Tào Tặc

Chương 472

Nhìn thiếu nữ trước mắt, Tào Bằng mỉm cười. Theo tập tục ở Đông Hán, nữ tử mười bốn tuổi là có thể thành thân, Mã Văn Áo nay đã hai mươi chín mà vẫn cô đơn một mình. Tào Bằng cho rằng, tướng mạo nàng rất đẹp. Cũng không biết vì sao, đám người Bàng Thống lại cho rằng, nàng ta tướng mạo rất bình thường. Cũng là do quan điểm thẩm mĩ bất đồng, nói thật cũng không có gì đáng tranh luận. Nhưng Mã tiểu thư tính tình rất ngay thẳng, đôi khi lại có vẻ rất khờ khạo, khiến người khác yêu thích. Lúc đầu còn căm thù Tào Bằng, sau này thì ôn hòa hơn hẳn. Ít nhất cho tới bây giờ, địch ý của nàng với Tào Bằng đã không còn nữa. Chẳng giống như lần gặp đầu tiên, liền cầm đao từ đám người lao tới, liều mạng với Tào Bằng. - Chị dâu ngươi bảo ngươi đến hỏi sao? Tào Bằng liếc nhìn nàng một cái, trầm giọng nói. Nàng ngẩn người, thốt ra: - Sao ngươi biết? Nói thật, Tào Bằng không hề có ấn tượng tốt với người vợ kia của Mã Siêu. Có tâm kế, lại còn tự cho mình là thông minh. Nói Dương thị kia ngu xuẩn thì cũng hơi quá, nhưng nàng ta lại thích khoe khoang bản tính không vặt. - Phụ thân ngươi giết chết Hàn Văn Ước! - Đúng! Nàng cúi đầu. Nàng thật ra biết Hàn Toại, hơn nữa lúc nhỏ, khi Mã Hàn giao hữu, Hàn Toại còn thường xuyên tới hỏi thăm Mã Đằng, lại vô cùng yêu quý Mã Vân Liễu. Sự việc Mã Đằng giết chết Hàn Toại, nàng thật sự rất khó đánh giá. Trong nội tâm, tuy rằng không tán thành việc làm này của phụ thân. Nhưng nàng chỉ là phận gái, làm sao có thể ngăn cản được việc làm của Mã Đằng? - Ngươi chớ hiểu lầm, ta và Hàn Toại cũng không có chút giao tình gì, y sống hay chết không can hệ tới ta. Nhưng có một việc ngươi cần rõ ràng, phụ thân ngươi là ngôi lý hầu, tiền tướng quân,Thái thú Võ Uy do triều đình ủy nhiệm,. Theo quan chức mà nói, y lớn hơn ta, nhưng cũng không có nghĩa là, y có thể muốn làm gì thì làm, lấy tư làm việc công. Hàn Toại, cũng là mệnh quan triều đình. Ta mặc kệ không cần biết ai phong cho gã chức Thái thú Kim Thành, ít nhất cho tới bây giờ, triều đình không có ý kiến lạ thường với chức vụ này của gã. Nói cách khác, Hàn Toại cũng như phụ thân ngươi, đều là quan lớn triều đình, hơn nữa lại là đại quan hai nghìn thạch. Phụ thân ngươi không có quyền lực tùy ý giết chết một mệnh quan triều đình đã được thừa nhận khác, nếu không sẽ bị cho là có mưu đồ. - Ta nói những lời này, ngươi hiểu chưa? Nàng ta mở to hai mắt, cố gắng phân tích những hàm ý trong lời nói của Tào Bằng. Đến cuối cùng, nàng ta chỉ có thể gãi gãi đầu, vẻ mặt mê man: - Ta không rõ lắm, ngươi nói thẳng ra xem! - Được! Nhìn dáng vẻ mơ hồ của nàng, Tào Bằng cười bất đắc dĩ. Hắn hít sâu một hơi: - Ta chưa thể thả các ngươi đi! Các ngươi hiện tại là gia quyến của nghịch tặc, sinh tử của các ngươi ta không định đoạt được, mà phải do triều đình quyết định! Nếu triều đình nói, Mã Đằng giết chết Hàn Toại, cũng không phải là mưu nghịch, ta sẽ tha cho các ngươi, thậm chí có thể rời khỏi quận Võ Uy, nhưng nếu triều đình nói, Mã Đằng là nghịch tặc, loạn đảng, vậy thì…. Trên mặt Tào Bằng lộ vẻ nghiêm nghị. - Mã tiểu thư, ta sẽ dốc sức bảo vệ an toàn cho các người. Tuy nói là do Mã Đằng gây ra, các ngươi không thể ngăn cản, nhưng là gia quyến của y, có một số việc các ngươi không thể không đối mặt. Ta chỉ có thể nói, hiện tại cứ bảo vệ an toàn áo cơm cho các ngươi, đợi sau khi triều đình hạ chiếu, ta sẽ không thể giúp gì được nữa. Sống hay chết, giam hay thet, đều do triều đình quyết định. Nói vậy, ngươi hiểu chứ? Triều đình, không phải là triều đình Hán thất, mà là triều đình của Tào Tháo. Tào Bằng nói vậy, làm gương mặt Mã Vân Liễu lộ rõ vẻ thất vọng. Sau một lúc lâu, nàng hạ giọng nói: - Văn Ương xin thay mặt chị dâu và tiểu nương đa tạ tâm ý của tướng quân. Dứt lời, nàng xoay người rời đi. Nhìn bóng dáng nàng, Tào Bằng lắc lắc đầu. Hắn không phải từ chối, cũng không phải đe dọa, mà là hắn muốn nắm trong tay Võ Uy thì nhất định phải nắm thóp tên loạn đảng Mã Đằng. Tin rằng, Tào Tháo cũng nguyện tha cho tội mưu nghịch của Mã Đằng. Còn người con gái này…Trong lúc loạn thế, làm nữ tử kiêu hùng nên chịu nhiều áp lực khác nhau. Có lẽ rất an nhàn, nhưng cũng có lúc rất thê lương. Họ Mã mưu Tào soán ngôi Ngụy, con cháu Tào thị lúc đó chết hết hầu như không còn ai. Đây là cái giá phải trả để giành thiên hạ. Các triều đại lịch sử là như thế, cũng không hẳn là do Tào Bằng lòng lang dạ sói. Hiện tại, hắn chỉ hi vọng non sông tươi đẹp này không có sự tàn sát bừa bãi. Muốn như vậy, nhất định cần chấm dứt chiến loạn càng sớm càng tốt. Tam quốc, lưỡi mác của kỵ binh, anh hùng lớp lớp. Nhưng cuối cùng, người chịu khổ là bách tính. *** Nghĩ tới đây, Tào Bàng cảm thấy cảm xúc hỗn loạn. Hắn xoay người chuẩn bị vào nhà, lại nghe nói: - Công tử, Đức có lời, không biết có nên nói ra không? Ngẩng đầu nhìn ra, chỉ thấy Bàng Đức đang đi tới. Nói đến Bàng Đức, đây là kẻ khá thú vị. Sau khi y chiếm được ba huyện Võ Uy, dựa vào công lao, ít nhất có thể làm một Giáo Úy. Nhưng theo ý của Tào Bằng, cho Bàng Đức độc lĩnh quân sĩ, trấn thủ Thương Tùng là một lựa chọn tốt nhất. Sau khi trở về cô Thịnh, quyền bình tướng đều trả lại, còn khẩn cầu Tào Bằng, làm người hầu cận của hắn. Chính là nói, y muốn làm người hầu cận của Tào Bằng, mà không phải độc lĩnh tướng lãnh nhất quân. Tào Bằng luôn khuyên bảo, nhưng Bàng Đức lại bảo thủ không chịu nhận lời. Tâm tư của Bàng Đức, Tào Bằng có thể lí giải được. Hắn cũng sợ! Bàng Đức là tướng đầu hàng, hơn nữa lại thiếu chiến công và kinh nghiệm. Độc lĩnh nhất quân, nhìn qua có thể là dễ dàng kỳ thực lại vô cùng nghuy hiểm. Đầu tiên, y hàng Tào Bằng, liền độc lĩnh một quân, khó tránh khỏi có nhiều người không phục, thậm chí còn ghen tị. Hạ Hầu Lan, Hàn Đức, Phan Chương ai cũng đi theo Tào Bằng nhiều năm. Ngay cả Hàn Đức dù kinh nghiệm non yếu, sau khi từ Diên Tân theo Tào Bằng, đến nay cũng đã năm năm, mà cũng chưa quá một Tư Mã. Phan Chương là Khương Đô Úy do triều đình ủy nhiệm, y độc lĩnh nhất quân, chẳng ai có thể phản đối. Hạ Hầu Lan từ năm Kiến An thứ hai đã làm hộ vệ cho Tào Bằng. Từ Uyển thành đến Niết Dương, từ Niết Dương đến Lang Lăng, từ Lang Lăng đến Hứa Đô,từ Hứa Đô tới Hải Tây. Khi Tào Bằng đi sứ Giang Đông, gã làm hộ vệ, khi Tào Bằng quyết chiến Khúc Dương, cũng làm tướng lĩnh. Lại sau này, Phan Chương làm quan, nhưng Hạ Hầu Lan vẫn là hộ vệ của Tào Bằng. Vốn Hạ Hầu Lan là quan viên được hưởng bổng lộc ngàn thạch, nhưng vừa nghe nói Tào Bằng phải mở Hà Tây, liền không nói hai lời dứt bỏ chức quan chạy theo tới Hà Tây. Người như vậy, cho dù là cho gã làm Trung Lang Tướng, cũng không ai dám nói gì. Còn Bàng Đức thì sao? Có thể y có võ nghệ cao cường, nhưng không đủ để phục chúng. Ít nhất trong số những bộ khúc ở bên Tào Bằng, kinh nghiệm và tư cách của y là ít hơn, thanh danh không bằng. Khương Tự, Lương Khoan có thể trở thành huyện úy, Tô Do có thể được tiến cử làm Nhật Lặc Trưởng, Cảnh Khánh có thể làm Loan Điều Trưởng, không ai phản đối, mà Bàng Đức thì… Bàng Đức biết rõ lợi hại! Cho nên, y tình nguyện làm một tiểu tốt trong Bạch Đà binh hoặc là Phi Mạo cũng không làm độc lĩnh một quân. Lĩnh quân, nói thì rất dễ. Có lẽ Tào Bằng coi trọng y, tín nhiệm y, nhưng sẽ bị nhiều người rèm pha, chỉ sợ Bàng Đức cũng không chịu đựng nổi. Trước đó y đã chịu đủ mọi khổ cực khi bị Mã Đằng lưu đày, cũng chịu đủ tội lỗi vì không được tín nhiệm, vì thế t lựa chọn ở lại làm việc bên cạnh Tào Bằng. Không cần nói những cái khác, nhưng bằng vào tư cách và kinh nghiệm, Tào Bằng thật sư không thể phủ nhận, Bàng Đức mới thật sự là người có đủ tư cách và năng lực để đảm nhiệm. Nhưng Tào Bằng cũng không còn cách nào khác, cuối cùng đành phải đồng ý tạm thời giữ lại Bàng Đức bên cạnh mình. Nhưng một viên mãnh tướng như này, Tào Bằng không muốn lãng phí. Tuổi của Hạ Hầu Lan cũng không nhỏ nữa, đã ba mươi tuổi rồi, lại chỉ làm hộ vệ của hắn thật sự là thiệt thòi cho Hạ Hầu Lan. Tào Bằng trình báo với triều đình, mời Hạ Hầu Lan làm Trung Lang Tướng, độc lĩnh một quân, đóng quân ở Hà Tây. Còn Hàn Đức, cũng thượng tấu làm Giáo Úy, phối hợp với Hạ Hầu Lan thành lập quân phủ tại Hà Tây, mau chóng mở rộng chế độ Phủ Binh. Hạ Hầu Lan vừa rời đi, Bạch Đà binh và Phi Mạo thiếu mất một chủ tướng. Bàng Đức liền tiếp nhận chức của Hạ Hầu Lan, đảm nhận Nha tướng của Tào Bằng, thống lĩnh Bạch Đà binh và Phi Mạo. Còn Bàng Minh thì đảm nhận quân Tư Mã, làm chủ tướng Phi Mạo, Khương Phố thì cũng đảm nhận chủ tướng Bạch Đà binh. Xem như bổ sung một ghế trống. - Lệnh Minh có gì cứ nói, đừng ngại. - Mã Đằng đối nhân xử thế bạo ngược, Mã Siêu cực kì vô đạo, nhưng Vân Liễu tiểu thư là một cô nương tốt. Nếu tương lai triều đình thật sự cho Mã Đằng là loạn đảng, xin công tử nghĩ cách bảo toàn cho Vân Liễu tiểu thư… - Ồ! Tào Bằng nhìn Bàng Đức một cách kì quặc. Bàng Đức biết Tào Bằng đã hiểu lầm. Y vội vàng xua tay, la lên: - Công tử chớ có hiểu lầm, Đức và Vân Liễu tiểu thư không có quan hệ gì. Đức ở cố hương, đã thành thân, vả lại đã có nhi tử. Nhi tử cũng đã tám tuổi, con thứ năm tuổi, công tử đừng nghĩ rằng Đức là có tình riêng. Vân Liễu tiểu thư ở Cô Tang, thanh danh rất tốt. Mọi người nói nàng là người tốt, cho nên… - Haha, Lệnh Minh không cần gấp gáp. Tào Bằng xua tay: - Ta cũng không hề hiểu nhầm, chỉ có điều… Được rồi, ta cam đoan, ta sẽ hết lòng đảm bảo tính mạng cho Vân Liễu tiểu thư. - Bàng Đức tạ ơn công tử! Tào Bằng cười đi vào trong thư phòng. Hắn tin tưởng vào lời nói của Bàng Đức. Bàng Đức và Vân Liễu không có tư tình gì. Theo cách nói của y, y ít nhất chín năm trước đã thành thân, cũng đã có con cái. Sau đó đã bị lưu đày ở Long Giả Thành bốn năm, càng không thể có cơ hội tiếp xúc với Mã tiểu thư. Cho nên nếu nói hai người đó có tư tình thật không có căn cứ. Y vì Mã tiểu thư cầu xin, có thể chứng minh, nàng ta quả thực nhân phẩm không tồi. Nghĩ lại, bảo vệ một nữ tử, cũng không phải chuyện gì lớn lao. Còn về Phí thị, Dương thị kia, Tào Bằng không có hứng thú. Nếu triều đình hạ lệnh, hắn tuyệt đối sẽ giết chết các nàng đó, mà không cần do dự gì cả. Còn Mã tiểu thư, đó là một cô nương khá thú vị. Coi như cấp cho Bàng Đức một ân tình vậy. - Công tử? - Lệnh Minh có việc gì nữa? Bàng Đức do dự một chút, hạ giọng nói: - Công tử, vẫn còn lo lắng về việc tuyển chọn huyện Lệnh Cô Tang sao? - Đúng, Lệnh Minh có ý gì hay sao? Tào Bằng không cần giấu giếm, cười hỏi. Bàng Đức hạ giọng nói: - Đức có biết một người, có thể đảm nhận trọng trách. Tào Bằng ghe xong, ngẩn người. Hắn vừa rồi cũng chỉ thuận miệng nói, không ngờ Bàng Đức có người tiến chọn thật. Sở dĩ không để ý, là bởi vì Bàng Đức bốn năm ở Long Giả thành. Y không rõ lắm về quận Võ Uy, chỉ sợ hỏi y cũng không có kết quả gì. Nhưng nếu Bàng Đức nói, Tào Bằng rất muốn biết, y sẽ đề cử ai cho mình: - Lệnh Minh, ngươi nói xem, ai có thể đảm đương. - Huyện Ký Triệu Ngang, Thiên Thủy quận - Triệu Ngang? - Triệu Vĩ Chương và Dương Nghĩa Sơn cùng tuổi, từng làm Khương Đạo Lệnh. Khi Lương Song tạo phản, hai con trai gã bị giết, thê tử Hoàng Dị và con gái Triệu Anh chạy trốn đúng lúc, mới may mắn thoát khỏi. Sau này Lương Song cầu hòa, vì bảo vệ đại cục, Triệu Ngang cuối cùng không tìm Lương Song tính ân oán, chỉ đón vợ con về. Nhưng sau đó, gã không tiếp tục trợ giúp Vi Đoan, vì thế liền từ quan không làm, là người rất có khí tiết. Hơn nữa, gã rất có tài năng, không chỉ tinh thông nội chính mà còn thông hiểu chiến sự. Dương Nghĩa Sơn cảm thấy gã ẩn thế là một điều đáng tiếc, nên mời gã hạ sơn, nhưng đều bị cự tuyệt. Năm trước, Dương Nghĩa Sơn đảm nhiệm chức Thái Thú Hán Dương, vừa muốn hợp lực với Triệu Ngang nhưng không thành công. Nếu công tử có thể mời Triệu Vĩ Chương, thì quận Võ Uy ắt sẽ được đại trị. Ít nhất công tử không cần lo lắng về đại sự của Cô Tang nữa, người này thất ự rất tài hoa, cho nên Đức mới cả gan tiến cử. - Ngươi quen biết Triệu Ngang này? Bàng Đức gãi gãi đầu, hạ giọng nói: - Đức thật ra không hề quen biết, tuy nhiên gã có mối quan hệ với Minh Lượng. Nếu công tử muốn mời gã đến, có thể để Minh Lượng đi mời gã, như vậy Triệu Ngang sẽ không cự tuyệt. Minh Lượng chính là Khương Phố. Triệu Ngang là người Ký Huyện, Khương Phố cũng là người Ky Huyện. Bàng Đức nói hai người đó thân thích, chỉ sợ không đơn giản như vậy. Dương Nghĩa Sơn cũng là người Ký Huyện đó thôi, hơn nữa còn bằng tuổi. Dương Nghĩa Sơn tới mời Triệu Ngang nhưngTriệu Ngang cũng không dời núi, nay để Khương Phó ra mặt mời gã, lại có thể mời được sao? Tào Bằng không rõ, Triệu Ngang là nhân vật nào. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng từng nhắc tới Triệu Ngang, hay đó chỉ là một cái tên thôi. Tam Quốc Diễn Nghĩa nhiều nhân vật như vây, Tào Bằng sao có thể nhớ hết. Tuy nhiên Lương Song tạo phản, hắn cũng nghe nói qua. Phát sinh vào những năm đầu Kiến An, lúc ấy Tào Bằng mới tới Hải Tây. Triệu Ngang trong lịch sử, khi Mã Siêu khởi binh Tây Lương, lập chiến công. Tào Tháo sau này phong hầu cho mười một vị công thần thảo phạt Mã Siêu, Triệu Ngang được phong cao nhất. Năm Kiến An thứ mười tám, Mã Siêu vây chiếm huyện Ký, Thứ sử Lương Châu Vi Khang cũng là con của Thứ sử Lương ChâuVi Đoan muốn đầu hàng, Triệu Ngang kiên quyết không đồng ý. Nhưng Vi Khang không nghe, cuối cùng đã bị Mã Siêu giết chết. Mã Siêu bắt cóc con trai Triệu Ngang, để bắt Triệu Ngang nghe lệnh. Nhưng Triệu Ngang và Lương Khoan (chính là người sau này quy thuận Tào Bằng) kết mưu khởi nghĩa, thảo phạt Mã Siêu, khiến Mã Siêu binh bại, tìm tới Trương Lỗ nương tựa. Thê tử của Mã Siêu, nay chính là Dương Thị, cũng bị Triệu Ngang giết chết vào lúc đó. Năm Kiến An thứ mười chín, Mã Siêu nhận viện binh của Trương Lỗ, tấn công Kỳ Sơn. Lại là Triệu Ngang và thê tử gã là Hoàng Dị thủ vững Kỳ Sơn trong ba mươi ngày với số binh ít ỏi. Tới lúc viện binh Hạ Hầu Uyên tới mới đánh lui được Mã Siêu. Nhưng con trai Triệu Ngang cũng đã bị Mã Siêu chém chết ở Kỳ Sơn. Chiến tích Kỳ Sơn, Triệu Ngang oai dũng anh hùng, khiến Mã Siêu vô công trở về. Chỉ có điều trong sử sách Triệu Ngang không được ghi chép nhiều, nhưng thê tử của gã là Hoàng Dị cũng được liệt vào nhân vật trong “Liệt nữ truyện”. Tào Bằng nghi hoặc nhìn Bàng Đức: - Minh Lượng có thể mời Triệu Ngang rời núi? Bàng Đức mỉm cười: - Triệu Vĩ Chương là người phẩm hạnh tốt. Nhưng lại cực kì tôn trọng thê tử. Lương Song khi tàn sát bừa bãi ở Thiên Thủy, mẫu thân Khương Phố từng cứu sống mẹ con Hoàng Dị lúc chạy loạn, cho nên, Vương Dị đã nhận Khương Phố làm nghĩa tử, cực kì trân trọng y. Nếu phải vì nữ nhân Triệu Vĩ Chương tuổi còn quá nhỏ, nếu không thì rất có khả năng đã gả cho Minh Lượng rồi. - Có việc này sao? Tào Bằng thật không rõ những sự tình trong đó. Trong sách sử cũng không nói đến, Triệu Ngang và Khương Phố lại có quan hệ như vậy. Hắn ngẫm nghĩ một chút, nói: - Lệnh Minh, đi triệu Khương Phố tới.