Chương 16
Người lớn dù có phạm phải sai lầm lớn thế nào, đó cũng chính là nhân quả mà họ phải chịu.
Nhưng thiếu niên, khi mắc sai lầm, một nửa nguyên nhân thường là do cha mẹ, một nửa nguyên nhân là do sự thiếu hiểu biết về cuộc sống.
Cuộc sống có rất nhiều lối rẽ, ý nghĩ sai lầm, có lẽ sẽ bước chân vào một lối rẽ. Đương nhiên, lối rẽ cũng là đường, cũng có người đi đến được con đường có bầu trời bao la bát ngát, tuy nhiên, nếu như thời gian có thể chảy ngược, đối mặt với dung nhan tang thương, nụ cười mệt mỏi, họ sẽ tình nguyện lựa chọn con đường đúng nhất, không muốn để lỡ mất một bước.
Tôi chỉ mong đó là một cơn ác mộng
Trong suốt một khoảng thời gian dài, tôi luôn nghi ngờ tính chân thật của chuyện này, nghĩ rằng vì mình xem nhiều phim gangster, nên sinh ra ảo giác. Nhưng sau một loạt sự kiện sau chuyện này, làm tôi bắt đầu nhận ra rằng, cần chỉnh đốn trật tự xã hội, nghiêm khắc đả kích phần tử phạm tội, không chỉ là những bản tin nghe được từ đài truyền hình trung ương, mà trên thực tế, nó cách chúng tôi cũng không xa.
Nguồn gốc của những cuộc đàn áp rất phức tạp. Vào thập niên 80, có rất đông thanh niên từ nông thôn ra thành phố, trở thành những người thất nghiệp; sang thập niên 90, sau cải cách mở cửa, thể chế kinh tế được chuyển đổi, sinh ra một lượng lớn lao động tự do; sau khi mở cửa biên giới, các loại trào lưu tư tưởng nhanh chóng dũng mãnh xâm nhập vào, vốn là muốn “Cải cách văn hóa” mà giá trị quan niệm đạo đức lại nhanh chóng bị ảnh hưởng, sụp đổ… Một trong rất nhiều lý do là trong thập niên 90, từ vùng đất liền xa xôi đến vùng duyên hải phồn hoa, các loại hình tội phạm ào ào, mạnh mẽ xuất hiện, vì vậy, chính phủ đã phát động cuộc đàn áp các loại tội phạm trên khắp cả nước.
Thập niên 90 có hai lần đàn áp mạnh mẽ nhất, những ai sinh vào thập niên 80 hẳn là vẫn còn chút ấn tượng mơ hồ, bởi vì vào những năm đó, gần như giờ ăn cơm tối của nhà nào cũng xem tin tức, mà ngày nào bản tin cũng có tin tức trọng điểm là các cuộc đàn áp.
Đài truyền hình thành phố muốn làm một chương trình về các lớp sắp tốt nghiệp, trường học chọn ra vài giáo viên và học sinh để trả lời phỏng vấn. Vì tôi đã từng tham gia các cuộc thi diễn thuyết và biện luận, nên giáo viên cho rằng tôi là đứa biết ăn nói, vì vậy tôi cũng trở thành đối tượng trả lời phỏng vấn.
Vấn đề là, câu hỏi đã được biết từ trước; các giáo viên trong tổ ngữ văn cũng đã chuẩn bị xong hết câu trả lời, chính vì vậy, mọi thứ đã được lên kế hoạch xong xuôi đâu ra đấy.
Đầu tiên, người của đài truyền hình dựng cảnh dưới tầng ở gần bàn đánh bóng, đối tượng phỏng vấn là Thẩm Viễn Triết, mà cảnh phỏng vấn tôi lại là hành lang của khối 9, thế nên tôi đang đứng ở hành lang chờ họ, và cũng đang âm thầm đọc thuộc những câu trả lời mà giáo viên ngữ văn đã chuẩn bị s
Tôi nghĩ họ đã sắp phỏng vấn xong, liền chạy ra toilet một chuyến, phòng trường hợp chẳng may mình căng thẳng quá lại muốn đi toilet.
Toilet ở cuối hành lang, bên cạnh cầu thang. Khi đi ra từ toilet, tôi suýt va vào một người đang vội vã chạy lên dưới tầng, may tôi dừng chân kịp, người đó không dừng bước mà đi lướt qua tôi, nhưng cậu ta đi được vài bước, lại lập tức quay đầu, đó là Trương Tuấn.
Tôi cảm thấy dường như cậu nhảy dựng lên, đi đến trước mặt tôi, đưa cái gì đó màu đen cho tôi, thấp giọng nói: “Giúp tôi giấu đi.”
Là một khẩu súng! Tôi ngây người ngẩn ngơ, phản ứng đột nhiên nảy lên ngay lúc đó là tôi chạy lại về phía toilet, nhưng vừa đi đến cửa toilet nữ, tôi liền nghĩ ra, không được! Đó không phải chỗ cất giấu tốt, tôi suy nghĩ một chút rồi kéo áo lên, dán khẩu súng lục lên bụng mình, cắm nó bụng, thắt chặt dây lưng vào, cố định nó ở thắt lưng của mình, sau đó, tôi kéo lại áo trong, áo len, áo khoác, giống như người vừa đi toilet xong, tôi đi ra, lập tức hướng thẳng đến địa điểm phỏng vấn.
Trương Tuấn ngồi trong lớp học, khi tôi đi qua lớp cậu, ánh mắt hai người bỗng gặp nhau, tựa như trao đổi rất nhiều, lại tựa như không biểu hiện điều gì.
Tôi vừa đi đến chỗ hành lang giữa văn phòng giáo viên và các lớp học, thì phóng viên, nhiếp ảnh gia, cô giáo chủ nhiệm lớp tôi, và cả vài giáo viên nữa cũng đến.
Phóng viên nhắc nhở tôi vài điều cần chú ý, sau đó bắt đầu quay.
“Cháu có bị áp lực học tập không?”
Tôi mỉm cười nói: “Tương đối có áp lực ạ.”
“Áp lực này đến từ các giáo viên, hay từ bố mẹ cháu?”
“Cháu nghĩ mỗi bên đều có một chút, còn có cả kỳ vọng với chính bản thân mình nữa…”
Có vài người mặc cảnh phục đi lên từ cầu thang, nhìn thấy chúng tôi đang phỏng vấn thì có chút ngạc nhiên, dừng bước. Cô giáo chủ nhiệm lập tức tiếp đón, phóng viên và nhiếp ảnh gia đều tò mò nhìn họ. Không biết họ đang thấp giọng nói cái gì, sắc mặt cô giáo chủ nhiệm biến đổi mạnh, nói vài câu với giáo viên trưởng bộ môn ngữ văn, sau đó liền đi cùng c
Nhìn thấy mấy đồng chí cảnh sát đi vào các lớp, tôi đã thầm hiểu vì sao họ đến.
Tổ trưởng bộ môn ngữ văn cười, mời phóng viên và nhiếp ảnh gia xuống dưới tầng hoàn thành nốt buổi phỏng vấn, dù họ thấy tò mò, nhưng hơn mười năm trước, giới tin tức Trung Quốc tuyệt đối không thích theo đuổi những tin tức bạo động, mà họ thường quan tâm đến những tin tức ổn định xã hội, thúc đẩy sự phát triển, nên dù họ có thấy tò mò, thì vẫn đi theo giáo viên trưởng bộ môn ngữ văn xuống tầng.
Khi chúng tôi ra khỏi trường, bên ngoài đã có cảnh sát đứng gác, thần sắc nghiêm túc, nhưng nhìn thấy phóng viên và máy quay, họ đều rất khách khí, hơn nữa chắc lãnh đạo đã nói qua với họ rồi, nên họ chỉ nói với nhau vài câu, sau đó cho chúng tôi rời đi. Cảnh sát thấy cô nữ sinh đeo kính gọng đen, buộc tóc đuôi ngựa, ăn mặc giản dị không hoa mĩ thì cũng chẳng nhìn lâu lấy một giây. (Tôi và em gái chỉ hơn kém nhau hơn một tuổi, trước đây còn có khác biệt, nhưng từ sau khi dậy thì, dáng hai đứa đều cao cao như nhau, lại thêm sự giáo dục “chị nhường em gái” ở nhà tôi, nên những quần áo đẹp đều là em gái tôi mặc, tôi chỉ mặc những bộ quần áo em tôi không chọn.)
Đi qua họ, đứng trên con đường chính dẫn vào trường, chọn lại cảnh một lần nữa rồi tiếp tục phỏng vấn, khí lạnh toát ra từ sống lưng tôi, nhưng cũng đã thấy yên lòng.
Tôi phối hợp rất ăn ý với họ, cố gắng tạo ra vẻ mặt chờ mong được tốt nghiệp cho người lớn thấy, phóng viên và giáo viên trưởng bộ môn đều rất hài lòng, nhiếp ảnh gia khích lệ tôi có cảm xúc trước ống kính, tổ trưởng bộ môn ngữ văn dùng giọng điệu kiêu ngạo giới thiệu: “Trường Nhất Trung rất chú trọng bồi dưỡng cho học sinh một cách toàn diện nhất, không chỉ lấy thành tích học tập làm mục tiêu, mà trường còn cố gắng tạo điều kiện cho học sinh thể hiện khả năng sáng tạo, làm cho học sinh của trường ngày càng tiến bộ thông minh hơn, em La Kì Kì từng đại diện cho trường tôi tham gia rất nhiều cuộc thi diễn thuyết, và đã được rèn luyện rất tốt.”
Vì máy quay còn chưa tắt, nên nhiếp ảnh gia cũng thuận tiện quay luôn mấy lời ca tụng của giáo viên, phóng viên đứng bên cạnh nói: “Chuyện này chúng tôi hiểu, sau khi trở về sẽ bàn với lãnh đạo để thêm một vài cảnh nữa, để có thể thể hiện toàn diện hơn môi trường của các lớp sắp tốt nghiệp.”
Giáo viên trưởng bộ môn không ngờ mấy câu khoe mẽ của mình lại có hiệu quả, nên rất vui vẻ, lại tiếp tục đi cùng phóng viên và nhiếp ảnh gia đến khu cấp Ba: “Ở bên kia là khu cấp Ba của trường chúng tôi.
Máy quay đã tắt, mọi người đều thực nhẹ nhàng, phóng viên tràn đầy chờ mong nói: “Nghe nói cậu Trần Kính, con của phó giám đốc đài truyền hình chúng tôi học ở trường Nhất Trung.”
Giáo viên trưởng bộ môn vội cười nói: “Đúng vậy, em Trần Kính là một học sinh cực kỳ ưu tú…” Vậy là cô giáo này đem tất cả thông tin mình biết về Trần Kính ra kể cho phóng viên và nhiếp ảnh gia nghe, hai người say sưa lắng nghe, hiển nhiên là họ hứng thú phỏng vấn học sinh cấp Ba hơn nhiều.
Thấy họ không để ý đến mình, tôi liền làm ra vẻ tò mò, hứng thú, đi theo họ, có điều, giáo viên của tôi cũng khá gian xảo, còn chưa tới khu cấp Ba đã phát hiện ra mưu kế của tôi, một giáo viên nói:
“La Kì Kì, em…”
Tôi không đợi thầy ấy nói xong, liền tiếp lời của giáo viên trưởng bộ môn: “Hồi tiểu học em cũng ngồi cùng bàn với bạn Trần Kính ạ.”
Trần Kính là thiên tài rất được chú ý trong những năm ấy, hơn nữa gia thế của cậu vô cùng tốt, sức hút không thể ngăn cản, những phiên bản kể về chuyện cậu ấy ngày xưa thông minh như thế nào có rất nhiều, các giáo viên cứ truyền lưu những câu chuyện về cậu không biết mệt mỏi, người của đài truyền hình lại còn quan tâm đến cấp trên của mình nữa. Chính vì vậy mà giáo viên trưởng bộ môn, phóng viên, nhiếp ảnh gia, và cả mấy giáo viên khác đều cảm thấy hứng thú, lập tức nhìn sang tôi, quên mất câu nói quan trọng đang nói dở là tôi phải về lớp.
Tôi vừa đi vừa kể chuyện trước đây của Trần Kính, nào là cậu lên lớp không cần nghe giảng, nào là cậu thích chơi đoán chữ, nào là thật ra cậu có thể nhảy lớp sớm hơn, nào là cậu ghét giáo viên toán của chúng tôi, nào là mẹ Trần Kính muốn cậu nhảy lớp, nhưng bố Trần Kính lại không đồng ý, đương nhiên tôi cũng nửa thật nửa bịa ra những bí mật có một không hai khi cậu ấy và tôi ngồi cùng bàn.
Tin tức có một không hai đó của tôi, làm cho bên phóng viên và bên giáo viên đều nghe đến đã nghiền, chắc là sau khi mấy anh phóng viên này quay lại đài truyền hình, nói chuyện phiếm cùng đồng nghiệp, sẽ lấy tư thế quyền uy, buôn tin về cậu công tử của phó giám đốc đài truyền hình.
Lảm nhảm mãi đến khu cấp Ba, khi chuẩn bị phỏng vấn, mấy giáo viên cũng tạm quên mất chuyện đuổi tôi về lớp tiếp tục học tập, thế là tôi liền yên lặng đứng cạnh nhìn họ phỏng vấnnh phóng viên thực tập phụ trách mấy việc lặt vặt hỏi tôi: “Em rất quan tâm đến cuộc phỏng vấn này à?”
Tôi tươi cười rực rỡ như ánh mặt trời: “Phóng viên được xưng là ‘Vua không ngai’, em rất thích nữ phóng viên Oriana Fallaci của Ý, em cũng mơ ước được trở thành một nữ phóng viên, tốt nhất là có thể làm nữ phóng viên chiến tranh.”
Mấy giáo viên ở đó đều nở nụ cười, chắc trong lòng họ nghĩ tôi là cô nữ sinh hồn nhiên lãng mạn, nên cũng không dập tắt ý tưởng của tôi, vì vậy không ai giục tôi trở về, phóng viên thực tập còn nhiệt tình giới thiệu cho tôi vài công việc cần chú ý khi làm phóng viên.
Vì vừa nãy chưa quay nhiều cảnh học tập ở các lớp học, nên bây giờ bổ sung, những cảnh quay phần lớn là cảnh các học sinh đang vùi đầu ôn tập bài vở, trước ống kinh là đại diện của lớp 12 nói về cảm nhận của mình.
Tiểu Ba đang ngồi trong lớp đọc sách, không ngẩng đầu lên lấy một lần, không hề quan tâm xem ngoài hanh lang đang có chuyện gì, người này cũng chịu khó quá đi!
Rốt cuộc, tựa như anh phát hiện ra điều gì, kỳ quái ngẩng đầu lên, liền nhìn thấy tôi đang đứng cạnh nhiếp ảnh gia, nhăn mặt nhìn anh. Trong mắt anh có sự kinh ngạc rõ ràng, chúng tôi nhìn nhau vài giây, rồi mỉm cười, lại cúi đầu, tiếp tục đọc sách.
Tôi thấy mọi người đều đang nhìn chằm chằm vào máy quay, không ai chú ý đến tôi, nên tôi vẫn tiếp tục đánh giá anh. Có vẻ anh biết tôi vẫn còn đang nhìn mình, thay đổi tư thế, nâng tay chống trán, dùng động tác ám hiệu bảo tôi hãy biết điều chút. Tôi cười, quyết định không nhìn anh nữa.
Trên bụng tôi có một khẩu súng, nhưng tôi không cảm thấy lo lắng chút nào, lúc đầu vì nó lạnh nên không thoải mái lắm, nhưng bây giờ, nó đã có cùng nhiệt độ với cơ thể tôi, nên tôi không có chút cảm giác khó chịu nào nữa, dường như tôi bẩm sinh đã có tư chất làm người xấu ấy.
Đến khi phỏng vấn xong học sinh kia, họ lại chuẩn bị phỏng vấn một học sinh khác, và cũng cần đổi cảnh quay. Phóng viên thực tập hỏi tôi có muốn đi cùng không, tôi lắc đầu: “Hôm nay em đã nhìn no mắt lắm rồi, giờ trở về lớp học thôi.”
Phóng viên thực tập đó rất tốt, cười với tôi: “Học tập tốt nhé, chúc em trở thành một phóng viên ưu tú.”
Tôi cười nói tạm biệt với anh ấy.
Chờ họ đi ra cầu thang, tôi lập tức nhảy lên cửa sổ bên cạnh, nhỏ giọng gọi Tiểu Ba: “Đưa cho em chìa khóa xe của anh.”
Tiểu Ba không hỏi tôi nguyên nhân là gì, đã ném chìa khóa xe đạp cho tôi: “Xe để ở trước dãy nhà này, gần rừng cây, không phải ở bãi để xe đâu.”
“Sau khi tan học, anh lấy cặp sách giúp em nhé.”
Tôi nhìn anh làm cái mặt quỷ, rồi lập tức chạy xuống tầng từ cầu thang bên kia. Lấy xe đạp của Tiểu Ba, lao ra trường học, mãi đến khi đi ra khỏi trường, tôi mới dám chuyển khẩu súng sang túi áo khoác.
Tôi điên cuồng đạp xe, đạp đến hơn một giờ liền, chạy đến một chỗ không có bóng người. Trốn trong một góc hẻo lánh, tôi lấy khẩu súng ra từ trong túi, cẩn thận ngắm nghía, nặng trịch, hoàn toàn không giống cảm giác cầm mấy món đồ chơi.
Ngắm nghía xong, tôi lấy găng tay len của mình ra, cẩn thận chà lau dấu vân tay trên khẩu súng, tuy tôi còn nghi ngờ kỹ thuật điều tra công nghệ phát hiện dấu vân tay của thành phố mình, nhưng những bộ phim truyền hình và tiểu thuyết trinh thám không phải chỉ đọc suông. Sau khi lau súng sạch sẽ, tôi đào một cái hố, cẩn thận chôn sâu nó xuống đất.
Ngụy trang chỗ đất đó sao cho thật giống xung quanh, đứng sang chỗ khác, cầm chiếc găng tay và xóa hết dấu chân của mình, tôi lại đi sang hướng khác, để lại mấy dấu chân, có lẽ tất cả hoàn toàn dư thừa, nhưng cẩn thận thì có bao giờ là thừa đâu.
Tôi ngồi lên xe đạp, đạp về, đang có gió lớn, đến khi gió ngừng thổi, bụi đất có thể che giấu tất cả dấu vết.
Còn chưa tới nhà, trời đã tối hẳn. Tôi đi trả lại xe đạp cho Tiểu Ba, cặp sách và xe đạp của tôi đều ở chỗ anh ấy. Tuy tôi chưa đưa chìa khóa cho anh, nhưng việc mở một cái khóa xe đạp, chắc hẳn không thể làm khó anh.
Truyện khác cùng thể loại
10 chương
10 chương
71 chương
189 chương
186 chương
39 chương