Thiên mã hành không
Chương 154 : Bị điếu tại thụ thượng đích nhân
Quách Tương lấy làm lạ, cô bé dòm dòm Nhất Đăng, rồi kéo kéo tay Lâm Yên Bích, cô hỏi nhỏ;
- Lâm tỷ tỷ, Nhất Đăng đại sư đây tấm lòng nhân hậu, hồi đó đã từng cứu tính mạng mẹ muội, vậy tại sao cái bà lão ấy lại bảo Nhất Đăng đại sư thấy người sắp chết mà không chịu cứu?
Lâm Yên Bích nắm bàn tay nhỏ nhắn của cô, khẽ đáp:
- Ta cũng không rõ! Người ta sống trên đời, hành vi cũng có lúc sai lầm, nhưng chỉ cần biết ăn năn hối cải là được. Nhất Đăng đại sư giờ đây đầy từ bi nhân ái, con số người được ngài cứu đếm không biết bao nhiêu, chẩ cần biết trước đây đại sư đã có sai lầm đến đâu đi nữa, ta đều có thể coi như bù đắp lại được hết.
Tiêu Phong hỏi Nhất Đăng:
- Đại sư, Tiêu mỗ muốn thỉnh giáo một chuyện này?
Nhất Đăng đáp:
- Tiêu thi chủ cứ hỏi đi.
Tiêu Phong hỏi:
- Họ Đoàn ở Đại Lý vốn lừng danh một tuyệt kỹ là Lục Mạch Thần Kiếm, thiên hạ không đâu có, ngày nay, không hiểu còn truyền nhân chăng?
- Không còn! Đã thất truyền từ lâu rồi.
Rồi hơi lạ lẫm, Nhất Đăng nhìn nhìn Tiêu Phong, hỏi:
- Môn Lục Mạch Thần Kiếm ấy thất truyền đã lâu, trên giang hồ chẳng mấy ai hay, họ chỉ còn biết có mỗi Đại Lý Nhất Dương Chỉ, Tiêu thi chủ do đâu mà biết đến nó thế?
Tiêu Phong đáp:
- Tổ tiên tôi xưa có kết giao cùng quý cố tổ Đoàn Dự, rất bội phục ngón Lục Mạch Thần Kiếm của nhà họ Đoàn nơi Đại Lý, vì đấy là môn võ công thuộc hạng tột đỉnh, trấn áp khắp thiên ha, tiếng tăm do đó có lưu truyền đến hàng con cháu họ Tiêu.
Nhất Đăng nói:
- Thì ra là thế! Lục Mạch Thần Kiếm truyền đến ông cố tổ Đoàn Dự thì đạt thành tựu tối cao, nhưng từ đó về sau, chẳng một ai có đủ ngộ tính để luyện cho viên mãn lục mạch, rồi dần dà nó mai một, sang đến đời lão nạp, trong họ chỉ còn sót duy nhất Nhất Dương Chỉ.
Đại sư chăm chú nhìn Tiêu Phong, những muốn hỏi ông đã học Hàng Long thập bát chưởng từ đâu, nhưng trước đây, đại sư đà chứng kiến cảnh Tiêu Phong chau mày chau mi, có vẻ khó nói, đại sư thôi không hỏi nữa, ngài vui vẻ bảo Tiêu Phong:
- Tiêu thi chủ cũng là một kỳ tài của võ học, môn Hàng Long thập bát chưởng thấy còn hơn hẳn Hồng bang chủ, Ngón cầm nã Thiếu Lâm qua tay thí chủ sử xuất, đã thể hiện được uy lực vô ngần, bữa nay lão nạp thua mà tâm phục khẩu phục, đã được mở rộng tầm mắt.
Tiêu Phong đáp:
- Đại sư quá khen rồi. Hôm nay Tiêu mỗ may mắn được xem qua công phu Nhất Dương Chỉ, thật hết sức kính phục.
Quay sang dòm dòm vào Quách Tương, ông nói tiếp:
- Đại sư, ngài vân du tứ hải, chẳng bằng theo chúng tôi đi một chuyến ra đảo Đào Hoa?
Nhất Đăng lắc đầu:-
Không đi được, đệ tử của tôi là Từ Ân ở Hồ Nam, chuyến này không đồng hành cùng tôi, tôi vì e ngại y đạo hạnh chưa được bao sâu, trên chốn giang hồ, y chưa tự kiềm chế nổi, dễ xảy ra sinh sự cùng người, tôi đang không mấy yên tâm, phải mau chóng trở về giúp y tu tập.
Đại sư đan mười ngón tay vào nhau, vái:
- Thôi đành nhờ công sức Tiêu thi chủ và Lâm thi chủ đưa Quách Tương về đảo Đào Hoa vậy, lão nạp xin cáo từ.
Nói xong, đại sư khoa phất phới cánh tay áo rộng, nhằm hướng bắc mà đi.
Dõi nhìn theo hình ảnh Nhất Đăng đang xa dần, Tiêu Phong buồn bã:
- Hậu nhân Đoàn gia chẳng còn ai biết Lục Mạch Thần Kiếm, tuyệt kỹ của tam đệ bị thất truyền sau trăm năm, thực đáng tiếc thay.
Lâm Yên Bích ghé sát bên ông, cô cũng đưa mắt dõi theo hình bóng Nhất Đăng, rồi khe khẽ nói:
- Tâm ý của đại sư là thế, nhưng chả hiểu ngài đã làm chuyện gì phương hại đến người khác? Đúng là thật hết sức khó tin ...
- Có ai mà không lầm lỗi? Đời này chẳng ai là thánh cả!
Tiêu Phong xoay qua, ông bế Quách Tương đặt lên lưng ngựa, rồi bảo Lâm Yên Bích:
- Mình đi thôi! Hai ta nên sớm hộ tống cô bé Quách Tương về nhà, để thân quyến cô bé đỡ sốt ruột. Tạm thời chưa tìm ra A Tử, nhưng có tứ đệ theo cùng, chắc sẽ chẳng xảy ra sự cố gì đâu!
Nhìn Tiêu Phong và Lâm Yên Bích lần lượt tung mình lên yên ngựa, Quách Tương chợt hỏi:
- Tiêu đại hiệp, con có chuyện này muốn nói?
Đưa tay giật cương, Tiêu Phong lớn tiếng bảo cô:
- Con nói đi.
Quách Tương lí nhí:
- Con muốn nói là mỗi khi con cần cưỡi ngựa, từ giờ trở đi, đại hiệp không phải bế đặt con lên yên nữa, con có thể tự mình leo lên được, cám ơn đại hiệp.
Tiêu Phong sửng sốt, rồi ông bật cười ha hả, đáp:
- Được Từ giờ trở đi, ta sẽ để cô tự lên ngựa lấy!
Ba người tiếp tục đi về hướng đông, ngày nọ, họ đến thành Thạch Quận, giáp ranh giữa Đại Lý và Đại Tống, thấy hoa trà nở rộ dọc đường, nhưng gặp rất ít dân cư, tìm suốt nửa ngày mà không thấy một khách điếm nào để nghỉ chân, khi cưỡi đôi hãn huyết bảo mã quanh co khỏi vài chặng đường thì tiến vào một khoảnh rừng rậm rạp. Tiêu Phong dẫn đầu, Quách Tương ngồi đàng trước Lâm Yên Bích, cô bé vừa ngẩng đầu định nhìn ngắm các vạt nắng chiếu xuyên qua tán lá, đột nhiên một bóng hình màu đen vụt tuột mạnh xuống, đập mạnh vào tầm mắt,khiến Quách Tương hoảng hốt la lớn, cô bé vung mạnh đôi tay định đẩy nó ra xa, nhưng thân mình cô bé chợt bị giật mạnh về phía trước, ấy là Lâm Yên Bích vừa thúc ngựa vọt nhanh tới, kịp tránh thoát bóng đen.
Khi cả ba quày đầu nhìn lại, chỉ thấy một thân mình áo đen treo từ cây cao, đang đung đưa qua lại, hai tay bị trói, đầu rũ thấp, chẳng biết còn sống hay đã chết.
Quách Tương đang vùi đầu sát vào Lâm Yên Bích, nghĩ tới vửa qua mình đã hớt hải la ó, cô có hơi ngượng nghịu, bèn nhỏ giọng hỏi:
- Không hiểu người này sống chết ra sao, nhưng bị người ta đem treo ngược lên cây vậy, coi tội quá!
Tiêu Phong xoay đầu ngựa, đến gần thân mình đó, ông đưa tay kéo vào sợi dây với ý định giật cho nó đứt ra, đem thân xác người nọ xuống đất, bỗng thấy y ngẩng phắt đầu lên, la chói lói:
- Đừng ... Đừng có kéo vào sợi dây!
Vốn cho rằng người nọ đã chết, khi Tiêu Phong thấy y vụt ngóc đầu, ông hơi bị giật mình, rồi có phần lạ lùng, lại nghe y la lớn đừng kéo sợi dây, ông càng thấy kỳ lạ hơn. Vẫn ngồi trên yên ngựa, tay vẫn nắm vào sợi dây, ông hỏi y:
- Sao vậy? Bộ bị treo như vầy ... thoải mái lắm sao?
Người áo đen nọ lắc đầu, giọng nói nghe như muốn khóc:
- Ông thây kệ tôi ... Tôi không thể nào cởi bỏ dây ra được, hễ chạm đất là sẽ bị chết thảm lắm đó.
Nghe y phều phào như sắp chết, Tiêu Phong lại hỏi thêm:
- Bị treo vậy đã bao lâu rồi? Vừa qua, là ai giật mạnh, thả dây xuống vậy?
Người áo đen nọ nhìn quanh quất, có nét khủng hoảng:
- Không ai hết .. Vừa rồi, ở trên cây, do mất thăng bằng mà tôi đã tự bị tuột xuống đấy thôi.
Càng lúc càng kỳ quái. Tiêu Phong hỏi:
- Chẳng lẽ lại tự nhà ngươi buộc dây, tự treo mình lên trên đó sao? Treo lên cây để làm gì?
Người áo đen nọ giọng chẳng mấy vui vẻ gì, nói:
- Van xin ông ... đừng ngó ngàng gì đến tôi, được không! Tôi thích tự treo mình lên trên ấy để nhìn ngắm phong cảnh, bộ không được sao?
Lúc ban đầu, cho rằng y bị thần hồn hoảng loạn, Tiêu Phong nghe y nói mấy câu sau đó, giọng điệu phù hợp với thần sắc, ông nghĩ chắc y bị khó khăn gì đấy, bèn bảo y:
- Ngươi chớ sợ! Có chuyện gì khó, cứ thẳng thắn nói ra, ta sẽ hết lóng giúp đỡ!
Người áo đen nọ bỗng nổi giận đùng đùng. y chiếu cặp mắt bực tức vào Tiêu Phong, nói:
- Đâu lại nhảy ra người thích xen vô chuyện người khác? Tôi mà đứng xuống đất là sẽ bị chết thảm thiết, không đất chôn, ông đâu có biết con yêu nữ đso nó ghê gớm thế nào đâu? Ông là ai, tài nghề gì mà muốn giúp tôi? Hừ ... Cút đi ngay cho tôi nhờ, đừng có khư khư đứng đó mà làm hại lão tử nhiều hơn nữa!
Tiêu Phong thấy y ăn nói bất cẩn, ông hơi bực, bèn cười nhạt:
- Ờ .. Ngươi không cần ta giúp, nhưng ta vẫn cứ muốn giúp.
Ông vận sức vào tay, nghe bựt một tiếng, dã bứt đứt sợi dây to bằng cổ tay làm hai đoạn, người áo đen nọ ngã phịch một cái xuống đất, mặt chúi xuống dưới, bị bùn đất bám đầy. Y ngồi dựng lên, kêu thét oa oa ầm ĩ,
- Ông hại tôi chết mất rồi! Ông và tôi vậy là tiêu rồi! Lại dám đi trêu vào yêu nữ.
Y hoảng hoảng hốt hốt đứng lên, dấn một bước, định xông vào Tiêu Phong, nhưng đã ngã ạch ngay ra đấy, rồi không còn hơi sức nào để đứng dậy, y oà khóc thật to, quỳ rạp cả thân mình trên mặt đất, dập đầu vái lạy Tiêu Phong:
- Đại hiệp, ngài làm ơn tha cho, ngài cột tôi trở lại vào dây, rồi treo tôi lên cây như cũ, nếu con yêu nữ đó mà thấy tôi đang ngồi trên mặt đất như vầy, nó sẽ hanh hạ tôi đến chết mất.
Nhìn dáng đáng thương của y, Quách Tương tiến lại gần, cô van vỉ Tiêu Phong:
- Tiêu đại hiệp, người này thật tội nghiệp quá, mình hãy đưa ông ta đi cùng, đừng để ông ta chịu biết bao nhiêu đau khổ nơi đây.
Tiêu Phong còn chưa kịp lên tiếng, người nọ đã lắc đầu lia lịa, xua xua tay:
- Không được đâu! Tôi không đi khỏi nơi này được đâu, tám lão bà của tôi hãy còn nằm trong tay yêu nữ, tôi mà bỏ đi, thể nào họ cũng sẽ bị nó hành hạ cho chết mất.
- Ngươi lấy tới tám bà vợ lận? - Lâm Yên Bích lạnh lùng hỏi y - Đúng là đáng tội chết mà! Ta thấy ngươi thân mang võ công, vì sao mà lại ra nông nỗi này?
Người nọ tức giận:
- Cô nghĩ tôi đang đứng chờ cái gì ở đây? Trước khi nó kềm chế mấy bà vợ của tôi, tôi đã bỏ trốn mấy bận rồi ấy chứ, nhưng đều đã bị nó tóm trở về, làm tôi thiệt như lũ khỉ khọt! Mà cứ lần sau, nó tố khổ hơn lần trước nhiều, tôi ... tôi như đã chết đi mấy lần! - Chỉ vào vết nám trên gò má trái , y nói tiếp - Đây là chỗ nó cho bọ cạp chích, da thịt nơi gò má này giờ bị mất hết cảm giác. Rồi y đưa tay vén ống quần lên, vụt nghe Quách Tương "ồ" một tiếng kinh hãi, vì thấy da thịt trên chân y máu me loang lổ, chẳng còn chỗ nào lành lặn, vải quần rứt rời khỏi miệng mấy vết thương làm y rên xiết đau đớn, y nghiến răng nói tiếp - Đây là sau lần thứ ba bị nó tóm về, đã luồn một con rắn vào ống quần, cho rắn cắn rứt thịt da tôi thành như vầy, còn may đó không phải rắn độc, nhưng nó nghiến rứt làm tôi đau đến chết đi sống lại hàng trăm lần.
Kiến thức của Tiêu Phong và Lâm Yên Bích khá rộng, nhưng thấy da thịt trên chân y, nghe y kể chuyện, họ đều không khỏi hít vào một hơi thở sâu, thầm nghĩ sao lại có cách hành hạ người ta dã man đến thế.
Lại nghe người nọ khóc sướt mướt:
- Cứ mỗi lần trốn đi mà bị bắt trở về, là một lần bị hành hạ ghê gớm hơn trước nhiều, tôi, thấy chẳng thể đào tẩu được nữa Rồi nó lại còn bắt giữ tám bà vợ tôi làm con tin, bắt tôi đến trình diện nó mỗi ngày, để nó đem treo lên cây này. Hồi nãy, nó có việc bận phải đi đâu đó, nên lúc vắng mặt nó, tôi bị treo ngược lâu đâm chóng mặt, không chịu nổi nữa, đã tự rút, ngồi nghỉ trên cành cao . Vừa hay mấy vị đi ngang qua, tôi tưởng yêu nữ trở về nên đã tự buông mình ngã xuống, đâu dè là mấy vị.
Y nằm bẹp gí trên mặt đất, van vỉ:
- Đại hiệp, ngài làm ơn treo tôi lên trở lại, tôi bị hành dữ quá rồi, không dám bỏ trốn nữa!
Tiêu Phong nghe qua, ông dang tay tuốt vào sợi dây quấn trên mình y, làm nó nát vụn như cám, rơi tả tơi trên đất. Nhìn gương mặt thất sắc của y, Tiêu Phong lớn giọng bảo:
- Đừng sợ gì hết. Ta sẽ cùng ông ở đây chờ nó, để xem nó đáo để cỡ nào!
Người nọ thấy Tiêu Phong vuốt sơ một cái mà đã khiến đọan thừng to cỡ ngón tay cái nát vụn như đậu hũ, y hiểu đã gặp một nhân vật võ công không tầm thường, trong lòng y có phần yên ổn trở lại, nhưng sắc mặt vẫn còn nét khủng khiếp, y ngồi bệt trên đất, không hó hé gì nữa.
Bỗng Lâm Yên Bích hỏi người áo đen:
- Làm sao mà ông bị sa vào tình cảnh này vậy?
Người nọ ngập ngừng:
- Tôi ... Tôi ban đầu chỉ muốn dòm qua yêu nữ này một chút, đâu dè ... đâu dè nó lại hung ác nhường ấy!
Rồi y không ngớt buông tiếng thoá mạ.
- Thôi được rồi . Lâm Yên Bích ngắt ngang mấy câu chửi rủa của y, cô lạnh lùng nói - Ông cứ ngồi yên tại đây, chúng ta sẽ nấp vào sau thân cây này, tránh cho nó thấy đông người quá mà sợ, không dám thò mặt ra.
Liếc trông qua y, cô nói tiếp:
- Ông bị đau khổ nhường ấy, chắc cũng đáng đời thôi, ta xem ra, ông cũng chẳng phải hạng tốt lành gì!
Truyện khác cùng thể loại
21 chương
79 chương
27 chương
79 chương
1800 chương
105 chương
3 chương