[Tiểu Lâu Truyền Thuyết] Quyển 5 - Phong Vân Tế Hội
Chương 395 : Trăng sao sóng nước
Yên Lẫm không nhớ mình lẳng lặng đứng bên cửa sổ đã bao lâu. Khi Vương tổng quản đẩy cửa mà vào, làm y phục hồi *** thần, bóng đêm đã khắp trước mắt.
“Bệ hạ, ngài nên nghỉ ngơi một chút, nô tài đã đổi trà nóng cho ngài.”
Yên Lẫm cười khẽ, quay người đi về bên ngự án, đưa tay nhận chén trà trên khay vàng, uống một ngụm nhỏ, thuận tay bỏ xuống, lá trà cô đơn xoay tròn mà chậm rãi chìm nghỉm, Yên Lẫm lại ngồi xuống, cầm tấu chương bị y ném lên xem tiếp.
Vương tổng quản không nói không rằng đứng bên cạnh, giúp y mài sẵn mực. Nhưng đợi rất lâu, Yên Lẫm cũng không có động tác.
Vương tổng quản thấp giọng nói: “Bệ hạ.”
Yên Lẫm đưa tay day day ấn đường: “Không việc gì…”
Có lẽ là quá mệt mỏi, mấy ngày nay bận mãi không làm sao được nghỉ ngơi, thân thể sớm mệt lử, lại đột nhiên bị Tịnh Viên nhắc đến tâm sự canh cánh trong lòng kia, vì thế ngay cả tâm cũng mỏi mệt nhỉ.
Chữ viết trên tấu chương, y rõ ràng nhìn hiểu, ý tứ của mỗi một câu, đều cực minh bạch, nhưng mà hết thảy đều dường như đặc biệt xa xôi, luôn cách thứ gì đó, không thể vào lòng. Đầu óc trì độn mất cảm giác tột cùng, nhìn tấu chương ngây người nửa ngày, lại vẫn không hề nghĩ được nên hạ bút phê như thế nào.
Vương tổng quản nhẹ giọng khuyên: “Bệ hạ, nếu là nhất thời không quyết định được, ngài tạm thời buông ra, nghỉ một chút cũng tốt. Mấy ngày nay, ngài sau khi hạ triều cứ ngồi mãi trong thư phòng này, người cũng sắp bức bí ra bệnh rồi. Ra ngoài đi dạo, thả lỏng một chút, biết đâu tâm tình sáng sủa, thân mình sảng khoái, tiếp tục đến phê tấu chương, ngược lại phải nhanh nhẹn hơn.”
Yên Lẫm nở một nụ cười, gật đầu, cũng thật sự nhìn như tùy ý mà tạm thời bỏ xuống một bàn công sự này, đẩy tấu chương ra, dạo bước khỏi thư phòng, đi dưới ánh trăng.
Đêm vừa buông, trăng còn vắt vẻo phương đông. Có gió nhẹ chậm rãi thổi đến. Tâm tình vốn phiền muộn không hiểu cũng thoáng khoan khoái đôi chút.
Yên Lẫm chắp tay từ từ đi dưới ánh trăng, hoàng cung tĩnh lặng lạ thường, xa xa gần gần, đèn đuốc hoặc huy hoàng, hoặc sáng ngời, hoặc u ám, hoặc thấp thoáng, im ắng chiếu sáng con đường trước mắt.
Từng chỗ điện các huy hoàng, từng tòa lâm viên mỹ lệ.
Vòng qua giả sơn, bước qua hồi lang, y chậm bước nhàn nhã, một đường ngang qua.
Trong tòa cung điện này, có thê nhi của y, thần tử của y, nô bộc của y. Nhưng mà, giờ này khắc này, lúc này y lại chỉ nhớ một người, im lặng đi một mình.
Khắc ý tránh đi những huy hoàng và sáng ngời xa xa kia, lại bước đến chỗ u ám vắng vẻ kia. Đèn ***g phía trước dần đã từ dày thành thưa thớt, từ sáng chuyển tối, yếu ớt xa thẳm, mông mông lung lung.
Y không chú ý tới đám nội thị cung nhân dọc đường đi theo đã lén lút tan hết. Ngay Vương tổng quản cũng đã dừng bước chân không đi theo nữa.
Y chỉ lơ đãng bước về trước, cho là lại sẽ tùy ý mà không chút để tâm băng qua ngự hoa viên cư nhiên không thấy một cung nhân này.
Thế giới an tĩnh dị thường, tiếng nước vỗ lên đá cực nhẹ cực nhẹ, tiếng gió lướt qua lá cực nhu cực nhu, ngược lại khiến lâm viên thoáng u ám này càng lộ vẻ vắng lặng.
Yên Lẫm men theo con đường đá màu trắng bước về trước, chỗ lâm viên này, có hoa, có cây, có trúc xanh, có kỳ thạch, có núi nhỏ đắp đất mà thành, có dòng suối nhỏ từ bên ngoài dẫn vào trong cung, có chiếc cầu trúc cong cong bắc ngang sóng nước, thanh u mỹ lệ, đã là cảnh cực tận nhân công tạo hóa. Nhưng mà, Yên Lẫm hoàn toàn không lòng dạ ngắm cảnh.
Lòng y dường như còn ở nơi xa xôi, tư niệm người xa xôi, hết thảy trước mắt, lại như cách một thế giới.
Sau đó, y nghe thấy một thanh âm dịu dàng: “Kỳ Quân.”
Trong buổi đêm an tĩnh tâm tư không tập trung này, thanh âm quen thuộc như vậy, bỗng nhiên vang lên. Khi vào tai cũng không hề kinh tâm động phách thế nào, chẳng qua là một tiếng gọi cực nhẹ cực yên này, vì thế y quay đầu, ngưng mắt…
Bóng cây lắc lư, khóm trúc âm u. Chỗ đường mòn quanh co, có người một mình đứng trên đầu cầu, dưới ánh trăng, ánh mắt chăm chú nhìn y, mang một chút ôn nhu đạm đạm.
Đêm này, ánh trăng không sáng lắm, ánh sao không rực rỡ lắm, ngay cả ánh đèn trong viên cũng thưa thớt mà ảm đạm.
Nhưng mà y đứng nơi đó, một thân thanh sam từ dung như cũ, thế giới liền sáng ngời quang hoa.
Dưới chiếc cầu trúc, nước sông ngự vòng quanh y, chảy từ từ, những ánh trăng ánh sao và ánh đèn đó, tất cả phản chiếu dưới chân y.
Cái đêm phảng phất như mộng cảnh này, Yên Lẫm ngơ ngẩn nhìn người y một đường đi đến một đường tư niệm, qua rất lâu mới nhẹ nhàng hỏi: “Sao ngươi lại đến?”
“Nhớ ngươi nên đến.” Thanh âm của người nọ, luôn thanh nhuận như ngọc ấm va nhau.
“Ngươi đến khi nào?”
“Đến một lúc rồi, ta vẫn chờ ngươi ở đây.” Khuôn mặt người nọ dưới ánh trăng, nhu hòa thần kỳ.
Ngưng mắt nhìn y, sau đó hơi giơ tay, chờ đợi giữa hư không.
Yên Lẫm đứng ngẩn ra một lúc, mới chậm rãi bước đến.
Tư niệm lâu dài quá mức, gặp lại đột nhiên quá mức, phản ứng trước hết lại không phải mừng như điên, không phải nhiệt liệt vui vẻ lao đến y, mà là hoài nghi, hoài nghi đây chỉ là một giấc mộng do nhớ mong thái quá.
Vì thế, hơi chần chừ, hơi mê mang, thanh âm nói chuyện luôn nhẹ, bước chân đi luôn chậm, giống như sợ khí lực dùng hơi mạnh thì mộng này sẽ tỉnh mất.
Y đi qua, người nọ một mực chưa từng biến mất trong bóng đêm, chưa từng hòa tan giữa sóng nước, giấc mộng đẹp này rõ ràng mà kéo dài như thế.
Y đưa tay, giữ chặt bàn tay chờ đợi mình giữa hư không phảng phất đã rất rất lâu kia, mặc bàn tay kia nhẹ nhàng kéo đi, bước lên hai bậc đá trắng đầu cầu nọ, đi lên chiếc cầu trúc nho nhỏ này.
Gió đêm phất qua, kéo theo nước trong sông ngự bao nhiêu gợn sóng, kéo theo bao nhiêu gợn sóng, trăng sao bóng đèn, liền lặng yên hòa tan bốn phía.
Đây không phải mộng, y đã biết. Người kia thật sự đã đến, thời điểm y hoàn toàn không ngờ, không mảy may chuẩn bị.
Trong buổi đêm như mộng này, trên tay y nắm, lại thật sự ấm áp.
Người đã đến trước mặt, y lại vẫn không buông bàn tay mình đang nắm ra.
Cánh tay thanh mảnh đẹp đẽ, ấm áp có lực kia, mấy năm qua mỗi lần gặp lại, y luôn không nhịn được phải nắm chặt.
Năm đó, tự mình tiễn y ra cửa cung.
Lúc ly biệt đã chuẩn bị sẵn sàng chịu đựng nỗi đau khổ trọn đời không được gặp lại. Cũng nguyện dùng toàn bộ sinh mệnh tương lai đi tư niệm và hồi ức.
Thế mà, chẳng bao lâu, nhận được thư của y.
Trong thư, kỳ thật chỉ nói một sự kiện giản giản đơn đơn.
Ta chữa khỏi rồi.
Không chỉ là chữa khỏi thương, chữa khỏi bệnh. Không chỉ là có thể đi lại như thường, võ công phục hết, thậm chí ngay cả cánh tay đã gãy kia cũng khôi phục.
Đó là kỳ tích tuyệt không có khả năng, không, có lẽ nên nói là thần tích.
Mà Yên Lẫm thậm chí không kịp kinh, không kịp hỉ, không kịp đi tự hỏi và thán phục thần tích này, y chỉ lập tức lao đến nơi trong thư nói.
Dung tướng của y đã trở về, ở ngay nơi đó.
Ở nơi đó, chờ y.
Đến nay, Yên Lẫm vẫn không thể nhớ lại, khi mình vừa nhìn thấy Dung tướng phong hoa như xưa, trong lòng cuồn cuộn là nỗi vui mừng và tình cảm mãnh liệt như thế nào.
Mấy năm như vậy, y vẫn nghĩ, vẫn cứ nghĩ, luôn nghĩ không ra. Y cứ cảm thấy, khi đó, mình nhất định là rơi vào trạng thái điên cuồng, từng nói, từng nghĩ, từng làm, rất nhiều rất nhiều chi tiết, đều không nhớ rõ.
Nhớ được, chỉ là y phát ra tiếng kêu gào không rõ ý nghĩa, cứ một mực kêu, kinh và hỉ tràn đầy trái tim, thậm chí không biết phải dùng ngôn từ gì để bày tỏ sự vui mừng như vậy, cho nên chỉ có thể dùng tiếng kêu nguyên thủy nhất đơn thuần nhất để phát tiết.
Y thậm chí không biết nên khiếp sợ và không hiểu, kinh nghi và suy nghĩ với thần tích khó tin như vậy, hoan hỉ và khoái lạc chiếm hữu hết thảy, chẳng thể lưu lại mảy may không gian cho lý trí suy xét.
Y lao đến Dung Khiêm, như thể kẻ điên bắt lấy cánh tay vốn nên không tồn tại kia, dùng sức quá mạnh, cơ hồ có thể bẻ gãy tay người bình thường.
Tham lam nhìn người nọ từ đầu đến chân, luống cuống tay chân mà xé quần áo y, muốn tận mắt xác nhận thân thể đau thương trải khắp kia thực sự đã khôi phục hết thảy sức sống và sinh cơ.
Y vẫn run rẩy, ngữ không thành tiếng, y vẫn một mực hỏi, sao mà ngươi khỏi được, sao mà ngươi khỏi được, ngươi thật sự khỏi rồi ư?
Mà Dung Khiêm chỉ mỉm cười dung túng y hồ đồ, nhẫn nại sự điên cuồng của y, để y tay chân vụng về, hoàn toàn không biết khống chế sức lực mà lôi lôi kéo kéo kiểm tra tới lui. Đồng thời dùng tư thế ôn nhu nhất ôm y, dùng thanh âm ôn nhu nhất trấn an y.
Dung Khiêm một mực trả lời, dù rằng đối với việc mình rốt cuộc làm sao khỏi, y luôn nói không rõ ràng.
Nhưng thời điểm đó, Yên Lẫm đã không còn năng lực tự hỏi. Nếu Dung Khiêm nói, ta hô to một tiếng với ông trời, mau chữa khỏi cho ta, vì thế ông trời liền chữa cho ta, Yên Lẫm không chừng cũng lập tức gật đầu, đồng thời hối hận không sớm la to với ông trời, Dung Khiêm nói gì y nghe đó, kỳ thật Dung Khiêm rốt cuộc đã nói gì, y cũng đều không minh bạch lắm.
Trong ký ức, khắc sâu nhất, chỉ là một câu lại một câu, thanh âm lặp lại kia: “Ta khỏi rồi, ta thật sự khỏi rồi.”
Y đã dùng bao nhiêu thời gian, mới thật sự xác định Dung tướng của y đã khỏi, y đã dùng bao nhiêu thời gian, rốt cuộc mới chịu tin tưởng đây không phải một giấc mộng ảo.
Sau đó, y giống như một đứa trẻ, cao giọng khóc nức nở!
Đây là việc vui bằng trời, đây là kỳ tích ngay cả nằm mơ y cũng không dám tham vọng xa vời, đây là thần tích y hận không thể dùng hết thảy của mình để trao đổi, nhưng mà y thậm chí chẳng biết nên cười vui, y chỉ khóc nức nở.
Y không nhớ y là đế vương, y không nhớ y đã trưởng thành, y không nhớ y là một nam nhân có đảm đương có đảm sắc, y không nhớ tất cả răn dạy nam nhi không dễ rơi lệ, y chỉ túm gắt gao Dung Khiêm, khóc rống thất thanh.
Cho dù lúc trước khi tiễn Dung Khiêm rời đi, Dung Khiêm nhiều lần cam đoan có thể chữa khỏi hoàn toàn, y cũng chưa bao giờ dám thật sự tin tưởng, thân thể Dung Khiêm có thể khôi phục đến trình độ này. Trong thiết tưởng của bản thân y, Dung Khiêm có thể như người thường, thậm chí hơi chậm chạp khó khăn hơn người bình thường, nhưng trên cơ bản không có tình trạng tàn tật rõ ràng, có thể đi lại tự nhiên, không cần mãi chịu đựng đau đớn, đã là hy vọng quá xa vời.
Mà nay, khi hiệu quả trị liệu, lấy sự hoàn mỹ hoàn toàn vượt quá tưởng tượng hiện ra trước mặt, y không biết mừng như điên, lại chỉ có thể rơi lệ.
Truyện khác cùng thể loại
150 chương
4 chương
27 chương
71 chương
15 chương
44 chương