Tập 2: Phần III: Lời mở đầu: Quá khứ trầm mặc bị chôn vùi (Tiểu Dương: đây là chương mở đầu, giống chương 1 của phần I, cũng là lời tác giả. Những chương sau câu chuyện sẽ tiếp tục với lời kể của La Kì Kì.) Khi còn trẻ chúng ta thường thiếu kiên nhẫn, không hiểu được điều đáng quý trọng nhất, luôn là điều ẩn giấu sâu nhất. Vài năm qua đi, bỗng nhiên quay đầu lại mới hiểu mình đã bỏ lỡ điều gì. Vào giây phút đó, chỉ có dòng nước mắt nóng bỏng chảy quanh mắt, tuổi xuân đã qua đi không thể quay trở lại. Đêm hôm qua, La Kì Kì ngủ rất muộn, khi tỉnh lại đã là buổi trưa. Ăn xong bữa sáng kiêm bữa trưa, La Kì Kì quyết định đến trường Nhất Trung xem một chút. Gọi xe taxi, hơn hai mươi phút sau đã đến trường trung học Nhất Trung —— ngôi trường cô đã học tập suốt sáu năm. (từ lớp 7 đến lớp 12) Trên con đường đến trường đã thay đổi rất nhiều, La Kì Kì có cố gắng đến mấy cũng không thể phân biệt được mình đang ở chỗ nào. Nhưng khi xe taxi đi gần đến trường, cô cười mang theo cảm xúc vui sướng. Trường học không hề thay đổi gì, vẫn là chiếc cổng sắt màu đen, vẫn là tấm bảng hiệu màu trắng, chữ màu đen. Hai bên là bồn hoa, trồng đầy hoa tường vi, có thể xanh tươi từ mùa xuân đến mùa thu. Biến đổi duy nhất có lẽ là cây cối hai bên đường ngoài trường đã phát triển cao lớn hơn, càng lớn, càng tỏa nhiều bóng mát, làm cho người ta vừa mới xuống xe, đã cảm thấy mình đang đứng dưới bóng râm mát mẻ. Cũng giống như những năm trước cô học ở đây, vào giờ học cổng trường không mở, chỉ mở một cửa nhỏ gần phòng bảo vệ, trong phòng bảo vệ có một người ngồi trực. Có điều trước đây là một ông già, bây giờ lại là một cậu thanh niên hơn hai mươi tuổi. Trước cổng có một tấm bảng, cấm người ngoài trường đi vào, nếu cần tìm người, phải chờ ở cổng. La Kì Kì cười cười, thoải mái đi tới. Bảo vệ đứng lên, đang muốn hỏi cô là ai, có chuyện gì, La Kì Kì cười gật đầu với cậu ta, thân quen hỏi: “Hôm nay cậu không đọc báo à?” Bảo vệ trả lời theo bản năng: “Đã đọc xong rồi.” Vừa nói chuyện, La Kì Kì đã đi vào sân, đi về hướng phòng làm việc của giáo viên. Bảo vệ nhìn theo bóng lưng La Kì Kì, trong đầu tập trung ghi nhớ dung mạo của cô, thầm nghĩ mình phải nhớ kỹ, cô giáo này rất lịch sự, lần sau không được hỏi cô ấy như người xa lạ nữa, giờ đây công việc khó tìm, không y tiện đắc tội với người ta được. La Kì Kì đi vòng sang đường khác, đi về phía phòng học của trường trung học cơ sở Nhất Trung, đi một vòng quanh sân trường rồi ngồi xuống băng ghế đá gần rừng cây bạch dương nghỉ ngơi, cách một đoạn nữa, chính là sân vận đng của trường, có rất nhiều bàn đánh bóng bàn. Vừa đúng giờ ra chơi, đám học sinh ùa ra khỏi cửa lớp như thủy triều, khắp nơi đều là tiếng ồn ào đinh tai nhức óc, sân trường vốn yên tĩnh mà trong phút chốc tựa như đã thay đổi một thế giới. Trong rừng cây, có mấy nam sinh đang lén hút thuốc lá, ở một góc hành lang, có một nam sinh và một nữ sinh đang nắm tay nhau nói chuyện. La Kì Kì mím môi mỉm cười, mười mấy năm trước, cô cũng giống những học sinh này. Sau khi cười xong, lại không nhịn được thở dài, thời gian trôi qua thật nhanh! Có mấy cô gái đang cầm que kem, vừa đi vừa tranh cãi, cô gái xinh đẹp nhất hiển nhiên là người có thế lực nhất, mấy cô gái còn lại toàn giúp đỡ cô gái ấy. Khi đi qua chỗ La Kì Kì, mấy cô gái tò mò nhìn cô mấy lần, đột nhiên La Kì Kì rất muốn nói với họ rằng, chớ quấy rầy, hãy đối tốt với nhau, thời gian các em có được ngắn hơn rất nhiều thời gian các em muốn. Mười phút sau, chuông vào học vang lên, tất cả học sinh lại chạy về lớp học như cơn thủy triều, tất cả tiếng ồn ào cũng biến mất. Chỉ có gió thổi bên rừng bạch dương, phát ra âm thanh xào xạc. Bàn đánh bóng phía trước trống không, nhưng dường như cô lại nhìn thấy một cô gái mặc áo khoác đỏ đứng giữa bàn đánh bóng ấy, đội chiếc mũ len màu trắng, chóp mũi bị lạnh đã đỏ cả lên. Khi cô vẫn còn học ở ngôi trường này, tại sao không nghĩ tới, có một ngày, mình sẽ dùng ánh mắt tràn đầy tình cảm, đưa mắt nhìn sân trường này. La Kì Kì nhìn đồng hồ, đã bảy giờ rồi. Học sinh của trường trung học cơ sở này đều là ngoại trú, không cần tự học buổi tối, nên học sinh đều đã ra về hết. Cô đứng lên, đi ra ven rừng, đến bên bàn đánh bóng. Bê tông xây thành bàn đánh bóng nên nó vẫn như xưa, không nhìn ra dấu vếtăm tháng, ít nhất là trong trí nhớ của La Kì Kì, nó vẫn giống như đúc so với khi cô bị phạt đứng. Cô cười, đi dọc theo bàn đánh bóng, tiến vào khu phòng dạy học, cô quẹo trái, bên trái hẳn là phòng học, phía bên phải hẳn là văn phòng giáo viên. Sau khi quẹo phải, ánh mắt cô nhìn thấy tổ tiếng Anh đầu tiên, La Kì Kì đứng bên cửa sổ, cúi người nhìn vào bên trong, không biết thầy chậu châu báu còn dạy học ở đây không. Kéo rèm cửa sổ nhìn vào trong, tối như mực, cái gì cũng không thấy rõ lắm, cô không nhìn trộm nữa, trực tiếp đi qua văn phòng, đến phòng học. Phòng học lại có thể nhìn rất rõ ràng, bên trong tất cả đều thay đổi. Cô nhớ trước đây rèm cửa sổ phòng học màu xanh, bây giờ đã đổi thành cửa chớp; trước đây không có quạt điện, bây giờ đã có hai chiếc quạt trần to; bên góc bục giảng, có đặt một chiếc tivi lớn, đại khái là phương tiện giảng dạy truyền thông; tất cả bàn học cũng thay đổi, cô nhớ rõ chiếc bàn học trước đây có ngăn kéo cố định mở rộng, nhét cặp sách vào trong, còn bây giờ ngăn bàn có thể kéo ra kéo vào. Đại khái là vì không có nhiều học sinh, nên các bàn kê tách nhau, không có hai người ngồi cùng một bàn. La Kì Kì cười thở dài, không ngồi cùng bàn, sẽ để mất rất nhiều niềm vui thú vị Cô xoay người đi ra trước cửa lớp thứ nhất, trước đây ở chỗ này có một cái ao nhỏ và những mái đình, khu vườn nhỏ xây theo kiến trúc Trung Quốc, nhưng giờ đã không còn nữa, ao nước đã bị lấp, mái đình cũng bị phá, đổi thành một bồn hoa hình tròn. Một đoạn thơ chợt hiện ra trong đầu: Lạc Dương thành đông đào lý bay Dập dìu qua lại, rụng nhà ai? Cô gái Lạc Dương xinh biết mấy Gặp những hoa rơi cứ tiếc hoài. Năm nay hoa rụng, dung nhan đổi Năm sau hoa nở còn ai đợi? Mấy độ ruộng dâu hóa biển xanh Bao lần tùng bách khô thành c Thành đông người cũ vắng xa rồi Người nay trong gió ngắm hoa rơi Năm năm tháng tháng hoa còn đó Tháng tháng năm năm khách đổi dời Bài thơ “Vịnh lão đầu bạc” của Lưu Hi Di. Phần II-Chương 7 Kì Kì đã ngâm bài thơ này trước lớp, Kì Kì được cô giáo Từng Hồng luyện tập trước khi tham thi cuộc thi diễn thuyết. Thực ra, không cần nói tháng tháng năm năm khách đổi dời, một vài năm tuổi hoa cũng thay đổi rồi. Cô nhìn xung quanh, đã không thể nhận ra, năm đó cô từng đứng ở chỗ nào nói chuyện phiếm với Lâm Lam, Lí Sân, Nghê Khanh. Nhưng vì vị trí các phòng học không thay đổi, nên cô cũng có thể đoán mình đã gặp lại Hiểu Phỉ ở chỗ nào. Nhắm mắt lại, dường như có thể nhìn thấy một cô gái đeo kính cận, buộc tóc đuôi ngựa, và một cô gái xinh đẹp với mái tóc dài, mặt đối mặt đi tới, khi gặp thoáng qua, tầm mắt của họ cùng thay đổi, bước chân chậm lại, chần chừ quay đầu, trong phút chốc, trên mặt nở rộ ra nụ cười xán lạn nhất. Họ rất vui vẻ, rất hưng phấn, hoàn toàn không biết, vận mệnh đang chờ đợi họ là gì. La Kì Kì mở choàng mắt, vùng thoát khỏi ký ức trong quá khứ. Đi đến bên dãy cầu thang khác, lại bước vào, trực tiếp đi lên tầng ba. Ngoài hành lang truyền đến tiếng nói cười, cô hơi ngạc nhiên, đi đến nơi phát ra âm thanh ấy, mở cửa lớp 9-4 ra, xuyên thấu qua cửa kính cửa sổ, cô thấy bên trong có ba bốn học sinh, đang làm bảng tin. Nhìn khuôn mặt trẻ trung của những học sinh ấy, từng đợt sóng nhẹ nhàng bắt đầu nổi lên trong lòng cô. Một học sinh phát hiện ra cô, đang quay đầu nhìn, làm mấy học sinh còn lại cũng quay đầu nhìn cô, La Kì Kì bình thản đi vào, nhẹ giọng hỏi: “Chị xem bảng tin của các em một lúc, được không?” “Chị là cô giáo ạ?” “Không phải.” Vài học sinh bối rối, nhìn nhau, một nam sinh tùy tiện nói: “Vậy chị xem Cô đứng ở cửa, dựa vào vách tường, nhìn bọn họ. Trong mắt cô chứa rất nhiều quyến luyến, rất nhiều dịu dàng, có lẽ mấy học sinh kia cảm thấy cô rất kỳ lạ, nên đều vừa làm việc, thỉnh thoảng lại liếc nhìn cô một cái. La Kì Kì chăm chú nhìn họ một lúc, mới đi xem bảng tin họ làm. Tuy nhiên cô đứng ở góc nghiêng, cũng không thể nhìn rõ nội dung trên tấm bảng, chỉ có thể nhìn rõ những học sinh đang đứng trước bảng. Cô sửng sốt, thử đi lên trước một chút, vẫn không nhìn rõ lắm, năm đó bàn học nhiều, rất khó đi qua. Cô nhẹ nhàng đi ra giữa vài bước, phát hiện càng tới gần giữa lớp, lại càng nhìn bảng tin rõ hơn. La Kì Kì lại nhẹ nhàng đi về chỗ mình vừa đứng, tấm lưng từ từ dựa vào vách tường, nhìn bảng tin từ góc độ này, chỉ thấy rõ những nam sinh và nữ sinh đang bận rộn trước tấm bảng, cô nhìn họ, nước mắt chậm rãi đảo quanh hốc mắt, hóa ra… Hóa ra là như vậy. Cô không dám nhìn lại nữa, vội vàng rời đi: “Cảm ơn các em. Nên vẽ màu tối một chút sẽ đẹp hơn, bây giờ là chạng vạng, nhưng giáo viên xem bảng tin vào ban ngày, lúc ánh nắng mặt trời sáng chói nhất.” Nam sinh và nữ sinh vội vàng nhìn chằm chằm bảng tin của lớp mình, nam sinh cao gầy đeo kính vỗ xuống bàn một cái: “Rất có lý, giờ chúng em sẽ sửa, cảm ơn chị…” Đến khi họ nghiêng đầu, đã không thấy cô gái có khí chất đặc biệt ấy đâu. Họ kinh ngạc nhìn nhau, rất nhanh đã bỏ chi tiết nhỏ nhặt ấy ra khỏi đầu, lại bắt đầu hi hi ha ha, vừa nói vừa cười làm tiếp bảng tin. La Kì Kì đứng trước cửa lớp 9-7, yên lặng đứng đó một lúc rồi đi xuống cầu thang cạnh lớp 9-8. Khi ra đến cổng trường, bảo vệ nhiệt tình chào hỏi: “Muộn thế này mới về sao?” La Kì Kì cười nói: “Hai ngày trước bận chút việc, chưa kịp sửa bài kiểm tra, ngày mai sẽ phát bài thi, nên tôi mới vội sửa.” Nói đoạn, cô đi ra khỏi cổng trường. Vẫy một chiếc taxi, lái xe hỏi: “Cô đi đâu?” Cô nghĩ nghĩ nói: “Chú à, tôi muốn đi ăn thịt dê nướng, nhưng không thông thuộc nơi này, chú biết chỗ nào bán thịt dê nướng không? Không phải khách sạn, mà chỉ là quán nhỏ ven đường thôi.” Lái xe cười đáp lời, đưa cô đi tìm quán thịt dê nướng. La Kì Kì gọi một chai bia, ba mươi xiên thịt dê nướng, dặn chủ quán ười lăm xiên hạt tiêu bình thường, mười lăm xiên thật nhiều hạt tiêu! Thịt dê nướng dính đầy hạt tiêu vừa đưa vào miệng, cô đã bị cay đến ho khan, nhưng cô vẫn ăn một miếng thịt, uống một ngụm bia, nước mắt chậm rãi trào ra ngoài hốc mắt. Quán chủ buồn cười đưa khăn tay cho tôi, Kì Kì vừa lau nước mắt vừa nói: “Cay quá, cay đến chảy cả nước mắt!” Ăn xong thịt dê nướng, cô trở về khách sạn nghỉ ngơi. Buổi tối ngủ không ngon, suy nghĩ vẫn quanh quẩn trong những chuyện quá khứ, tiếng cười tiếng khóc của tuổi thanh xuân không ngừng vang lên bên tai cô, dù cô đang trong giấc mơ cũng không ngừng thở dài. Mười giờ sáng hôm sau thức dậy, cô rửa mặt và ăn cơm xong, gọi một chiếc taxi. Lái xe hỏi: “Cô đi đâu?” Cô nói: “Trường trung học Nhất Trung.” Hơn hai mươi phút sau, cô đứng dưới khu dạy học của trường trung học phổ thông Nhất Trung. ~Tiểu Dương: Các bạn biết tại sao Kì Kì khóc không? Mình nói suy nghĩ của mình nhé. Đọc lại một đoạn trong chương 13.2: Tiếng hát vui vẻ các bạn sẽ hiểu. Trương Tuấn khi ấy đứng tựa vào cửa lớp, cậu đang nhìn ai vậy? Nhìn Quan Hà ư? Không, đứng ở cửa lớp chỉ nhìn rõ người đang bận rộn trước bảng thôi, cậu nhìn Kì Kì đó! Vì vậy mà Kì Kì khóc! Tiếng hát vui vẻ Vẫn là vậy, khí chất và phong độ của Quan Hà rất nhanh đã chi tất cả các bạn trong lớp, làm cả lớp đồng tâm học tập, lớp trưởng Lí Sam của lớp tôi cũng không phụ sự kỳ vọng của cô giáo Ngô, cậu học giỏi, ôn hòa và hào phóng với mọi người, rất nhanh đã có được sự tin cậy của các bạn, cậu và Quan Hà, một cương một nhu, quản lý lớp tôi rất chu đáo, có tổ chức. Lớp vô cùng hài hòa, điểm duy nhất không hài hòa chính là tôi. Cứ hai tuần trường tôi lại tổ chức cuộc thi “viết báo trên bảng đen” một lần, những lớp xuất sắc sẽ được cộng thêm điểm, nghe nói nó sẽ ảnh hưởng đến thành tích của lớp, đặc biệt ảnh hưởng đến tiền thưởng của giáo viên chủ nhiệm, vì vậy giáo viên chủ nhiệm và ban cán bộ lớp đều rất quan tâm đến cuộc thi này. Lí Sam nghe nói tôi biết vẽ tranh, nên mời tôi góp sức cho cuộc thi viết báo này, tôi không nghĩ ngợi nhiều liền từ chối ngay. Từ nhỏ đến lớn, tinh thần tôi khuyết thiếu nhất chính là tinh thần tập thể. Quan Hà lại mời tôi một lần nữa, tôi nói: “Tớ chỉ học được hơn một năm thôi, còn chưa đủ khả năng.” Quan Hà mỉm cười nói: “Tống Thần phụ trách các bài viết, tớ phụ trách viết bảng, hy vọng cậu có thể vẽ bảng cho lớp mình, thật ra người biết vẽ không khó tìm, Lí Sam cũng biết vẽ, nhưng tớ cảm thấy cậu sẽ có ý tưởng đặc biệt, chúng ta cần trang trí thật nổi bật, thu hút. Cậu cứ thử trước xem, nếu thật sự không được thì thôi.” Tôi âm thầm thở dài, cùng là một chuyện, nhưng từ miệng cô ấy nói ra, nghe thật thoải mái. Đối với cô ấy, tôi không nói nổi tiếng từ chối, vì thế, tôi đã đồng ý. Nhiều năm trôi qua, những chi tiết trên tấm bảng đen tôi cũng quên gần hết. Tôi chỉ nhớ mình và Quan Hà đều theo chủ nghĩa cầu toàn. Quan Hà có thể chỉ vì chút khác biệt giữa màu xanh đậm và màu xanh nhạt mà đã xóa hết cái bảng vất vả viết bốn, năm giờ, viết lại từ đầu. Tôi cũng chỉ vì một bài văn mà vẽ bốn, năm bức tranh minh họa, để mọi người góp ý, sau đó sửa đi sửa lại đến khi mình vừa lòng mới thôi. Dưới sự hợp tác của hai đứa hơi cố chấp chúng tôi, bảng tin của lớp tôi không bao giờ đứng thứ hai, mà luôn luôn đứng thứ nhất, Lí Sam trêu chọc tôi và Quan Hà là: “Song kiếm hợp bích, thiên hạ vô địch”. Thường thì khi các bạn trong lớp đã ra về, tôi, Quan Hà, Lí Sâm vẫn ở lại lớp làm việc. Khi tôi và Quan Hà tập trung làm việc, có thể quên ăn cơm, Lí Sam phải đi mua bánh mì và đồ uống cho chúng tôi. Khi cậu mua về, sẽ mời chúng tôi ăn. Chúng tôi ngồi trên bàn học, vừa ăn vừa thưởng thức thành quả lao động của mình, đến lúc đó sẽ đến phiên Lí Sam làm việc, cậu ấy phụ trách kiểm tra, chỉnh sửa. Tiếng hát của Quan Hà nghe rất êm tai, cũng rất thích hát, cô ấy thường ngồi trên bàn, vừa đong đưa chân vừa hát, gần như bài hát đang được thịnh hành nào cô ấy cũng hát được, Lí Sam nói bài nào, cô ấy lại hát bài ấy; mà tôi, hưởng thụ tiếng hát tuyệt vời đó, vừa uống nước, vừa nhìn Lí Sam bận rộn. Thỉnh thoảng, tôi cũng rung đùi đắc ý hát cùng Quan Hà, tuy nhiên, tôi cũng chỉ ngâm nga nhỏ nhỏ theo cô ấy thôi, giống như tiếng hát đệm. Có một lần, chúng tôi đang vui vẻ hát, tôi đột nhiên ngẩng đầu lên, nhìn thấy Trương Tuấn đứng ngoài hành lang, nhìn chúng tôi qua lớp kính cửa sổ, ánh mắt vô cùng chăm chú, cho dù tôi phát hiện ra cậu, cậu cũng không rời mắt, thoáng chốc, tôi cảm thấy kinh ngạc, nghĩ người cậu nhìn là mình, nhưng ngay sau đó tôi liền hiểu, sai rồi, cậu đang nhìn người bên cạnh tôi, Quan Hà. Quan Hà cũng nhìn thấy cậu, vẫy tay chào hỏi cậu, Trương Tuấn liền đi vào, dựa lưng trên vách tường, hai tay khoanh trước ngực, nhìn bảng tin của lớp chúng tôi. Quan Hà vẫn hát, tôi nhảy xuống bàn, vẽ nốt bức tranh minh họa cuối cùng với Lí Sam, cố gắng bỏ qua sự tồn tại của Trương Tuấn. Không biết tại sao Trương Tuấn không đi, Lí Sam và Quan Hà không có ý kiến gì, nên tôi cũng không thể có ý kiến, cậu ấy luôn nhìn vào bảng tin. Có lẽ vì tiếng hát vui vẻ của Quan Hà, có lẽ vì ánh mắt Trương Tuấn luôn nhìn bảng tin, nên tôi không nảy ra một tia ghen tị nào, thậm chí còn hưởng thụ cảm giác hạnh phúc khi có cậu ở bên, cố gắng vẽ thật đẹp, đôi khi bất chợt quay đầu lại, đón lấy tầm mắt cậu, tôi vẫn vội vàng lảng tránh, nhưng không hề sắc bén như ngày xưa. Chúng tôi đều không nói câu nào, nhưng ngày hôm đó, là lần ở chung lâu nhất của tôi và Trương Tuấn từ khi biết nhau, cũng là một kỷ niệm nho nhỏ bình thản và ấm áp nhất ở trường trung học cơ sở. Vì vậy, nhiều năm sau, tôi đã rất cố gắng muốn miêu tả lại khung cảnh năm đó. Khi ánh hoàng hôn len lỏi vào lớp học, ánh sáng nhu hòa ấm áp chiếu vào, một cô gái xinh đẹp ngồi trên bàn học, vui vẻ ca hát, một cô gái và một cậu thiếu niên đứng trước bảng tin, khi thì đứng lên, khi thì khom người, cẩn thận tô vẽ, một thiếu niên anh tuấn đứng dựa vào tường, chăm chú nhìn họ. Đáng tiếc, dù tôi có vẽ thế nào, cũng không thể vẽ ra hình ảnh đã lưu giữ trong trí nhớ.