Lê Yến còn nhớ đến mình, nhớ đến Ngọc Tiểu Ất trước đây đã từng cùng nàng vượt qua cửa ải khó khăn. Hơn nữa, Nhâm lão công cũng đã nói, tình cảnh của Dư Lê Yến ở Tây Chây cũng rất khó khăn. Nếu có thể mở ra thương lộ Tây Châu, bất kể là đối với Dư Lê Yến hay là đối với Ngọc Doãn thì cũng là một chuyện có lợi. Ngọc Doãn cũng tin tưởng, Dư Lê Yến sẽ không cự tuyệt. Với sự thông minh của nàng, sao không nhìn thấu lợi ích ở phương diện này chứ. Tuy rằng trong việc này còn có rất nhiều cần phải xử lý, nhưng mấu chốt nhất vẫn phải liên lạc được với Dư Lê Yến. Hết thảy tựa hồ như rất tốt đẹp. Lê gia bắt đầu thu nạp vật tư mà Ngọc Doãn cần, mà xa hơn là Liễu Thanh ở Khai Phong cũng bắt đầu tích cực chuẩn bị, chờ đợi thời cơ chín muồi. Nhưng ngay lúc Ngọc Doãn hăng hái chuẩn bị giương quyền cước thì Lý Chuyết lại đột nhiên nhảy ra an bài một sự vụ. Hóa ra, vì để lấy lòng Quan gi, đặc biệt là sau khi giao ra binh quyền, Lý Chuyết gia tăng trưng thu Hoa Thạch cương. Gần năm trăm ngàn quan Hoa thạch cương đã chuẩn bị thỏa đáng để ngay trong ngày mang đến Khai Phong. Tuy nhiên, sau khi xảy ra sự việc Thái Kinh, Tô Châu Tuyên Phủ Tư không muốn tiếp tục áp giải Hoa Thạch cương nữa. Đây là việc ra sức không lấy lòng. Hoa Thạch cương đưa đến Khai Phong, công lao chín thành sẽ được quy về Ứng Phụng Cục; nếu Hoa thạch cương trên đường xảy ra vấn đề, vậy thì Cửu thành lại chịu tội, sẽ quy về Tuy Phủ Tư. Vị Sát Sứ Tô Châu kia cũng không phải là kẻ ngốc sao có thể may áo cho kẻ khác chứ? Ứng Phụng cục các ngươi có binh mã, sao không đích thân áp giải? Lý Chuyết vốn không muốn Ngọc Doãn nhúng tay vào trong đó, nhưng Tô Châu Quan sát sứ đã cự tuyệt rồi, nên y đành phải phái Ngọc Doãn phụ trách áp giải. Lại nói tiếp, đây cũng vốn là chức trách của Ngọc Doãn. Ngọc Doãn nhận được tin tức thì thật sự cũng không thể cự tuyệt. Thứ nhất, hắn không có lý do để từ chối; thứ hai, Yến Nô sắp sinh nở rồi, Ngọc Doãn cũng muốn nhân cơ hội này quay về Khai Phong thăm nàng. Cho nên, sau khi nhận được thủ lệnh của Lý Chuyết, Ngọc Doãn không nói hai lời lập tức điểm binh mã. Vì vậy thái độ của Lý Chuyết đối với Ngọc Doãn cũng chuyển biến tốt lên nhiều. Người này tuy nói đã đạt được binh quyền nhưng làm việc rất sảng khoái, không có nhiều phiền toái. Cứ như vậy, Ngọc Doãn tận lực điểm binh mã Ứng Phụng Cục tổng cộng mấy ngàn người, chuẩn bị trở về Khai Phong. Vừa nghe nói sắp về Khai Phong, đám người Trần Đông, Triệu Bất Vưu, Cao Sủng đều vô cùng vui mừng. Rời khỏi Đông Kinh cũng đã hơn nửa năm rồi, nếu nói là không nhớ thì là gạt người. Đừng nói Cao Sủng còn có mẹ già ở Đông Kinh, nỗi nhớ nhà càng thêm mãnh liệt. Ngày hai mươi tám tháng sáu năm Tuyên Hòa thứ bảy, Ngọc Doãn suất bộ rời khỏi Hàng Châu, áp giải năm trăm ngàn quan Hoa Thạch cương trở về Khai Phong. Trên đường đi, binh mã trùng điệp cũng coi như thuận lợi. Thật ra thỉnh thoảng gặp đám đạo phỉ nhỏ nhưng đều bị binh mã của Ngọc Doãn nghiền nát. Giữa tháng bảy đại quân thuận lợi tiến đến Nam Kinh Ứng Thiên Phủ, tức là Thương Khâu tỉnh Hà Nam đời sau. Ứng Thiên Phủ này xây dựng vào năm Tường Phù thứ bảy, đến nay đã có lịch sử 110 năm rồi. Đến Ứng Thiên Phủ cũng tạm coi là an toàn, khoảng cách đến phủ Khai Phong Đông Kinh chỉ còn có mấy ngày lộ trình, quê nhà càng lúc càng gần. Nỗi nhớ nhà của Ngọc Doãn như dao cắt, chỉ muốn đi ngay lập tức. Nhưng thấy các huynh đệ bôn ba vất vả, thật sự là mệt mỏi nên đã bảo Triệu Bất Vưu cầm lệnh bài đi trước thông tri cho trạm kiểm soát tiền phương nhường đường. Hắn lệnh cho quân tốt hạ trại ở bên ngoài Ưng Thiên Phủ, còn mình thì dẫn theo ba người Trần Đông, Hà Nguyên Khánh, Cát Thanh đi vào thành bái kiến Phủ Doãn Ứng Thiên Phủ. Đêm đó, bốn người nghỉ ngơi trong quan dịch thuộc Ứng Thiên Phủ Phủ Doãn Ứng Thiên Phủ cũng rất khách sáo đối với Ngọc Doãn, trong lời nói nhiều lần nhắc tới Hoàng Thường. Điều này cũng cho thấy giao tình của y đối với Hoàng Thường cũng không kém, cho nên cũng rất chiếu cố Ngọc Doãn. Bình thường võ quan như Ngọc Doãn, y đường đường là Phủ Doãn Ứng Thiên Phủ không cần phải tiếp đãi, nhưng bởi vì giao tình với Hoàng Thường, nên y vẫn mở yến tiệc, đón gió tẩy trần cho Ngọc Doãn. Tiệc rượu qua đi, Ngọc Doãn về quan dịch. Vì trải qua đoạn đường mệt nhọc nên khi về tới quan dịch, hắn liền nghỉ ngơi ngay. Ngủ đến nửa đêm, Ngọc Doãn bị tiếng ồn ào đánh thức. Loáng thoáng, hắn nghe tiếng Hà Nguyên Khánh khắc khẩu với người bên ngoài liền vội vàng khoác áo đi ra ngoài. - Nguyên Khánh, sao tranh cãi ầm ĩ vậy? Ngọc Doãn đứng ở bậc cửa trầm giọng quát. Lúc này Trần Đông cũng bị đánh thức, mơ màng ra khỏi phòng. Chỉ thấy ở cửa đình viện, một người trung niên mặc trang phục người làm bước nhan lên trước: - Tiểu nhân thật không dám quấy nhiễu mộng đẹp của Đô Giám, là lão gia nhà ta phái tiểu nhân đến, nói là có chuyện quan trọng muốn nói với Đô Giám. Nhìn cách ăn mặc này thì hẳn là gia thần của Phủ Doãn Ứng Thiên Phủ. Đã muộn thế này chạy tới gọi mình, chẳng lẽ là xảy ra chuyện gì? Ngọc Doãn đột nhiên giật nảy mình, trong đầu lóe lên, nay đã giữa tháng bảy, đáng chết, sao ta lại quên chuyện này chứ? Hay là... Hắn vội vàng nói: - Xin đợi một lát, ta thay y phục rồi lập tức tới ngay. Ngọc Doãn nói xong quay lại phòng. Trần Đông cũng theo vào: - Tiểu Ất, rốt cuộc xảy ra chuyện gì, sắc mặt ngươi sao khó coi vậy? - Ta cũng không dám khẳng định...Thiếu Dương còn nhớ lúc trước ta nói với ngươi, trận chiến Tống Kim là một hai năm này không? - Ồ? - Ta đột nhiên có một dự cảm, sợ là Lỗ tặc đã khai chiến với Đại Tống ta rồi. Trần Đông trợn mắt há hốc mồm, nhìn Ngọc Doãn, thật lâu nói không ra lời. Ngọc Doãn nhanh chóng thay đổi quan phục: - Thiếu Dương, ngươi theo ta qua đó, chỉ mong là ta nghĩ ngợi lung tung, có lẽ là có chuyện khác thôi cho nên mới triệu tập muộn như vậy. Trần Đông nghe vậy không dám do dự, vội vàng về phòng thay quần áo. Hai người vội vàng đến Ứng Thiên phủ, khi vào đại sảnh, thấy Phủ Doãn Ứng Thiên Phủ đã đứng đó đón, vẻ mặt kích động. - Tiểu Ất, xảy ra chuyện lớn rồi! - Chuyện lớn? - Ta vừa mới nhận được khoái báo Đông Kinh, Lỗ tặc lấy lý do Trương Giác để thay đổi, xé bỏ minh ước, khai chiến với Đại Tống ta. Hoàn Nhan Tông Vọng xuất binh từ Bình Châu, Hoàn Nhan Tông Hàn xuất binh từ Đại Đồng, binh chia làm hai đường, đang bức hai nơi Thái Nguyên và Yến Sơn chúng ta. Ngọc Doãn nghe vậy sắc mặt lập tức thay đổi. Mà sắc mặt Trần Đông tái nhợt, quay lại nhìn Ngọc Doãn. Thật đúng là sợ điều gì thì gặp điều đó. Lần này lại để Tiểu Ất đoán đúng rồi!