Tào Tặc
Chương 557
- Cho hắn về Hán thành?
Ánh mắt Lã Lam trợn to long lanh nước, nghi hoặc nhìn Tào Bằng.
Nàng đứng ở cửa phòng, thấy một thiếu niên đang nằm trong phòng, hai mắt vô thần, tinh thần lộ ra vẻ uể oải.
- Trung Nguyên đã không còn là nơi sống yên ổn nữa.
Tào Bằng thở dài, hạ giọng nói:
- Đứa nhỏ này cũng là một kẻ đáng thương, sau khi bị người ta lợi dụng thì kết quả biến thành kẻ chết thay.
- Chàng nói là tên đấu chó của nhà Hán đấy à?
Lã Lam biết Lưu Quang, hơn nữa không xa lạ gì.
Năm đó Đổng Trác ở Trường An thường hay đấu chó với Hán đế.
Lưu Quang này từng nhiều lần đấu chó với Đổng Trác khiến cho Đổng Trác mất thể diện vài lần.
Lúc đó Lã Bố là người hầu cận của Đổng Trác trên cơ bản là không rời một tấc. Lúc đó Điêu Thuyền còn chưa xuất hiện, Vương Doãn cũng chưa có ý định hiến kế liên hoàn. Vì thế nên quan hệ của Đổng Trác và Lã Bố hết sức thân mật. Mỗi lần Lã Bố về nhà đều nói về Lưu Quang, trong lời nói có ý trêu đùa. Cho nên khi Tào Bằng nhắc tới cái tên Lưu Quang thì Lã Lam lập tức gọi ra cái tên hiệu của Lưu Quang năm đó ở Trường An.
- Bây giờ không phải là tên Hán đấu chó nữa, mà là Lâm Nghi hầu đại danh đỉnh đỉnh.
- Hừ, cũng chỉ là một con chó hầu.
Rõ ràng là cảm tình của Lã Lam với Lưu Quang không tốt lắm.
Tào Bằng cất bước đi vào phòng.
Chu Bất Nghi nghe tiếng bước chân thì quay đầu nhìn lại hắn.
- Ngươi là ai?
Vẻ mặt y đầy mê muội, ánh măt mơ màng.
Ngay từ đầu, Tào Bằng cũng không tin y bị mất hồn. Nhưng sau khi thử lặp lại thì hắn không thể không đối mặt với sự thật này.
Thật ra hắn không hề nghĩ tới việc đưa Chu Bất Nghi đi Tam Hàn.
Việc hắn xông vào phủ Lâm Nghi hầu chỉ là nhất thời tức giận, không ngờ bị Tào Tháo hiểu lầm, thấy Chu Bất Nghi thật sự bị mất trí nhớ, liền giao cho Cao Thuận.
Lúc này Cao Thuận cũng phải bất đắc dĩ lưu lại.
Tào Bằng khẽ mỉm cười:
- Ta là ai không quan trọng. Quan trọng là ngươi có biết ngươi là ai không?
- Ta?
Không ngờ Chu Bất Nghi thốt ra:
- Ta là Tào Bằng.
Tào Bằng lập tức quay lại nhìn về phía Lã Lam thì thấy Lã Lam đang cười khanh khách không ngừng.
Nói ra thì cũng kỳ lạ. Không ngờ sau khi Chu Bất Nghi tỉnh lại thì y quên rất nhiều chuyện. Y tên quên chính tên mình, xuất thân của mình, cũng quên y từ nơi nào đến, trong nhà có người thân nào. Nhưng hắn lại nhớ rõ cái tên Tào Bằng, thậm chí nghĩ mình chính là Tào Bằng.
Theo Hoa Đà đoán thì chắc là trước khi Chu Bất Nghi hôn mê đã nghĩ tới Tào Bằng. Cho nên sau khi cứu y sống lại, theo bản năng y muốn quên đi quá khứ, chỉ nhớ rõ mỗi cái tên Tào Bằng.
Nhưng như vậy lại khiến Tào Bằng cảm thấy đau đầu.
Lã Lam đi tới bên cạnh giường bệnh, ngồi xuống.
Nàng dịu dàng nói:
- Ngươi không phải là Tào Bằng, hắn mới là Tào Bằng.
- Vậy ta là ai?
Vẻ mặt Chu Bất Nghi ngây ngô khờ dại nhìn Lã Lam:
- Tỷ tỷ, tỷ là ai?
- Ta tên là… Lã Tân.
- Lã Tân?
- Đúng vậy, ngươi cứ gọi ta là Lã Tân, tự Cự Sơn.
- Ta gọi tỷ là Lã Tân, Lã Cự Sơn?
- Phải.
Tào Bằng nghe được mơ hồ, vội vàng kéo Lã Lam sang một bên.
- Tiểu quỷ, ngươi làm gì vậy?
Lã Lam cười hì hì:
- Không phải chàng nói hắn rất đáng thương sao? Nếu cái gì hắn cũng không nhớ thì hãy để cho hắn làm đệ đệ của thiếp. Thiếp dẫn hắn về Hán thành cũng danh chính ngôn thuận.
- Có gì mà đùa chứ?
Tào Bằng lập tức căng thẳng.
Nếu người này chẳng may không phải thật sự mất trí nhớ, hoặc một ngày nào hắn tỉnh táo lại, dựa vào tài trí của người này thì nói không chừng sẽ mang phiền toái đến cho gia đình của Lã Lam. Tào Bằng lắc đầu, nghiêm mặt nói:
- Ta không đồng ý chuyện này!
Thái độ Lã Lam vẫn rất kiên quyết.
Nói thật, bỏ đi vẻ kiêu căng của Chu Bất Nghi thì giống như thời sau mà nói, y thuộc loại con trai da trắng mịn màng. Đặc biệt vẻ mặt ngơ ngác và bất lực càng khiến cho con gái nảy sinh tình cảm thương tiếc. Lã Lam là con út, cho nên nàng rất muốn có một đệ đệ.
Đáng tiếc, đến bây giờ đệ đệ của nàng vẫn chưa có, lại có một ca ca như hổ rình mồi đối với nàng.
Lã Lam không muốn nhắc tới Lã Cát, khinh thường không muốn nhắc đến.
Thái độ của nàng hết sức kiên quyết, hy vọng có thể mang Chu Bất Nghi đi. Một đứa nhỏ như vậy, cho dù có thả ra cũng sợ là sớm muộn bị người ta làm hại.
Cha mẹ của Chu Bất Nghi phó thác y cho Lưu Tiên.
Kết quả là không ngờ là khi Lưu Tiên đến Hứa Đô một chuyến đã bỏ rơi Chu Bất Nghi để đi nhận chức thái thú Võ Lăng. Hai năm nay Chu Bất Nghi hầu như không liên lạc với người nhà y, tình thân với những người trong nhà cũng có thể thấy là rất ít. Một đứa trẻ bị vứt bỏ, ai sẽ để ý chứ? Chỉ sợ vị Lưu hoàng thúc “trạch tâm nhân hậu” kia cũng sẽ không quan tâm đến một người nhỏ nhoi như Chu Bất Nghi.
Hứa Đô không chứa y.
Kinh Châu cũng không chứa y.
Thiên hạ này tuy rằng còn có Cửu Châu to lớn. Nhưng Chu Bất Nghi có thể đi đến chỗ nào?
Nghĩ lại cẩn thận thì hình như chỉ có Tam Hàn là có thể đi.
Tào Bằng có một cảm giác như bị một tảng đá đập vào ngực mình.
Sứ đoàn Lã thị Hán quốc sắp trở về Tam hàn nên Lã Lam cũng nhân cơ hội này rời phủ Phụng Xa Hầu mà trở về nơi dừng chân của sứ đoàn. Trước mắt mà nói, sứ đoàn Lã Hán không bị người ta để ý. Bây giờ tất cả mọi người đang hồi hộp nhìn chằm chằm vào phủ Tư Không để biết xem thái độ của Tào Tháo thế nào.
Phủ Phụng Xa Hầu cũng khiến cho mọi người chú ý.
Khi Tào Bằng trở về phủ Phụng Xa Hầu thì trời đã khuya.
Hắn có phần mệt mỏi, ghìm cương ngựa trước cửa hầu phủ thì thấy Đỗ Kỳ vội vàng chạy đến nhận hàm thiếc và dây cương.
-Công tử, có một vị Bộc Dương tiên sinh đã đợi lâu trong phủ.
-Bộc Dương tiên sinh?
Tào Bằng ngẩn ra rồi vội vàng xuống ngựa.
Ở Hứa Đô, người có họ kép Bộc Dương không ít. Nhưng Tào Bằng chỉ có giao tình với một người.
Hắn vội vàng đi vào trong phủ rồi vào thẳng thư phòng trong hậu viện. Quả nhiên Bộc Dương Khải đang đọc sách. Hai người Bộc Dương Dật và Lục Mạo thì ngồi hai bên.
-Bộc Dương tiên sinh, vì sao lại tới đây?
Tào Bằng vội vàng đi vào trong phòng chắp tay thi lễ.
Đối với vị lão giả này, Tào Bằng có chút kính trọng. Có lẽ tài học của Bộc Dương Khải cũng không lợi hại như trong lịch sử mọi người biết nhưng ông ta cũng là một phụ tá hàng đầu đi theo Tào Bằng, Đặng Tắc. Sau khi từ Hải Tây trở về, Tào Tháo từng muốn Bộc Dương Khải làm chủ bộ Tư Không. Nhưng Bộc Dương Khải lại cự tuyệt, muốn dạy học ở Thái Học viện. Trong tay không nắm quyền lực nên Bộc Dương Khải sống vô cùng tự tại và phóng khoáng.
Dù tuổi đã qua năm mươi nhưng tinh thần vẫn quắc thước.
Lão nhân này ngày thường giảng dạy đạo lý thảo luận cùng học sinh hoặc hợp nhóm phụ xướng với các danh sĩ khác.
Nếu nhàn rỗi vô sự thì ông lại chạy đi tìm Trương Trọng Cảnh và Hoa Đà, thỉnh giáo đạo dưỡng sinh. Cho nên, đừng nhìn ông hơn năm mươi tuổi nhưng tóc vẫn còn đen, thanh thần quắc lịch, tai không điếc, mắt không hoa, đi bộ cũng rất dẻo dai. Cuộc sống đạm bạc thích hợp với đạo trường sinh.
Bộc Dương Khải mỉm cười.
-A Phúc, hôm nay ta đến là có việc muốn nhờ.
-Mời tiên sinh chỉ bảo.
-Là như thế này, trước kia ta có nghe được những lời bàn của ngươi ở lầu Dục Tú này nên trong lòng rất tò mò. Ta cả đời du ngoạn ở Trung Nguyên, sự đời cũng có thể cho là biết nhiều. Mà nay ta nghe ngươi nói, không ngờ thiên địa này lại rộng lớn như thế, cho nên có chút dao động. Chỉ có điều, những nơi xa quá, ta sợ là không đi được. Nghĩ rồi lại nghe nói đến nhà Lã thị ở Tam Hàn thì liền băn khoăn. Ta nghĩ là muốn đi Tam Hàn một chút, nhưng lại không có cách nào. Cho nên ta mạo muội đến đây nhờ A Phúc ngươi dẫn giới.
Trong thành Hứa Đô, người gọi thẳng Tào Bằng là A Phúc không nhiều lắm.
Ngoại trừ người nhà Tào Tháo ra, có lẽ chỉ có Bộc Dương Khải mới có thể tùy ý gọi tên mụ của Tào Bằng như vậy.
Luận tuổi, Bộc Dương Khải là trưởng lão. Luận kinh nghiệm thì Bộc Dương Khải là nguyên lão đi theo Tào Bằng sớm nhất. Vì vậy cách xưng hô như vậy không khiến cho Tào Bằng phản cảm mà ngược lại cảm thấy rất thân thiết. Nhưng nếu đổi lại là người khác thì có thể sẽ khiến hắn giận tím mặt rồi cãi nhau với người ta.
-Tiên sinh muốn đi Tam Hàn?
-Đúng vậy.
-Tiên sinh cũng biết là sống ở Tam Hàn rất khổ…
-Có khổ hơn so với thời không có thức ăn ở Trần Lưu không?
-Việc này…
-Ha ha, a Phúc, ta đã nghĩ đến việc này. Ta đến cái tuổi này, ở lại Trung Nguyên cũng không có ham muốn mãnh liệt gì. Hơn nữa dưới trướng Tư Không nhân tài đông đúc. Bản lĩnh của ta chỉ dạy người ta đọc sách, tính sổ sách, xem nhà cửa, linh tinh thì còn được. Còn nói làm điều gì to tát thì không có khả năng. Ở Tam Hàn kia hoang dã thì mới cần ta giáo hóa. Nghe nói quốc chủ Lã Hán chính là đại tiểu thư Lã Lam. Năm đó ta ở Hải Tây coi như là cũng có chút giao tình. Nếu ta đi Tam Hàn thì có lẽ đại tiểu thư cũng không để ta phải chịu đói khổ. Tuy nhiên, ta đi Tam Hàn để lại An Nhàn và Tử Chương thì có ít nhiều không an tâm. Năm nay An Nhàn đã hai mươi ba, còn Tử Chương cũng đã hai mươi. Chúng ở trong học viện cũng không phạm lỗi gì. Ta nghe người ta nói, a Phúc ngươi sẽ ra ngoài, không biết ngươi có thể mang bọn chúng đi cùng không?
An Nhàn chính là Bộc Dương Dật, con trai của Bộc Dương Khải.
Tử Chương là Lục Mạo. Lúc trước y bí mật theo Bộc Dương Dật qua sông trở về Hải Tây rồi sau đó lại theo Bộc Dương Khuê từ Hải Tây đi tới Hứa Đô.
Tào Bằng lập tức hiểu rõ.
Bộc Dương Khải nói là đi ra ngoài để mở mang kiến thức nhưng rõ ràng là muốn mở tiền đồ cho đứa con.
Thực sự xét về mối quan hệ giữa Bộc Dương Khải và Tào Bằng thì việc giới thiệu Bộc Dương Dật và Lục Mạo đi theo không phải là việc khó khăn. Vấn đề là lần này Tào Bằng ra ngoài đã bị khắp nơi chú ý. Chỉ sợ ngay cả Tào Tháo cũng sẽ an bài người bên cạnh hắn. Nếu như vậy thì sợ là Bộc Dương Dật và Lục Mạo sẽ không có ngày được ngẩng đầu. Vừa rồi hắn về đã nói chuyện với Đỗ Kỳ, biết được Tào Bằng đang phiền muộn vì việc đi Tam Hàn làm mưu sĩ.
Bộc Dương Khải không phải là người nhanh trí, lại càng không phải là người kỳ mưu quỷ kế chồng chất.
Nhưng ông ta lại được một cái là làm việc trầm ổn, có kinh nghiệm cai quản địa phương. Mà bây giờ người ta có câu cửa miệng rằng Hải Tây được như hôm nay là dựa vào công lao của tam kiệt. Đặng Tắc và Tào Bằng không phải tam kiệt, bọn họ là người chủ trì phương hướng chính. Người xử lý công việc tạp vụ hàng ngày chính là ba người Bộ Chất, Đới Càn và Bộc Dương Khải. Hải Tây tam kiệt kia cũng chính là chỉ ba người này. Bây giờ Bộ Chất đã thăng lên chức thái thú Võ Uy, trấn thủ một phương.
Năm Kiến An thứ tư, Đới Càn đã chết trận ở huyện Hải Lăng khi Tôn Sách vượt sông đánh Quảng Lăng.
Còn lại Bộc Dương Khải ở trường thái học Hứa Đô dạy học.
Tính ra thì Tào Bằng nợ Bộc Dương Khải rất nhiều.
Bộc Dương Khải đi Tàm Hàn.
Tào Bằng không khỏi có chút do dự.
Bộc Dương Khải cười nói:
-A Phúc không phải lo lắng, sức khỏe của ta rất tốt.
Hơn nữa không phải ta đi một mình. Hai ngày trước Chu Kỳ có tới nhà của ta, cùng ta đàm đạo về Tam Hàn, hắn có vẻ rất thích. Bây giờ hắn ở thư viện Toánh Xuyên, là một nhân tài không được trọng dụng. Cho nên ta đã dự định mời Chu Kỳ đi cùng, chí ít có thể trông nom lẫn nhau.
Chu Kỳ là sư đệ của Tào Bằng.
Nhưng gã lớn tuổi hơn Tào Bằng nhiều.
Gã xuất thân không cao, là người xuất thân miền núi, thậm chí có thể nói là thứ dân nghèo hèn.
Nhưng Chu Kỳ thực sự là người có tài học, nhanh trí.
Ban đầu vốn là Tào Bằng tính rằng sẽ để Chu Kỳ đi theo mình tới Nam Dương, nhưng lại bị Chu Kỳ từ chối. Có thể thấy được gã không phải là kẻ thấy người sang bắt quàng làm họ mà muốn lấy chính tài học của mình, vật lộn giành lấy công danh lợi lộc. Nhưng vấn đề là với thân phận của Chu Kỳ mà muốn được trọng dụng thì thật là khó khăn.
Cho dù là được trọng dụng thì cũng bị người ta gọi là được Tào Bằng chiếu cố.
Chu Kỳ là một người khá tự tôn, đương nhiên không nghĩ như vậy. Nếu gã đi Tam Hàn thì hai người Chu Kỳ và Bộc Dương Khải ít nhất có thể tự lập.
-Nếu là như vậy thì Tào Bằng xin bái tạ.
Tào Bằng hít sâu một hơi, chắp tay hướng về Bộc Dương Khải vái chào.
Rồi sau đó hắn nhìn qua Bộc Dương Dật và Lục Mạo, cười ha hả nói:
-An Nhàn, Tử Chương, thật không dám dấu diếm, khả năng là ta đây sẽ đi tới quận Nam Dương. Nếu như hai người các ngươi bằng lòng tạm thời ở bên cạnh ta dấn thân, tương lai có cơ hội thì ta sẽ giúp các ngươi mở đường tiến thân.
Bộc Dương Dật và Lục Mạo cũng cực kỳ coi trọng việc Bộc Dương Khải tranh thủ cơ hội lần này vì bọn họ.
Hai người lập tức cúi người thi lễ:
-Xin nguyện làm chó ngựa đi theo công tử.
-Ngày mai ta phải đi tìm Chu Kỳ thương lượng một chút.
-Như vậy làm phiền tiên sinh.
Tào Bằng tiễn ba người Bộc Dương Khải ra khỏi cửa phủ, gọi Đỗ Kỳ bảo y cầm lệnh bài của chính mình đưa ba người kia về nhà. Dù sao thì Hứa Đô cấm đêm, không có lệnh bài thị bọn họ không thể đi lại trên đường. Còn Tào Bằng thân là dịch quan thừa, phụ trách tiếp đãi đoàn sứ giả của Lã thị Hán quốc lần này. Vì thế hắn giữ lệnh thông hành của phủ Tư Không trong tay, có thể đi lại trên đường sau giờ cấm.
Sau khi tiễn ba người Bộc Dương Khải đi thì Tào Bằng quay trở lại thư phòng.
Chuyện của Chu Kỳ khiến cho hắn thêm tỉnh ngộ.
Học sinh trong thư viện Ngọa Long cốc đều đa số là người miền núi. Cả đời những người này đều rất khó có ngày ngẩng đầu lên. Nếu Chu Kỳ có ý nghĩ như vậy thì những người khác có thể có ý nghĩ như vậy hay không? Học sinh của thư viên Ngọa Long cốc có mấy trăm người. Cho dù là một trăm người chọn lấy một, có thể có một người. Nếu như hắn ở Tam Hàn có được thành công thì chẳng phải là có thể khiến càng nhiều người miền núi có thêm mục tiêu sao?
Nghĩ tới đây, Tào Bằng trải một tờ lộc vân tiên ra, viết lại ý tưởng của hắn.
Đợi cho đến khi trời sáng, hắn phái người đem bức thư này tới Lục Hồn Sơn, giao cho Hồ Chiêu. Chắc chắn Hồ Chiêu sẽ không phản đối. Mà như vậy chí ít có thể giải quyết vấn đề không đủ nhân sự của Lã Lam. Dù sao thì bây giờ Lã Lam thiếu rất nhiều người giúp đỡ.
Giải quyết việc này xong thì cuối cùng Tào Bằng cũng tạm giải quyết xong một tâm sự.
Tuy nói vấn đề mưu chủ vẫn không thể giải quyết nhưng mà có thể giải quyết một chút việc khẩn cấp cho Lã Lam. Dưới tay của Lã Lam, những tên tiểu Lại lo việc hàng ngày đều rất thiếu. Đem giải quyết vấn đề này trước thì có thể an tam giải quyết những chính vụ bình thường khác.
Ngày một tháng mười một năm Kiến An thứ mười một, sau mười một ngày đoàn sứ giả Lã thị Hán quốc hoàn thành triều cống thì khởi hành rời khỏi Hứa Đô.
Bọn họ lặn lội đường xá đi đến Bột Hải trước.
Rồi sau đó lên thuyền từ cửa sông Hải Hà ra biển, trở về Hán Thành.
Đồng thởi, phủ Tư Không truyền lệnh cho Tào Bằng đảm nhận chức thái thú quận Nam Dương, kiêm đô đốc quân sự.
Cùng ngày đó lại phát ra chiếu lệnh phong cho Tào Bằng làm Vũ Đình hầu.
Cuối cùng đến tận bây giờ Tào Bằng mới có được một tước vị. Tuy nói rằng Tào Cấp đã là Phụng Xa hầu nhưng dù sao cũng chỉ là một hư chức hầu gia, không có được thực ấp. Nhưng Đình hầu thì lại không giống. Đó là một tước vị đàng hoàng, xứng đáng được hưởng thực ấp bổng lộc, so với chức Phụng Xa hầu thì cấp bậc cao hơn rất nhiều. Tước vị này cũng biểu thị rằng cả nhà Tào Bằng đã được liệt vào hàng hào môn quyền quý.
Một nhà có hai hầu không phải là chuyện thường ở Đông Hán.
Mặc dù Tào Cấp chỉ có một cái hiệu hầu tượng trưng nhưng chung quy lại vẫn là tước hầu.
Vậy Vũ Đình là ở nơi nào?
Ngay tại phía bắc của Liêm Bảo, bên cạnh Linh Võ cốc. Vũ Đình là do Tào Bằng lúc trước ở Hà Tây thiết lập, từng trình báo cho Hứa Đô nhưng chưa được phê chuẩn.
Vào cuối năm Kiến An thứ mười, Tào Tháo trả Nghiệp Thành lại cho Hứa Đô mới chính thức phê chuẩn Vũ Đình tồn tại.
Vũ Đình cũng là một đình thuộc Hà Tây.
Tào Bằng được phong chức Vũ Đình hầu khiến cho không ít người phản đối. Ví như những lão thần Hán thất đều dâng thư lên tiếng phản đối.
Nói rằng một nhà Tào Bằng có hai hầu là không hợp lễ chế.
Hơn nữa tuổi Tào Bằng còn nhỏ, có được tước vị Vũ Đình hầu không khỏi có phần quá đáng.
Rất nhiều Hán thất thần từ từ Trường An đi theo Hán Đế về phía đông, còn không có được tước vị đình hầu. Tào Bằng dựa vào cái gì mà có thể có chức Vũ Đình hầu?
Căn bản Tào Tháo không thèm để ý tới.
Sau khi Lã Hán quy thuận triều đình, theo Tuân Úc hành thiện ở Tung Sơn; danh vọng của Tào Tháo tăng vọt, quyền thế ngày càng thịnh.
Biểu hiện thái độ của Tào Tháo mạnh mẽ cứng rắn, không để ý tới các phản bác trên triều đình, trực tiếp hạ lệnh phong Tào Bằng tước hầu.
Kể từ đó, Tào Bằng lại một lần nữa đứng mũi chịu sào.
-Cớ gì mà Tư Không lại vội vã phong tước cho a Phúc?
Trong Quách phủ, Quách phu nhân không kìm nổi hỏi.
Quách Gia cười cười nhưng không trả lời.
Cớ gì mà vội vã như vậy?
Chỉ vì Tư Không muốn làm thừa tướng.
Thành bắc Hứa Đô.
Liên tiếp mấy ngày nắng gắt khiến cho băng tuyết tan ra.
Thời tiết lạnh đến nỗi khiến người ta run lên.
-Cao Tư Mã, khi trở về Hán Thành, mong rằng ngài thay mặt lão phu vấn an quốc chủ.
Tào Tháo dẫn theo văn võ bá quan tiễn đoàn sứ giả Hán quốc khởi hành. Ở ngoài thành mười dặm, Tào Tháo sai người dâng rượu cáo biệt Cao Thuận.
Cao Thuận tiếp rượu, uống một hơi cạn sạch.
-Tư Không, xin bảo trọng.
-Cao Tư Mã, xin bảo trọng.
Sau khi Cao Thuận tạ ơn Tào Tháo thì xoay người lên ngựa.
Hắn vừa quay đầu ngựa đi đến giữa đội ngũ thì thấy Lã Lam đang ngồi trên lưng ngựa nghển cổ nhìn ra xa như đang chờ ai đó.
-Hôm qua hắn đã về Huỳnh Dương rồi.
-Hả?
-Vừa nhận được tin là Tào công tử sắp đảm nhiệm chức thái thú quận Nam Dương nên đã về Huỳnh Dương trước để chuẩn bị. Chúng ta nên đi thôi…
Lã Lam lộ ra vẻ mất mát, gật đầu.
Đoàn xe với nghi trượng chậm rãi tiến lên, Hổ Báo kỵ mở đường phía trước, gót sắt bước đi, hùng dũng tiến lên.
Lần này đến Hứa Đô thu hoạch khá phong phú.
Chẳng những chiếm được sự tán thành của triều đình, thậm chí còn giành được rất nhiều sự ủng hộ về vật chất. Đợi đến mùa xuân năm sau thì triều đình sẽ chuyển rất nhiều vật tư về phía Tam Hàn, trong đó bao gồm một trăm ngàn nhân khẩu, sẽ cải thiện rất lớn cục diện ở Lã thị Hán quốc ở Tam Hàn.
Đồng thời Bộc Dương Khải và Chu Kỳ đến khiến Cao Thuận cảm thấy rất vừa lòng.
Chu Kỳ là sư đệ của Tào Bằng, mức độ thế nào không biết. Nhưng Bộc Dương Khải thật sự là một người giỏi xử lý chính vụ. Khi Bộc Dương Khải ở Hải Tây đã có không ít thành tích. Điều quan trọng nhất là quan hệ của Bộc Dương Khải và Lã Lam không tồi, cũng có thể để Lã Lam tín nhiệm.
Xe ngựa đi xa, trong nháy mắt ở Hứa Đô đã không còn thấy bóng dáng.
Bỗng nhiên có người báo lại là ở đồi núi phía trước xuất hiện một người phi ngựa đến.
Tào Chân nghe được thì nhíu mày, vội vàng phái người đi trước tìm hiểu.
Một con ngựa từ phía xa chạy đến, từ khoảng cách xa đoàn xe đã nghe tiếng la lớn:
-Tào Đô Đốc chớ nên hiểu lầm. Ta là gia thần của Vũ Đình hầu, phụng mệnh đến truyền tin. Xin Cao Tư Mã cho gặp.
Tào Chân vội vàng quát bảo nhưng quân lính, để cho ngựa đến gần.
-Người đàn ông đó chính là Đỗ Kỳ.
Cao Thuận phóng ngựa tiến lên nhận cái bọc nhỏ lấy từ trong tay Đỗ Kỳ.
-Xin Cao Tư Mã chuyển lời cho quý quốc chủ, công tử nhà ta mong nàng bảo trọng.
-Đa tạ!
Đỗ Kỳ cúi người thi lễ trên ngựa rồi sau đó đáp lễ với Tào Chân, xoay ngựa bước đi.
Tào Chân không hiểu thế nào, đang còn thắc mắc tình hình định hỏi thì đã thấy Cao Thuận thúc ngựa quay về giữa đoàn sứ giả.
Khi mở bao ra thì thấy bên trong có một cái vòng cổ được xâu từ hạt đậu đỏ.
Hạt đậu đỏ có màu sẫm tối, hiển nhiên không phải là mới hái. Nhưng vì sao mùa đông khắc nghiệt lại có cây đậu đỏ nở rộ? Trên vòng cổ có chỉ lộc vân bao lấy, mặt trên có một hàng chữ viết: “Hồng đậu sinh nam quốc. Xuân đến phát mấy cành. Xin bạn nhặt thêm hạt. Vật ấy mà nhớ nhau.”
Mùa đông năm Kiến An thứ mười một, lúc Tào Bằng còn ở Hứa Đô.
Bỗng gặp lại giai nhân trở về nên đã đi ra chợ mua một trăm lẻ tám hạt đậu đỏ. Hạt hạt tương tư, dù xa xăm hay gần gang tấc, vẫn nguyện được thấy giai nhân cười.
Lã Lam nghẹn ngào, một hàng châu lệ lặng lẽ chảy xuống.
Nàng trong đoàn xe đưa mắt nhìn ra phía đồi núi xa xa thấy thấy một con ngựa trên núi, gió cuốn tay áo tung bay trong gió. Ánh mắt Lã Lam như mờ đi.
Truyện khác cùng thể loại
20 chương
56 chương
158 chương
173 chương
10 chương
117 chương
14 chương