Thiên Ma Lệnh Chủ
Chương 14 : Hãi Hùng Trong Chùa Cổ
Không khí đại diện âm u đến rợn rùng, như báo hiệu một nguy cơ ẩn phục đâu đó sẽ xuất hiện bất thần.
Bạch Kim Phượng linh cảm một sự bất tờng đã xảy ra tại đây và dư hưởng còn lẫn quẩn quanh chùa, chực lây vào nàng.
Nàng thấp giọng lẩm nhẩm :
- Lạ chưa ! Sao thế này ? Cái lão đầu đà đó đáng lẽ phải luôn luôn có mặt... Yến Thanh mỉm cười :
- Con người chứ có phải là cây cỏ đâu mà mọc rể ở một nơi bất di bất dịch ?
Bạch Kim Phượng cau mày :
- Người muốn xê dịch cũng phải có một đôi chân mà lão đầu đà đó thì đôi chân co rút lại muốn đi đâu cũng cần có người dìu. Phiền phức như vậy lão còn ham đi đâu nữa ? Còn hai đạo đồng ở phục dịch lão tại sao cũng vắng bóng luôn ?
Yến Thanh hỏi :
- Họ là những người trong Thiên Tàn Môn ?
Bạch Kim Phượng đáp :
- Chỉ có lão đầu đà là người trong bổn môn thôi, đạo hiệu của lão là Phong Hỏa Đầu Đà, sư đệ của Tung đạo trưởng.
Còn hai đạo đồng là đệ tử của lão, không gia nhập bổn môn.
Yến Thanh hỏi :
- Một lão đầu đà què đôi chân thì còn làm được việc gì ?
Bạch Kim Phượng đáp :
- Võ công của lão rất cao, lão lãnh việc dò la tin tức khắp nơi báo cáo về Thiên Tàn Cốc. Lão chỉ gia nhập Thiên Tàn Môn khi tôi mới di c về sơn cốc. Chức vụ của lão trong bổn môn là trưởng lão ngoại đường.
Yến Thanh trầm ngâm một chút :
- Lão là người sau cùng gia nhập quý môn chắc là những môn đồ cũ ít ai biết lão !
Bạch Kim Ph ơng gật đầu :
- Phải ! Không ai biết lão, sáu năm trước lần thứ nhất tôi đến đây chủ tọa nghi lễ nhập môn của lão đồng thời phong chức trưởng lão luôn. Từ đó lão tận tâm thi hành trách vụ giao phó.
Yến Thanh hỏi :
- Còn hai đệ tử của lão được bao nhiêu tuổi ?
Bạch Kim Phượng đáp :
- Mời hai hay mời ba tuổi chi đó.
Yến Thanh hỏi :
- Tuổi bây giờ hay tuổi ngày trước ?
Bạch Kim Phượng phì cười :
- Tuổi ngày trước chứ ! Lúc tôi đến đây lần đầu, nói như đại hiệp thì hóa ra ngày ấy hai đứa bé lo cơm nước cho lão đầu đà ?
Yến Thanh điềm nhiên :
- Vậy thì hiện tại chúng được mời tám mời chín tuổi. Trong sáu năm qua môn chủ có trở lại đây lần nào nữa chăng ?
Bạch Kim Phượng đáp :
- Tôi trở lại đây lần thứ hai trong năm rồi. Trước khi đến tôi có báo tin cho Phong Hỏa Đầu Đà hay. Lão tẩu tán hai thiếu niên đó đi nơi nào chẳng rõ, lúc tôi đến thì chúng vắng mặt.
Yến Thanh trầm ngâm một chút :
- Có thể tin lão ta được chăng ?
Bạch Kim Phượng gật đầu :
- Phong Hỏa Đầu Đà rất mực trung thành.
Yến Thanh lắc đầu !
- Vấn đề ở hai gã thiếu niên đó. Một thời gian sáu năm không phải ngắn, biết bao nhiêu việc có thể xảy ra ! Lúc còn bé trẻ con mời hai mời ba tuổi dù sao cũng ngây thơ, có thể tin được chúng. Song một thiếu niên mời tám mời chín tuổi thì đã có ttưởng, có nhu cầu, có xu hướng rồi. Làm sao biết chúng như thế nào mà nói !
Bạch Kim Phượng thốt :
- Hai gã không phải là người trong bổn môn, chúng chẳng biết gì về việc của bổn môn tin được hay không điều đó có quan hệ chi ?
Yến Thanh thở dài :
- Tổ chức của môn chủ lơi lỏng quá ! Phong Hỏa Đầu Đà đi đứng khó khăn thì công tác của lão chỉ thi hành được do hai thiếu niên đó xuất ngoại đi đó đi đây thay cho lão. Chúng không là người của quý môn lại hành sự cho quý môn thế có phải là tai hại cho quý môn không ? Phàm những tình báo viên không nhiều thì ít cũng biết điều cơ mật của tổ chức ! Tại sao lại để cho hai kẻ lạ hiểu những cơ mật của quý môn ?
Bạch Kim Phượng thở ra :
- Đâu còn cách gì khác nữa Yến đại hiệp ? Từ ngày Thiên Tàn Môn chia thành hai phái Tung đạo trưởng lo vun bồi thực lực gây thinh thế tự nhiên phải thu dụng một số người mới. Dù nhu cầu bắt buộc chúng tôi cũng không dám thu dụng nhiều, chỉ chấp nhận một số người hạn chế để tránh lộ hành tung.
Yến Thanh hừ một tiếng :
- Tránh lộ hành tung là dấu tên tổ chức, không cho người biết. Như vậy còn ai công tác cho mình ?
Bạch Kim Phượng lắc đầu :
- Tôi cũng chẳng hiểu rõ tổ chức sinh hoạt như thế nào. Trong thời gian trước việc trong thì Mạnh sư thái lo liệu, việc ngoài thì do Tung đạo trưởng điều hành. Tôi ít khi hỏi qua !
Yến Thanh hừ một tiếng :
- Đã là môn chủ tại sao môn chủ không hỏi han đến việc quý môn ?
Bạch Kim Phượng tiếp :
- Tung trưởng lão muốn tôi phải chuyên tâm học tập võ công, không vội xử lý tạp vụ trong môn hộ. Khi nào thành tài rồi đạo trưởng sẽ tờng trình tình hình đồng thời trao trả quyền bính lại cũng không muộn !
Yến Thanh cười khổ :
- Vạn nhất Tung đạo trưởng gặp điều bất hạnh thì việc bên ngoài cầm như đứt đoạn, là môn chủ hoàn toàn biệt lập với giang hồ !
Bạch kim Phượng thở dài :
- Tung đạo trưởng là người cẩn thận, nhất thiết đều có an bày chu đáo, cơ sở ba đường chuyên trách ngoại vụ lão đều chỉ cho tôi biết, danh sách nhân viên phụ trách lão cũng trao cho tôi luôn, dù chẳng may lão lâm nạn tôi vẫn có thể điều hành mọi hoạt động. Năm trước đây, tôi học xong võ công Thiên Tàn, chuẩn bị trực tiếp điều khiển môn hộ thì bỗng xảy ra việc Thiên Ma Lịnh Chủ bị trừ diệt, Thiên Ma Giáo rã tan... Yến Thanh thốt :
- Cái chết của Bạch Phúc không đáng xem là đột ngột. Đối phương đã hiểu Thiên Tàn Môn âm thầm gây thực lực nên bắt buộc phải xuống tay trước rồi giải tán ngay Thiên Ma Giáo. Chuyển thực lực của Thiên Ma Giáo sang một tổ chức khác để cho môn chủ không kịp thời tiếp thu toàn bộ thuộc hạ của Bạch Phúc. Môn chủ vẫn phải ở trong cái thế yếu như ngày nào, khó lòng vùng lên tái tạo một phong quang như ngày củ.
Bạch Kim Phượng kinh hãi :
- Đại hiệp nói Thiên Tuyệt Cốc hạ thủ đoạn trước tôi ?
Yến Thanh lắc đầu :
- Không phải Thiên Tuyệt Cốc mà là một nhóm người khác dã tâm đáng sợ hơn Thiên Tuyệt Cốc. Thiên Tuyệt Cốc chỉ là một tổ chức hạng dưới nằm trong vòng thao túng của nhóm người đó. Bất quá bọn này lấy chiêu bài của Thiên Tuyệt Cốc để đối phó với Thiên Tàn Môn thôi !
Bạch Kim Phượng hỏi :
- Đại hiệp cho rằng Phong Hỏa Đầu Đà đã gặp điều bất hạnh ?
Yến Thanh gật đầu :
- Lão ấy đáng lẽ phải có mặt trong am nhưng lại biến mất rồi. Nếu là con người trung thành thì lão không ly khai Thiên Tàn Môn bỏ đi nơi khác. Nếu không gặp nạn tại sao lão vắng mặt ?
Bạch Kim Phượng không đồng ý :
- Ngoài tôi và Tung trưởng lão ra chẳng ai biết được đây là một trạm liên lạc của Thiên Tàn Môn ! Thì làm sao có ai biết được đầu đà là một nhân viên của bổn môn mà hãm hại ?
Yến Thanh tặc lỡi :
- Môn chủ quên mất là ở đây còn hai gã thiếu niên !
Bạch Kim Phượng cau mày :
- Có lý nào chúng phản bội Phong Hỏa Đầu Đà ? Chúng đã được lão nuôi dưỡng từ thuở nhỏ kia mà !
Yến Thanh cười nhẹ :
- Ai biết được lòng người chứ ? Có nhiều yếu tố khiến những kẻ thân nhất của chúng ta phản bội chúng ta như thờng.
Ngân Phượng kia chẳng phải là thân muội của môn chủ hay sao ? Thì cái sự dưỡng nuôi từ thuở nhỏ không bảo đảm được sự trung thành của chúng ! Người ta ly khai mình vì hoàn cảnh không thích hợp, vì quyền lợi quyến rũ, mình không cung cấp được nhưng bên ngoài sẵn sàng cung cấp. Tự nhiên hạng thiếu niên không thể có tâm tánh kiên định để mãi mãi gắn bó với mình.
Lập luận của Yến Thanh làm cho Bạch Kim Phượng mất hết niềm tin đối với mọi việc trên đời.
Nàng chán nản hết sức.
Tuy nhiên nàng không chịu là mình thất trí nên gượng bẻ lại :
- Làm gì đại hiệp hiểu rành như vậy ? Đại hiệp chưa thấy qua họ một lần nào mà !
Không biết người mà lại đoán người, chỉ sợ đại hiệp quá chú trọng vào lý thuyết xa rời thực tế.
Yến Thanh thản nhiên tiếp :
- Tại hạ bằng vào kinh nghiệm giang hồ mà luận người xét việc. Phong Hỏa Đầu Đà là sư đệ của Tung trưởng lão, lại cao niên kỹ, công lực tu vi thâm hậu thì cái kiên định hẳn rồi. Song hai gã thiếu niên đó thì chẳng có gì bảo đảm tính của chúng !
Bạch Kim Phượng cãi :
- Nhưng Phong Hỏa Đầu Đà giám thị chúng !
Yến Thanh mỉm cười :
- Lão ấy tự mình chôn một chỗ còn giám sát đư ơc ai ? Làm sao lão ấy buộc được hai gã ấy luôn luôn ở trong tầm mắt của lão ? Đừng tưởng mỗi người đều có thể an phận, nhất là hạng trẻ học được ngón nghề, hạng này hầu hết hiếu động, hiếu thắng.
Khó mà giam mình trong khung cảnh quyền của bậc cao nhân !
Rồi chàng tiếp :
- Tại hạ còn dám tưởng xa hơn, chẳng hạn trong tòa chùa cổ này, trước kia thì sao không rõ, hiện tại thì chứa chất nguy cơ trùng trùng, có thể có một mẻ lới được giăng lên chờ đợi môn chủ bớc vào là bị chụp lới ngay !
Bạch Kim Phượng rợn người.
Nàng gượng cứng nói to lên :
- Tôi đâu có ngán ! Tại sao tôi không linh cảm như đại hiệp !
Yến Thanh cười nữa :
- Đâu phải mọi người đều có cảm giác như nhau ? Nếu tại hạ không có nó thì làm sao thoát chết mấy lượt nơi tay Bạch thúc, Mã Cảnh Long ?
Bạch Kim Phượng nín lặng.
Một lúc lâu nàng hỏi :
- Bây giờ mình phải làm sao ?
Yến Thanh đáp :
- Nếu môn chủ hỏi ý kiến nơi tại hạ thì ý kiến của tại hạ là quay đầu trở lại.
Bạch Kim Phượng trố mắt :
- Quay đầu trở lại ! Chắc gì được an toàn ?
Yến Thanh thốt :
- Dù có nguy hiểm cũng tư ơng đối ít hơn là thẳng tiến vào sâu trong chùa. Chúng ta đã biết có cạm bẫy mà vẫn sấn vào thì đúng là vừa nguy lại vừa ngu !
Bạch Kim Phượng bảo :
- Yến đại hiệp cứ ở đây chờ, để tôi vào đó xem sao !
Yến Thanh thở dài :
- Môn chủ không thể không vào sao ?
Bạch Kim Phượng trầm giọng :
- Phong Hỏa Đầu Đà là người của Thiên Tàn Môn thì tôi có trách nhiệm là phải chiếu cố đến lão. Tôi cần phải biết rõ tình trạng của lão ra sao, bất chấp hiểm nguy trước mắt.
Yến Thanh buông gọn :
- Vậy thì chúng ta cùng vào !
Bạch Kim Phượng lắc đầu :
- Đại hiệp bất tất phải vào ! Đại hiệp đâu có trách nhiệm đối với Phong Hỏa Đầu Đà !
Yến Thanh thản nhiên :
- Tại hạ có trách nhiệm đối với môn chủ.
Bạch Kim Phượng sững sờ !
Nàng kêu khẽ :
- Trách nhiệm đối với tôi !
Yến Thanh gật đầu :
- Phải ! Dù là môn chủ nhưng cô nương chỉ là một nữ nhân còn nhỏ tuổi, thiếu vắng kinh nghiệm. Tại hạ là một nam nhân không thể để môn chủ mạo hiểm một mình.
Bạch Kim Phượng động tự ái :
- Tôi có cách tự vệ được chứ ?
Yến Thanh lắc đầu :
- Song không bảo đảm bằng sự tiếp trợ của tại hạ !
Bạch Kim Phượng trầm giọng :
- Yến đại hiệp nhất định cùng vào với tôi ?
Yến Thanh buông nhanh :
- Nhất định !
Cả hai bớc vào đại điện.
Vẫn không một bóng người trong khung cảnh vắng lặng.
Đảo mắt nhìn quanh Yến Thanh điểm một nụ cười thốt :
- Xem ra chúng ta quá lo xa !
Bạch Kim Phượng cau mày :
- Còn Phong Hỏa Đầu Đà ? Lão đi đâu ?
Yến Thanh chỉ tượng Phật Di Lặc bảo :
- Sao không hỏi pho tượng đó ?
Bạch Kim Phượng giật mình :
- Hỏi pho tượng ?
Yến Thanh mỉm cười :
- Phải ! Ngoài pho tượng ra còn ai biết được ? Mà có ai ở đây đâu cho chúng ta hỏi !
Bạch Kim Phượng biết là trong pho tượng có người ẩn nấp, thấy Yến Thanh từ từ bớc tới vội kêu lên :
- Cẩn thận đại hiệp ! Có thể bị ám toán đấy !
Yến Thanh gật đầu :
- Nấp trong pho tượng là an toàn nhất, song bất lợi về mặt hoạt động vì chật hẹp.
Tại hạ không mắc mu họ đâu. Kẻ ấy không chịu xuất hiện tại hạ sẽ đâm sâu một nhát kiếm vào tượng phật, thử xem y có còn ở trong đó hay không cho biết !
Chàng rút thanh kiếm, nhắm rốn tượng phật đắn đo một lúc đoạn lắc đầu thốt :
Không được ? Lớp đồng đúc tượng có vẻ rất dày ở chỗ bụng, sợ kiếm đâm không thủng. Tại hạ phải nhảy cao, từ trên đầu đâm xuống mới chắc có kết quả hơn !
Quay qua Bạch Kim Phượng chàng bảo :
- Trong lúc tại hạ xuất thủ môn chủ lưu ý chung quanh nhé ! Vừa đề phòng ám toán do đồng đảng của y từ bên ngoài vào vừa ngăn chận y chạy ra.
Bất thình lình Yến Thanh tung mình lên theo thế xiên xiên vọt thẳng tận nóc chùa, trợc ra phía sau lng tượng phật.
Vọt như vậy, đâu phải là chàng đâm xuống đỉnh đầu tượng như đã định ?
Nhưng thanh kiếm trong tay chàng chớp sáng.
Hai tiếng rú thảm vang lên, hai cánh tay rơi xuống trước hai bóng người rơi sau.
Yến Thanh đáp xuống theo, nhặt một ống đồng nơi tay một người trong khi cả hai cùng lăn lộn rên xiết.
Chàng điểm huyệt cho chúng bất động rồi lôi ra phía trước có ánh đèn.
Trông thấy chúng Bạch Kim Phượng a lên một tiếng thốt !
- Tôi nhận ra chúng ! Chúng là hai tiểu đồng đệ tử của Phong Hỏa Đầu Đà. Dù hiện tại chúng đã lớn, có biến đổi nhiều song một vài nét quen thuộc còn ở nơi g ơng mặt chúng !
Nhìn sang chiếc ống đồng nàng biến sắc kêu lên :
- Thi Độc Phi Châm ! Lợi hại như Phong Vũ Châm. Chúng ta vừa thoát chết đó đại hiệp ơi !
Nàng hỏi :
- Đại hiệp phát hiện ra chúng ?
Yến Thanh gật đầu :
- Phải ! Tại hạ vờ chú ý đến chiếc tượng phật cho chúng không nghi ngờ để có đủ thời giờ xuất thủ. Nếu mình không đắc thủ ngay là bị chúng sát hại với ám khí cực độc đó.
Bạch Kim Phượng qua giây phút chấn động tâm thần, sôi giận lên, bớc tới hỏi một tên !
- Phong Hỏa Đầu Đà đâu ! Các ng ơi đã làm gì lão ?
Yến Thanh chận lại :
- Làm sao nói được mà hỏi ! Phải giải huyệt cho chúng trước chứ !
Nhưng chàng chỉ giải huyệt cho một tên rồi điểm huyệt quanh vết thương, cầm máu.
Chàng bớc đến bục thờ lấy ngọn đèn kê vào chỗ vết thương của gã đó vừa đốt vừa thốt :
- Hỏi một tên thôi cũng đủ rồi ! Cung khai hay không tùy gã muốn sống hay chết, muốn sướng hay khổ.
Thịt cháy, gã thiếu niên đau quá, tru tréo lên thảm thiết.
Bạch Kim Phượng bất nhẫn hỏi :
- Đại hiệp tra cách gì quái thế ?
Yến Thanh đáp :
- Dùng cách đó tại hạ muốn cho hắn biết mình không từ tâm. Mình có thể hành hạ hắn đủ cách, không nói là hắn phải chết, chết từ từ, chết khổ, đừng mong van cầu mà khỏi !
Truyện khác cùng thể loại
29 chương
70 chương
1162 chương
5 chương
10 chương
47 chương
9 chương
257 chương