Thánh Kiếm Đoạt Hồn
Chương 27 : Cuộc chiến trước cổng chùa
Cây lá về đêm đồng lõa với màu trời nhuộm đầy cả khu rừng đen kịt.
Gió từng cơn phất mạnh làm cho hơi lạnh luồn theo khe hở của cánh cửa thốc vào đại điện, nhưng bốn người vẫn tịnh tọa không một ai máy động.
Màn ngoài vụt khẽ lay.
Một nhà sư mặc áo màu tro từ ngoài cửa bước vào dang đi thật lẹ nhưng vẫn không tỏ vẻ hoảng hốt.
Đang trong tư thế tĩnh tọa, Giác Thắng bỗng cất giọng hơi trầm nhưng bình tĩnh hỏi :
- Đã phát hiện địch tới phải không?
Nhà sư áo xám cúi mình :
- Khải bẩm Phương trượng phòng canh bên ngoài báo cáo đã thấy một đoàn người mặc áo xám, do một người mặc toàn đồ đen hướng dẫn đi về phía cổng chùa.
Giác Thắng đại sư hỏi :
- Ước độ bao nhiêu?
Nhà sư áo xám đáp :
- Vì còn xa và trời tối quá nên nhân số họ không đếm được.
Giác Thắng đai sư gật đầu :
- Truyền lệnh cho trạm canh ngoài thối bộ vào sát cổng.
Nhà sư áo xám cúi đầu :
- Đệ tử tuân lệnh.
Vô Trần sư thái hừ hừ :
- Họ đã đến rồi phải không?
Giác Thắng đáp :
- Hình như còn cách dưới chân núi.
Qua một lúc, một nhà sư nữa lại vào bẩm :
- Bẩm Phương trượng hai đoàn người của địch đã đến trước chùa.
Giác Thắng đại sư hỏi :
- Hành động của họ ra sao?
Nhà sư áo xám đáp :
- Họ vẫn án binh tại khoảng trống trước chùa, cả hai đoàn ước khoảng chừng năm mươi người, họ phân làm hai hàng hình như còn chờ đợi.
Giác Thắng đại sư nói :
- Họ chưa động tịnh thì hãy ra lệnh cho toàn thể cứ trong bóng tối mà giám thị chứ đừng có manh động chờ xem thái độ của chúng ra sao.
Nhà sư áo xam vâng lịnh lui ra.
Vô Trần sư thái nói :
- Như thế thì cái gọi là Tam cung chủ của chúng hãy còn chưa đến?
Nghiêm Hữu Tam cười :
- Bây giờ chưa đến canh ba.
Giác Minh thiền sư tự nhiên là đều nghe rõ nhưng ông ta vẫn ngồi yên.
Toàn thể Thanh Lương tự đèn đuốc tối om bốn phía lặng im phăng phắc.
Trước cổng chùa, dưới hai hàng tòng rợp lá hai hàng người cũng đứng im.
Mỗi bên gồm có hai mươi lăm người, đứng đầu đoàn áo xám là một người cao lớn mặc toàn đồ đen, đúng là Hắc Kỳ lệnh chủ.
Bên đoàn phía trái người dẫn đầu mặc áo trắng, cả hai đoàn đang chờ đợi.
Tình thế tuy im lặng nhưng là thứ im lặng đang âm ỉ.
Họ vào phía trong Thanh Lương tự giống như nhau.
Họ không nói một tiếng nào trong Thanh Lương tự không một tiếng động và không một ánh sáng.
Trong và ngoài trong tư thế ghìm nhau.
Cả hai bên cùng đợi một người chỉ huy Phân đà Giang Nam Tam cung chủ.
Canh ba cũng đã sắp đến nơi rồi người đang được chờ cũng đã gần tới chỗ.
Không khí vụt như ngưng hẳn lại, khi từ xa thấp thoáng bốn chấm linh tinh.
Giữa đêm trời tối mịt của rừng xanh, bốn chấm lân tinh tuy thật xa, thật nhỏ nhưng nó nổi bật hơn bất cứ những gì.
Từ xa bốn chấm xanh rờn tuy thấy di động lờ đờ nhưng thoắt cái hiển hiện ngày trước mắt.
Bốn chấm lân tinh đó là bốn chiếc đèn lồng.
Tám tên đại hán vận áo màu lục giằng hàng đôi đi trước bên sau là một lão già mặc áo rộng thùng thình, chỉ thoáng thấy bộ mặt loắt choắt với chiếc mũi quặp như mỏ chim ưng là người ta nhận ra ngay đó là lão Quách hộ pháp của Ngũ Phượng môn, người chỉ huy cuộc vây công Nghiêm Hữu Tam dưới chân Đại Mao phong đêm trước.
Sau chót là bốn ả tỳ nữ tay đưa ngọn đèn lồng bốn ngọn đèn lồng mà từ xa lúc nảy nhìn y như bốn chấm lân tinh.
Bốn ả nữ tỳ đi theo hình tứ trụ chính giữa là một chiếc kiệu trần.
Chiếc kiệu nóc thật cao nhưng lại nhỏ và chung quanh phủ rèm kín mít.
Bằng vào dáng cách đó không một ai không biết là Tam cung chủ người Phân đàn chủ Phân đàn Giang Nam của Ngũ Phượng môn. Người chỉ huy cuộc chiến đêm nay đã tới.
Tám tên đại hán đi trước khi vừa tới khoảng bằng trước cổng chùa là dừng hẳn lại, họ dạt ra hai bên quay mặt lại đứng nghiêm.
Quách hộ pháp tiến lên, lão đứng nép về phía trái.
Chiếc kiệu cũng dừng hẳn lại, bố ả thị tỳ đưa cao bốn ngọn đen lồng.
Bạch Kỳ lệnh chủ và Hắc Kỳ lệnh chủ tiến lên nghiêng mình trước mặt Quách hộ pháp, họ chỉ cung kính cúi chào nhưng vẫn không nói một tiếng nào.
Chiếu tia mắt xanh rờn qua lực lượng của mình và khẽ dặn Hắc Kỳ lệnh chủ mấy câu, Quách hộ pháp lui ra sau một bước.
Hắc Kỳ lệnh chủ quay mặt tiến về phía cổng chùa gọi lớn :
- Giác Minh, và Giác Thắng hòa thượng hãy ra nghinh tiếp Tổng đàn chủ Phân đàn Giang Nam của Ngũ Phượng môn.
Thật là một cách nói cực kỳ hóng hách.
Giác Minh thiền sư từ từ mở mắt đứng lên :
- Chúng ta ra được rồi đó.
Giác Thắng đại sư quay lại :
- Xin mời sư thái và Nghiêm đại hiệp.
Bốn người cùng đứng dậy.
Dẫn đầu là Giác Thắng đại sư với tư cách Trụ trì kế đến là Giác Minh và cuối cùng là Nghiêm Hữu Tam và Vô Trần sư thái.
Còn cách trận thế khoảng hơn một trượng, Giá Thắng đại sư đứng lại vòng tay :
- A Di Đà Phật! Ai là Phân đàn chủ của Ngũ Phượng môn?
Quách hộ pháp nhún vai hỏi :
- Đại hòa thượng có phải là trụ trù của Thanh Lương tự hay không?
Giác Thắng đại sư thủ lễ :
- Vâng, bần tăng là Giác Thắng chẳng hay thí chủ là ai?
Quách hộ pháp không trả lời mà lại gắt :
- Lão hòa thượng thật to gan, trước mặt Tổng đàn chủ mà không bái kiến à?
Giác Thắng đại sự chấp tay :
- Tệ tự từ trước đến nay chưa từng với giang hồ có lỗi, chẳng hay đang đêm quý vị cử đại thế lực đến đây với ý định như thế nào?
Quách hộ pháp thét lớn :
- Hãy tiếp giá rồi hỏi chuyện sau.
Vô Trần sư thái nổi nóng nhích lên :
- Cái đám vô danh tiểu tốt Ngũ Phượng môn của chúng bây mà lại dám đến đây lớn lối thế à?
Quách hộ pháp cau mặt :
- Lão ni cô chết đến nơi rồi mà còn cuồng ngạo thế sao?
Soảng!
Thanh trường kiếm tuốt ra ngay ra khỏi Vô Trần sư thái hầm hầm xốc tới :
- Lão thất phu ngươi dám mở lời lớn lối như thế tất là đã không còn muốn sống, được lắm bần ni sẽ siêu độ cho ngươi.
Và bà ta trầm giọng :
- Nhưng ta lấy lượng từ bi dung cho lần thứ nhất hãy gọi Đàn chủ của ngươi ra cho ta hỏi chuyện.
Quách hộ pháp chưa kịp trả lời thì từ trong chiếc kiệu một giọng nói lanh lảnh vang lên :
- Hãy đánh mụ ấy cho ta.
Quách hộ pháp xoay mình hất tay về phía Hắc Kỳ lệnh chủ :
- Hãy tuân theo mệnh lệnh của Tam cung chủ.
Hắc Kỳ lệnh chủ vừa nhích tới thì thanh trường kiếm từ trong tay củ Vô Trần sư thái đã phóng tới một đường như xét chớp.
Đúng là một con người nóng nảy quá mức khi bà ta đã nổi giận thì nhất định không cần khách sáo, nói đánh là đánh, ngay trong lúc đối phương chưa tuốt binh khí cũng không cần biết.
Hắc Kỳ lệnh chủ thối lui ba bước để tránh tầm công kích đầu tiên...
Vô Trần sư thái nhích lên quát lớn :
- Ngươi là cái tên được gọi Hắc Kỳ lệnh chủ đấy phải không?
Hắc Kỳ lệnh chủ ưỡn ngực :
- Đúng, lão ni cô đã nghe đại danh của ta thì hãy đầu hàng đi cho sớm?
Vô Trần sư thái nhích lên thêm bước nữa :
- Có phải ngươi đã giết Nghiêm Tú Cô?
Hắc Kỳ lệnh chủ thoáng hơi ngạc nhiên nhưng rồi hắn lại cười sằng sặc :
- Đúng! Nhưng bà nghe ai nói thế?
Vô Trần sư thái mím môi, bà ta không trả lời tay phải vung mạnh thanh trường kiếm.
Một vừng mống bạc lóe lên chụp xuống thẳng ngay đầu của Hắc Kỳ lệnh chủ.
Lui ra sau một bước nữa Hắc Kỳ lệnh chủ tuốt kiếm ra xốc tới.
Keng!
Hai thanh kiếm chạm vào nhau cả hai cùng dội ngược.
Hắc Kỳ lệnh chủ đưa thanh kiếm lên ngang ngực hất hàm.
- Lão ni cô, bà có bao nhiêu tài nghệ hãy mang hết ra đi, kẻo lát nữa đây sẽ không còn cơ hội.
Bây giờ thì Vô Trần sư thái đã hơi gờm, đường kiếm đầu tay bà đã tận dụng gần bảy thành công lực, tuy chỉ mới thử thôi nhưng bà ta đã biết đối phương không phải hạng có thể khinh thường.
Hắc Kỳ lệnh chủ như đoán biết đối phương đã thấy điều lợi hại hắn bật cười ngạo nghễ :
- Sao? Bây giờ bà đã tự lượng sức mình có thắng nổi hay không?
Soảng!
Vô Trần sư thái mím môi bà ta trả lời bằng một nhát kiếm thứ hai.
Hắc Kỳ lệnh chủ hất tay lên theo đà thanh kiếm của đối phương vừa tới, hai người bắt đầu quắn xoắn vào nhau...
Tuy thái độ có phần khinh mạng nhưng mỗi đường kiếm của Hắc Kỳ lệnh chủ hết sức thận trọng, hắn vốn biết Vô Trần sư thái là một người đã xông pha nhiều trận dữ, thanh kiếm trên tay bà ngót hai mươi năm nay đã làm cho bà ta nổi danh là một tay kiếm trứ danh.
Hắn không dám khinh thường mặc dầu hắn biết hắn có nhiều thắng hơn là bại.
“Hồng Liễm Phán Quan” Nghiêm Hữu Tam mắt nhìn vào trận nhưng ông ta ngấm ngầm dùng phương pháp “Truyền âm nhập mật” với Giác Minh :
- Đại sư xin hãy chú ý gã họ Quách, lão phu cần đối phó với Bạch Kỳ lệnh chủ.
Thoáng ghe giọng “Truyền âm nhập mật” Giác Minh Thiên sư biết Nghiêm Hữu Tam có kế hoạch riêng ông ta vội dùng “Truyền âm nhập mật” trả lời :
- Nghiêm đại hiệp hãy thận trọng...
Ông nói chưa dứt thì Nghiêm Hữu Tam đã nhích lên trước mặt Bạch Kỳ lệnh chủ :
- Bạch Kỳ lệnh chủ, nhân sinh tao ngộ rất hiếm hoi, tối hôm qua hân hạnh được diện kiến nhưng thật sự thì chưa có cơ hộ lãnh giáo tận tình, hôm nay gặp lại chắc cũng lại là duyên nợ, mong Bạch Kỳ lệnh chủ không từ chối.
Câu nói tuy có phần nào lễ độ, nhưng vẫn là câu “Khiêu chiến” chuyện ấy làm cho Bạch Kỳ lệnh chủ ngạc nhiên.
Hắn biết người đứng trước mặt hắn là Hàn Thế Vinh là thuộc hạ dưới cờ hắn nhưng bây giờ lại kêu đích danh ra giao đấu thì có nghĩa làm sao?
Hắn chợt nghĩ ra, rất có thể có những điều cơ mật mà Hàn Thế Vinh muốn báo cáo nhưng vì bị phải mang cái lốt của Nghiêm Hữu Tam nên phải cùng cách khiêu chiến để nói chuyện với nhau.
Bạch Kỳ lệnh chủ gật đầu :
- Nghiêm đại hiệp muốn cùng tại hạ giao đấu đây chứ?
Nghiêm Hữu Tam nhướng mắt :
- Đúng, nơi đây bây giờ câu chuyện cần nói với nhau tự nhiên phải là những đường kiếm đi qua, chắc Lệnh chủ cũng đã thấy trước điều đó hơn lão phu rồi chứ?
Đúng rồi không còn nghi ngờ gì nữa hắn là Hàn Thế Vinh muốn muốn mượn cách giao đấu để nói những điều cần thiết.
Bạch Kỳ lệnh chủ lại gật đầu :
- Hay lắm, nhưng không biết Nghiêm đại hiệp muốn giao đấu bằng cách nào đây?
Nghiêm Hữu Tam cười và nhìn về khoảng trống phía đông nam :
- Nơi đó hãy còn chưa có ai chiếm hữu xin thỉnh Bạch Kỳ lệnh chủ cùng lão phu đến đó hầu chuyện với nhau.
Bạch Kỳ lệnh chủ hất hàm :
- Xin mời.
Nghiêm Hữu Tam không chờ hắn dứt tiếng ông ta bước nhanh về hướng ấy.
Bạch Kỳ lệnh chủ nối theo sau.
Vừa đến khoảng đất bằng Nghiêm Hữu Tam quay lại :
- Xin mời Lệnh chủ hãy tuốt kiếm ra.
Đôi mắt của Bạch Kỳ lệnh chủ ngời ngời qua làn khăn bao mặt :
- Có gì muốn nói hãy nói nhanh đi.
Nghiêm Hữu Tam thản nhiên :
- Hãy tuốt binh khí ra rồi hẵng nói.
Tuy có hơi trì ngại nhưng Bạch Kỳ lệnh chủ vẫn tuốt thanh kiêm ra khỏi vỏ...
Nghiêm Hữu Tam vung tay :
- Xin mời.
Bạch Kỳ lệnh chủ cũng nhích tay nhưng vẫn cứ hỏi :
- Sao chưa nói?
Nghiêm Hữu Tam vẫn thản nhiên :
- Vừa đánh vừa nói.
Bạch Kỳ lệnh chủ gật đầu :
- Cũng được... Hãy phát chiêu.
Nghiêm Hữu Tam cười lớn :
- Lão phu là người như thế nào mà Lệnh chủ bảo ra chiêu trước chứ?
Cũng đúng, đã đóng kịch thì phải đóng cho thật giống.
“Hồng Liễm Phán Quan” Nghiêm Hữu Tam vốn là có người danh vọng giang hồ, ông ta đâu có thể ra chiêu trước?
Bạch Kỳ lệnh chủ gật gật đầu như hiểu ra điều đó và hất tay lên :
- Nghiêm đại hiệp đã bảo trì danh dự như thế thì tại hạ vô phép vậy...
Thanh kiếm của hắn vung ra, nhưng hắn cho nội lực đi lên rất nhẹ.
Keng!
Hai thanh kiếm chạm nhau tóe lửa, Bạch Kỳ lệnh chủ thối lui.
Hắn không dùng nội lực mà gặp phải thanh kiếm của Nghiêm Hữu Tam khá mạnh và nhất là trường hợp bất phòng làm cho hắn gượng được rất khó khăn...
Hắn quắt mắt qua làn lụa mỏng :
- Hà... ngươi...
Nghiêm Hữu Tam cười lớn nói nhỏ :
- Đánh cho ra hồn chứ không thì chúng nhận ra chuyện “đánh cuội” hay sao?
Bạch Kỳ lệnh chủ thắm ý bật cười :
- Sợ cái gì nữa chứ? Đêm nay không còn một ai nơi Thanh Lương tự này sống sót được đầu...
Nghiêm Hữu Tam vừa đánh kiếm thứ hai vừa hỏi :
- Lệnh chủ đã cho người giả Tần Tố Trân mà sao lại không cho lão phu biết trước?
Bạch Kỳ lệnh chủ giật mình :
- Làm sao... ngươi biết chuyện ấy?
Nghiêm Hữu Tam nói :
- Chính cô ta đã sơ hở để bị lòi đuôi.
Bạch Kỳ lệnh chủ hỏi dồn :
- Nhưng chuyện đã xảy ra như thế nào?
Nghiêm Hữu Tam nói :
- Khám phá đầu tiên là Liễn Nhân sư cô Trầm Hương ấy không hiểu sao lại để cho lão ni cô nhận diện, kế đến là Tần Tố Trân giả sợ Lệnh chủ không biết Thanh Lương tự biết sự chuẩn bị chu đáo của Thanh Lương tự nên cô ta lén thả bồ câu và chính cũng do lão ni cô Vô Trần bắt được.
Bạch Kỳ lệnh chủ nói nhanh :
- Thế bây giờ cô ấy ở đâu?
Nghiêm Hữu Tam đáp :
- Đã chết rồi.
Bạch Kỳ lệnh chủ giật mình :
- Ai giết?
Nghiêm Hữu Tam thản nhiên :
- Ta!
Bạch Kỳ lệnh chủ rúng động :
- Tại sao... tại sao ngươi làm như thế? Ngươi không biết nàng là Thị giả Thân Tín của Tam cung chủ hay sao? Nàng là người được phải lo toàn bộ âm mưu nơi Thái Bình bảo chính ngươi còn phải tuân theo lệnh của nàng thế mà... mà ngươi lại dám giết...
Nghiêm Hưu Tam vẫn cứ thản nhiên :
- Không giết cô ta thì toàn bộ âm mưu của chúng ta sẽ đều bị vỡ lở, chỉ còn một chút xíu nữa là bại lộ cả như vậy trong trường hợp này không thể phân biệt chức phận hay nhiệm vụ cao cấp, mà ai cũng có quyền làm như thế.
Bạch Kỳ lệnh chủ ngẫm nghĩ hồi lâu rồi gật gật đầu :
- Ngươi nói cũng có lý vậy để ta báo lại cho Quách hộ pháp để ngươi liệu định.
Nghiêm Hữu Tam lắc đầu :
- Không được bây giờ làm như thế là chúng nghi ngờ.
Bạch Kỳ lệnh chủ hỏi :
- Chứ phải làm sao cho ổn?
Nghiêm Hữu Tam nói :
- Lệnh chủ phải làm bộ thất cơ để cho Hộ pháp tiếp ứng thì mới có thể nói chuyện này cho Hộ pháp biết được.
Bạch Kỳ lệnh chủ gật gật đầu :
- Như thế cũng được...
Hắn vừa nói vừa đánh nhẹ một kiếm để tạo cách tháo thân nhưng không dè Nghiêm Hữu Tam vùng cười thật lớn và phóng lìa một hơi ba kiếm...
Tuy nhiên ba kiếm phóng ra Nghiêm Hữu Tam đã dùng toàn thân công lực, tuy vì thể diện ông ta không thể dùng cách đánh lén, nhưng tấn công nửa giả nửa thật đó cũng khiến cho Bạch Kỳ lệnh chủ hết hồn, hắn vừa đỡ vừa thối lui và quắt mắt :
- Ngươi... không ngươi không phải là...
Nghiêm Hữu Tam cười ha hả :
- Sao? Lão phu đứng không đổi tên, ngồi không đổi hộ thế Lệnh chủ lại thấy không phải là Nghiêm Hữu Tam à?
Vừa nói Nghiêm Hữu Tam vừa vung thanh trường kiếm luôn ba chiêu nữa Bạch Kỳ lệnh chủ thối lui thêm mấy bước nữa mới đứng lại được, hắn cất giọng cười gằn :
- Hay, như thế là hay?...
Bây giờ thì hắn mới bắt đầu thi triển toàn lực hắn không tránh mà cũng không đỡ, hắn chờ cho mũi kiếm của Nghiêm Hữu Tam tới sát bên mình là đâm thẳng một đường.
Nếu thanh kiếm của Nghiêm Hữu Tam cứ như thế đi thẳng thì đường kiếm đó sẽ chọc thủng vai của Bạch Kỳ lệnh chủ, trái lại thanh kiếm của Bạch Kỳ lệnh chủ nhất định cũng trúng ngày vào yếu huyệt của ông ta...
Nghiêm Hữu Tam không ngờ đối phương lại đánh lối “Lưỡng bại câu thương” như thế ấy ông ta giật mình thu nhanh thanh kiếm lại và tự nhiên như thế là phải rơi vào thế hạ phong.
Cao thủ giao đấu với nhau đó là một điều đại kỵ, vì một khi lâm vào tình thế đó một là cũng cứ đánh liều, bằng không thì phải thu kiếm lại mà một khi thu kiếm là đồng thời phải tránh tầm công kích của đối phương, thế hạ phong không cần nói cũng đã giàn ngay trước mắt.
* * * * *
Trong khi Nghiêm Hữu Tam và Bạch Kỳ lệnh chủ đang diễn ra ác đầu thì hàng trận của Vô Trần sư thái và Hắc Kỳ lệnh chủ cũng không kém gay go.
Là tuổi đang lên lại có được những đường chiêu kỳ bí tự nhiên Vô Trần sư thái cũng không phải tầm thường, bà ta chẳng những luyện kiếm đã ngót năm mươi năm mà lại là người cao đệ của Nga Mi, chính Chưởng môn nhân phái Nga Mi đương thời cũng phải nhiều kính nể, vì thế đôi bên cùng nhau thi triển oai lực trận đấu vì thế đã diễn ra khiến cho ai đứng ngoài cũng phải giật mình.
Chiếc kiệu vẫn không động đậy.
Không một tiếng hiệu lịnh nào mà cũng không thấy rèm thưa máy động.
Y như là một chiếc kiệu không người.
Tam cung chủ vị Phân đàn chủ Giang Nam của Ngũ Phượng môn là người chỉ huy tối cao trong trận quyết đấu đêm nay vẫn dửng dưng trước cuộc giao đấu kinh hồn.
Nếu không phải là chuyện là thì đúng Tam cung chủ là một con người trấn tĩnh phi thường, một đức tính hiếm có của một vị chỉ huy.
Bốn tên tỳ nữ tay vẫn cầm bốn chiếc lồng đèn đưa cao, ngó hệt như những người đi xem trò ảo thuật.
Chẳng những họ không tỏ ra xúc động bàng hoàng trước những đường chiêu tuyệt kỹ gần như lấy mạng người như chơi, mà họ còn không thèm ngó tới hay liếc mắt xem chừng.
Tám tên đại hán đứng trước kiệu hình như chỉ có mỗi một nhiệm vụ là bảo vệ chiếc kiệu, khi trận đấu bắt đầu xảy ra thì họ lập tức thụt lại giàn thành hình bát quái, chiếc kiệu lọt vào giữa và họ cũng chỉ giao thế trận chứ không vó một cử chỉ nào căng thẳng.
Ngay trong lúc ấy, chợt thấy một trong bốn ả tỳ nữ đưa tay lên cao trong tay có một chiếc khánh nhỏ và tiếng khánh nổi lên.
Tiếng khánh tuy không lớn lắm nhưng rất trong rất cao và trong khung cảnh im phăng phắc của đấu trường, tiếng khánh nổi lên mồn một.
Tiếng khánh vừa nổi lên thì trận thế vụt xoay chiều.
Những đường kiếm của Bạch Kỳ và Hắc Kỳ lệnh chủ cùng một lúc đổi thay.
Tự nhiên cái thay đổi của họ thật đáng gờm.
Những đường kiếm đã dị thường, bây giờ lại càng biến ảo những người trong cuộc vì đã quyết đấu ngót ba trăm chiêu nên vẫn có thể còn theo dõi được một phần, chứ kẻ đừng ngoài thật không làm sao nhìn rõ chiêu thế tấn công của họ.
Những đường kiếm tới lui gần như không còn quy củ, nhưng một khi mũi kiếm tới sát đối phương thì chính xác vô cùng, đó là cách làm cho đối phương không thể nào biết đâu mà đỡ gạt.
Nghiêm Hữu Tam và Vô Trần sư thái vốn đã bị lạm vào thế hạ phong, bây giờ trước cách hay lối đánh của địch nhân làm cho họ càng thêm lính quýnh.
Đứng trước chiếc kiệu nãy giờ và vốn là người duy nhất của Ngũ Phượng môn quan lâm nhiểu vào trận đấu, vị Quách hộ pháp vụt nhìn thẳng về phía của Giác Thắng và Giác Minh đang đứng, ông ta cất giọng vô cùng ngạo nghễ :
- Sao nhị vị đại hòa thượng tình thề đã giàn ra rõ rệt như thế mà nhị vị vẫn còn nuôi mộng cùng với Ngũ Phượng môn kháng cự hay sao?
Giác Minh đại sư quay lại nói với Giác Thắng đại sư :
- Đối phương đã bắt đầu phát động thế công, sư đệ đừng bao giờ mạnh động cứ giữ thế trận cho chặc chẽ, đừng bao giờ để cho cửa chùa bị trống, cho dù tình thế nào đi nữa cũng tuyệt đối không để cho La Hán trận bị mất thanh danh.
Giác Thắng đại sư cúi đầu :
- Tiểu đệ xin tuân mạng.
Chỉ trong vòng đối đáp của ba người thế trận lại biến đổi hóa thật nhanh.
Càng lúc sự sa sút của Vô Trần sư thái và Nghiêm Hữu Tam càng thêm rõ rệt.
Giác Minh đại sư lướt tới trầm giọng :
- Bần tăng có điều muốn nói.
Quách hộ pháp cười gằn :
- Bây giờ thì có muốn đầu hàng sợ e cũng đã quá muộn rồi.
Giác Minh đại sư hình như không muốn tranh luận với Quách hộ pháp ông ta cứ từ từ nhích tới.
Quách hộ pháp thét lớn :
- Lão hòa thượng muốn gì?
Ngay khi đó tiếng khánh lại lên, Quách hộ pháp lật đật vẫy tay...
Hai hàng người áo xám và áo đen của Hắc, Bạch Kỳ đội hình vụt biến.
Họ phân ra làm năm người một toán, rẽ thành hình cánh quạt tiến thẳng vào cửa chùa.
Giác Minh trầm giọng :
- A Di Đà Phật! Giác Thắng sư đệ hãy bày La Hán trận.
Giác Minh đại sư đứng nhìn thẳng về phía địch và dọng nhẹ cây thiền trượng.
Mười tám nhà sư áo xám đứng sau lập tức triển khai.
Tám người đầu mặt án theo Tứ Tượng, mười người còn lại trước sau cũng thủ chấp giới đao lướt hình bát quát quái di động cùng không ngừng.
La Hán trận là thế trận nổi danh về phái thiền môn nó không bay về thế tấn công, nhưng một khi cần phòng ngự thì từ trước đến nay chưa có một lực lượng nào tiến qua nửa bước.
Nhưng hàng trận của Ngũ Phượng môn lại cực kỳ dũng mạnh, lại không đánh theo thế chọc thẳng, mà từng tổ năm người cứ thay đổi tấn công.
Hình cánh quạt của họ không bao giờ biến, hai bên cứ năm người mỗi phía tiến lên rồi lại dạt ra kế tiếp là năm người khác, họ chỉ có năm mươi người nhưng vì lối đánh xoay vần làm cho trận thế biến đổi theo xà hình, không phải nói là theo lối cánh quạt xòe ra xếp lại trông thật là ngoạn mục.
Ba mươi mấy tăng nhân của Thanh Lương tự không dàn ra một lúc, họ lại chia làm hai tốp trước sau bảy thành Tiểu La Hán trận thay phiên di động.
Quách hộ pháp đứng án ngay trước kiệu quát lớn :
- Lão hòa thượng hãy đứng lại.
Giác Minh đại sư cứ tiến lên.
Đưa tay ra sau lưng rút ngọn chùy hình như trai dưa, lão đưa lên ngang ngực và trầm giọng :
- Lão hòa thượng muốn gì hãy nói mau.
Giác Minh đại sư thản nhiên :
- Bần tăng muốn nói chuyện với Phân đàn chủ mà lão thí chủ lại dám ngăn cản à?
Tiếng trong kiêu vụt nổi lên :
- Trước giờ chúng ta làm chuyện siêu độ cho những nhà sư cũng nên cho hắn nói đôi lời.
Đưa trái “Kim Qua chùy” lên cao chút nữa, Quách hộ pháp cao giọng :
- Tất cả tiến lên!
Đúng ra thì lão định nói như thế, nhưng khi vừa hô tới tiếng “cả” thì trước mặt lão vụt có điều biến chuyển...
Đúng ra thì sự biến chuyển đó không có hình, không có tiếng nhưng bằng vào công lực của Quách hộ pháp ông ta nhận ra ngay.
Đôi vai hơi rùn xuống, tay phải đưa trái chùy lên ngang mặt, tay trái xòe ra chụp lẹ...
Nhưng khi chụp trúng rồi càng làm cho ông ta càng biến sắc...
Không phải là ám khí nó là một viên sỏi nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay út và với viên sỏi nhõ như thế mà nó lại làm cho ông ta phải thối lui, vì nếu không dùng thế “Hồi Tỵ Kích Phong” ấy chắc chắn bàn tay bị lủng.
Đã từng bắt ám khí kể cả những thứ ám khí, bén nhọn, Quách hộ pháp chưa bao giời lại bị dội tới mức đứng không vững như thế ấy.
Chưa kịp chú mục nhìn cho kỹ thì một bóng người từ trong cổng chùa lao vút ra như mũi tên xé gió đâm sầm vào người của Quách hộ pháp.
Là con người có một nhãn lực nhìn vào màn đêm như nhìn vật trong bàn tay giữa ban ngày, thế nhưng sức bắn tới của bóng ấy làm cho Quách hộ pháp chợt thấy tối sầm...
Ông ta chỉ kịp trụ bộ xuống tấn để giữ vững thế đứng thì...
Bựt!
Bóng người xét tới chạm đúng vào mình, Quách hộ pháp dội lui ra sau hai bước và chợt cảm thấy trên tay nhẹ bỗng!
Trái chùy không biết tự bao giờ đã bị đối phương đoạt mất!
Ngay lúc ấy vụt nghe những tiếng cười hắc hắc cách đó chừng hai trượng :
- Thứ nước trong cái chùy này để lâu nó sẽ... thúi ùm lên như một thứ nước tiểu chứa trong bồn phân, hãy cho nó vỡ ra cho... hợp vệ sinh...
Một tiếng chát chúa vang lên trái chùy bị đập vào phiến đá tan tành.
Từ trong ruột trái chùy, một chất nước vàng khè liền chảy ra cháy xém cả một vùng cỏ xanh mượt.
Bây giờ thì mọi người đều biết, trong ruột chày chùy của Quách hộ pháp có chứa một chất nước độc lạ lùng, chất nước ấy bất cứ dính vào đâu đều lập tức bốc hơi cháy xém, nhất là dính vào người thì chỉ mấy phút đồng hồ sau thân thể sẽ rã hẳn, nó không còn xương trắng như những chất thông thường, nó làm tan cả xương lẫn thịt.
Tự nhiên trong khi giao đấu mà thấy đến lúc cần thiết đến lúc cùng tài không thể thắng đối phương thì Quách hộ pháp sẽ bấm một cái nút nơi cán của trái chùy, thứ nước độc hại ấy sẽ bắn thẳng vào người của kẻ địch.
Thật là một thứ ám khí cực kỳ khủng khiếp.
Ám khí bị phá vỡ tự nhiên là một chuyện tức tối vô cùng nhưng đối với Quách hộ pháp bây giờ sự tức tối còn phủ đầy xấu hổ, một người có nhiều danh vọng với cương vị “Hộ pháp” của một tổ chức đang lên như thế mà lại dùng thứ ám khí thấp hèn, da mặt của Quách hộ pháp từ đỏ bỗng xuống màu tái mét.
Ông ta gầm lên một tiếng phóng mình lao thẳng về phía người vừa mới hủy hoại trái chùy.
Nhưng hình như không muốn tranh hùng với lão, bóng người vừa thấy Quách hộ pháp lao tới thì đã nhún chân.
Y như một mũi tên thoát khỏi dây cung, bóng người đó bắn thẳng vào trận đấu của Vô Trần sư thái và Hắc Kỳ lệnh chủ :
- Dang ra!!!
Chỉ nghe tiếng thét thật lớn là người ta thấy Vô Trần sư thái và Hắc Kỳ lệnh chủ dạt ra thật lẹ.
Vô Trần sư thái thối lui liểng xiểng, còn Hắc Kỳ lệnh chủ thì tái mặt vì thanh kiếm trên tay đã bị hắn đoạt mất từ bao giờ?
Quách hộ pháp vẫn hầm hừ bay tới.
Bóng người đó lại lao vút xuống hướng Đông nam, lao vút vào giữa trận đấu của Nghiêm Hữu Tam và Bạch Kỳ lệnh chủ.
Sự việc diễn biến chỉ trong nháy mắt, vừa thấy Quách hộ pháp bị hủy trái chùy thì Hắc Kỳ lệnh chủ đã bị đoạt mất thanh kiếm trên tay chính vì động tác quá nhanh nên Nghiêm Hữu Tam và Bạch Kỳ lệnh chủ chưa kịp phản ứng thì bóng người ấy đã lao vút tới.
Cũng chỉ nghe hắn la lên như hoảng hốt “Tránh ra” thì thanh kiếm trên tay Bạch Kỳ lệnh chủ cũng đã mất luôn.
Nghiêm Hữu Tam hình như không bị chạm nên ông ta tự động thối lui, còn Bạch Kỳ lệnh chủ cũng thối lui nhưng thân hình lảo đảo...
Bóng người ấy lao vút vào cổng chùa.
Quách hộ pháp theo sau bị thế trận La Hán cản ngang dội lại.
Bây giờ không chỉ bên hàng ngũ của Ngũ Phượng môn hoảng hốt mà luôn cả Giác Thắng và Giác Minh đại sư cũng giật mình.
La Hán trận đang bố trí chống địch thật vô cùng chặt chẽ, chín đám Hắc Bạch kỳ thuộc hạ tuy tấn công theo lối “Xa luân” một cách dữ dằn nhưng vẫn không làm sao chọc thủng, chính tên Quách hộ pháp đuổi theo bóng người khi nãy cũng phải dội lui thế thì bóng người ấy vào cổng chùa bằng một ngã nào?
Hắn từ trong đó bay ra đã là một chuyện lạ rồi, bây giờ hắn lại từ ngoài bay vào giữa thế trận đôi bên đang giữ gìn từng tấc đất thì quả là thân pháp gần như một bóng ma!
Truyện khác cùng thể loại
270 chương
59 chương
24 chương
70 chương
1089 chương
10 chương
11 chương
18 chương
89 chương