Thuận Minh

Chương 265 : Tổng binh Sơn Đông

Tháng giêng năm mười hai Sùng Trinh, Bắc Trung Quốc bị đại quân quân Thanh lấn chiếm làm cho long trời lở đất. Tại mấy tỉnh Tấn, Khoái, Xuyên, Dụ, Việt, Sấm vương Lý Tự Thành bị Hồng Thừa Trù và Tôn Truyền Đình đánh cho tan tác, chỉ còn lại hơn chục kỵ sĩ đi theo, đã không tạo nên uy hiếp gì. Mà hai cánh dân quân tạo phản, Bát đại vương Trương Hiến Chương và Tào Thao, La Nhữ đều bị triều đình chiêu an, nhưng bọn họ chiêu an lại không phải hoàn toàn đầu hàng triều đình, mà là chiếm cứ địa bàn, không cho phép triều đình pháingười tái chiêu an kiểm tra binh mã. Tổng lý Hùng Văn Xán phụ trách chiêu an binh mã năm tỉnh , vốn là đồng minh cùng lập trường với bộ binh thương thư Dương Tự Xương, nói trắng ra cũng chính là vì Hùng Văn xán, chủ trương đối nội đối ngoại đàm phán hòa bình, nên mới bị chủ trương đàm phánhòa bình của Dương Tự Xương trước mặt hoàng đế Sùng Trinh trở thành đại thần đối mặt với loạn quân Thiềm Tây. Nhưng hiện giờ Trương Hiến Trung và Lã Như Tài. Tương Hiến Trung ở Cốc thành, Lã Như Tài ở Quân thành, đối với thái độ của quan phủ chỉ tiếp nhận gặp mặt Một số quan lại vào giám sát. Đối với mệnh lệnh của Hùng Văn xán, bọn họ phân tán đi, không hề tiếp nhận suất lĩnh quan quân tinh nhuệ đi theo xuất chinh, ngược lại là công bố “không muốn nhận lương của quan dẫn, muốn là sơn nông, canh giá tự thiệm”. Với cục diện khó xử này, kẻ sĩ các nơi biết được tình hình đều châm chọc, đó đâu phải làchiêu an, rõ ràng là nghị hòa. Có tin đồn nói, Sấm vương Lý Tự Thành dẫn hơn chục thủ hạ còn lại tới Cốc thành, tụ họp với Trương Hiến Trung, còn có người tận mắt thấy nói rằng, ở tiệc rượu, Trương Hiến Trung từng cười hỏi Sấm vương, có muốn đi theo mình không, sấm vương Lý Tự Thành cười trả lời không muốn. Bát Đại Vương cũngkhôngép.giúp đỡ sấm vương trong canh khốn cùng và hơn chục kỵ sĩ với áo giáp binh khí và ngựa. Lý Tự Thành cảm ơn cáo biệt, rồi lại vào trong núi sâu. Nhưng ở gần Cốc thành lại lưu truyền môt tin, nói là hơn chục kỵ binh sấm vương chắc là mang theo một số vàng bạc. Trong hơn chục người này có một người từng liên lạc với thương nhân nào đó, mua một số hàng hóa quan phủ nghiêm cấm. Mọi người đều suy đoán số tiền đó từ đâu mà có, cũng có người muốn số tiền này, nhưng rấtkhó đuổi kịp tung tích của sấm vương. Nhưng mà dù sao, đầu năm Sùng Trinh đã bắt đầu nổi lênmối họa quân loạn dân Thiểm Tây, cuối cùng cũng đã dẹp yên, tất nhiên, kiểu dẹp loạn này không đáng tin cậy. Loạn Vân Qúy, gần như tiêu hao hết nhân lực của vương triều Minh phía tây nam bộ, hai tuần phủ, mấy tổng binh còn có vô số quan văn võ chết trong nạn này. Tới đầu năm Sùng Trinh mười hai, cũng coi như hoàn toàn ổn định. Đại quân Mãn Thanhtừ sau khi rời khỏi Đại Minh từ khẳu Thanh Sơn, cả đế quốc Đại Minh lại thái bình, chỉ có điều thiên hạ thái bình này, nói ra miệng không tránh khỏi quá châm chọc. Nếu các nơi đã bình định, triều đình không ra tay, với những người liên quan, đặc biệt là quân Thanhxâm lấn, ở Bắc Trực Đãi và Sơn Đông cả nghìn dặm, chà đạp địa phương, các quan văn võ hoặc là giữ đất, hoặc là chống đỡ, hoặc là ngăn chặn. Các kiểutrừng phạt và mệnh lệnh thưởng phạt được tuyên bố ra. Thủ phủ nội các đại học sĩ Lưu Vũ Lượng tự mời đốc sư giám sát đội quân. Ai ngờ binh mã Bắc Trực Đãi không một trận thắng. Tổng đốc binh mã thiên hạ Lô Tượng Thăng chết trận, giám quân Cao Khởi Tiềm dụng binh không cứu, Hơn nữa toàn quân đại bại, một mình trốn về kinh thành. Trách nhiệm bại binh này tất nhiên phải do vị thủ phủ đại học sĩ không may kia gánh chịu. Hoàng đế Sùng Trinh chưa từng có ý tha thứ gì với đại bộ phận thần tử. Thủ phủ đại học sĩ Lưu Vũ Lượng lúc này bị bãi miễn, đối thành tiết quốc quan. Thái giám giám quân Cao Khởi Tiềm vốn là để đốc binh mã kinh thành. ở kinh thành có chút giao hảo với Dương Tự Xương. Mặc dù chỉ một mình trốn về kinh thành, nhưng lúc ấy lại đổ mọi trách nhiệm lên người Lô Tượng Thăng, nói là vì Lô Tượng Thăng tham công liều lĩnh nên mới có đại bại như vậy. Binh Bộ Thượng ThưDương Tự Xương còn kiểm tra xem thi thể của quan lại bộ binh, bảo họ nói Lô Tượng Thăng chưa chết, vì nếu chết rồi, cho dù thế nào cũng là vì nước hi sinh. Nếu chưa chết, có thể buộc vào tội danh khinh địch liều lĩnh, tham công. Những những binh lính đi kiểm tra thi thể đó, vẫn chưa tới mức táng tận lương tám, đều giữ kết quả đã thấy, tất nhiên, bản thân kết quả này cục kỳ tức cười. Hành động này của Dương Tự Xương và Cao Khởi Tiềm đã hoàn toàn chọc giận quan ngự sử triều đình, đều tấu chương lên vạch trầnBinh Bộ Thượng Thư Dương Tự Xương cố ý chậm trễ tiếp tế quân lưong, Cao Khởi Tiềm lâm trận bỏ chạy. Cao Khởi Tiềm đã hoàn toàn thất thế, hoàn toàn không có ai muốn giúp đỡ hắn, kết quả bị hoàng đế Sùng Trinh phẫn nộ trừng trịnghiêm minh. Lẽ ra tội của bộ binh thương thư Dương Tự Xương nặng hon, nhưng hoàng đế Sùng Trinh tín nhiệm vô điều kiện lúc này lại không hề nghi ngờ. Học sĩ nội các. Binh Bộ Thượng Thư lại không hề bị khiển trách, lại cho hắn đi thưởng phạt các quan lại địa phương và kinh thành trong đợt Thát Lỗxâm chiếm lần này. Kiểu bổ nhiệm làm việc nhà mình thế này, thật là hoang đường khó hiểu. Nhưng chuyện hoang đường thế này, hoàng đế Sùng Trinh đã từng làm nhiều lần. người trong thiên hạ đều thấy nhưng không thể trách. Chính vì Dương Tự Xương phụ trách thưởng phạt, đốc sư Lô Tượng Thăng vì nước hi sinh lại vẫn bị chụp lên tôi liều lĩnh khinh địch, tham công, nhưng lời nói ra, đốc sư Lô Tượng Thăng cũng may là đã hi sinh vì nước.ngườichếtrồi, chuyện phía sau thế nào cũng không cần quan tâm nữa. Nhưng những người khác lại không giống vậy, đã có tin tức truyền ra, từ hoạn quan giám quân trấn Kế Liêu, tổng đốc, tuần phủ trong vùng, Tổng binh, tham tướng trong quân đội cho tới quan lại, thủ bị đô ti, huyện phủ bên dưới, Hễ là trên đường tiến của quân Thanh, hoặc là nơi gần đó, đều có trách nhiệm và chịu tội. Quan phòng ngự bắt lực, dụng binh không cửu, thành trì thất thủ, chủ soái và hoàng thân quốc thích phiên vương bịThát Lỗ giết chết hoặc bắt đi, các loại tội danh. Hơn nữa lần này quân đội tán loạn, thành trì quan trọng thất thủ, phiến vương bị bắt đi, chuyện lớn thế này, hễ là quan văn võ có liên quan tới e là rất nhiều người không tránh khỏi tội chết. Mặc dù công báo chém đầu các nơi rất nhiều, nhưng tình hình Thực tế lại ngược lại, các nơi đều bại chiến tán loạn. Nhưng trong tình hình bại chiến này, lại có một điểm sáng, phân thủ tứ phủ tham tướng Lý Mạnh chiến đấu kịch liệt với Thát Tử ở phủ Tế Nam và gần huyện phủ Tề Hà, giết chết gần nghìn người. Tuần phủSơn Đông - Nhan Kế Tổ và thái giám giám quân Lưu Nguyên Bân có cách điều hành, đầu tiên là khi trấn thủĐức châu, vì phòng ngự hiệu quả, đại quân Thát Tử không dám vào Sơn Đông qua Đức châu, chỉ đành đi đường vào từ Lâm Thanh vào Tế Nam. Nhưng binh mã chủ lực tham tướng Sơn Đông Lý Mạnh vì binh mã cần Vương hiệu lệnh kinh thành, nên rời khỏi Đức châu vào Bắc Trực Đãi truy kích Thát Lỗ. Thát Lỗ lại thừa cơ từ châu Lâm Thanh phủ Đông Xương đột nhập vào Sơn Đông, vây hãm thành Tế Nam, bắt đi Đức Vương và tướng quân phụng quốc. Tổng binh Sơn Đông - Khâu Lỗi ra sức cứu viện, nhưng không đánh lại được quân địch. Phân thủ tứ phủ tham tướngLý Mạnh trong tình trạng không đủ lương thực đã ra sức truy kích, chiến đấu kịch liệt với đại quân Thát Lỗ tại huyện Tề Hà phủ Tế Nam, giết chết Hơn bảy trăm hai mươi người, bắt làm nô lệ từ binh. Đa Nhĩ Cổn - tên quan ở triều Minh, vội vàng dẫn quân chạy trốn. binh mã Sơn Đông không kịp đuổi theo. Đại Minh đã lâu rồi không có thắng lợi như vậy, cho dù chiến quả này trong mắt Lý Mạnh thậm chí không tính là thắng lợi. Nhưng với triều đình, nha môn bộ binh đã là đại thắng rồi. Những thủ cấp bị rắc vôi kia, bị người các nơi nhiều lần kiểm tra, cũng nhờ có Nhan Kế Tổ và Lưu Nguyên Bân khá quen thuộc người ở kinh thành, có ngườitrống coi giúp, vô số lần kiểm tra, cuối cùng xác định là thủ cấp Thát Tử thật, tiếp đó chấn động cả kinh thành. Mấy ngày sau, Sơn Đông lại truyền tới tin, tổng binh Sơn Đông Khâu Lỗi vì không ngăn chặn được Thát Lỗ, khiến Sơn Đông bị Thát Lỗ phá hại, trong lòng hổ thẹn bất an, tự diệt thân, để lại di thư bày tỏ vô cùng hối hận, đồng thời tiến cử thân phủ tứ phủ tham tướng Lý Mạnh làm Tổng binh Sơn Đông. Đánh thắng trận, có phương pháp điều hành, còn đau lòng sám hối tự tử, trong bại chiến lại có điển hình sáng chói như vậy xuất hiện, các nha môn ở kinh thành Đại Minh tất nhiên phải phóng đại lên rồi. Binh Bộ Thượng Thư Dương Tự Xương vốn định tội chết chém đầu cho tuần phủ Sơn Đông Nhan Kế Tổ . Nhưng lại xuất hiện hai tẫm gương sáng Lý Mạnh và Khâu Lỗi, Binh Bộ Thượng Thư Dương Tự Xương lại khuyên hoàng đế Sùng Trinh không thể vì con dân tản mạn khắp nơi mà trách tội công thần. Tất nhiên, điều động binh mã Sơn Đông đóng ở Đức châu là mệnh lệnh của Dương Tự Xương, nếu còn tiếp tục đinh tội, chính là kéo mình vào trong đó. Mồng hai tháng ba Sùng Trinh năm mười hai, hoàng đếSùng Trinh hạ chỉ, truy tặng khen ngợi Tổng binh Sơn ĐôngKhâu Lỗi, tuần phủ Sơn ĐôngNhan Kế Tổ, thái giám giám quân Lưu Nguyên Bân. Mặc dù có công chỉ huy điều hành, nhưng tội phiên vương rơi vào tay địch rất nặng, nhưng hoàng ân rộng lớn, phạt hai người một năm bổng lộc, vẫn giữ nguyên chức vụ. Phân thủ tứ phủ tham tướng Lý Mạnh, lập công lớn, nhận chức quan Tổng binh Sơn Đông, cộng thêm Tả đô đốc, thống lĩnh binh mã Sơn Đông.