Thiên mã hành không

Chương 55 : Cầm âm kí tương tư

Cầm âm kí tương tư (Gửi gấm nhớ thương vào tiếng đàn) Gã Lục trang chủ trầm ngâm một lúc, có vẻ đang kẹt trong thế tiến thối lưỡng nan, thật lâu sau, gã mới nói: - Vậy tại hạ về nhà chờ cô nương, hy vọng cô nương sớm đến. Nữ tử trong phòng được gã gọi tên Lâm cô nương lạnh lùng đáp: - Lục trang chủ đi đi. - Xin cáo từ. - rồi từ bên ngoài vọng vào tiếng bước chân, mỗi lúc một xa. Cô gái đang chờ trước sân nhà mới nói: - Tiểu thư, thuộc hạ còn một việc quan trọng bẩm báo tiểu thư. Lâm cô nương hỏi: - Chuyện gì vậy? - Cung chủ gửi thư, nói khi tiểu thư đến Lục gia trang, sau khi chữa khỏi người bệnh, tiểu thư hãy đến Liễu trang ở Giang Nam, Liễu công tử có chuyện quan trọng gì đó muốn bàn cùng tiểu thư. - Chuyện quan trọng gì? Là chuyện gì vậy? Đúng ra, ta mới là người cần hỏi! Ngữ điệu Lâm cô nương cho thấy cô chẳng thích thú cái chuyện gì đó lắm! - Cung chủ có nói sẽ thông báo đến tiểu thư sau. Lâm cô nương im lặng, trầm mặc, một lúc thật lâu sau, cô mới khẽ nói: - Ngươi đi đi, ta hiểu rồi. - Dạ, tiểu thư, thuộc hạ xin cáo từ. Tiếng bước chân bên ngoài xa dần, từ nhà bếp, Hạnh Nhi đi vòng ra mở cửa trước. Tiêu Phong cùng A Tử bước ra ngoài, thấy hoa lê trắng như tuyết rơi nhè nhẹ xuống, hương hoa man mác theo làn gió. Trên cành cao, ngàn đoá hoa lê đang khẽ khàng nở trong ánh bình minh; bên ngoài cốc trắng toát băng giá tràn lan, bên trong cốc lại bừng thắm một phong cảnh mùa xuân. Hạnh Nhi trong tay cầm một cái thuổng từ đàng sau nhà đi đến, cô nói đang định ra vườn quét dọn cỏ hoang, A Tử nổi hứng, liền theo cô ra đi. Tiêu Phong ngồi xuống ghế đá trước sân nhà, khi nghĩ đến ngữ khí không hài lòng phải đi lo công chuyện mà Lâm cô nương vừa mới biểu lộ, ông tự hỏi "Chẳng hiểu Cung chủ muốn nói chuyện gì, cung cách thật bí mật, Lâm cô nương này dẫu chẳng bằng lòng đi, mà không thể trái lệnh Cung chủ kia. "Toàn những mệnh lệnh, có vẻ chuyện gì gì đó đang tạo khó khăn đầy rẫy cho cô, vậy khi mình tảo mộ A Châu xong, sẵn đang ở Giang Nam, mình nên nhanh chóng đến giúp cô một tay". Trong đầu lập ý rồi, ông nhỏ giọng hỏi: - Xin hỏi Lâm cô nương, Liễu trang là ở đâu tại Giang Nam vậy? Trong phòng trong, im lặng hồi lâu, rồi giọng nhạt nhẽo của Lâm cô nương hỏi lại: - Ông hỏi thăm Liễu trang làm gì vậy? - có vẻ những gì đả động đến Liễu trang đều làm cô bực mình . Tiêu Phong thấy khó bày tỏ thâm ý muốn giúp đỡ cô trong công việc thần bí gì gì đó tại Liễu trang, ông đáp ngay: - Không có gì cả, tại trước đây tôi từng cư ngụ Giang Nam một quãng thời gian, mà không biết có cái Liễu trang đó, nên sinh ra hiếu kì như vậy. - Liễu trang ở bên bờ Tây Hồ tại Hàng Châu, phong cảnh đẹp lắm, ông đến đấy hỏi thì rõ thôi. Giọng cô lãnh đạm, mường tượng biểu lộ không vui khi phải nói đến cái Liễu trang đó. Tiêu Phong nghe thấy, ông nhanh chóng đổi đề tài, nói: - Khúc đàn cô nương vưà dạo, nghe thật tuyệt vời ưu mỹ, chẳng hay cô có thể vị tại hạ mà chơi thêm một khúc nữa chăng? Lâm cô nương đáp: - Được lắm. Trên đời này tri âm khó kiếm, hôm qua tôi vừa sáng tác một khúc mới, vốn đang định dạo lên nhờ các hạ phẩm bình. Nói xong, tiếng đàn dìu dặt trổi lên, âm thanh uyển chuyển, làm rúng động lòng người, người nghe nhạc bất giác mê mẩn tâm tư, tình ý. Rồi cô hát theo: Thanh sơn ẩn ẩn thủy điều điều, Thu tận Giang Nam thảo vị điêu Nhị thập tứ kiều minh nguyệt dạ Ngọc nhân hà xứ giáo xuy tiêu? (*) tiếng hát êm ái dịu dàng, hoà theo tiếng đàn dập dìu, triền miên, ý tứ lời hát liền lạc với tiếng đàn ... Tiêu Phong nghe đến xuất thần, suốt đời rong ruổi giang hồ của ông, chưa khi nào được thưởng thức khúc nhạc lời ca siêu phàm thoát tục đến thế! Ông không rành âm luật, nhưng trong khung cảnh thần tiên nơi này, ngón đàn của Lâm cô nương điêu luyện xuất thần nhập hóa, khiến người dù không sành sõi âm luật cũng không khỏi bị khúc đàn đó cuốn hút. Tiếng đàn dứt đã lâu, Tiêu Phong vẫn hãy còn cảm giác dư hưởng trong đầu, bất giác ông vỗ bàn khen: - Khúc đàn, điệu hát đó sánh ngang âm nhạc trên thiên giới, người thường trần gian mấy ai diễm phúc được nghe? Không hiểu khúc hát đó tên gì? Lâm cô nương trầm ngâm hồi lâu, đáp: - Khúc hát đó, cái tên chỉ có độc nhất một chữ, gọi là TƯ (nhớ). "Tư?" Tiêu Phong thầm nghĩ, khúc hát nghe thật hay, có điều nhất thời ông không hiểu tại sao mang tên NHỚ, vừa rồi cô bảo mới sáng tác hôm qua, ông bèn hỏi: - Cô nương sọan khúc nhạc đó chắc vì đang nghĩ nhớ về bằng hữu phương xa? Có phải là bằng hữu ở Giang Nam? Lâm cô nương im lặng hồi lâu, bỗng dưng giọng bực bội, cô nói: - Tôi mệt lắm rồi, mời Tiêu đại hiệp cứ thong thả, tự nhiên!". Nói xong, trong phòng trở nên yên ắng. Tiêu Phong không hiểu vì sao cô bỗng dưng nổi giận, ông nghĩ ngợi giây lát, thấy mình đã không hề nói lời nào đụng chạm đến cô, ông gượng cười, tự nhủ "Cô nương này mang tâm sự thật kỳ quặc, vừa mới vui vui vẻ vẻ đó, đã phát cơn giận giận dữ dữ lên rồi. Ông bèn đứng dậy, ra ngoài, bước chân đi lang thang, thấy ngoài hoa lê, chung quanh gian nhà trồng toàn dược thảo, từng cụm từng cụm xếp theo luống dài, kiến thức Tiêu Phong về dược thảo rất có hạn, các cây thuốc đó phần lớn ông không biết tên, ông thầm nghĩ "Thì ra cô phải ở trong đây, bên ngoài cốc, băng giá khắp nơi, đâu trồng được mấy cây thuốc này!" Vừa nghĩ đến đấy, ông chợt thấy A Tử và Hạnh Nhi từ phía vườn rau đi về, trong tay A Tử ôm đồm một mớ những rau xanh, lại nghe cô nói: - Ha! Nói thì nói vậy, chớ tiểu thư cô có xấu xí thật hay không?. Hạnh Nhi cười rộ, đáp: - Xấu hay không xấu, ngày sau tỷ gặp mặt thì biết ngay thôi. A Tử hỏi: - Ngày sau? Ngày sau, chỉ sợ bọn ta đi mất rồi! Nếu lúc gặp lại, cô ấy vẫn cứ che mặt, ta làm sao biết mặt thật ra sao, gặp có gặp hay không ...cũng vậy thôi. Rồi cô níu tay Hạnh Nhi, giục: - Hảo muội muội, muội nói cho tỷ tỷ hay đi. Hạnh Nhi dẩu mỏ, tủm tỉm cười: - Muội đã nói là tỷ từng gặp gỡ trước đây rồi, sao tỷ không chịu tin? - Thế à! Ta đã có gặp rồi? Ta gặp hồi nào vậy?. Mặt A Tử nhuốm đầy nét hoang mang. Hạnh Nhi cười khanh khách: - Là muội thuận miệng nói nhăng, tỷ đừng tin? Vừa nói, cô vừa định chạy vào nhà, do không để ý, cô va ngay vào Tiêu Phong đang đứng đấy. Bị giật mình, cô cười, hỏi: - Tiêu đại hiệp, chẳng phải ông đang trò chuyện cùng tiểu thư ta sao, cớ gì ông ra đứng nơi đây thế? Vóc người ông to cao như thần, hại tôi sợ gần chết. Tiêu Phong tươi cười: - Ngượng qúa, ta đã làm Hạnh Nhi cô nương giật mình! Ta nói chuyện cùng tiểu thư cô một lúc, được dạo cho nghe một khúc đàn, rồi cô ấy kêu mệt, ta bèn loanh quanh ra đây chơi! Ông giả vờ vô ý cản trở Hạnh Nhi, hỏi: - Hạnh Nhi cô nương, cô có biết lầu Túy Tiên các ở đâu không? - Túy Tiên các? - Hạnh Nhi nhìn Tiêu Phong, cô lắc đầu đáp - Không rõ, Tiêu đại hiệp định tìm đến đấy à? Tiêu Phong nhìn má lúm đồng tiền trong nụ cười tươi như hoa, ông nhất thời không rõ lời cô nói đó thực bụng hay không . Hạnh Nhi nhìn ông, cười tủm tỉm: - Tiêu đại hiệp, ông chắn đường đi, chẳng thấy ngượng ngùng gì, ông muốn làm khó Hạnh Nhi chăng? Lúc này, A Tử từ đàng sau đã đuổi đến kịp, cô bực tức bảo: - Nha đầu nhà ngươi giỏi thực, dám đùa cợt bổn cô nương, xem xem ta có vả vào cái miệng của ngươi không nào! Chặn phía đàng sau, cô túm chặt Hạnh Nhi, rồi đưa tay cù nách liền liền, làm Hạnh Nhi cười rũ rượi ... đến mặt mũi thành tái xanh tái xám, phải năn nỉ: - Hảo tỷ tỷ, tha muội đi mà, muội không dám giỡn nữa đâu. A Tử gặng hỏi: - Điều ngươi vửa nói đó, thật hay giả? Hạnh Nhi ho sặc sụa, đáp: - Giả! Toàn giả cả! Tha cho muội đi. A Tử ngừng tay, nói: - Ta biết ngay! Nha đầu nhà ngươi lừa gạt ta mà! Cho đến giờ, ta chưa khi nào gặp mà không nhận biết thứ yêu nữ thần y như ngươi. Tiêu Phong biết ông chẳng thể dọ hỏi thêm được gì khác, ông lập tức bước tránh qua một bên, cười, nói: - Hạnh Nhi cô nương, mời cô ... Tiêu Phong chẳng dám chặn đường đâu. Chờ Hạnh Nhi và A Tử đi rồi, Tiêu Phong ngẫm nghĩ câu trả lời của Hạnh Nhi, ông tự nhủ "Có khả năng Lâm cô nương này là cô gái lên tiếng mách bảo mình ở Túy Tiên các, chỉ có điều, hồi đó, nghe giọng nói, mường tượng mình đã có nghe và thấy người mang giọng nói ấy ở đâu đó, từ lâu trước lúc đấy rồi, thế nhưng, gặp và nghe được ở đâu? Trong trường hợp nào?". Ông vỗ trán, cố moi óc nhưng chẳng nhớ được gì. Sau bữa chiều, Tiêu Phong ngồi uống rượu liên miên, ông bỗng cất giọng ngâm: Quân bất kiến, Hoàng Hà chi thủy, thiên thượng lai , bôn lưu đáo hải bất phục hồi. Quân bất kiến, cao đường minh kính bi bạch phát , triều như thanh ti, mộ thành tuyết . Nhân sanh đắc ý tu tận hoan, Mạc sử kim tôn không đối nguyệt! (Tương tiến tửu - thơ Lý Bạch) Lâm cô nương bên phòng trong cười rúc rích, rồi hỏi: - Sao vậy? Tiêu đại hiệp bỗng dưng nổi hứng thơ phú, định học cái hứng cuồng si của Lý Bạch chăng? Tiêu Phong cười đáp: - Không dám ... Tiêu Phong ta là một kẻ thô hào, đâu dám học đòi vị đại thi sĩ họ Lý, chỉ vì uống rượu, nhìn rượu, bỗng nghĩ nhớ về nỗi vô duyên không được gặp mặt cố nhân mấy hôm trước đây. - Hả? - Giọng Lâm cô nương biểu lộ ngạc nhiên kỳ quái - Đã là cố nhân, vì sao bảo không có duyên được gặp mặt? Tiêu Phong thở dài, đáp: - Nói cố nhân, thực ra ... chỉ là thần giao, người ta cao nhân thế ngoại, tôi phàm phu tục tử, dẫu người ấy đứng trước mặt, tôi cũng như chỉ nhìn mà không trông thấy! Lâm cô nương thở dài theo, giọng rầu rĩ, cô đáp: - Nhìn mà không trông thấy, có gì mà làm ra quan trọng chứ? Đời ngươì hợp tan, vô thường, chuyện thân bất do kỷ đầy rẫy khắp nơi, dẫu ông có thấy, chỉ sợ bị thêm bi thương mà thôi! Tiêu Phong bỗng cảm thấy phát rét trong lòng, ông nghĩ thầm "Ngữ điệu của cô, chẳng phải cô đang thừa nhận rằng cô là nữ tửi trên Tuý Tiên các sao? Nhưng cô đã không tự nêu ra, mình cũng không nên đường đột người ta!" Bỗng ông nghe Lâm cô nương ngập ngừng nói: - Ta cũng vậy, ta tránh gặp người, thứ nhất, người sẽ thấy gương mặt xấu xí của ta, ta không muốn tạo cơ hội cho người cười nhạo mình, thứ hai, ta không muốn dây dưa với người khác, chỉ vi muốn ngày sau chia tay, ta đỡ phải nghĩ ngợi đến nữa, sẽ tránh phải suốt ngày sầu nuộn! Tiêu Phong nghe câu nói chầm chậm của cô, tuyệti không phải lời nói bông lơn, ông nhất thời không có căn cứ để suy luận cô là nữ tử trên Túy Tiên các! Đến hết ngày thứ ba, độc tố trong đứa bé hoàn toàn giải trừ, qua sáng sớm ngày thứ tư, Tiêu Phong dẫn đứa nhỏ cùng A Tử đến trước phòng Lâm cô nương, nói lời chào từ biệt cô và Hạnh Nhi. Tiêu Phong nói: - "Cám ơn cô nương đã trượng nghĩa, đã ra tay cứu giúp, Tiêu Phong giờ chưa báo đáp được, ngày sau cô nương muốn nhờ cậy việc gì, dù ở nơi nao, tôi cũng sẽ hết lòng làm theo cô nương phán bảo. Lâm cô nương hỏi: - Ngay cả khi ấy tôi muốn gì, ông đều nhất mực làm theo? Tiêu Phong nhấn mạnh: - Không sai! Cô nương chỉ cần nói lên một tiếng là xong. - Được rồi! - Lâm cô nương đáp - Chỉ mong ông ghi nhớ lời ông hứa hôm nay, ngày sau, bất kể nhờ vả ông chuyện gì, ta mong ông đáp ứng! Tiêu Phong nói: - Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy! Ông nhắm vào phòng trong, vái một vái thật dài, nói: - Lâm cô nương, chúng tôi xin chia tay, rất mong sau này còn được gặp lại cô nương! Nói xong, ông ngước nhìn Hạnh Nhi, chắp tay vái: - Đa tạ Hạnh Nhi cô nương mấy ngày qua đã khoản đãi thịnh soạn, Tiêu Phong nhất định sẽ không quên, mong rằng sau này còn được gặp lại cô nương . Hạnh Nhi đáp lễ, nói: - Không dám! Đó là phận sự nô tì, Tiêu đại hiệp và A Tử cô nương, sau này có rảnh, xin nhớ ghé thăm Hạnh Nhi. Cô ngần ngừ, không giấu được cảm xúc trên mặt và trong giọng nói. A Tử vỗ vai cô, bảo: - Ta rất thích chốn này, thể nào sau này sẽ trở lại. Tiêu Phong dẫn đứa nhỏ cùng A Tử rời tiểu cốc, vượt khu rừng lê, men theo bờ hồ đi ra ngoài. Ông chợt nghe tiếng đàn vang lên, tiếp theo đó là tiếng hát nhẹ nhàng, chầm chậm của Lâm cô nương: Đa tình tự cổ thương ly biệt, Canh na kham lãnh lạc thanh thu tiết Kim tiêu tửu tỉnh hà xứ ? Dương liễu ngạn, Hiểu phong tàn nguyệt! Thử khứ kinh niên Ưng thị lương thần hảo cảnh hư thiết Tiện túng hữu thiên chủng phong tình Canh dữ hà nhân thuyết ! (**) (Tự cổ, đau nỗi đau ly biệt của kẻ đa tình, Làm sao ta chịu nổi cái không khí lạnh trong của tiết thu, Tối nay chợt tỉnh rượu ở chốn nào đấy, Bờ dương liễu xanh ơi, Gió sớm, trăng tà, Đã qua biết bao năm rồi! Chắc là ngày vui, cảnh đẹp rồi chỉ thành những lời nói xuông Dẫu có ngàn vạn mối ân tình Giờ biết bày tỏ cùng ai đây!") Tiếng ca trầm lắng, uyển chuyển, phảng phất nỗi ưu sầu vô tận! Tiêu Phong nghe ca, trong lòng dấy lên niềm đau, ông ngoảnh nhìn, thấp thoáng bóng gian nhà giữa rừng hoa lê, nơi trước sân, Hạnh Nhi đang giơ tay vẫy vẫy, ông cũng giơ tay vẫy chào lại, rồi mắt trông ra đàng trước, ông cùng A Tử và đứa bé chầm chậm bước đi, tiếng đàn và giọng hát mỗi lúc một xa dần! (*)Ký Dương Châu Hàn Sước Phán quan (Đỗ Mục) Thanh sơn ẩn ẩn thủy điều điều Thu tận Giang Nam thảo vị điêu Nhị thập tứ kiều minh nguyệt dạ Ngọc nhân hà xứ giáo xuy tiêu Dịch nghĩa : Núi xanh mờ mờ nước xa xa Giang Nam cuối thu cỏ còn chưa xơ xác Tại cầu Nhị thập tứ đêm trăng sáng Người đẹp biết ở đâu nhờ dạy thổi sáo Chú thích: - Dương Châu: giờ là huyện Giang Đô tỉnh Giang Tô . - Nhị thập tứ kiều: còn có tên là Hồng Dược Kiều, ở huyện Giang Đô, tỉnh Giang Tô .Thời xưa có 24 cô gái đẹp thổi sáo tại đây, nên cầu có tên này . Dịch thơ : Núi mờ nước chảy xa xôi Giang Nam cây cỏ tiêu điều về thu Đêm nay trắng sáng cầu xưa Mà người dạy sáo bây giờ là đâu Trần Trọng San ------------------------------------------------------------------------ (**) 雨霖鈴 寒蟬淒切 對長亭晚 驤雨初歇 都門帳飲無緒 留戀處蘭舟催發 執手相看淚眼 竟無語凝噎 念去去 千里煙波 暮靄沈沈楚天闊 多情自古傷離別 更那堪冷落清秋節 今宵酒醒何處 楊柳岸曉風殘月 此去經年 應是良辰好景虛設 便縱有 千種風情 更與何人說 Vũ lâm linh Hàn thiền thê thiết Đối trường đình vãn Sậu vũ sơ yết Đô môn trướng ẩm vô tự Lưu luyến xứ Lan chu thôi phát Chấp thủ tương khan lệ nhãn Cánh vô ngữ ngưng yết Niệm khứ khứ thiên lý yên ba Mộ ải trầm trầm Sở thiên khoát Đa tình tự cổ thương ly biệt Cánh na kham lãnh lạc thanh thu tiết! Kim tiêu tửu tỉnh hà xứ? Dương liễu ngạn hiểu phong tàn nguyệt Thứ khử kinh niên Ưng thị lương thần hảo cảnh hư thiết Tiện túng hữu Thiên chủng phong tình Cánh dữ hà nhân thuyêt? (Liễu Vĩnh) Xuân Như dịch: Ve kêu thảm thiết trong chiều lạnh Bóng một mình ai đối trường đình Gió mưa vừa tạnh. Đô môn rượu tiễn bên thành Sông xuôi thuyền giục không đành đi ngay Cầm tay lưu luyến lệ đầy Nghẹn ngào không nói trận này ra đi Phong sương còn thiết tha gì Ra đi ngàn dặm mịt mù yên ba Chiều buông mây Sở chốn nhà Đa tình tự cổ thương ly biệt Bồi hồi mỗi khi gặp thu tiết Đêm nay tỉnh rượu nơi nào Trăng tàn bến liễu gió chào sớm sang Ra đi năm ấy lỡ làng Sớm nay cảnh đẹp chẳng màng thiết tha Trăm năm cũng thế thôi mà Phong tình muôn vạn cũng là hư không Khôn khuây, ai tỏ nỗi lòng ---- Xem tiếp hồi 55 ----