CHUYỂN CUỘC TIẾN CÔNG THÀNH TỔNG TIẾN CÔNGChiến dịch Tây Nguyên phát triển thắng lợi.
Đúng như phán đoán của Bộ Tổng tư lệnh, trong hai ngày 12 và 13-3, địch đổ quân xuống đông Buôn Ma Thuột, Phước An và tây sân bay Hoà Bình. Chúng sa ngay vào một cái bẫy đã giăng sẵn. Các trung đoàn 45, 44, Sở chỉ huy nhẹ Sư đoàn 23 nguỵ cùng với tàn quân của Liên đoàn biệt động số 21 lần lượt bị tiêu diệt. Số còn lại chạy tán loạn, bỏ lại nhiều vũ khí, xe cộ và quân trang, quân dụng. Cuộc phản kích của địch hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột bị đập tan.
Cũng đúng như dự đoán, ngày 16-3, địch bỏ Kon Tum, và 17-3, bỏ Pleiku, theo đường số 7 rút chạy về hướng ven biển. Theo tin trinh sát, đường số 7 bị bỏ từ lâu, cầu hỏng, phà qua sông không có. Được tin quân địch rút chạy theo con đường ấy, anh Văn Tiến Dũng kiên quyết ra lệnh cho Sư đoàn 320 chặn ngay đường rút lui của địch, lệnh cho Bộ chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên huy động thêm xe bọc thép, xe vận tải, thêm pháo và vật chất để bảo đảm cho Sư đoàn 320 khẩn trương truy kích địch. Giao nhiệm vụ cho đồng chí Kim Tuấn. Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320, anh Dũng đã nghiêm khắc nhấn mạnh: "Lúc này do dù một chút, sơ hở một chút là hỏng việc. Nếu để địch chạy thoát là một tội lớn".
Sau khi nhận mệnh lệnh, Sư đoàn 320 tích cực, khẩn trương vượt mọi khó khăn, cấp tốc hành quân trong đêm 16-3. Mờ sáng hôm sau, một đơn vị đã nhanh chóng băng rừng ra cắt đường số 7, chặn địch ở đông Phú Bổn, tiêu diệt địch và đánh xuống Củng Sơn. Trong lúc đó, hai tiểu đoàn bộ đội địa phương tiến ra cắt cầu Sơn Hoà và cùng Sư đoàn 320 tiến công giải phóng Củng Sơn.
Quân địch hoàn toàn tan rã. Ta tìêu diệt và bắt sống gần 6.000 tên, thu hàng trăm khẩu pháo các loại, xe tăng, xe công binh, xe vận tải.
Báo chí và đài phát thanh phương Tây đổ thêm chất xúc tác vào quá trình sụp đổ của nguỵ quân, nguỵ quyền. Đài BBC tường thuật chi tiết cuộc rút chạy, tô đậm hình ảnh thảm bại với những cảnh rùng rợn ở Pleiku, Kon Tum và trên đường số 7. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ loan tin Quốc hội Mỹ bác bỏ viện trợ thêm về quân sự cho nguỵ quyền Sài Gòn với đa số áp đảo: 49 phiếu thuận trên 189 phiếu chống tại Hạ nghị viện, và 6 phiếu thuận trên 36 phiếu chống tại Thượng nghị viện.
Đã đến lúc phải chạy đua với thời gian.
Bộ Chính trị quyết định sẽ họp vào ngày 18-3. Tôi chỉ thị cho Bộ Tổng Tham mưu chuẩn bị tình hình và đề xuất ý kiến.
Đêm 15-3, Cục Quân báo phát hiện một hoạt động đáng chú ý của địch ở Trị - Thiên: Liên đoàn biệt động quân 14 chuyển ra Quang Trị thay thế Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ chuyển phần lớn vào Đà Nẵng. Hiện tượng này giúp tôi khẳng định thêm một nhận xét đang hình thành trong suy nghĩ từ sau chiến thắng Buôn Ma Thuột: qua cuộc đọ sức lớn đầu tiên ở Tây Nguyên và những diễn biến tiếp theo, có thể thấy rõ quân nguỵ còn yếu hơn nhiều so với sự đánh giá của ta trước lúc mở cuộc tiến công. Chúng không hy vọng giữ được Trị - Thiên. Có thể chúng sẽ tập trung lực lượng về giữ Đà Nẵng, nơi có vị trí chiến lược quân sự xung yếu. Như vậy, khả năng phát triển tiến công của ta rất lớn. Kế hoạch hai năm có thể rút ngắn. Giải phóng miền Nam có thể sớm hơn. Trước mắt, đã có thể mở cuộc tiến công giải phóng thành phố Huế và toàn bộ hai tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên.
Tôi đem những suy nghĩ của mình trao đổi với các anh Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Cao Văn Khánh, Lê Hữu Đức và một số đồng chí khác trong Bộ Tổng Tham mưu. Các anh rất đồng tình.
Tôi định đi ngay vào Vĩnh Linh, ở đó sẽ mời anh Lê Tự Đồng, Chính uỷ kiêm Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên ra bàn chủ trương và kế hoạch tác chiến. Trực thăng đã sẵn sàng. Thế nhưng cân nhắc kỹ, thấy rằng trong lúc tình hình các chiến trường phát triển nhanh quá, tôi cần có mặt tại Tổng hành dinh; hơn nữa, mặc dù đi bằng máy bay, nhưng tính toán thời gian không kịp về họp Bộ Chính trị, lại vừa có tin địch rút Pleiku - Kon Tum, nên cuối cùng tôi quyết định không đi nữa. Thay vào đó tôi điện ngay cho Quân khu Trị - Thiên và Quân đoàn II: "Đã có khả năng chuyển sang kế hoạch thời cơ 1 , tổ chức thực hiện giải phóng Huế. Tình hình phát triển nhanh và thời cơ lớn đang đến sớm hơn ta dự kiến.
Địch đang phải đối phó với nam Tây Nguyên, Khu 5, Nam Bộ và bắt đầu co cụm chiến lược. Trị - Thiên cần đẩy mạnh hoạt động về mọi mặt. Cụ thể là đẩy mạnh tiến công của chủ lực từ phía tây, thực hành chia cắt chiến lược giữa Huế - Đà Nẵng, mạnh dạn đưa lực lượng xuống đồng bằng phát động quần chúng, đẩy mạnh chiến tranh du kích, áp sát các tuyến ngăn chặn của địch, kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích ở đồng bằng với tiến công của chủ lực từ phía tây xuống".
Đồng thời, tôi chuẩn y kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu ra chỉ thị tổ chức những trận địa pháo tầm xa khống chế đường số 1 từ Trị - Thiên trở vào, ngăn chặn địch chuyển quân. Để thực hiện nhiệm vụ này, một đoàn cán bộ pháo binh được cử vào Trị - Thiên tăng cường cho các đơn vị tại chỗ, đánh địch dọc đường số 1 từ Quảng Trị đến Thừa Thiên.
***
Hạ tuần tháng 3-1975, chiến dịch Tây Nguyên toàn thắng. Hơn 10 vạn quân địch bị loại khỏi vòng chiến đấu Hơn 60 vạn dân thuộc các dân tộc Tây Nguyên được giải phóng. Hệ thống bố trí chiến lược của Mỹ - nguỵ ở miền Nam đứng trước nguy cơ bị chia cắt hắn làm đôi Tuyến phòng ngự của địch dọc ven biên miền Trung bị uy hiếp trực tiếp. Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và bước phát triển của nó đánh dấu một bước suy sụp mới của Mỹ - nguỵ, một bước ngoặt trong quá trình phát triển của cục diện quân sự và chính trị ở miền Nam.
Ngày 18-3-1975, tại "Nhà con rồng", Bộ Chính trị và Quân uy Trung ương họp. Đồng chí Cục trưởng Tác chiến báo cáo tổng hợp tình hình chiến sự từ khi chiến dịch mở màn. Mọi người vui mừng thấy cuộc tiến công phát triển nhanh hơn dự kiến.
Trên cơ sở những suy nghĩ về khả năng phát triển của cách mạng miền Nam từ sau trận Buôn Ma Thuột, tổng hợp những ý kiến đã trao đổi tập thể, tôi phát biểu:
- Tình hình đang chuyển biến rất nhanh. Mở đầu tiến công mới 10 ngày, đã tiêu diệt đại bộ phận Quân đoàn II nguỵ, giải phóng Tây Nguyên. Đã xuất hiện hành động co cụm lớn của địch. Quân nguỵ suy yếu rõ rệt. Lực lượng so sánh đã thay đổi. Do nguỵ suy sụp nhanh, Mỹ cũng không dám liều lĩnh, ít khả năng can thiệp trở lại.
Ta đang sung sức, lực lượng tập trung, khí thế mạnh mẽ. Quân uỷ Trung ương đề nghị Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong năm 1975, không chờ đến năm 1976.
Để thực hiện quyết tâm ấy, kiến nghị của Quân uỷ Trung ương là: Hướng chiến lược chủ yếu là Sài Gòn.
Trước mắt, Trị - Thiên - Đà Nẵng là hướng chiến lược quan trọng. Khẩn trương tiến công giải phóng Huế - Đà Nẵng, giải phóng đồng bằng Khu 5. Tạo cho được bất ngờ về hướng tiến công, về thời gian, về lực lượng. Cần nhanh chóng đưa các sư đoàn ở mặt trận Tây Nguyên vào hướng Sài Gòn, tăng cường cho B2 thêm hai trung đoàn xe tăng, hai trung đoàn pháo và ba trung đoàn cao xạ Quân khu Trị - Thiên và Quân đoàn II khẩn trương thực hiện kế hoạch thời cơ như Bộ đã chỉ thị. Cho ngay Quân đoàn I lên đường. Hoạt động của các hướng tiến công đồng thời hay trước, sau đều phải rất linh hoạt, nhằm bao vây, chia cắt, tiêu diệt địch. Trước mắt, phải đập tan âm mưu co cụm lớn của địch, tạo biến động trong cục diện chiến lược. Phương châm tác chiến chiến lược là "táo bạo, bât ngờ, kip thời, chắc thắng", Đồng bằng sông Cửu Long đánh mạnh, tích cực phá "bình định", giành đất, giành dân. Thành lập thêm các tiểu đoàn của huyện, tỉnh, khẩn trương huấn luyện để tác chiến và bổ sung cho các chiến trường.
Hội nghị thảọ luận sôi nổi.
Đánh giá khả năng can thiệp trở lại của Mỹ, anh Lê Đức Thọ phân tích những khó khăn Mỹ đang gặp phải, sự suy sụp nhanh chóng của nguỵ, đi đến khẳng định Mỹ không còn khả năng trở lại can thiệp. Anh tán thành đề nghị của Quân uỷ Trung ương: "Như anh Văn nói, ta có cơ sở để dứt điểm trong năm 1975. Vấn đề là tổ chức, là hậu cần, là cán bộ".
Anh Trường Chinh, anh Phạm Văn Đồng và các anh khác trong Bộ Chính trị lần lượt phát biểu ý kiến, phân tích thêm về thế đi xuống của địch, về cách đánh chiến lược của ta. Tất cả đều thống nhất: ta đang đứng trước thời cơ chưa từng có, và đồng ý với kiến nghị của Quân uỷ Trung ương cần giành thắng lợi hoàn toàn trong năm 1975, kiên quyết nắm bắt thời cơ, thắng càng nhanh càng tốt.
Hội nghị cũng quan tâm đến tình hình Nam Bộ. Theo báo cáo của B2, bắt đầu từ ngày N (10-3-1975) tích cực phối hợp với Tây Nguyên, toàn chiến trường đồng loạt tiến công và nổi dậy. Từ Khu 6 đến Cà Mau, kể cả vùng ven các đô thị, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích phối hợp với phong trào nổi dậy của quần chúng nhân dân, giành thắng lợi giòn giã. Ở khu vực Sài Gòn - Gia Định, lực lượng của thành đội và các đội đặc công, biệt động bắt đầu hoạt động mạnh. Ở đồng bằng sông Cửu Long, quân và dân ta sôi nổi đánh phá kế hoạch "bình định" của địch, đạt nhiều kết quả.
Hội nghị làm việc khẩn trương, hào hứng, phấn khởi, kể cả trong giờ nghỉ. Đồng chí Bí thư thứ nhất khẳng định địch đã bị mấy cái bất ngờ: bất ngờ vì không phá được Hiệp định Paris mà còn bị ta kiên quyết đánh lại; bất ngờ về kế hoạch và quy mô tác chiến của ta; bất ngờ về hướng tiến công chiến lược; bất ngờ trước sự suy yếu của chúng. Về bước phát triển tiếp theo, đồng chí nêu ý kiến phải đánh cho địch suy yếu ngay trong quá trình co cụm, ngay khi chúng còn bị phân tán trên các hướng Khu 5, miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Phải tạo được ba quả đấm: chủ lực, nông thôn và đô thị. Đánh Sài Gòn là khó, phải tạo được bất ngờ, phải sử dụng nhiều sư đoàn chủ lực để tiêu diệt quân chủ lực địch. Đồng chí không quên nhắc đến mũi tiến công binh vận, phải tạo cho được binh biến.
Bộ Chính trị hạ quyết tâm chuyển cuộc tiến công chiến lược thành cuộc Tổng tiến công chiến lược, hoàn thành kế hoạch hai năm (1975-1976) ngay trong năm 1975. Phương hướng tiến công chiến lược chủ yếu được xác định là Sài Gòn. Trước mắt, nhanh chóng tiến công tiêu diệt bằng được toàn bộ lực lượng địch trong Vùng I chiến thuật, từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, giải phóng Huế - Đà Nẵng. Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết tâm chiến lược ấy.
Một lần nữa, tư duy quân sự khoa học của Bộ thống soái tối cao đưa đến một quyết định chiến lược dũng cảm và chính xác. Trong tình hình quân ta đánh mạnh, đẩy địch vào thế bị động, thất bại, liên tiếp phạm sai lầm về chiến lược và suy sụp nhanh chóng, thế chiến tranh nhân dân của ta mạnh lên toàn diện từng giờ, từng phút, thì thời gian ấn định trong kế hoạch hai năm không còn phù hợp nữa. Lợi dụng thời cơ, đẩy mạnh tiến công trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng là một vấn đề đã trở thàhh truyền thống của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Hội nghị Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương ngày 18-3 đã quyết định rất kịp thời, khẩn trương chuyển hẳn sang phương án thời cơ.
***
Ngay chiều hôm ấy, tôi vào Ninh Bình trực tiếp giao nhiệm vụ cho Quân đoàn I. Cùng đi có đồng chí Lê Trọng Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng và đồng chí Lê Quang Hoà, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Hai bên đường số 1, cảnh lao động san xuất rộn rã, tấp nập.
Nông dân chăm bón ruộng đồng, góp sức cùng tiền tuyến đánh giặc, hứa hẹn một vụ Xuân - Hè thắng lợi.
Công nhân ra sức sửa chữả cầu đường, khôi phục các nhà máy bị tàn phá trong chiến tranh phá hoại. Bức tranh lao động trong khí thế tổng tiến công phản ánh đặc điểm của chiến tranh nhân dân Việt Nam, như hai câu thơ đã trở thành quen thuộc:
"Rộn ràng thay cảnh quê hương
Nửa công trường, nửa chiến trường xôn xao"
(Thơ Tố Hữu)
Các đồng chí Nguyễn Hoà, Tư lệnh và Hoàng Minh Thi, Chính uỷ Quân đoàn I đón đoàn tại Sở chỉ huy. Tôi ngạc nhiên khi nghe báo cáo một số đơn vị trong quân đoàn đang bận đi đắp đê. Việc sử dụng lực lượng dự bị chiến lược của Bộ trong lúc này như vậy là không đúng.
Hơn nữa, qua việc này, có thể thấy không phải mọi người, mọi cấp đều đã quán triệt tinh thần các Nghị quyết và quyết tâm của lãnh đạo tối cao.
Tôi ra lệnh cho quân đoàn kiểm tra mọi mặt chuẩn bị lên đường chiến đấu, để lại Sư đoàn 308 sẵn sàng ứng phó với tình huống địch phản ứng quân sự đối với miền Bắc, điều ngay các đơn vị đang đắp đê về. Bộ sẽ tăng cường hoả lực cho quân đoàn. Quân đoàn I là quả đấm chủ lực mạnh, gồm những đơn vị có bề dày truyền thống, sẽ góp phần cùng các đơn vị chủ lực khác của Bộ và các quân khu, quyết định chiến trường trong giai đoạn cuối cùng của chiến tranh.
Về kế hoạch hành quân, phải bảo đảm tuyệt đối bí mật, tổ chức kiểm tra đôn đốc, bảo đảm bộ đội đi nhanh đến đủ, có lệnh là tác chiến được ngay.
Sau đó, tôi và anh Tấn đến các đơn vị trực tiếp động viên cán bộ, chiến sĩ trước giờ xuất trận. Cảnh quan hùng vĩ của vùng Tam Điệp lịch sử, nơi quân đoàn đóng quân gợi nhớ cuộc hành quân thần tốc của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ 200 năm trước. Tôi truyền đạt quyết tâm của Đảng, nêu rõ vinh dự và trách nhiệm của mỗi người, mỗi đơn vị trong thời điểm lịch sử này.
Toàn quân đoàn sôi nổi chuẩn bị ra quân trong khí thế quyết chiến quyết thắng. Hầu như không có biểu hiện tiêu cực. Chỉ có một thắc mắc phổ biến trong cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 308 là phải ở lại bảo vệ hậu phương, không được sát cánh cùng quân và dân miền Nam trực tiếp lập công trong thời cơ nghìn năm có một.
Sau khi trao đổi với anh Tấn, tôi điện cho Quân khu Trị - Thiên và Quân đoàn II truyền đạt quyết tâm của Bộ Chính trị, ra lệnh khẩn trương chuyển sang kế hoạch thời cơ.
Cũng trong chuyến đi này, tôi điện trìệu tập đồng chí Đàm Quang Trung, Tư lệnh Quân khu IV, ra tại Sở chỉ huy Quân đoàn I để làm việc. Trong khi nghe báo cáo tình hình, tôi hỏi kỹ và kiểm tra mức độ quán triệt quyết tâm của Đảng trong bộ đội và nhân dân ở Quân khu IV, và giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Quân khu IV chuyển các lực lượng vũ trang và nhân dân từ Thanh Hoá đến Quảng Trị vào tư thế sẵn sàng chiến đấu cao, ra sức chi viện sức người, sức của cho miền Nam trong cuộc Tổng tiến công chiến lược. Vốn là một trong những trung đội trưởng rồi đại đội trưởng của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân từ những ngày đầu gian khổ, đồng chí Tư lệnh Quân khu IV phấn khởi đón nhận nhiệm vụ mới, hứa quyết tâm hoàn thành vượt mức, xứng đáng là quân khu hậu phương tiếp giáp trực tiếp với miền Nam. Đồng chí Đàm Quang Trung nay không còn nữa, nhưng thái độ sôi nổi, nhiệt tình của đồng chí còn đọng mãi trong tôi.
***
Vừa về tới Tổng hành dinh, tôi gửi ngay cho anh Văn Tiến Dũng một bức điện mà nội dung đã hình thành sẵn trong đầu từ trên đường đi, thông báo nhận định của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương về thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược của ta, về ý đồ co cụm chiến lược của địch, âm mưu của chúng tập trung lực lượng tạo thế bố trí phòng ngự ở vùng Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long, trước mắt có thể ở Đà Nẵng và Cam Ranh, hy vọng nấn ná chờ một giải pháp chính trị hoặc giải pháp chia cắt một phần lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Vì vậy, ta cần tranh thủ thời gian cao độ, khẩn trương hành động hết sức bất ngờ, hết sức táo bạo, đồng thời bảo đảm chắc thắng. Theo tinh thần đó, Bộ Chính trị đã cân nhắc mọi mặt và hạ quyết tâm thực hiện Phương án 1. Đây là phương án đã dự kiến từ trước, đưa phần lớn lực lượng ở Tây Nguyên phát triển vào hướng chủ yếu là miền Đông Nam Bộ, đồng thời mở rộng vùng giải phóng ở đồng bằng Khu 5 với lực lượng hiện có của Quân khu 5, có thể tăng cường Sư đoàn 968 và binh khí kỹ thuật. Bức điện cũng thông báo: anh Tấn sẽ gặp anh Dũng, anh Năm Công và các anh ở B2 ra đế báo cáo cụ thể quyết tâm mới của Bộ Chính trị và góp thêm ý kiến để xây dựng kế hoạch thực hiện! 2
***
Sáng 20-3 có tin do Trung đoàn kỹ thuật 75, vừa thu được: Hồi 13 giờ 30 phút ngày 19-3, Thiệu gửi cho Ngô Quang Trưởng bức điện nội dung như sau: "Vì eo hẹp về phương tiện không - hải quân, chỉ cho phép yểm trợ được một enclave3 . Vậy hãy mener 4 trì hoãn chiến về tuyến Hải Vân". Thế là địch đã quyết định bỏ Trị - Thiên - Huế để về giữ Đà Nẵng.
Cục Tác chiến báo cáo: ngày 19-3, quân ta tiến công giải phóng thị xã và toàn bộ tỉnh Quảng Trị. Tuyến phòng thủ phía bắc của địch bị phá vỡ một mảng lớn.
Địch co về giữ phòng tuyến sông Mỹ Chánh. Sau khi trao đổi với các anh Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn, tôi hạ quyết tâm mở trận tiến công lớn, tiêu diệt tập đoàn phòng ngự Thừa Thiên - Huế. Tôi chỉ thị cho Bộ Tổng Tham mưu đôn đốc Quân khu Trị - Thiên gấp rút đưa lực lượng xuống đồng bằng, lệnh cho Quân đoàn II nhanh chóng cắt đứt đường số 1, không cho địch rút về co cụm ở Đà Nẵng. Quân khu Trị - Thiên và Quân đoàn II phải khẩn trương đánh chặn, chia cắt, tiêu diệt cho được toàn bộ Sư đoàn 1 nguỵ và các lực lượng khác, thu toàn bộ trang bị của chúng, giải phóng hoàn toàn Trị - Thiên - Huế, chiếm lĩnh đèo Hải Vân. Tiểu đoàn 5 hải quân rải mìn và đưa lực lượng xuống bịt cửa Thuận An.
Phải bao vây đánh mạnh trên tất cả các hướng, không cho địch rút chạy.
Chiến trường Trị - Thiên - Huế tương đối gần, nên việc liên lạc với Tổng hành dinh có nhiều thuận lợi. Một đường điện thoại hữu tuyến nối liền Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh với Quân đoàn II và Quân khu IV. Tôi và các đồng chí Tổng Tham mưu phó, Cục trưởng Tác chiến thường trực tiếp nói chuyện với các anh ở chiến trường mỗi ngày ít nhất hai lần. Nhiều trường hợp, Bộ ra lệnh bằng điện thoại.
Ngày 22-3, anh Lê Tự Đồng, Chính uỷ kiêm Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên và anh Nguyễn Hữu An, Tư lệnh Quân đoàn II báo cáo đã đánh thiệt hại nặng Sư đoàn 1, bao vây Huế. Đường số 1 đã bị cắt đứt giữa Huế và Đà Nẵng. Hàng trăm xe cơ giới đang trên đường rút chạy về Đà Nẵng bị ùn lại. Pháo tầm xa của ta bắt đầu bắn phá sân bay Phú Bài. Quân địch không còn con đường nào khác là rút chạy ra biển theo hướng cửa Thuận An và cửa Tư Hiền.
Quân uỷ Trung ương điện tối khẩn cho anh Nguyễn Hữu An: "Quân đoàn điều ngay lực lượng ra bịt cửa Thuận. Ký tên: Văn".
Mệnh lệnh được thi hành tức khắc. Trung đoàn 1 thuộc Sư đoàn 324 cấp tốc hành quân ra chặn địch. Sự xuất hiện của quân chủ lực ở đây có tác dụng rất lớn về chiến thuật cũng như về tâm lý. Hàng chục ngàn quân nguỵ cùng với hàng trăm xe tăng, xe bọc thép nhanh chóng bị tiêu diệt và tan rã. Cảnh thảm bại trên đường số 7 ở Tây Nguyên, một lần nữa lại diễn ra trên đường từ Huế xuống cửa Thuận An. Thành phố Huế trở nên hỗn loạn. Đã xảy ra nhiều vụ cướp phá do tàn quân nguỵ chạy loạn gây ra. Triệu chứng tan rã lớn trong lực lượng địch ở Thừa Thiên - Huế xuất hiện.
Trước tình hình ấy, Quân uỷ điện cho anh Văn Tiến Dũng về hướng phát triển của chiến dịch Tây Nguyên:
… "Địch bộc lộ ý định rút lui chiến lược lớn về giữ Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long. Đang rút bỏ Huế, khả năng rút Đà Nẵng. Bộ Chính trị quyết định hành động táo bạo, bất ngờ, nhanh chóng thực hiện quyết tâm chiến lược ở hướng trọng điểm. Tôi đã bàn với anh Lê Đức Thọ, đã hỏi ý kiến anh Ba, rất nhất trí với kế hoạch phát triển và sử dụng lực lượng trong điện của anh.
Động viên cán bộ, chiến sĩ có quyết tâm thật lớn, truy kích tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng các tỉnh ven biển, kể cả Nha Trang và Cam Ranh. Cần tăng cường cán bộ và trang bị, nhanh chóng phát triển các lực lượng tại chỗ, tập trung lực lượng lại càng sớm càng tốt, khẩn trương triển khai tiến công ở hướng trọng điểm. Ký tên: Chiến".
Ngày 15-3-1975, theo đề nghị của Tổng cục Chính trị, Bộ Chính trị điện gửi Trung ương Cục, Khu uỷ Trị Thiên và Khu 5: "Kết hợp chặt chẽ binh, địch vận với tác chiến tiêu diệt và làm tan rã lớn quân nguỵ, tạo ra những vụ đầu hàng tập thể lớn, khoét sâu mâu thuẫn, phân hoá cao độ hàng ngũ địch, tập trung mũi nhọn đánh đổ Thiệu. Nắm và khai thác những nhóm, cá nhân sĩ quan tiến bộ phục vụ cho yêu cầu quân sự, chính trị, binh địch vận".
***
Theo lời khai của tù binh và các tư liệu được công bố sau này, tình hình nội bộ nguỵ lúc này thực sự là một màn kịch mang tính bi hài.
Trước thảm hoạ ở Tây Nguyên và nguy cơ Huế, Đà Nẵng bị uy hiếp, ngày 18-3, Nguyễn Văn Thiệu triệu tập các cố vấn thân cận ra Đà Nẵng họp cấp tốc, nói là để bàn giải quyết vấn đề người tị nạn. Thực ra, cuộc họp đã chuyển sang đối phó với vấn đề khủng khiếp hơn: nên bỏ hay nên giữ Quân khu I.
Nghe Ngô Quang Trưởng báo cáo cuộc tiến công của "Việt cộng" vào Huế và Đà Nẵng sắp nổ ra, cử toạ đều sởn tóc gáy! Đất đã nóng bỏng dưới chân. Thế là sau những lời hứa hẹn chung chung, Thiệu cùng "êkíp" vội vã chuồn ngay, nói là vào Sài Gòn để bàn bạc cho được an toàn.
Cuộc họp lại tiếp tục tại dinh Độc Lập. Trần Thiện Khiêm nêu ý kiến: khó có thể giữ Huế và Đà Nẵng cùng một lúc. Tốt hơn hết là bỏ một trong hai. Trần Văn Hương cho rằng không thể giữ cả Huế và Đà Nẵng vì quá tốn kém. Còn Ngô Quang Trưởng thì đề nghị: vì đường số 1 đã bị cắt, không thể khai thông được, cần tổ chức ba điểm phòng thủ để cầm cự với "Việt cộng" là Huế, Đà Nẵng và Chu Lai.
Kế hoạch của Trưởng được Thiệu chấp nhận, vì không có cách nào khác. Trưởng bay về Sở chỉ huy Quân khu I.
Hôm sau, 20-3, Trưởng ra Huế. Đài phát thanh Huế đưa tin: "Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh phòng thủ thành phố Huế bằng mọi giá". Trưởng cũng thề thốt: "Tôi sẽ chết với cố đô xưa. Việt cộng phải bước qua xác tôi mới vào được Huế". Y không quên họp các nhân sĩ để trấn an dư luận. Và y điện xin Bộ Tổng Tham mưu nguỵ triển khai Lữ đoàn không quân số 1.
Mọi việc hoàn tất đúng theo bài bản.
Thế nhưng, khi vừa đặt chân xuống Đà Nẵng, Trưởng không tin ở mắt mình nữa khi đọc bức điện của Cao Văn Viên chuyển lệnh của tổng thống: "Quân đoàn I triển khai lực lượng để phòng thủ Đà Nẵng mà thôi. Lữ đoàn không quân số 1 đã được lệnh chuyển vào Sài Gòn?"
Choáng váng và thất vọng, Trưởng gọi điện cho Viên đề nghị giải thích, thì được trả lời vắn tắt: "Hỏi Tổng thống Thiệu". Hoang mang cực độ, Trưởng mở đài. Sài Gòn vẫn ra rả phát đi tin tổng thống kêu gọi "giữ Huế bằng mọi giá!". Lúc này, các viên chức nguỵ quyền không ai còn bụng dạ nào chạy đến đài Sài Gòn để thay đổi nội dung!
***
Những ngày này, tôi ở luôn tại Tổng hành dinh, không về nhà riêng, dù hai nơi chỉ cách nhau vài trăm mét. Trong phòng làm việc, các đồng chí công vụ đã kê thêm một chiếc giường con. Ngoài các tấm bản đồ treo trên tường, tôi đặt thêm một tấm bản đồ quân sự miền Nam ngay dưới tấm kính. rộng trên mặt bàn để tiện theo dõi, suy nghĩ.
Các buổi sáng, nhất là lúc tình hình chiến sự khẩn trương, các đồng chí trong Bộ Chính trị thường vào Tổng hành dinh nghe tình hình và trao đổi ý kiến. Lúc này, tin tức báo về dồn dập. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, tình hình đã thay đổi. Cục Tác chiến phải tăng thêm một bản thông báo hàng ngày nữa để Bộ Chính trị nắm tình hình chiến sự được kịp thời và suy nghĩ về những bước tiếp theo. Báo cáo từ Quân khu Trị - Thiên và Quân đoàn II đẩy các mũi tên đỏ trên bản đồ áp sát Huế. Pháo tầm xa của quân ta đã rót đạn vào sân bay Phú Bài và cửa Thuận An. Ở Quân khu 5, Sư đoàn 2 cùng lực lượng vũ trang địa phương tiêu diệt các quận lỵ Tiên Phước, Trà My, mở rộng căn cứ ở miền tây Quảng Đà. Theo kế hoạch, sư đoàn sẽ tiến về giải phóng toàn tỉnh Quảng Ngãi, hoặc nếu có thời cơ sẽ đánh xuống Tam Kỳ, phối hợp với chủ lực của Bộ tiến công thẳng vào Đà Nẵng từ phía nam lên.
Ngày 24-3-1975, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương họp. Điểm lại tình hình từ cuộc họp ngày 18-3, hội nghị mừng thấy tình hình các mặt trận đang phát triển tốt. Thay mặt Bộ Tổng Tham mưu, anh Lê Trọng Tấn báo cáo: ở chiến trường Trị - Thiên ta sẽ dứt điểm nhanh. Quân địch đang rút chạy về co cụm ở Đà Nẵng.
Trong tháng 4, ta cần nhanh chóng tiến công Đà Nẵng, diệt từ hai đến ba sư đoàn địch, không cho chúng thực hiện ý đồ rút về tăng cường cho Sài Gòn.
Anh Tấn báo cáo xong, tôi phát biểu về tình hình Đà Nẵng và nêu ra các bước tiếp theo.
Tôi nói:
- Theo tin nhận được, địch kêu gọi "tử thủ" Đà Nẵng, chúng có ý định thực hiện co cụm lớn, tăng cường căn cứ quân sự liên hợp này hòng ngăn chặn, làm chậm bước tiến của quân ta, tranh thủ thời gian củng cố các tuyến phía nam của chúng, trông chờ sự can thiệp của Mỹ. Thế nhưng ngay từ bây giờ, ta cần dự kiến trước những chuyển biến mới, địch có thể rút chạy khỏi Đà Nẵng. Nếu chúng thoát được vào phía nam thì cuộc Tổng tiến công của ta ở chiến trường trọng điểm sẽ gặp khó khăn. Vậy ta cần nhanh chóng đánh chiếm Đà Nẵng, tiêu diệt sinh lực của địch ở đây, tạo thuận lợi phát triển tiến công trong các bước sau. Chúng có thể "tử thủ", cũng có thể rút, rút nhanh hay rút chậm, nhưng ta thì phải chuẩn bị đánh trong tình huống địch rút nhanh, nhất thiết phải đánh nhanh. Không chờ giải phóng xong Huế, mà ngay từ bây giờ, phải bắt đầu mở cuộc tiến công vào Đà Nẵng. Nhanh chóng đánh chiếm các điểm cao, cho xe tăng thọc sâu ngay, tận dụng tối đa khả năng của pháo binh để tiến công Đà Nẵng.
Hướng Sài Gòn, trước đây ta dự tính dùng bảy sư đoàn, vậy mà nay đã có chín sư đoàn. Sau Đà Nẵng, có thể lên tới 15 sư đoàn. Nếu ta chiếm được Đà Nẵng trong tháng 4, tinh thần quân nguỵ sẽ suy sụp lớn. Như vậy, ta phải đặt yêu cầu cao hơn, giải phóng Sài Gòn trong tháng 5, trước mùa mưa. Để chuẩn bị cho trận quyết chiến cuối cùng, đi đôi với việc tập trung cao độ lực lượng từ phía bắc đánh xuống, B2 phải cắt đường số 4, cô lập Sài Gòn và gây sức ép mạnh từ phía tây nam. Ở hướng tây bắc, cần tập trung lực lượng mạnh hơn, hết sức tranh thủ thời gian, hành động khẩn trương hơn, tốc độ phát triển nhanh hờn.
Sau giờ nghỉ, mọi người đều thấy phải đánh nhanh, thắng nhanh. Mới có một tuần lễ mà thế và lực của ta và của địch đã khác hẳn. Phải nghĩ đến tiến công Sài Gòn từ bây giờ, kết hợp chặt chẽ tiến công và nổi dậy, thực hiện một bước nhảy vọt về chiến lược.
Không khí phấn khởi bao trùm phòng họp. Bộ Chính trị khẳng định thời cơ chiến lược lớn đã tới. Chưa bao giờ thuận lợi bằng lúc này, kể từ 20 năm qua. Cách mạng miền Nam đã có những bước nhảy vọt, nhưng đây là bước nhảy vọt lớn có ý nghĩa quyết định. Hội nghị dự kiến có thể giành toàn thắng sớm hơn nhiều so với kế hoạch trước. Kéo dài sẽ không có lợi, mùa mưa đã tới gần.
Bộ Chính trị khẳng định: "Cuộc Tổng tiến công chiến lược của ta đã bắt đầu với chiến dịch Tây Nguyên. Thời cơ chiến lược mới đã đến". Một quyết tâm được quyết nghị: Nắm vững thời cơ chiến lược, tranh thủ thời gian cao độ, tập trung nỗ lực của cả nước, tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kỹ thuật và vật chất vào phương hướng chủ yếu, hành động nhanh chóng, táo bạo, bất ngờ đánh cho địch không kịp trở tay, giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa. Trước mắt kiên quyết tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Huế, Đà Nẵng và tiếp theo là trận quyết chiến chiến lược giải phóng Sài Gòn - Gia Định.
Quyết tâm đã hạ. Phương hướng đã rõ.
Trong không khí phấn khởi, quyết tâm, thay mặt Quân uỷ Trung ương, tôi đứng lên bảo đảm bộ đội ta nhất định tiêu diệt căn cứ quân sự liên hợp Đà Nẵng, và đề nghị mở mặt trận Quảng Đà, cử Bộ Tư lệnh mặt trận do đồng chí Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh, đồng chí Chu Huy Mân làm Chính uỷ. Đề nghị trên được Hội nghị nhất trí tán thành. Bộ Chính trị cũng quyết định thành lập Quân đoàn III gồm các đơn vị vừa tác chiến ở Tây Nguyên; Tư lệnh là đồng chí Vũ Lăng, Chính uỷ là đồng chí Đặng Vũ Hiệp.
Hội nghị kết thúc. Vừa lúc đó, có tin quân ta đã tiến vào thành phố Huế hồi 10 giờ 30 phút ngày 25-3-1975.
Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh, các lực lượng vũ trang Quân khu Trị - Thiên và bộ đội Quân đoàn II từ ba hướng đồng loạt tiến công, vượt qua các tuyến phòng thủ của địch, hình thành nhiều mũi bao vây Huế. Ở hướng nam, Quân đoàn II kịp thời chuyển hướng tiến công, nhanh chóng thọc sâu cắt đường số 1, đánh chiếm quận lỵ Phú Lộc, triệt đường rút lui của địch về Đà Nẵng. Sư đoàn 1, sư đoàn mạnh nhất của quân nguỵ, bị đánh thiệt hại nặng. Từ hướng bắc, quân ta tiến về cửa Thuận An. Một lực lượng địa phương tiến ra chặn cửa Tư Hiền. Những cánh quân khác của ta, từ hướng tây qua đường số 1, vượt sông Tả Trạch, nhanh chóng bao vây địch. Đêm 24-3, pháo binh ta bắn mạnh vào Sở chỉ huy tiền phương Quân đoàn I nguỵ ở Mang Cá, bắn chặn mãnh liệt cửa Thuận An và cửa Tư Hiền.
Sáng 25-3, quân ta tiến công khu cảng Tân Mỹ - Thuận An, tiêu diệt và đánh tan rã toàn bộ các lực lượng địch rút chạy đang dồn tắc ở đây. Các mũi tiến công khác của quân chủ lực, quân địa phương tiến vào thành phố. Phối hợp với quần chúng nổi dậy, ngày 26-3, quân ta giải phóng hoàn toàn cố đô Huế. Lá cờ cách mạng nửa đỏ nửa xanh với ngôi sao vàng năm cánh tung bay trên đỉnh cột cờ trước Ngọ Môn.
Thắng lợi nhanh, gọn của trận Trị - Thiên - Huế, trận then chốt tiêu diệt và làm tan rã Sư đoàn 1 từng được coi là sư đoàn thiện chiến của quân nguỵ, giải phóng cố đô, là một chiến thắng vang dội, giáng một đòn nặng vào âm mưu co cụm chiến lược của địch ở vùng ven biển miền Trung, uy hiếp nghiêm trọng Đà Nẵng, đẩy quân nguỵ vào thế nguy khốn, suy sụp không gì cứu vãn nổi.
Quân uỷ Trung ương gửi điện khen bộ đội Quân khu Trị - Thiên và Quân đoàn II:
"Việc đánh chiếm và giải phóng thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược và chính trị rất lớn. Chiến công đó làm cho nhân dân cả nước nức lòng phấn khởi, làm cho địch suy yếu thêm một bước mới hết sức nghiêm trọng. Các đồng chí đã góp phần làm rạng rỡ truyền thống đấu tranh anh dũng của quân và dân cả nước ta".
***
Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị, ngày 26-3, Bộ Tổng tư lệnh cử anh Giáp Văn Cương làm phải viên của Bộ vào hướng Đà Nẵng trước để chuẩn bị. Tôi triệu tập các đồng chí Lê Trọng Tấn, Tư lệnh mặt trận Quảng Đà vừa được chỉ định, Nguyễn Bá Phát, Tư lệnh Hải quân, Cao Văn Khánh, Phó Tổng tham mưu trưởng, Phan Bình, Cục trưởng Quân báo, Lê Hữu Đức, Cục trưởng Tác chiến và một số đồng chí khác bàn kế hoạch tiến công Đà Nẵng.
Vốn là một cán bộ chỉ huy giàu kinh nghiệm, anh Tấn đã chuẩn bị sẵn một phương án tác chiến.
Vào cuộc họp, tôi hỏi:
- Đánh Đà Nẵng, có thể diễn ra một trong hai tình huống: một là địch rút chạy, hai là chúng co cụm, "tử thủ". Vậy ta nên đánh như thế nào?
Anh Tấn trả lời:
- Hiện nay, địch bố trí phòng ngự chuẩn bị "tử thủ" ở đây. Ta phải tổ chức hiệp đồng binh chủng để tiến công, bảo đảm chắc thắng. Cần có năm ngày để họp đảng uỷ, tập kết bộ đội và tổ chức hiệp đồng binh chủng, chuẩn bị chiến đấu.
Anh Tấn trải lên bàn một tấm bản đồ lớn, trên đó đã lên kế hoạch tiến công theo phương án chuẩn bị năm ngày, với những mũi tên rất to màu đỏ thể hiện các hướng tiến công, những trận địa hoả lực được khoanh từng cụm hướng vào các mục tiêu quân sự trong thành phố và vùng lân cận.
Trong khi mọi người đứng quanh bản đồ sôi nổi mạn đàm, trao đổi, tôi lại suy nghĩ khác hẳn. Địch kêu gọi "tử thủ", nhưng tình hình có thể diễn biến đột ngột, khả năng địch rút vẫn tồn tại. Vậy phải có phương án đánh thật nhanh, thực hiện đúng phương châm "khẩn trương, táo bạo, bất ngờ".
Tôi quay sang anh Tống Trần Thuật, Cục phó Cục Quân báo.
Nếu địch rút Đà Nẵng thì nhanh nhất có thể rút trong mấy ngày? Các đồng chí nghiên cứu kỹ đêm nay, sáng mai báo cáo sớm.
6 giờ sáng ngày 27-3, mọi người đã có mặt tại Sở chỉ huy.
Anh Thuật báo cáo:
- Địch có thể rút nhanh nhất là trong ba ngày.
Còn anh Nguyễn Thanh, Trưởng phòng nghiên cứu địch tình, lại nói:
- Độ bốn, năm ngày ạ?
Không thể đồng ý với đề nghị của anh Tấn chuẩn bị chiến đấu năm ngày cũng như cách tính toán của anh Thanh, tôi phân tích ngắn, gọn, nêu rõ trong tình huống địch "tử thủ", ta có thể chuẩn bị năm ngày, bảy ngày hoặc hơn nữa. Nhưng phải dự kiến tình hình đột biến, cần có kế hoạch đánh thật nhanh. Tôi chỉ thị làm kế hoạch đánh địch theo tình huống chúng rút trong ba ngay.
Anh Tấn vẫn giữ ý kiến, và trình bày:
- Đánh như vậy không thể chuẩn bị kịp.
Tôi nói, giọng có phần gay gắt:
- Tư lệnh mặt trận là anh nên tôi để anh ra lệnh. Nếu là người khác, thì tôi ra lệnh: Đánh Đà Nẵng theo phương án chuẩn bị ba ngày. Nếu chuẩn bị năm ngày, địch rút mất cả thì sao? Huế đã giải phóng rồi. Mặc dầu pháo binh và hải quân địch có thể bắn phá, cứ cho bộ đội hành quân theo đường số 1 tiến công thẳng vào Đà Nẵng. Từ phía nam cũng theo đường số 1 tiến công lên. Không họp đảng uỷ, chỉ trao đổi bằng điện.
Đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất tôi tỏ ra không bằng lòng với anh Lê Trọng Tấn, một trong những tư lệnh xuất sắc nhất của quân đội ta mà tôi luôn quý mến.
Anh Tấn không phát biểu thêm, nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh. Sau này, anh đã đến gặp tôi, thân tình, cởi mở nhắc lại cuộc tranh cãi về phương án năm ngày và phương án ba ngày, rồi vui vẻ nhận khuyết điểm. Đúng là một con người trung thực, thẳng thắn, cương trực, đáng quý biết bao!
Tiếp đó, Thường trực Quân uỷ Trung ương gặp và giao nhiệm vụ cho Tư lệnh mặt trận Quảng Đà. Nhân danh Bí thư Quân uỷ, tôi chỉ thị: chiến tranh đã chuyển sang giai đoạn phát triển nhảy vọt. Bố trí của địch ở Đà Nẵng tuy chưa đảo lộn, mặc dù chúng kêu gọi "tử thủ", nhưng tinh thần quân lính đang suy sụp, cần nắm vững phương châm: "táo bạo, bất ngờ, kip thời, chắc thắng", khẩn trương tiến công, bao vây tiêu diệt địch, khống chế sân bay, hải cảng, chú ý làm tốt việc tiếp quản thành phố một triệu dân này, thực hiện tốt chính sách tù, hàng binh và chính sách chiến lợi phẩm. Nhanh chóng tổ chức tăng cường lực lượng phát triển vào phía nam.
Tôi nhắc anh Tấn báo cáo đều đặn về Bộ, và chúc anh giành thắng lợi lớn.
Ngay lập tức, anh Tấn cấp tốc lên đường. Đi bằng máy bay lên thẳng vào Gio Linh, từ đó đi ô tô theo đường Trường Sơn đến Sở Chỉ huy Quân đoàn II, anh và các đồng chí cùng đi vào đặt sở chỉ huy ở phía tây Đà Nẵng.
Anh Chu Huy Mân lúc này đang ở Quảng Ngãi. Tôi điện cho anh Mân (đồng điện anh Võ Chí Công) thông báo quyết định của Bộ Chính trị thành lập mặt trận Quảng Đà, cử Bộ Tư lẹnh mặt trận. Anh Mân, Chính uỷ của mặt trận, giao lại nhiệm vụ đánh các mục tiêu ở Quân khu 5 cho bộ đội địa phương giải quyết, nhanh chóng tập trung bộ đội chủ lực theo đường số 1 đánh thẳng vào Đà Nẵng nhanh nhất, kịp thời nhất, tảo bạo nhất nhất, tôi đã có điện từ sau ngày địch rút Pleiku.
Tư lệnh và chính uỷ Mặt trận Quảng Đà làm việc với nhau bằng điện đài. Bộ Tổng Tham mưu được lệnh triển khai phương tiện thông tin liên lạc bám sát từng bước các lực lượng đã được điều động về mặt trận giúp Bộ Tư lệnh Mặt trận Quảng Đà lãnh đạo, chỉ huy các hướng.
Trong bức điện số 1 ĐBTK đánh đi hồi 8 giờ 30 phút ngày 26-3 gửi anh Chu Huy Mân, anh Lê Trọng Tấn viết:
"Đánh Đà Nẵng nên:
- Hướng An 5 sẽ tiến công phía bắc và tây bắc theo đường số 1 qua đường 14.
- 711 6 từ tây nam lên, trước mắt diệt Lữ 369.
Đề nghị anh chuẩn bị cho Sư 2 và Lữ 52 đánh theo đường số 1 về Mỹ Khê (đông Đà Nẵng) bịt đường rút lui bằng đường thuỷ của địch".
Điện trả lời của anh Mân viết:
"1. Nhất trí với ý định của "cậu Vũ". 7
2. Chúng tôi đã chuẩn bị cho Sư 2 và Lữ 52 tiến công từ hướng nam ra, đánh chủ yếu theo hướng núi Quế ra Vĩnh Điện, cánh thứ yếu theo đường Đèo Le qua núi Mạc ra đường 100 để phối hợp với lực lượng "cậu Vũ" từ ngoài đánh vào tiêu diệt địch ở Đà Nẵng.
3. Đang tích cực chuẩn bị, chậm nhất là 29-3 có một trận địa pháo có thể bắn vào núi Quế".
Ngày hôm sau, 27-3, anh Tấn điện cho anh Mân:
"Phúc điện số 320 hồi 16 giờ của anh.
1. Hoàn toàn đồng ý về hướng tiến công, mục tiêu tiến công của Sư 2 và Lữ 52.
2. Lực lượng của An và một số sư của Hoà 8 tiến công theo hai trục:
- Mũi thứ nhất theo đường 14, Mũi Trâu, Lệ Mỹ vào sân bay chính.
- Mũi thứ hai từ Lăng Cô đến Hải Vân, Liên Chiểu, Nam ô. Đồng thời có đánh từ Lộc Mỹ lên đỉnh đèo Hải Vân diệt Lữ 258.
3. Lực lượng của 711 tiến công Trung đoàn 57 ở Đại Lộc và vòng đằng sau Lữ 369.
4. Pháo binh triển khai được một trận địa ở Mũi Trâu bắn vào sân bay chính, cảng Sơn Trà và tàu biển. Đề nghị cho triển khai nhanh một trận địa pháo nòng dài bắn vào sân bay Nước Mặn, nếu có pháo 85 càng tốt để đánh tàu biển bốc quân ở Mỹ Khê".
Trong thời gian này, Thường vụ Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 họp mở rộng dưới sự chủ toạ của anh Võ Chí Công, quyết định phấn đấu trong thời gian ngắn giải phóng hoàn toàn địa bàn quân khu.
Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là tập trung toàn bộ lực lượng đẩy mạnh tốc độ tiến công tiêu diệt Sư đoàn 2 nguỵ, giải phóng thị xã Tam Kỳ và tỉnh Quảng Ngãi, tạo thế chia cắt và cô lập hoàn toàn quân địch, tạo bàn đạp vững chắc cho trận tiến công quyết định tiêu diệt tập đoàn phòng ngự cuối cùng của Quân đoàn I nguỵ ở Đà Nẵng.
***
Sau hội nghị ngày 25-3-1975, anh Lê Đức Thọ đề nghị và được Bộ Chính trị đồng ý vào chiến trường B2 cùng các anh Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng trực tiếp chỉ đạo chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
Anh Thọ lên đường vào ngày 28-3. Bằng mọi phương tiện máy bay, ô tô, kể cả xe ôm, anh khẩn trương vào chiến trường càng nhanh càng tốt. Trước lúc anh lên đường, tôi tranh thủ trao đổi về phương án thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị giải phóng hoàn toàn mièn Nam trước khi mùa mưa tới.
Bộ Chính trị cũng quyết định thành lập Hội đồng chi viện miền Nam do anh Phạm Vàn Đồng làm Chủ tịch.
Hơn hai mươi năm trước đây, anh Đồng cũng đã chủ trì một hội đồng như vậy, huy động lực lượng cả nước chi viện chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi lịch sử.
Sù kiện ấy nay được lặp lại ở một trình độ cao hơn: động viên và tổ chúc sức mạnh to lớn của toàn dân, dốc sức của, sức người của hậu phương lớn miền Bắc khẩn trương chi viện tiền tuyến lớn miền Nam trong giai đoạn cuối cùng của chiến tranh, giành thắng lợi trọn vẹn.
18 giờ ngày 25-3-1975, Quân uỷ Trung ương gửi điện cho anh Trần Văn Trà và Quân uỷ miền Nam, đồng gửi anh Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục:
"Trên thực tế, cuộc Tổng tiến công chiến lược của ta bắt đầu với chiến thắng Tây Nguyên và các chiến trường khác. Cuộc chiến đấu đã vào giai đoạn phát triển nhảy vọt như đã thông báo. Chiến thắng trên chiến trường Huế - Đà Nẵng và Nam Bộ làm cho địch suy sụp nhanh, tạo bước phát triển mới về quân sự, chính trị, đặc biệt trên chiến trường trọng điểm sẽ sớm hơn nhiều so với dự kiến của ta. Thời cơ lớn về chiến lược đã đến. Cần tranh thủ thời gian cao độ, tập trung lực lượng vào hướng trọng điểm, hành động táo bạo, bất ngờ, hoàn thành càng sớm càng tốt quyết tâm chiến lược lớn mà Bộ Chính trị đã đề ra.
Đã có chỉ thị cho anh Tuấn. Tình hình rất mới, trong cán bộ ta, nhiều khi nhận thức chưa chuyển biến kịp yêu cầu. Cần làm cho các cấp thông suốt hơn, tập trung lực lượng vào các mục tiêu chủ yếu. Thực hiện chiến lược ba quả đấm. Ký tên: Văn".
19 giờ, Quân uỷ điện gửi anh Văn Tiến Dũng: "Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương vừa họp đánh giá tình hình, nhận định: chiến dịch B3 đạì thắng, cuộc Tổng tiến công chiến lược đã bắt đầu. Đây là bước ngoặt trong cục diện quân sự và chính trị ở miền Nam. Chiến tranh cách mạng đã bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt. Tình hình ở trọng điểm sẽ có bước phát triển mới nhanh hơn dự kiến nhiều, nhất là trong trường hợp ta tiêu diệt sinh lực lớn của địch ở Huế và Đà Nẵng, đồng bàng sông Cửu Long. Thời cơ chiến lược lớn đã đến.
Cần nhanh chóng tập trung lực lượng vào phương hướng chủ yếu, hành động táo bạo, bất ngờ, hoàn thành nhiệm vụ ở trọng điểm càng sớm càng tốt, có thể sớm hơn rất nhiều so với kế hoạch. Thời tiết đang tốt, kéo dài không có lợi. Bộ Chính trị quyét định: a) Nhanh chóng tập trung ba sư đoàn chủ lực, các đơn vị binh khí, kỹ thuật chủ yếu về địa bàn Buôn Ma Thuột, sẵn sàng cơ động vào hướng trọng điểm, b) Giải phóng Bình Định (hướng đường 19) phát triển xuống Phú Yên, Khánh Hoà, Nha Tlang, Cam Ranh. Hướng đường số 7 chỉ dùng lực lượng địa phương phát triển xuống Tuy Hoà. Hướng đường 21, phát triển ra phía đông, tuỳ theo khả năng, nếu có thuận lợi mới thì xuống Nha Trang, Cam Ranh.
Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định mở mặt trận Đà Nẵng, thành lập Bộ Tư lệnh Quảng Đà.
Đã thành lập Hội đồng chi viện miền Nam do anh Tô 10 làm chủ tịch. Chúc anh Đinh 2 chóng hồi phục. Ký tên: Văn".
***
Trở lại với chiến trường Đà Nẵng.
Trong buổi giao ban tối hôm ấy, tôi thấy cần tận dụng mọi lực lượng tiến công địch. Sư đoàn 304 sau khi đánh xong Thượng Đức, lực lượng bị tiêu hao, đang củng cố ở đây. Tôi điện trực tiếp cho sư đoàn: "Sư đoàn 304 phải bằng mọi cách tiến vào giải phóng Đà Nẵng. Lúc này mọi sự chậm trễ đều có tội".
Bức điện vừa chuyển xong, tôi gọi dây nói chỉ thị cho anh Cao Văn Khánh điện ngay cho Quân đoàn II sau khi tiêu diệt các bộ phận địch còn chống cự, nhanh chóng tập trung lực lượng vào tiến công Đà Nẵng. Tôi cũng yêu cầu theo dõi, kiểm tra cuộc hành quân của Quân đoàn I (trừ Sư đoàn 308). Việc sử dụng Sư đoàn 308 ở lại miền Bắc làm nhiệm vụ dự bị chiến lược có gây thắc mắc trong các chiến sĩ Quân tiên phong. Ngày 26-3, đồng chí Hoàng Kim, Chính uỷ sư đoàn lên Bộ đề đạt nguyện vọng của sư đoàn xin được đi chiến đấu. Hiểu rõ tâm trạng của anh em 308, tôi thân mật căn dặn:
- Sư đoàn đang làm một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Hãy giài thích cho anh em hiểu thế nào là một sư đoàn cận vệ của cách mạng trong lúc này. Hãy chuẩn bị thật tốt để sẵn sàng hoàn thành bất cứ nhiệm vụ gì khi Tổ quốc cần đến. Sư đoàn 308 đang phụ trách một hướng trọng yếu của trận quyết chiến chiến lược đó.
Tiếp theo Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, trận Huế - Đà Nẵng là đòn tiến công chiến lược lớn thứ hai của ta đánh vào quân nguỵ. Huế đã giải phóng xong. Còn lại mục tiêu chủ yếu: Đà Nẵng.
Đà Nẵng là thành phố lớn thứ hai ở miền Nam Việt Nam. Đây là một căn cứ quân sự liên hợp rất mạnh, nơi đặt Sở chỉ huy của Vùng I chiến thuật, của Quân đoàn I nguỵ. Sân bay Đà Nẵng là một căn cứ không quân lớn. Đà Nẵng còn là một hải cảng có ý nghĩa quân sự và kinh tế quan trọng. Tháng 3-1965, những đơn vị đầu tiên của Mỹ đã đổ bộ vào Đà Nẵng, mở đầu thời kỳ Mỹ thực hiện chiến lược "chiến tranh cục bộ" xâm lược miền Nam.
Tại đây, địch hiện có khoảng 10 vạn tên, trong đó có 15 tiểu đoàn chủ lực thuộc Sư đoàn 3 bộ binh, Sư đoàn Thuỷ quân lục chiến và tàn quân của các sư đoàn 1, 2 của Liên đoàn biệt động quân, cùng với hàng chục tiểu đoàn bảo an, hàng trăm trung đội dân vệ, phòng vệ dân sự và 5.000 cảnh sát; Sư đoàn 1 không quân với 373 máy bay các loại, 7 tiểu đoàn pháo binh, Thiết đoàn 11 kỵ binh, một lực lượng hải quân nguỵ đóng ở quân cảng Đà Nẵng và vùng biển phụ cận.
Sau khi mất Huế, Nguyễn Văn Thiệu lệnh cho Ngô Quang Trưởng cố thủ Đà Nẵng bằng mọi giá, hòng chặn bước tiến của quân ta, hy vọng biến nơi đây thành bãi đổ bộ khi quân Mỹ quay lại ứng cứu. Tất nhiên, đối với Trưởng, mệnh lệnh "tử thủ" của Thiệu lần này không còn thiêng như trước nữa!
Từ đầu tháng 3-1975, trên chiến trường Khu 5, quân ta bắt đầu hoạt động có tác dụng kiềm chế, nghi binh: tiến công kho đạn Sủng Mây, đánh bãi xe Xuân Thiều, phá cầu Trắng ở gần Đà Nẵng. Sang trung tuần tháng 3, chấp hành lệnh của Bộ, Thường vụ Khu uỷ và Đảng uỷ Quân khu 5 chủ trương tập trung lực lượng tiêu diệt Sư đoàn 2 nguỵ, giải phóng toàn tỉnh Quảng Ngãi, giải phóng đại bộ phận nồng thôn tỉnh Quảng Đà. Các lực lượng vũ trang và nhân dân Quân khu 5 dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của các anh Võ Chí Công, Chu Huy Mân đẩy mạnh tiến công và nổi dậy ở phía bắc quân khu, nhanh chóng tiến xuống đường số 1, khẩn trương chuẩn bị phát triển theo hướng từ Quảng Ngãi đến Đà Nẵng.
Trước sức uy hiếp của quân ta, địch rút khỏi Sơn Hà, Trà Bồng. Vùng giáp ranh của tỉnh Quảng Ngãi hoàn toàn giải phóng. Nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ, phối hợp với bộ đội giải phóng thị xã Quảng Ngãi, thị xã Tam Kỳ, căn cứ Tuần Dưỡng, đánh chiếm căn cứ Chu Lai, tiêu diệt Sư đoàn 2 nguỵ, mở rộng vùng giải phóng ở tỉnh Quảng Đà, tạo điều kiện thuận lợi uy hiếp Đà Nẵng từ phía nam.
Ngày 27-3, ở phía bắc Đà Nẵng, chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh, Quân đoàn II và một sư của Quân đoàn I phát triển tiến công trên hai hướng: từ đèo Mũi Trâu theo đường 14 tiến xuống phía tây bắc; từ Phú Lộc, theo đường số 1 đánh chiếm Thừa Lưu, Cầu Hai, Lăng Cô, đèo Hải Vân, áp sát thành phố từ phía bắc. Riêng Sư đoàn 304 được lệnh trực tiếp của Bộ Tổng tư lệnh và của quân đoàn khẩn trương chuyển sang tiến công Đà Nẵng từ hướng tây nam.
Cùng thời gian này, theo lệnh của Bộ, Sư đoàn 2, các lực lượng pháo binh, cao xạ, tăng, thiết giáp của Quân khu 5 dưới sự chỉ huy trực tiếp của anh Chu Huy Mân, bỏ qua các mục tiêu dọc đường, tiến thẳng về Đà Nẵng.
Pháo binh của quân ta bắt đầu nã đạn, khống chế hai cảng và sân bay.
Trước tình hình nguy khốn, Ngô Quang Trưởng huỷ bỏ kế hoạch rút Sư đoàn Thuỷ quân lục chiến về Sài Gòn, thu thập binh lính cố thủ Đà Nẵng. Nhưng quá muộn! Đà Nẵng đã rơi vào tình trạng hỗn loạn. Tuy quân số địch còn đông, nhưng binh lính đã mất tinh thần. Tân binh đào ngũ từng mảng. Bọn chỉ huy hốt hoảng, chỉ lo đưa vợ con tìm đường trốn chạy. Hàng vạn dân từ Huế ào vào càng làm cho thành phố hỗn loạn thêm.
Sau khi nghe Cục Quân báo báo cáo tình hình mới nhất, tôi điện tiếp cho Quân đoàn II: "Địch ở Đà Nẵng đang rối loạn. Canh sát thôi làm việc. Chúng đã ra lệnh rút trung đoàn ở núi Quế và phá công sự. Cần nhanh chóng tiến đánh Đà Nẵng. Nếu có hiện tượng địch rút thì phải lập tức đánh tràn tới. Nếu chúng co cụm và cố thủ thì bao vây thật chặt, đánh ghìm chân không cho rút. Đồng thời tập trung lực lượng theo hướng đường 14 và đường 1, tiêu diệt địch, chiếm khu vực tây và tây bắc thành phố, thọc sâu vào cầu Trịnh Minh Thế, chặn đường rút của địch qua bán đảo Sơn Trà. Ký tên: Văn".
Cũng trong ngày 27-3, đồng chí Bí thư thứ nhất điện cho các anh Võ Chí Công và Chu Huy Mân:… "Chiến thắng oanh liệt ở Buôn Ma Thuột và Tây Nguyên đã tạo ra thời cơ giải phóng Đà Nẵng. Ta phải tập trung lực lượng từ hai phía, từ Thừa Thiên - Huế đánh vào và từ Nam - Ngãi đánh ra, nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch ở Đà Nẵng, không cho chúng rút chạy để co cụm về giữ Sài Gòn.
Trong lúc này, thời gian là lực lượng. Phải hành động hết sức táo bạo, bất ngờ, làm cho địch không kịp trở tay.
Các anh cần sử dụng ngay lực lượng của quân khu và của tỉnh đánh thẳng vào Đà Nẵng. Phải có biện pháp đặc biệt để hành quân nhanh nhất, kịp thời khống chế, chiếm lĩnh các sân bay, bến cảng, bao vây, chia cắt để tiêu diệt địch.
Phải nhanh chóng phát động quần chúng vũ trang nổi dậy, đập tan các lực lượng kìm kẹp ở cơ sở, chiếm lĩnh các công sở, kho tàng, nhà máy, thành lập chính quyền cách mạng và sáp vào vận động binh sĩ địch bỏ súng đầu hàng, làm tan rã các đơn vị quân nguỵ.
Các binh đoàn chủ lực phía Bắc đã có kế hoạch hành quân nhanh nhất để kịp thời hiệp đồng với cánh quân phía nam. Các anh hành động ngay, không chậm trễ.
Ký tên: Ba" 11
Các chỉ thị, mệnh lệnh trên đây đều được chấp hành triệt để và nhanh chóng.
Tại Tổng hành dinh, các cán bộ tác chiến, quân báo, thông tin, cơ yếu. làm việc suốt ngày đêm. Tin chiến thắng dồn dập báo về cổ vũ mọi người làm việc hăng say, quên ăn, quên ngủ.
Sáng ngày 28-3, tôi triệu tập đồng chí Doãn Tuế, Tư lệnh pháo binh, lúc này là phái viên của Bộ Tổng Tham mưu, kiểm tra tình hình triển khai sử dụng hoả lực.
Tôi hỏi:
- Pháo của ta đã đến đâu rồi?
Đồng chí Tuế báo cáo:
- Mới có một tiểu đoàn của Quân khu 5 bắn vào sân bay Đà Nẵng. Pháo của Quân đoàn II mới có hai đại đội vào đến đèo Mũi Trâu.
Việc triển khai pháo binh chiến dịch như vậy là chậm.
Tôi chỉ thị bố trí ngay pháo ở đèo Mũi Trâu để chế áp sân bay Đà Nẵng, đưa tiếp pháo của Quân đoàn II lên đèo Hải Vân để bắn sang Sơn Trà. Điều ngay toàn bộ lực lượng pháo binh mặt trận lên tham gia tiến công.
Kết quả là đến 17 giờ ngày hôm ấy, tất cả các đơn vị pháo của Quân đoàn II và Quân khu 5, sau khi tổ chức xong trận địa, bắt đầu nã đạn vào Đà Nẵng. Trận pháo kích lớn diễn ra vào sáng hôm sau, 29-3: 30 khẩu pháo cỡ lớn của ta dồn dập bắn vào Sở chỉ huy Quân đoàn I nguỵ, sân bay Đà Nẵng, cảng Mỹ Khê, bán đảo Sơn Trà, sân bay Nước Mặn, từ 5 giờ đến 10 giờ sáng. Sau đó, pháo chuyển làn bắn ra mép nước, ngăn chặn không cho tàu địch vào bốc bọn tàn quân.
Bộ Tư lệnh Mặt trận Quảng Đà báo cáo: ngày 29-3-1975 quân ta tiến công vào Đà Nẵng từ nhiều hướng: Quân đoàn II trên các hướng bắc, tây bắc và tây nam. Sư đoàn 2 Quân khu 5 trên các hướng nam và đông nam. Được các lực lượng biệt động, tự vệ, du kích bí mật và quần chúng hỗ trợ, cả hai cánh quân cùng tiến công vào thành phố. Một số cán bộ, đảng viên, chiến sĩ ta bị địch bắt giam ở Non Nước phá nhà lao thoát ra ngoài, tham gia đánh địch. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Quảng Đà và Thành uỷ Đà Nẵng, quần chúng nổi dạy. Đồng bào tự động đưa xe đò, xe lam, xe máy chở bộ đội ta tiến nhanh vào thành phố, mang cơm nước quà bánh tiếp tế cho bộ đội. Bộ đội chủ lực không quen thuộc địa hình thì đã có các chiến sĩ tự vệ dẫn đường. Nơi nào mà chủ lực chưa tới kịp, thì các lực lượng biệt động, tự vệ và du kích kết hợp với cơ sở bí mật đã kịp thời đánh chiếm. Công nhân bảo vệ sân bay, bến cảng, nhà máy, nhân dân phối hợp cùng bộ đội kêu gọi binh sĩ địch ra hàng.
Có tin Tổng thống Mỹ tuyên bố đưa hải quân đến cứu viện Đà Nẵng. Qua phân tích tình hình, tôi điện cho anh Tấn, anh Mân, anh Phạm Hùng và Quân đoàn II:
"Pho tuyên bố dùng tàu LST vào Đà Nẵng là để trấn an dư luận, cũng có thể để cứu bọn nguỵ ở bán đảo Sơn Trà. Khả năng hành động của không quân nguỵ ít. Khả năng không quân Mỹ can thiệp càng ít hơn. Nhưng ta vẫn phải đề phòng".
Thực tế đã diễn ra đúng như vậy. Tàu Mỹ đến cứu bọn nguỵ chạy trốn, nhưng đậu cách xa bờ, gây cảnh chen chúc hỗn loạn, nhiều người rơi xuống biển. Máy bay trực thăng Mỹ đến đón cố vấn Mỹ và những tên đầu sỏ, bị hàng ngàn binh lính và dân di tản ùa lên, phải cất cánh bay đi, nhiều người bám ở bên ngoài máy bay rơi từ trên không xuống.
Chỉ trong vòng 32 giờ quân ta lần lượt đánh chiếm các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế trong căn cú liên hợp, giải phóng hoàn toàn thành phố Đà Nẵng và thị xã Hội An, tiêu diệt và làm tan rã hơn 10 vạn tên trong bộ máy quân sự và hành chính của nguỵ ở đây.
Trưa ngày 29-3, anh Nguyễn Thanh vào báo cáo tình hình địch. Nhớ lại buổi giao nhiệm vụ cho anh Lê Trọng Tấn, tôi nói vui:
- Đáng lẽ tôi cho cậu 5 điểm 12 nhưng chỉ cho 3 điểm thôi, vì đánh Đà Nẵng chỉ mất có ba ngày.
Đòn tiến công chiến lược thứ hai đã được hoàn thành xuất sắc.
Lại một bước nhay vọt mới của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trong mùa Xuân lịch sử.
***
Cuộc tiến công giải phóng Huế - Đà Nẵng do Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy được hình thành trong quá trình thực hiện cuộc Tổng tiến công chiến lược, nhanh chóng phát triển thành một chiến dịch quy mô lớn có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng. Tiếp theo chiến thắng Tây Nguyên, chiến thắng vang dội Huế - Đà Nẵng đã đập tan ý định co cụm chiến lược của địch, tiêu diệt nhiều sinh lực chủ yếu của chúng, làm thay đổi căn ban so sánh lực lượng hoàn toàn có lợi cho ta, đẩy quân nguỵ sụp đổ nhanh chóng, mở ra triển vọng rất thuận lợi cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.
Qua chiến đấu, bộ đội ta trưởng thành vượt bậc. Rất nhiều tấm gương tích cực chấp hành mệnh lệnh, chiến đấu anh dũng, mưu trí, táo bạo xuất hiện trong cán bộ, chiến sĩ nhất là ở cánh quân phía bắc của các đồng chí Nguyễn Hữu An, Lê Linh, Hoàng Đan và cánh quân phía nam của đồng chí Nguyễn Chơn.
Ngày 1-4, Quân uỷ gửi điện khen bộ đội Mặt trận Quảng Đà: "Quân uỷ Trung ương nhiệt hệt khen ngợi toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên các lực lượng bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, bộ đội đặc biệt tinh nhuệ, tự vệ Mặt trận Quảng Đà đã triệt đế chấp hành mệnh lệnh, hành động táo bạo và kịp thời, phối hợp với nhân dân, trong một thời gian rất ngắn, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch, giải phóng toàn tỉnh Quảng Đà, đặc biệt thành phố Đà Nẵng là một căn cứ quân sự quan trọng bậc nhất của địch ở miền Nam Việt Nam.
Quân uỷ Trung ương tuyên dương công trạng các đồng chí trong toàn quân về chiến công chói lọi đã lập được Ký tên: Văn".
Chiến thắng Huế - Đà Nẵng cổ vũ mạnh mẽ hậu phương lớn và tiền tuyến lớn. Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ nhiệt liệt khen ngợi và tặng thưởng bộ đội và nhân dân vừa lập chiến công lớn nhiều huân chương cao quý.
Khí thế tiến công trào dâng từ Bắc chí Nam.
Bao giờ cũng vậy, như đã thành thói quen, mỗi lần thắng lớn, tôi lại nhớ tới lời dạy của Bác Hồ: "Tháng lợi tuy lớn, nhưng mới chỉ là buớc đầu. Các chú không được chủ quan, khinh địch".
Cuộc chiến đấu giải phóng hoàn toàn miền Nam đang còn ở phía trước. Càng đến gần sào huyệt, quân địch tất sẽ càng phản ứng quyết liệt hơn. Ngay ngày hôm sau, 30-3, một đoàn cán bộ tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật, được cử ngay vào Đà Nẵng nghiên cứu rút kinh nghiệm tại chỗ về cách đánh của bộ đội chủ lực kết hợp với quần chúng nổi dậy ở một thành phố lớn, chuẩn bị cho trận đánh quyết định sắp diễn ra.
***
Khí thế tiến công, nổi dậy của quân và dân ta trong giai đoạn cuối cùng của chiến tranh càng sôi động bao nhiêu, thì các tư liệu được công bố sau này cho thấy cảnh tượng của phía đối phương lúc này càng ảm đạm bấy nhiêu.
Vào đúng thời điểm nguy kịch nhất, Nguyễn Văn Thiệu nhận được bức thư đề ngày 22-3-1975 của người đứng đầu Nhà Trắng ở Hoa Thịnh Đốn:
"Ngài Tổng thống Thiệu thân mến, Cuộc tiến công của quân Bắc Việt hiện nay đối với đất nước ngài là một điều vô cùng phiền phức và là nỗi đau khổ của mọi người.
Đối với Hoa Kỳ, vấn đề cũng không kém phần nguy ngập. Người Mỹ cũng bị thử thách khi họ quyết tâm giúp đỡ một người bạn đang bị các lực lượng vũ trang hiện đại tấn công. Riêng tôi, tôi quyết định rằng người Mỹ sẽ bao vệ Việt Nam trong giờ phút quyết định này với ý định thực hiện đúng trách nhiệm của Hoa Kỳ trong hoàn canh này. Tôi vẫn theo dõi những diễn biến một cách sát sao và bàn bạc khẩn cấp với các cố vấn của tôi về những việc làm mà hoàn cảnh đòi hỏi và pháp luật cho phép. Ký tên: Giêrôn Pho" 13 , cũng vẫn cái giọng chung chung, mơ hồ, không có gì cụ thể! Giữa lúc dầu sôi lửa bỏng, mà lá thư đánh đi bằng điện mật, sau khi giải mã, vẫn lạnh như tiền! Hơn nữa, cụm từ "pháp luật cho phép" dội thêm một gáo nước lạnh vào chính quyền Thiệu, vì ai cũng biết, ngay từ hồi Níchxơn còn ngồi tại Nhà Trắng, mối quan hệ giữa Tổng thống và Quốc hội về cuộc chiến tranh Việt Nam không lấy gì làm suôn sẻ! Ngày 30-11-1974, đạo luật về Quyền hạn của tổng thống trong thời gian chiến tranh (viết tắt là WPA) đã ra đời, quy định rõ tổng thống phải thảo luận trước với Quốc hội về bất cứ hành động quân sự nào sắp tiến hành và trong vòng 48 giờ phải tường trình chi tiết về hành động quân sự ấy.
Lúc này, rõ ràng Tổng thống Pho không thể hành động mà không được sự chấp nhận của Quốc hội. Mà Quốc hội thì đang chuẩn bị nghỉ lễ phục sinh, mọi công việc đều gác lại.
Mặc dù chán nản và tuyệt vọng, Thiệu vẫn gửi đi vào tối hôm sau một lời kêu cứu:
"Thưa ngài tổng thống, Vào giờ phút quyết định này, khi Nam Việt Nam đang lâm nguy và hoà bình đang bị đe doạ nghiêm trọng, vì lẽ đó tôi trân trọng khẩn cầu Chính phủ Hoa Kỳ hãy thực hiện lời hứa. Một là, hạ lệnh tiến hành một cuộc oanh tạc ngắn hạn bằng máy bay B52 tập trung vào những điểm đóng quân và căn cứ hậu cần của kẻ thù trong khu vực thuộc Nam Việt Nam. Hai là, khẩn cấp viện trợ những phương tiện cần thiết để ngăn chặn và đẩy lùi cuộc tấn công.
Kính thưa ngài tổng thống,
Một lần nữa, tôi xin khẩn cầu ngài, khẩn cầu chữ Tín trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, và đặc biệt khẩn cầu lương tâm của nước Mỹ. Tôi xin đa tạ quyết tâm thực hiện trọn vẹn lời hứa đó bằng hành động cụ thể của ngài.
Trân trọng kính chào, Nguyễn Văn Thiệu" 14 .
Tất nhiên, lời van xin của Thiệu rơi vào im lặng. Bức thư ngày 22-3 là bức thư cuối cùng của Pho gửi cho Thiệu. Tác dụng của nó cũng giống như một liều thuốc an thần đã quá hạn, không còn giúp gì được bệnh nhân đang thập tử nhất sinh.
Mặc dù, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Sơlétxinhgiơ nêu lên giải pháp duy nhất còn lại lúc này là ném bom nguyên tử. Vị tổng thống được đưa lên sau vụ bê bối Oatơghết ở vào một tình thế khó xử: Ném bom bằng B52 thì bị Quốc hội cấm. Dùng bom nguyên tử thì lại càng không dám nghĩ tới. Pho không thể làm gì hơn là bỏ đi đánh "gôn" suốt cả tuần.
Đà Nẵng thất thủ đúng vào dịp lễ phục sinh.
Đối với Mỹ, Đà Nẵng không còn là vị trí chiến lược quan trọng nữa. Tuy nhiên, cũng đã có một "hạm đội" được gửi tới Đà Nẵng. Đó là một mớ hỗn tạp gồm 20 chiếc tàu vận tải và tàu kéo của Nhật cùng ba tàu chiến nhỏ của Mỹ đến để di tản cố vấn Mỹ, viên chức nguỵ và những người hoảng loạn đang tháo chạy lấy thân, trong đó có tướng Ngô Quang Trưởng.
--------------------------------
1Kế hoạch tiến công giải phóng toàn bộ Quảng Trị: Thừa Thiên và thành phố Huế2Do tình hình khẩn trương, sau này anh Tấn không đi.3Chốt.4Tiến hành.5Hướng Quân đoàn II (Tư lệnh Nguyễn Hữu An).6Phiên hiệu mật của Sư đoàn 304.7Mật danh của Bộ Tổng tư lệnh.8Quân đoàn I (Tư lệnh Nguyễn Hoà).9Đồng chí Phạm Văn Đồng.10Đồng chí Đinh Đức Thiện.11Lê Duẩn: Thư vào Nam, Nhà xuất bản. Sự thật, Hà Nội. 1985, tr. 381-382.12Theo cách cho điểm của Liên Xô.13Nguyễn Tiến Hưng và Jérold Schecter: Từ Toà Bạch Ốc đến dinh Độc lập, Nhà xuất bản. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1990, tr.38.14Nguyễn Tiến Hưng và Jérold Schecter: Từ Toà Bạch Ốc đến dinh Độc lập, Nhà xuất bản. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1990, tr.391.
Truyện khác cùng thể loại
41 chương
199 chương
800 chương
11 chương
1 chương
694 chương