THÍCH MỘT NGƯỜI HƯỚNG NỘI NGHĨA LÀ HIỂU HỌ ( VÀ ĐƯƠNG NHIÊN TÔN TRỌNG KHÔNG GIAN CỦA HỌ ). ĐIỀU ĐÓ CŨNG ĐỒNG NGHĨA CHẤP NHẬN NHỮNG SỰ KỲ QUẶC NHỎ CỦA HỌ. CÁC THÓI QUEN VÀ SỞ THÍCH CỦA NHỮNG KIỂU NGƯỜI THUỘC TÍNH CÁCH KHÁC CHỈ ĐƠN GIẢN LÀ KHÔNG HIỆU QUẢ VỚI NHỮNG NGƯỜI SỐNG NỘI TÂM. DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT VÀI ĐIỀU MÀ NGƯỜI HƯỚNG NỘI KHÔNG THỂ NÀO HIỂU NỔI ĐƯỢC MÌNH. _________________ (1) NHỮNG BUỔI TIỆC ĐÔNG NGƯỜI. Điều này không có nghĩa là người hướng nội không hòa nhập cộng đồng, họ chỉ là thích một nhóm những người bạn thân hơn là một căn phòng toàn người lạ. Người hướng nội thích những sự tương tác nhỏ mà ý nghĩa. Nói cách khác, một club hoặc tiệc tại gia đông đúc không phải kiểu của họ. (2) NHỮNG CÂU CHUYỆN PHIẾM. Những kẻ nói huyên thuyên chuyện không đâu cũng là một nỗi lo âu đối với người sống nội tâm bởi cùng một lý do với việc họ ghét các bữa tiệc lớn: Những cuộc trò chuyện sâu sắc thì quan trọng hơn. Họ sẽ thích một buổi cà phê lâu với đồng nghiệp hơn là tán gẫu khi đi trong hành lang. (3) MỘT MÌNH THẬT TUYỆT VỜI. Không gì tuyệt hơn đối với một người hướng nội là được nằm cuộn lại với một quyển sách hay (hoặc Netflix) sau một ngày dài phải tương tác với những người khác. Theo như những chuyên gia nghiên cứu về các loại tính cách thì người hướng nội cần khoảng thời gian giải lao để nạp lại năng lượng. Thời gian ở một mình đối với họ không phải là kỳ lạ, mà là sự cần thiết. (4) CÁI MÁC "NHÚT NHÁT". Đừng đánh đồng sự im lặng với tính nhút nhát. Người sống nội tâm có thể nhanh chóng chỉ ra họ không giống vậy và là những người có tính cách không rụt rè hoặc e ngại để nói ra suy nghĩ của họ. Họ chỉ là thích làm điều đó theo một cách khác. (5) TRẢ LỜI ĐIỆN THOẠI CỦA BẠN. Một thông báo cho tất cả những ai thích họ: Người hướng nội có thể sẽ không nhận cuộc gọi của bạn. Không phải họ thô lỗ mà là cần lên dây tinh thần bởi họ thích có một cuộc nói chuyện hữu ích. “Với tôi, tiếng chuông điện thoại cứ như có ai đó nhảy ra từ cái tủ và la lên ‘Hù!’”, Sophia Dembling, tác giả của The Introvert’s Way: Living a Quiet Life in a Noisy World, từng chia sẻ với The Huffington Post. “Tôi thật sự thích một cuộc nói chuyện dài, dễ chịu với bạn qua điện thoại – miễn là nó không làm tôi hết hồn hết vía.” (6) NHỮNG CÁI ÔM XÃ GIAO. Người sống nội tâm thích không gian riêng của họ, về cả cơ thể lẫn tinh thần. Đó không là vấn đề nếu phải ngồi cuối hàng hoặc dành thời gian để thả lỏng sau một ngày dài, người hướng nội sẽ làm bất cứ gì cần thiết để duy trì ranh giới của họ. (7) SƠ ĐỒ VĂN PHÒNG MỞ. Nghiên cứu cho thấy người hướng nội nói chung dễ bị kích động thái quá bởi môi trường xung quanh họ. Điều đó có nghĩa phải làm việc gì đó trong một văn phòng ồn ào cơ bản là nhiệm vụ bất khả thi. Người hướng nội làm việc tốt nhất trong một không gian yên tĩnh vì vậy họ thường sẽ trốn vào một góc kín hơn ở chỗ làm. (8) TRỞ THÀNH TÂM ĐIỂM CHÚ Ý. Nghĩ về kế hoạch tiệc sinh nhật bất ngờ cho người bạn hướng nội của bạn? Hoặc cho họ tham dự một buổi gặp gỡ và chào hỏi? Chấm dứt ý nghĩ ấy ngay lập tức. Người hướng nội ghét việc trở thành trung tâm trước mọi người. Nhưng đừng cho rằng đó là sự lúng túng. Ngược lại họ là những người diễn thuyết, giao tiếp và trình diễn tuyệt vời (có thể thấy từ những danh nhân nổi tiếng). Họ chỉ là hơi chật vật xử lý việc cá nhân làm thế nào để được nổi bật thôi. (9) KHÔNG CHÚ Ý ĐẾN ÁNH MẮT CHÁN CHƯỜNG. Những người sống nội tâm có óc quan sát đáng kinh ngạc, thường nhờ bởi sự nhạy bén của họ với những tác động từ môi trường xung quanh. Nghiên cứu cho thấy rằng người hướng nội thể hiện hoạt động não gia tăng khi xử lý những thông tin thị giác. (10) CHO RẰNG SỰ HƯỚNG NỘI LÀ ĐỨC TÍNH XẤU. Không có gì bí ẩn khi xã hội thường yêu thích những người táo bạo – tuy nhiên thái độ yên lặng cũng có sức mạnh riêng của nó. Và không ai biết điều đó tốt hơn một người sống nội tâm.