Thái a kiếm
Chương 21 : Ma tăng mượn dao giết người
Đường Thái không ngờ thiếu niên cả gan tấn công mình như điện chớp lợi hại vô cùng, Đường Thái kinh hãi thầm bèn quát lớn và vội múa song chưởng phản công lại. Thiếu niên nọ cũng biết võ công và kinh nghiệm của mình còn kém đối phương nhiều, nên y ra tay tấn công trước, không để cho Đường Thái có thời cơ phản công lại. Đường Thái không ngờ thiếu niên nọ lại lanh lẹ như vậy, nên y phải tránh né mấy lần mới thoát khỏi những thế điểm nguyệt ác hiểm của thiếu niên kia.
Y tức giận vô cùng và nghĩ thầm: ”Nếu hôm nay ta không giết tên nhải con này thì không đáng mặt là Bách Bộ Câu Hồn nữa” Đoạn y múa tả chưởng tấn công vào yếu huyệt trên vai của thiếu niên đồng thời giơ chân phải đá vào hạ bộ của đối thủ. Một đá và một chưởng, đó là nghề tuyệt kỹ của Đường Môn, chắc thiếu niên nọ không sao tránh né nỗi. Nào dè, thiếu niên không lùi bước né thì chớ, lại còn tiến lên xem thường chưởng và đá của Đường Thái, vừa giơ ngón tay điểm luôn vào trọng huyệt trước ngực của đối thủ. Thấy thế công của thiếu niên lợi hại như vậy, Đường Thái cũng hoảng sợ, vì y không ngờ thiếu niên đó lại dám mạo hiểm liều chết mà giết luôn đối phương. Trước sự táo bạo của thiếu niên nọ, y vội vàng thâu chưởng và chân lại nhảy lùi về phía sau một trượng để tránh né.
Đại hán râu xồm thấy vậy, tỏ vẽ hân hoan. Không Động tam đạo và đại hán đầu cột khăn đỏ đều ngạc nhiên và hãi sợ. Còn ông già áo đỏ đang đu ngược trên cây, ha hả cười và nói:
- Thằng bé khá thực! Thế đó xử dụng khéo lăm, nhưng ngươi phải đề phòng Đường lão tặc vì xấu hổ mà nỗi giận, đồng thời ngươi cũng nên đề phòng đồng vụn và sắt vụn trong túi y nhé! Bỗng nhiên, Đường Thái quát lớn một tiếng rồi múa chưởng ba thế cực kỳ mạnh, và huyền ảo vô cùng. Thiếu niên nọ biết có ông già áo đỏ ở đấy, thế nào ông ấy cũng không để mình lâm nguy nên vững lòng và càng bạo dạn thêm cứ tiếp tục múa chưởng tấn công tới và phản công lia lịa. Hai người càng đánh càng hăng, cát bụi tung bay mù mịt. Lát sau mọi người chỉ thấy hình bóng của hai người, lúc ẩn lúc hiện trong bụi mờ mà thôi.
Lúc ấy, đại hán đầu cột khăn đỏ đang kề tai thì thầm với ba đạo sĩ Không Động rồi cả bốn cùng chạy thẳng về phía đầm Vân Mộng, bỏ mặc Đường Thái ở lại đó.
Đại hán râu xồm thấy bọ Không Động tam đạo bỏ đi, hành động ấy trái hẳn đạo nghĩa võ lâm, nên tức giận vô cùng, định lên tiếng kêu gọi.
Nhưng ông già áo đỏ đang đu trên cây bỗng giơ tay ra hiệu, nên y lại thôi.
Đường Thái đang hăng say và chăm chú đối phó thiếu niên để giành phần thắng, nên không hay bọn Không Động tam đạo lặng lẽ đi mất. Đang lúc ấy, bỗng có tiếng cười ha hả vang lên và một người lẹ làng hiện ra kế nhảy ra xuống giữa đường ở chổ cách ông già áo đỏ không xa. Người đó đứng yên, mọi người mới hay đó là một gã quê mùa, mặt vàng khè, trông như đau nặng. Người đó sầm nét mặt lại, lạnh lùng nói:(Thiếu một đoạn…) Đường Thái nghe gã nọ mỉa mai như vậy, cả giận quát lớn đoạn dùng chưởng đẩy lui thiếu niên nọ sang bên, rồi nhảy tới trước mặt gã quê mùa, múa hữu chưởng nhằm trọng huyệt đối phương mà tấn công.
Gả quê mùa đó không thèm tránh né, chỉ giơ tay lên điểm vào khúc trì huyệt ở khuỷ tay của Đường Thái.
Thấy gã ra tay lanh lẹ tuyệt luân, Đường Thái phát rùng mình hãi sợ vội thâu tay lại rồi nhảy ra xa ba trượng. Ngờ đâu gã nọ như bóng với hình. Đường Thái vừa đứng vững thì gã đã theo sát bên, nhưng không hiểu vì sao gã sắp điểm trúng khúc trì nguyệt của Đường Thái lại độ nhiên thâu tay lại. Đường Thái cũng ngạc nhiên, ngẫn người trố mắt ra nhìn, gã quê mùa vừa nhìn y vừa nói:
- Đường Thái, mi thật người xuẩn như bò, Mi tưởng Vũ Văn Lôi mời mi tới đây thì thế nào cũng trọng vọng mi nhưng mi không thấy Hồng Kỳ bang rất khinh thường mi sao? Mi không tin, thử quay lại nhìn xem coi có phải bọn chúng đã bỏ rơi mi mà đi hết rồi không? Đường Thái quay lại nhìn xung quanh thì không thấy hình bóng Không Động tam đạo và đại hán đầu cột khăn đỏ đâu cả. Y không sao nhịn được liền la lớn:
- Tức đến chết đi thôi! Lúc ấy, ông già áo đỏ thấy thủ pháp của gã quê mùa nọ rất kì lạ, và thân pháp cũng lanh lẹ vô cùng, liền tung mình nhảy xuống đứng ngoài xa hơn trượng, trố mắt quan sát thì không thấy gã quê mùa kia có điểm gì đặc biệt hay dị thường cả, y càng kinh ngạc.
Gã nhà quê mắt vàng khè lạnh lùng nói tiếp với Đường Thái:
- Mi tức giận làm gì? Mi có biết tại sao Hồng Kỳ bang lại lạnh nhạt với mi không? Bấy giờ Hồng Kỳ bang đã mời được Dân Sơn nhị độc rồi và tiếp đãi rất hậu vì chúng tin là Nhị độc xử dụng chất độc giỏi hơn mi nhiều, nên chúng coi có mi ở đây cũng bằng thừa.
Đường Thái phẫn uất khôn tả, liền chận lời:
- Dân Sơn nhị độc làm sao giỏi hơn Đường môn chúng ta? Ngươi chớ có nói bậy và khinh miệt… Gã quê mùa vừa cười vừa ngắt lời Đường Thái:
- Nếu mi xử dụng chất độc vô hình mà đầu độc nỗi Xác Đa Hoa Đà và Vũ Vân Lôi té lăn ra đất thì ta mới tin mi. Chẳng hay mi có đủ can đảm làm như thế không? Ta đây cũng được Vũ Văn Lôi mời tới và được tiếp đãi tử tế lắm. Nếu ngươi dám đi đầu độc hai tên ma đầu ấy thì chúng ta cùng tới tổng đàn thử xem.
***
Người trong võ lâm, ai cũng háo thắng háo danh, chớ không riêng gì Đường Thái. Vì chất độc của Tứ Xuyên Đường gia đã từng làm chấn động võ lâm trong mấy trăm năm liền, nên con cháu họ Đường đều tự hào xử dụng chất độc đệ nhứt thiên hạ, và chúng dám chắc trên thế gian này không có người thứ hai sử dụng chất độc bằng chúng.
Đường Thái nghe gả quê mùa khích bác như vậy liền nổi lôi đình chỉ độ nhảy chồm lên, cười khinh bỉ và đáp:
- Đường mỗ có phải là đứa trẻ lên ba đâu mà bị ngươi nói khích rồi đi làm những việc để cho người trong võ lâm chê cười? Gã quê mùa lại cười rộ lên và tiếp:
- Thôi, mi đừng có tự vã má mình mà còn cho là không đau nữa! Nay Hồng Kỳ bang đã khinh thị mi đến thế, sao mi không về Tứ Xuyên ngay đi? Trên giang hồ đã có Dân Sơn nhị độc xuất đầu lộ diện thì Đường môn của mi không còn vang danh được nữa đâu.
Nói xong, gã quay lại phía ông già áo đỏ, nháy mắt mấy cái rồi tiếp:
- Đồ lão tiền bối có nhận là lời nói của kẻ hậu sinh này phải không? Ông già áo đỏ đó chính là Đồ Long cư sĩ TươngThái Hư, nghe gã quê mùa nói đúng tên mình nên ngẩn người ra giây lát, lòng hoài nghi vô cùng.
Còn Đường Thái càng nghe càng bực tức thêm, đến nỗi mắt hoa tai ù, không nghe gã nọ nói tới tên Đồ Long cư sĩ chỉ ngửng mặt lên trời, ha hả cả cười rồi vừa giận vừa nói:
- Nè bạn, bạn coi Tứ Xuyên Đường môn nầy không đáng một đồng tiền kẽm ư? Thế nào Đường mỗ cũng đi cùng bạn một phen để cho bạn thấy sáng mắt… Gã quê mùa mặt vàng khè cười lại một tiếng rồi tiếp:
- Xưng hùng xưng bá bằng miệng có nghĩa lí gì, bạn họ Đường nên suy nghĩ kỹ thì hơn, vì việc nầy liên quan đến sự vinh nhục của nhà họ Đường đây. Mong bạn đừng tức khí nhất thời và tự cho mình là hảo thủ số một số hai trong võ lâm mà kết quả vẽ hổ không thành, lại giống khuyển, càng thêm nhục lắm đấy.
Đường Thái mặt đỏ bừng, hai mắt tia ra những ánh sáng hung tợn, những bọn tà đạo, tiểu yêu thấy y là phải khiếp vía và tôn y là Đường lão chứ không hề dám gọi chánh danh. Do đó y mới sinh ra kiêu ngạo, tự tôn tự đại, y không thể nào chịu nỗi những lời chế diễu khích bác của gã quê mùa nên càng nghe càng tức giận la lên:
- Được… được… được! Lúc ấy Đường Thái đã bị tức khí làm mê hoảng tâm thần, trí tuệ bị sự phẫn nộ làm mờ ám, giận quá mất khôn.
Hét xong mấy chữ “được” Đường Thái cười khĩnh một tiếng rồi tiếp:
- Này bạn, chúng ta hãy cùng đi tổng đàn của Hồng Kỳ bang bây giờ. Gã quê mùa liếc nhìn y tỏ vẽ khinh thị đáp:
- Nè bạn họ Đường, không phải mỗ khinh thị bạn đâu. Nhưng sự thật khinh công của bạn còn kém mỗ rất xa, thì người đi nhanh, kẻ đi chậm, ngán lắm! Chi bằng bạn hãy đi trước, rồi thế nào mỗ cũng tới trước bạn một tiếng đồng hồ cho coi.
Đường Thái cả giận, quát hỏi:
- Bạn kia, đừng tưởng có võ công kỳ diệu mà mai mỉa Đường mỗ như vậy. Bạn đã quên khinh công Bách Bộ Lăng Phong và Câu Hồn Thiểm Điện của Đường mỗ sao? đap: Gã quê mùa vẫn tươi cười, ngắm nhìn Đường Thái giây lát rồi khẳng khái
- Nếu bạn họ Đường tự phụ như vậy thì mỗ đi cùng với bạn vậy. Nhưng nếu bạn đi chậm, không đuổi theo kịp mỗ thì bạn đừng trách mỗ bỏ bạn lại dọc đường nhé.
Nói xong, chàng giơ tay ra mời Đường Thái đi trước, Đường Thái cười khỉnh một tiếng, liền giở khinh công Bách Bộ Lăng Phong nhún một cái là đã lẹ như mũi tên bắn đi xa hàng năm sáu trượng và cắm đầu chạy một mạch.
Trong khi Đường Thái đang phi thân bỗng nghe có một luồng gió đang lướt qua cạnh người, bèn định thần nhìn kỹ mới hay gã quê mùa nọ tựa như một làn khói nhanh như điện chớp, vượt tiến về phía trước. Y kinh hãi vô cùng.
Chỉ vài phút sau Đường Thái đã thấy gã quê mùa đi nhanh hơn mình ngót hai dặm rồi mất dạng vào hẻm núi. Lúc này, Đường Thái mới biết khinh công của mình kém người đó rất xa nên chán nản và thở dài một tiếng… Còn Đồ Long cư sĩ thấy thân pháp của gã quê mùa mặt vàng khè nhanh nhẹn như điện, cũng phải lắc đầu khen:
- Người đó không những trí tuệ tuyệt luân mà võ công cũng kỳ ảo hơn người. Phen này Đường Thái lên tới tổng đàn của Hồng Kỳ bang thế nào cũng làm đảo lộn một phen.
Đại hán râu xồm gật đầu và tiếp lời:
- Lão tiền bối nói rất phải. Chính vết thương trên vai của kẻ hậu sinh này bị Ngũ Độc chảo chém phải may nhờ thần dược của gã quê mùa chữa trị mà hậu sinh này còn có mặt ở đây để hầu chuyện với tiền bối.
Đồ Long cư sĩ mỉm cười, quay lại nhìn thiếu niên và tiếp:
- Thanh Nhi, sư phụ đoán không sai là kẻ thù giết cha của con chính là Vũ Văn Lôi bang chủ của Hồng Kỳ bang.
Thiếu niên hai mắt đỏ ngầu la lớn:
- Thế nào đệ tử cũng phải kiếm cho được tên Vũ Văn cẩu tặc để trả mối thù này.
Đồ Long cư sĩ sầm nét mặt lại, át giọng thiếu niên quát mắng:
- Nghiệt đồ! Con mới học được có mấy ngày võ đã dám mục hạ vô nhân tự cho mình là tài ba hơn người rồi. Con nên biết hiện giờ trong Hồng Kỳ bang có biết bao yêu tà cao thủ, tên nào tên nấy đều võ nghệ trác tuyệt. Ngay đến sư phụ còn phải tuỳ cơ ứng biến, huống hồ là con, tài ba đã bằng ai đâu mà dám tự phụ như vậy chớ? Thiếu niên biết mình xúc động nhất thời nên lỡ lời như vậy, bèn cúi đầu ứa lệ, không nói năng gì cả.
Đồ Long cư sĩ thấy vậy, thở dài một tiếng và nói:
- Ta không trách con vì nóng trả thù, nhưng con nên nhớ làm việc gì cũng phải cân nhắc cẩn thận thì hơn. Con biết chưa? Thiếu niên nọ gật đầu. Đồ Long cư sĩ quát lớn một tiếng:
- Thôi đi.
Thế rồi cả ba người phi nhanh về phía đầm Vân Mộng.
***
Đây nhắc lại bốn người bỏ rơi Đường Thái đi về đầm Vân Mộng, nơi cỏ lau cao chọc trời và bao la hàng nghìn dặm, với những ngồi thao thao và những đàn chim bay lượn trên không không ngớt như là cảnh đào nguyên trên trần.
Bốn người vừa tới nơi ngừng chân lại, thì đại hán đầu đội khăn đỏ nghiêm nghị nói:
- Từ đây bước thêm một bước là tới cấm khu. Nguỵ mỗ không dám trái lệnh của bang chủ. Mỗ chỉ có thể đưa ba vị tới đây thôi.
Nói xong, y giơ tay chỉ về phía trước và tiếp:
- Chỗ ngoài năm dặm kia, có đám mây xanh lơ lửng bên trên, phía dưới có những cây liễu bao trùm, đó là đạo quan đấy. Nguỵ mỗ xin đợi chờ chư vị ở đây…
- Ba đạo sĩ đồng thanh nói: Cảm ơn Nguỵ hương chủ đã cất công đưa anh em chúng tôi tới đây. Nói xong, cả ba người, tung mình nhảy lên tiến về phía đạo quan.
Lúc ấy, phía sau đại hán đầu cột khăn đỏ, bỗng có một người xuất hiện và nhanh tay điểm vào yếu nguyệt mạch môn của y. Đại hán họ Nguỵ chưa kịp lên tiếng đã ngã gục xuống đám cỏ lau và tắt thở liền.
Người đó vừa điểm nguyệt giết họ Nguỵ liền tung mình nhảy lên đuổi theo ba đạo sĩ không khác một bóng ma, chỉ thoáng cái đã mất dạng.
Ba đạo sĩ vừa đi tới ngoài rừng liễu, đã thấy Tam Thanh đạo quan, cửa ngỏ đóng kín, liền ngừng chân lại, đưa mắt nhìn nhau, không ai dám tiến lên cả.
Trong lúc ba người đang trù trừ thì Hàm Quang đạo nhân lên tiếng trước:
- Này Hàm Thanh, Hàm Vân hai vị sư đệ. Nguỵ hương chủ nói không sai, Quả nhiên trong đầm lau không có một bóng người, ta không ngờ hai tên già phản môn phái lại ẩn núp nơi đây, bây giờ chúng ta nên hành sự ra sao? Hàm Vân đạo nhân nghĩ giây lát rồi tiếp:
- Nếu Quả thật hai lão bất tử ẩn núp trong đó thì ba chúng ta cũng không sao địch nỗi chúng. Chi bằng chúng ta hãy trở về Không Động, thưa cùng trưởng môn hay để ông ta định đoạt thì hơn.
Hàm Quang lắc đầu đáo:
- Không được! Nước xa không cứu được lửa gần, nếu chúng ta đi rồi lở chúng hay tin mà đào tẩu mất thì lúc ấy biết đi đâu mà tìm? Thiết nghĩ năm xưa, trước khi sư tổ toạ hoá, chính sư tổ cũng muốn cho hai lão bất tử này đảm nhiệm chức hộ pháp cho trưởng môn. Nào ngờ chúng nhân lúc sư tổ sắp sửa qui tiên, mà gây điều đại nghịch trái đạo. Cũng vì thế, chúng mới mất chức hộ pháp đó. Và tất cả đồng môn điều phẫn uất, định dùng qui luật của môn phái để trị tội chúng.
Dè đâu hai tên lão bất tử nỗi giận phản luôn môn phái lấy trộm cuốn bí phổ võ công tâm pháp rồi đào tẩu.
Bấy nhiêu năm nay, trưởng môn ân sư của chúng ta cứ ấm ức trong lòng, chỉ muốn đoạt lại kỳ được cuốn bí phổ tâm pháp đó, nhưng thám thính mãi cũng không sao biết được chúng ẩn nấp nơi nào. Đồng thời, ân sư còn ra chỉ thị cho tất cả đồng môn hay: “Nếu ai lấy được bí phổ đó thì sẽ được làm trưởng môn trong lần sau.” Hôm nay thật là trời xanh dung rủi, chúng ta phát giác tung tích của bọn chúng, vậy chúng ta không nên bõ lỡ dịp mai hiếm có này.
Hàm Thanh đạo nhân liếc nhìn Hàm Quang và nói:
- Có phải sư huynh định làm trưởng môn ở kì sau không? Nếu Quả thật như vậy thì anh em tiểu đệ thể nào cũng xin giúp sư huynh hoàn thành tâm nguyện. Nhưng sự thật thì sức lực của chúng ta còn kém bọn chúng xa, mong sư huynh nghĩ kỹ lại.
Hàm Quang đạo nhân đáp:
- Không sao, Đường Thái đã tặng cho huynh hai nén Ngũ Độc Đoạn Hồn hương, chúng ta hãy lén leo qua tường phía sau, lẽn vào bên trong, thừa cơ thắp nén hương đó lên. Tới khi hai lão bất tử phát giác thì đã muộn.
Nói xong, y móc túi lấy ba viên thuốc đem ra và nói tiếp:
- Đây là thuốc giải độc của Đường Thái. Trước khi thắp nén hương đó lên, chúng ta nhét viên thuốc này vào mũi thì không sợ ngộ độc. Này hai vị sư đệ, lúc chúng ta lẽn vào trong am, chớ nên gây thành tiếng động. Hai lão quỷ ấy, tai mắt rất thính, nếu chúng ta không cẩn thận, bị chúng phát giác và bị bắt giữ thì thể nào cũng khốn khổ với chúng.
Hàm Thanh, Hàm Vân nghe Hàm Quang nói vậy đều phát rùng mình. Rồi cùng Hàm Quang đạo nhân nhảy tới phía sau đạo quan.
Hãy nói lúc ba đạo sĩ của phái Không Động đang đứng ở ngoài đạo quan thương lượng, bỗng một thân hình nhanh nhẹn vô cùng, nhảy vào phía sân sau Tam Thanh đạo quan. Người đó là chàng quê mùa mặt vàng khè. Chàng ta ngẫm nghĩ giây phút, rồi lướt về phía đàng trước.
Chàng vừa bước vào một căn nhà chính ở phía trước đã ngẩn người, tỏ vẽ kinh hãi liền. Thì ra chàng phát hiện hai lão đạo sĩ râu tóc bạc phơ nằm cạnh chiếc bồ đoàn, mặt nhợt ngạt không có sắc máu, hai mắt trợn tròn xoe; đôi ngươi không còn thần sắc. Chàng tiến lên nắm cổ tay hai đạo sĩ đó thăm mạch, thấy tâm mạch chưa tuyệt, có thể cứu chữa được.
Chàng nhìn mặt hai lão đạo sĩ đã biết ngay chúng đã bị kẻ địch ngấm ngầm giở cách không đả huyệt thủ pháp ra đánh lén. Tới khi chúng phát giác thì đã muộn, vội bảo vệ lấy tâm mạch để cho chân khí khỏi bị tản mác, để chờ người đến cứu chữa.
Chàng đoán chắc kẻ hãm hai lão đạo sĩ này thể nào cũng là một yêu tà có võng công tuyệt luân. Bằng không hai lão đạo sĩ này có phải là kẻ tầm thường đâu, khi nào lại bị kẻ địch hãm hại như thế được.
Sau chàng lại thắc mắc thêm một điều và nghĩ:
- ”Tên đó đã đánh lén được hai lão đạo sĩ này, tại sao y không vào trong nhà giết hai lão đạo sĩ kia cho rãnh?” Chàng vốn dĩ là người rất thông minh, chỉ hơi suy tính một chút, đã biết ngay. Chàng đoán hai lão đạo sĩ này thể nào cũng bị sư phụ của Vũ Văn Lôi là Xác Đa Hoa Đà đánh lén, rồi lại sợ đồng đạo và quần hùng trách y là kẻ hẹp lượng, tự huỷ bỏ lời hứa nên một mặt y mời người của phái Không Động tới, bề ngoài y nói với ba đạo sĩ định mời chúng tới đây để đối phó với Cái Bang, nhưng sự thật bên trong y đã ngấm ngầm phái Nguỵ hương chủ nói cho ba lão đạo sĩ kia hay có hai đạo sĩ ở trong Tam Thanh đạo quan, để ba lão đạo sĩ kia sa vào mưu kế của y mà không hay. Kế đó là mượn dao giết người, đủ thấy tâm địa của Vũ Văn Lôi ác độc như thế nào.
Chàng quê mùa đã đoán ra bí mật đó liền nghĩ:
- ”Muốn chữa cho hai lão đạo sĩ này không khó, nhưng phải tốn rất nhiều thì giờ. Lúc bây giờ ba tên đạo sĩ của phái Không Động thể nào cũng lẽn được vào trong sân rồi, chi bằng ta hãy dụng kế đuổi chúng đi khỏi đây đã, rồi hãy tính sau”.
Trong lúc đang nghĩ ngợi, bỗng nghe phía sau có tiếng chân người vọng tới, liền giở khing công ra như làn khói nhẹ lướt qua cửa ngách phi thẳng vào trong.
Hàm Quang đạo nhân với hai sư đệ vừa vào tới sân sau đạo quan đang nghĩ cách đối phó bỗng thấy một người ở bên ngoài lướt tới, đều kinh ngạc vô cùng.
Người đó rất nhanh, thoáng cái đã tới trước mặt ba người. Ba đạo sĩ định thần nhìn kĩ, thì ra người đó là gã quê mùa mặt vàng khè hồi nãy, chúng càng ngẩn ngơ. Gã quê mùa nọ lớn tiếng cả cười và nói:
- Thật là quả đất tròn có khác! Ba vị đạo trưởng giá lâm tệ xá không biết co điều gì định dạy bảo chăng? Gả vừa nói, vẻ mặt vừa tỏ ra khinh thường. Ham Quang đạo trưởng sầm nét mặt lại nói:
- Người quân tử không bao giờ nói khoát lác. Tam Thanh đạo quan này có thế nào là chỗ ở của cư sĩ ư? Gã quê mùa nhướng đôi lông mày, cười nhạt và đáp:
- Bậy nào! Chẳng lẽ Tam Thanh đạo quan chỉ có các ngươi, những thầy chùa lỗ mũi trâu mới có thể ở được sao? Tục ngũ có câu: tăng đạo năng thực thập phương, tức là nhà sư với đạo sĩ có thể ăn của thập phương, nhưng tại hạ đây là cái môn thì lại ăn được của thập phương cơ. Tại hạ ở đây năm năm rồi, sáng đi tối về, không bị ai quấy nhiễu cả. Hôm nay, ba vị đạo trưởng giá lâm tới đây, thật là hãn hữu. Tại hạ thấy quí vị là khách đường xa tới, nên xin tiếp kiến một cách lễ phép, sao đạo trưởng lại thốt ra những lời vô lễ như thế? Ba đạo sĩ của phái Không Động thấy đôi mắt của gã quê mùa rất sắc bén và nghe gã nói xong, chúng đều ngẩn người nhìn nhau. Gã quê mùa lại nói tiếp: Nếu ba vị đạo trưởng không có việc gì chỉ giáo thì xin quay ngay trỏ về núi Không Động mà tu hành, ba vị đừng để xảy ra chuyện bất thường mà không sao tránh khỏi mất cả tên tuổi lẫn mạng sống nữa.
Hàm Thanh đạo nhân trợn trừng đôi mắt đáo:
- Lời nói của thí chủ ngông cuồng quá rồi, xét theo đó thì hình như sự sống còn của anh em bần đạo đều nằm trong tay thí chủ vậy.
Gã quê mùa cả cười, tiếp thêm:
- Xung quanh đây, khoảng chừng năm dặm, vẫn có tiếng là quỷ môn quan, người thường vào được mà không sao ra được. Nếu ba vị không tin lời nói của tại hạ thì thôi. Để rồi ba vị thử xem coi có chạy khỏi nơi đây năm dặm được không? Hàm Quang đạo nhân cả giận đáp:
- Thí chủ muốn giữ anh em bần đạo ở lại đây phải không? Nhưng chưa chắc dễ dàng như lời nói của thí chủ đâu.
Hàm Quang đạo nhân bỗng cười mỉa mai một tiếng rồi nói mỉa mai với hai sư đệ:
- Này hai sư đệ, hiện giờ chưa tới lúc ra tay đương đầu thì chúng ta hãy ra phía đằng trước thị sát một phen đã, rồi hãy xuống đây lãnh cái chết cho vừa ý thí chủ.
Gã quê mùa bỗng phi năm ngón tay ra nhanh như điện chớp, nắm chặt lấy cổ tay của Hàm Thanh và nói lớn:
- Nếu các ngươi dám tự tiện bước lên một bước, ta sẽ không tha cho đâu. Hàm Quang và Hàm Vân vừa bước về phía trước một bước, nghe gã nọ nói như vậy, ngẫn người, quay lại nhìn và kinh hãi vô cùng, vì Hàm Thanh đạo nhân không đề phòng đã bị gã nắm chặt lấy mạch môn. Y bỗng thấy chân khí bị đảo lộn, chân tay mềm nhũn, trong người như có kiến bò, cổ họng khô khan, mồ hôi lạnh toát ra như tắm, sắc mặt nhợt nhạt.
Hàm Quang đạo nhân liền rút cây phất trần ở sau lưng ra, nhảy tới tấn công gã quê mùa liền. Đồng thời Hàm Vân cũng tung mình nhảy lên cao, múa kiếm nhắm đầu gã quê mùa đâm xuống. Thế công của hai đạo sĩ đó nhanh như chớp, mạnh như sấm sét và phối hợp một cách chặt chẽ, tưởng rằng gã quê mùa nọ không sao tránh khỏi.
Ngờ đâu khi Hàm Quang quất chiếc phất trần xuống đã thấy gã quê mùa đẩy Hàm Thanh ra chống đỡ thế công của mình. Hàm Quang hãi sợ vô cùng thâu vội phất trần lại để khỏi đánh trúng sư đệ. Tiếp theo đó, Hàm Quang và Hàm Vân thấy gã quê mùa hất tung Hàm Thanh ra ngoài xa ba trượng, rơi xuống mặt đất nằm mềm nhủn như con rắn chết.
Hàm Vân đang ở trên cao bỗng gào thét một tiếng nghe rất thê thảm.
Còn Hàm Quang thì chạy lại xem, thấy Hàm Thanh sắc mặt nhợt nhạt như bị điểm phải huyệt mê. Gã quê mùa đứng ngoài xa hơn trượng hai mắt lóng lánh như ngọn đèn điện, nhìn thẳng vào Hàm Quang. Dù Hàm Quang là một tay võ lâm cao thủ, lúc này cũng phải kinh hãy nên ý mới tính nước dĩ đào vi thượng sách, bèn tung mình nhảy lên trên mái nhà. Nhưng y vừa lên tới trên nóc, đã thấy gã quê mùa đứng đón ở phía trước mặt vừa cười vừa nói:
- Ngươi nỡ bỏ mặc hai sư đệ sống chết mà nhẫn tâm bỏ chạy như thế sao? Hàm Quang đạo nhân xấu hổ đến mặt đỏ bừng, quát lớn một tiếng, múa chiếc phất trần ném thẳng vào mặt đối thủ, đồng thời lại dùng song chưởng tấn công luôn.
Nhưng gã quê mùa chỉ giơ một chưởng lên khẻ gạt một cái, phất trần của Ham Quang bị chưởng lực đó kéo nhào về phía trước, yếu huyệt bị điểm trúng liền ngã lăn ra bất tĩnh. Gã quê mùa nhảy xuống mặt đất, đi thẳng vào trong đạo quan.
Lúc ấy trên trời những ngôi sao đã lấp lánh, gió đêm thổi ào ào, gã quê mùa bước vào trong phòng thanh tu của hai lão đạo sĩ, quẹt lửa, thắp lên ngọn đèn dầu. Ánh sáng loé lên nhưng hai lã đạo sĩ vẫn nằm co quắp trên bồ đoàn, trông rất tội nghiệp. Gã thở dài một tiếng, rồi ngồi xuống, dùng Bồ Đề Thiền chưởng cứu hai lão đạo sĩ đó.
Độ chừng nửa tiếng đồng hồ sau, hai lão đạo sĩ đã mở mắt ra nhìn.
Cảm thấy sau lưng có một bàn tay đè chặt và một luồng hơi nóng dồn sang thân mình của họ, hơi nóng chạy đến đâu là họ cảm thấy thân mình nhẹ nhàng tới đó. Họ biết ngay là đã có người đang ra tay cứu chữa.
Một đạo sĩ lên tiếng: Cám ơn ngài đã ra tay cứu mạng cho anh em bần đạo, Phi Hà và Phi Lôi này đội ơn ngài vô cùng.
Gã quê mùa thâu chưởng lại. Hai đạo sĩ đứng dậy và chắp tay chào. Gã quê mùa thối thoát:
- Ra tay cứu giúp người lâm nạn là phận sự của chúng tôi, Tạ Vân Nhạc này không dám nhận trọng lễ của nhị vị.
Gã vừa nói vừa né mình sang bên, không chịu nhận lễ. Phi Hà và Phi Lôi nghe nói ngẩn người ra nhìn nhau. Phi Hà tỏ vẻ hoài nghi và hỏi:
- Anh em bần đạo ẩn núp nơi đây đã mười năm trời, người bên ngoài không ai biết. Anh em bần đạo cũng không giao thiệp hoặc tới lui với ai, chỉ có Lưỡng Nghi kiếm khách Từ Đông Bình thuộc phái hành sơn là bạn thâm niên của anh em bần đạo, mỗi năm tới đây một lần. Đồ dùng và thức ăn của bổn quan chính là do y sai người theo đúng ngày giờ đưa tới. Lần trước Đông Bình tới đây có khen ngơi Tạ thí chủ là người võ nghệ siêu tuyệt, anh em bần đạo rấy ngưỡng mộ, chỉ muốn được tiếp kiến một phen. Nhưng hình dung của thí chủ không giống như y đã tả! Vân Nhạc mỉm cười, và đáp: Nhị vị kỳ túc của phái Không Động quá khen, tại hạ không xứng đáng như lời của quí vị đã nói đâu.
Nói xong chàng lột mặt nạ da người ra. Hai lão đạo sĩ điều ngạc nhiên trước một thiếu niên anh tuấn, khí khái và phongnhã. Phi Hà liền nói với Phi Lôi:
- Lời nói của Từ Đông Bình không sai chút nào, Tạ thí chủ quả thật là tiên phẩm ở trần gian.
Nói xong, y bỗng quay lại hỏi Vân Nhạc:
- Tại sao thí chủ biết anh em bần đạo xuất thân ở phái Không Động? Vân Nhạc mỉm cười, hỏi lại:
- Tại sao hai vị lão Đạo Trưởng bị người ta đánh lén như thế? Có thể cho tại hạ rõ nguyên nhân không? Phi Hà thở dài một tiếng, mặt đỏ bừng, tỏ vẽ hổ thẹn đáp:
- Điều này do anh em bần đạo đã nuôi ong tay áo. Năm xưa, lúc Vũ Văn Lôi kiến lập bang phái, y có tới đây bái vọng. Sư đệ của bần đạo định tâm giết y ngay nhưng bần đạo khuyên ngăn và ký kết một điều ước là không xâm pham.
Phi Lôi cau mày rồi đỡ lời:
- Năm xưa, sở dĩ anh em bần đạo bị đuổi ra khỏi phái Không Động, cũng chỉ tại sư huynh của bần đạo quá nhân từ. Vũ Văn Lôi là một tên tiểu nhân, y không dám gây hấn với anh em bần đạo là vì võ nghệ của y với các tên thủ hạ của y đều quá kém cho nên y mới chịu để yên cho anh em bần đạo trong bấy nhiêu năm. Bây giờ y mời được sư phụ của y là Xác Đa Hoa Đà đến để diệt trừ anh em bần đạo. Anh em bần đạo cũng biết Xác Đa Hoa Đà là tay cao thủ số một ở Tây Vực, võ công kỳ diệu.
Vì thế anh em bần đạo đành phải luyện tập Huyền Thanh chân khí, môn võ này anh em bần đạo đã nghiên cứu mấy chục năm mà chưa biết rõ hết được, nhưng cũng đành đem ra luyện tập, bằng không làm sao đối phó lại kẻ địch. Vả lại, anh em bần đạo không dám mượn người ngoài đến giúp, không ngờ Vũ Văn Lôi mời được sư phụ của y nhanh chống như vậy.
Khi hay tin, anh em bần đạo sôt ruột lắm, vì anh em bần đạo mới luyện được có bảy thành hoả hầu của môn Huyền Thanh chân khí mà thôi, cũng vì nóng lòng luyện tập cho sớm thành công thêm một vài thành nữa, anh em bần đạo không quản gì ngày đêm, cứ liên tục tu luyện, vì vậy mà sơ xuất sự đề phòng. Hồi hôm, trong khi anh em bần đạo đang tu luyện, bỗng có một hơi lạnh xuyên thấu vào người. Anh em bần đạo định bế huyệt để chống lại nhưng đã muộn. Hơi lạnh ấy nhanh như luồng điện, chạy khắp thân người.
Cũng may anh em bần đạo miễn cưỡng giữ được tâm mạch, để đợi người đến cứu. Nếu qua hai tiếng đồng hồ nữa, không được thí chủ cứu cho thì gân cốt của anh em bần đạo cứng lại và huyết trong người cũng đông đặc. Lúc đó dù có thần tiên hạ phạm cũng không sao cứu được nữa.
Vân Nhạc mỉm cười hỏi:
- Chắc kẻ đánh lé hai vị là Xác Đa Hoa Đà phải không? Phi Lôi bẽn lẽn gật đầu. Vân Nhạc đưa mắt nhìn Phi Hà và tiếp:
- Hai vị đạo trưởng có hiểu tại sao tại hạ biết hai vị xuất thân ở phái Không Động không? Mời hai vị vào phía sau đạo quan sẽ rõ nguyên nhân ngay.
Anh em Phi Lôi, Phi Hà nghe chàng nói vậy càng ngạc nhiên thêm bèn theo hướng Vân Nhạc chỉ mà đi liền. Vân Nhạc không đi theo họ.
Lát sau, hai đạo sĩ quay trở lên, không còn thấy Vân Nhạc đâu nữa, chỉ thấy trên hương án có một tờ giấy nói rõ là chàng có việc phải tới ngay chủ đàn của Hồng Kỳ bang để cứu một người bạn, mong anh em Phi Lôi, Phi Hà giữ kín hộ hành tung và lai lich của chàng… Chủ Đàn của Hồng Kỳ bang xây trên một địa thế rất hiểm bí, đằng sau là núi, phía trước là sông. Người đứng xa trông thấy nhà cửa của tổnng đàn như một con rồng ngũ sắc, nhiều đến nỗi không sao đếm được.
Lúc ấy, mặt trăng đã treo trên cao, dưới sườn núi bên phía Đông có hai ông già mặt áo dài đang ngồi đối diện trong một căn nhà lá nhỏ. Cả hai đều có vẻ âu sầu và cùng nhau thì thầm to nhỏ.
Ngọn nến ở trên bàn sắp tàn. Hai ông già đó chính là Dân Sơn Nhị Độc vì tiếng nói của họ nho nhỏ như muỗi kêu, nên không ai nghe rõ.
Đột nhiên, hai cánh cửa sổ không có gió mà tự động mở ra, Dân Sơn Nhị Độc giựt mình kinh hãi, đều quay cả lại nhìn về phía cửa sổ rồi múa chưởng đánh tới. Chưởng lực của hai người lợi hại vô cùng, như hai làn sóng lớn, phủ tới cửa sổ. Ngoài cửa sổ bỗng có tiếng cười khẽ và có tiếng nói vọng vào:
- Công lực của hai bạn cũ Dân Sơn đã tiến bộ hơn trước nhiều. Chẳng hay tại hạ có được vào trong nhà tiếp chuyện với hai vị không? Nhị Độc nghe nói ngẫn người, nhìn nhau giây lát. Đại Độc Đằng Thanh liền lên tiếng hỏi:
- Ngài là ai? Đến đây thăm anh em chúng tôi mà sao không gõ cửa? Y vừa nói đứt, một cái bóng lướt lẹ vào. Dưới ánh sáng nến, Nhị Độc thấy mặt mũi người nọ lạnh lùng âm thầm, sắc da nhợt nhạt như người chết đuối. Nghị Độc ngắm nhìn hồi lâu, thấy người đó rất lạ mặt, nhưng sao y lại nói là bạn cũ, nên cả hai rất lấy làm thắc mắc. Người nọ thấy thái độ của Nhị Độc như vậy liền vừa cười vừa nói:
- Hai vị Đằng lão sư, tuổi già như thế này mà chí không kiên định chút nào, tới đây nối giáo cho giặc, không sợ thiên hạ võ lâm chê cười sao? Sau khi cách biệt ở Vong Sơn tới giờ thời gian cũng không lấy làm lâu lắm, tại sao hai vị lại chóng quên đến thế? Đằng Thanh và Đằng Sung ngạc nhiên hỏi:
- Các hạ có phải là Tạ thiếu hiệp đấy không? Anh em chúng tôi vẫn nhận ra giọng nói của thiếu hiệp, riêng có mặt của thiếu hiệp thì khác xưa, nên chúng tôi mới thắc mắc như vậy. Vân Nhạc mỉm cười đáp:
- Tại hạ thay hình đổi dạng tới đây, tất nhiên hai vị không sao nhận ra được, Hồng Kỳ bang sắp bị tan rã đến nơi, hai vị còn ở lại đây làm gì để chịu hoạ lây? Nhị Độc nghe nói đều tỏi vẽ rầu rĩ, Đằng Thanh thở dài một tiếng nói:
- Tạ thiếu hiệp tưởng anh em lão cam tâm tình nguyện ở đây hay sao. Chỉ vì anh em mỗ bị Vũ Văn Lôi kiềm chế, bắt buột phải ở lại đó thôi.
Tiếp theo đó, hai người liền kể cho Vân Nhạc hay sự tao ngộ đã qua.
Thì ra khi Dân Sơn Nhị Độc ở Vong Sơn rút lui về Dân Sơn, đã quyết từ nay trở đi không dính đến sự ân oán của võ lâm nữa và định ẩn dật trên Dân Sơn cho đến ngày tàn.
Anh em Nhị Độc mồ côi từ thuở bé, bị người đời ruồng bỏ và khinh thường, mới có cái tính khác lạ hơn người. Cũng vì thế, chúng mới được người ta ban cho cái ác danh là Nhị Độc. Sau chúng đã tỉnh ngộ, biết phân biệt thiện ác, liền lập tâm hướng thiện. Nhưng trước kia chúng gây thù gây oán quá nhiều, bây giờ chúng muốn được yên thân mà không sao toại nguyện. Ngày nào, cũng có kẻ thù kẻ địch tới quấy nhiễu luôn. Hôm hai mươi tháng chạp vừa qua, mưa tuyết phủ đầy núi, hơi lạnh buốt xương. Nhị Độc đang ngồi trong phòng uống rượu xem tuyết, bỗng có ba bóng người lẹ như gió lướt vào trong phòng. Nhị Độc không hay biết gì cả, tới khi chúng nghe có một tiếng cười nhạt ở phía sau lưng, mới kinh hãu quay lại nhìn, thì tên người nọ đã múa chưởng tấn công. Nhị Độc bị đánh mạnh vào phía sau lưng, khí huyết đảo lộn, cũng may công lực của anh em chúng rất tinh thâm, bèn mượm sức của kẻ địch lăn ra phía góc nhà. Đằng Thanh đang định giở ám khí độc môn của mình ra tấn công kẻ địch, nhưng Đằng Sung đã nhận ra ông già nọ là ai, vôi lớn tiếng khuyên:
- Lão đại, hãy khoan ra tay, bằng không suốt đời ân hận, ăn ngủ không yên đây.
Lúc này Đằng Thanh đã nhận ra bọn người đó là con của Lộng Tây đại hiệp Đái Mạnh Kiệt, và năm xưa mình đã nghe lời người dốc xúi nên đã lỡ tay giết lầm, tới nay vẫn còn áy náy trong lòng, kích động lạ thường, rồi vừa cười vừa nói:
- Lão nhị, chúng ta khỏi phải đánh nhau nữa. Năm xưa chỉ vì một sự hiểu lầm mà ta đã trót lỡ giết đại hiệp, tới nay ta vẫn áy náy trong lòng, chi bằng chúng ta cứ để yên cho họ giết ngõ hầu thoả mãn chí phục thù của họ thì hơn.
Một trong hai người đó quát hỏi:
- Nếu hai người đã chịu chết thì nộp mạng ngay đi.
Lời nói vừa dứt, Nhị Độc đã thấy sáu bàn tay đồng thời đẩy mạnh tới. Không chống đỡ, Nhị Độc bị sáu chưởng đánh trúng, mồm hộc máu, thân mình lão đảo suýt ngã. Ba người họ Đái đang định đánh tiếp một chưởng nữa để giết Nhị Độc, bỗng có một tiếng quát lớn như tiếng sấm động và một người to lớn phi tới và giương chưởng đẩy lui ba người họ Đái ra ngoài xa một trượng, rồi thừa cơ túm lấy Nhị Độc, nhảy luôn ra khỏi thạch ốc, nhanh như điện chớp.
Lúc ấy, Dân Sơn Nhị Độc đang mê mang, như vẫn còn hiểu biết đôi chút, nên chúng nghe bên tai có tiếng kêu vù vù, thân mình tựa như đang bay trên mây và rất nhanh. Chúng biết có người đã ra tay cứu giúp, trong lòng kích động vô cùng, nhưng chỉ lát sau, chúng đã bất tỉnh.
Tới khi tỉnh lại cả hai người mới biết mình đang nằm trong một cái động. Từ ngoài động, ánh tuyết phản chiếu vào, nên trong rất sáng. Chúng thấy một người đang ngồi trên một tảng đá ở trước cửa hang, mặt to, tai lớn, mũi sư tủ, mồm như mồm hổ, hai mắt lóng lánh như có thần, đang ngắm nhìn chúng. Khi người đó thấy chúng tĩnh lại liền đứng dậy cả cười và nói:
- Hai vị đã thấy tạng phủ bớt đau chưa? Vừa rồi, tại hạ ở tôn phủ đã nge hai vị nhận lỗi một cách anh hùng và không ngại hy sinh tính mạng để chuột lại tội lỗi xưa. Người có bụng dạ như hai vị thật hiếm có, Vũ Văn Lôi đây rất lấy làm cảm phục… Dân Sơn Nhị Độc nghe người đã cứu mình thoát nạn tự xưng là Vũ Văn Lôi Bát Ty Kim Cương, một tên tướng giặc khét tiếng ba tỉnh, cũng là bang chủ của Hồng Kỳ bang, nên ngạc nhiên vô cùng, vì chúng không hiểu tại sao Vũ Văn Lôi lại biết chỗ ở của chúng mà tới cứu kịp thời như vậy? Vũ Văn Lôi thấy Nhị Độc đang ngẩn người bèn lên tiếng nói:
- Theo ngụ ý thì hai vị làm vậy rất ngu xuẩn. Người ta sống ở đời, ai mà chẳng lầm lỗi, nhưng đã biết hối cãi là được rồi. Hai vị hà tất đem cái chết ra chuộc tội như thế? Thấy lời nói của Vũ Văn Lôi rất khiếm lý, nhưng ở hoàn cảnh nầy Dân Sơn Nhị Độc cũng không tiện cải lại, chỉ gượng cười mà thôi. Vũ Văn Lôi lại tiếp:
- Chắc hai vị cho lời nói của đệ hơi chướng tai phải không? Nhưng câu chuyện ấy đã qua rồi, khỏi cần nhắc nhở tới làm gì. Sở dĩ Vũ Văn Lôi nầy tới thăm hai vị là muốn mời hai vị ra giúp sức cho tệ bang để cứu một người bạn.
Người đó… Y chưa nói dứt, Đằng Thanh đã lắc đầu và đáp:
- Ngu huynh đệ rất cảm ơn Vũ Văn bang chủ đã cứu thoát chết, đáng lẽ phải tuân lệnh bang chủ mới phải. Nhưng người huynh đã trót thề nặng rồi, từ nay quyết không dây dưa tới ân oán của giang hồ, nên không sao nhận lời bang chủ được. Mong bang chủ lượng thứ.
Vũ Văn Lôi ha hả cả cười:
- Vũ Văn Lôi bình sinh hành sự, không bao giờ cưỡng ép ai cả. Nếu hai vị không thể giúp được tệ bang thì thôi, mong hai vị cũng đừng quan tâm đến việc này làm gì.
Nói tới đó, y móc túi lấy hai viên thuốc đỏ như lửa ra và tiếp:
- Thuốc viên này là kỳ dược của sư môn của Vũ Văn Lôi đây, có thể cải tử hoàn sinh, nay xin tặng hai vị để hai vị khỏi bị đau khổ vì nỗi suốt đời tàn phế.
Dân Sơn Nhị Độc có vẻ hoài nghi, không dám giơ tay ra nhận, chỉ ngẩn người ra nhìn nhau.
Thấy vậy, Vũ Văn Lôi mỉm cười:
- Hai vị cứ yên tâm, Vũ Văn mỗ đây không khi nào lấy đức mà uy hiếp hai vị phải ra tay giúp sức cho đâu. Thôi, Vũ Văn Lôi đây xin phép rút lui trước.
Nhị Độc thấy Vũ Văn Lôi nói vậy, không tiện từ chối, liền nhận lấy hai viên thuốc đó bỏ vào miệng uống ngay.
Vũ Văn Lôi vừa đi được vài ba trượng đã từ từ quay đầu lại và nói tiếp:
- Có điều này suýt tí nữa thì quên bảo với hai vị. Người bạn bị độc thương của Vũ Văn Lôi vẫn tự nói là bạn chí thân của hai vị. Khi Vũ Văn Lôi lên đường đi thăm hai vị thì y có nhờ mỗ hỏi thăm hai vị đấy.
Nói xong, y quay người đi ngay. Dân Sơn Nhị Độc thắc mắc vô cùng, vì không hiểu người bạn đó là ai. Đằng Thanh bỗng lớn tiếng gọi:
- Vũ Văn bang chủ hãy khoan đi đã. Bạn của bang chủ là ai thế? Có thể cho chúng tôi biết tên họ không? Vũ Văn Lôi ngừng bước, quay người đáp:
- Y là Quách Lạc Sơn Thần Ưng Cát Ích.
Nhị Độc biến sắc mặt. Đằng Thanh vội tiếp:
- Hồi nãy ngu đang huynh đệ chưa hay là Cát ân huynh. Bây giờ người huynh đệ vui lòng theo bang chủ đi ngay.
Vũ Văn Lôi mỉm cười:
- Nếu hai vị đã tự nguyện ra tay giúp cho thì may mắn cho chúng tôi vô cùng. Nhưng Cát Ích bị Bách Độc môn Đường Thái hãm hại, hiện giờ tánh mạng sắp nguy đến, mong hai vị đem cả thuốc thang đồ dùng đến để tiện cứu chữa ngay cho anh ấy. Vũ Văn Lôi đã dù tận tâm mà không biết rõ anh ta bị trúng chất độc gì. Chúng tôi đã cho uống đủ các thứ thuốc giải độc mà không thấy thuyên giảm chút nào, nên Vũ Văn Lôi mới phải tới đây để nhờ vã hai vị.
Nhị Độc không biết Vũ Văn Lôi đã dùng mưu kế đánh lừa chúng, vôi đem toàn bộ thuốc và đồ nghề đem theo Vũ Văn Lôi tức thì. Không bao lâu, ba người đã tới đầm Vân Mộng.
Vân Nhạc nghe đến đó, liền đõ lời hỏi:
- Chắc hai vị đã gặp mặt Các Ích rồi? Nhị Độc nhìn nhau gượng cười đáp, Đằng Thanh lại tiếp:
- Có, chúng tôi đã được gặp Cát Ích, nhưng y đã chết. Chúng tôi còn được thấy quan tài của y hạ huyệt, chôn cất hẳn Hồi.
Nói tới đó, y có vẽ rầu rĩ không tả. Vân Nhạc lại hỏi:
- Nếu Cát Ích đã chết, hai vị trở về Dân Sơn ngay mới phải chớ? Đằng Thanh thở dài một tiếng, vẽ mặt rất phẫn uất rồi tiếp:
- Thiếu hiệp khiển trách rất phải. Chỉ tại người huynh đệ lỡ đi một bước mà phải mang hận suốt đời! Vân Nhạc ngạc nhiên hỏi tiếp:
- Tại sao vậy? Đằng Thanh đáp:
- Là huynh đệ thấy Cát Ích đã chết liền cáo từ Vũ Văn Lôi để trở về Dân Sơn. Nhưng Vũ Văn Lôi nói là vì việc của Cát Ích, y đã gây hấn với Đường Thái, và hẹn đến đêm nguyên tiêu hai bên sẽ thanh toán oán thù tại tổng đàn trong đầm Vân Mộng. Tới lúc ấy, các tay hảo thủ của Đường môn sẽ tới nơi.
Truyện khác cùng thể loại
78 chương
67 chương
30 chương
25 chương
33 chương
875 chương
85 chương
40 chương
70 chương
257 chương