Tào Tặc

Chương 464

Quận Võ Uy tháng ba cỏ xanh mơn mở, từng đợt gió dịu êm. Đây vốn là một trong những thời tiết đẹp nhất trong năm. Nhưng dưới thành Võ Uy trên bầu trời giống như xuất hiện một làn sương mù che mất vầng thái dương ấm áp, bầu không khí tiêu điều xơ xác dày đặc che phủ. Từ Thứ đứng trên lầu thành. Trong vạn tiễn kia, gió cuốn làm áo choàng màu xanh nhạt bay phần phật. Tay nắm chặt lại kiên định chỉ về phía trước xa xa, bất động trong không trung. Hình ảnh đó thật sự quá đẹp tàn khốc. Cùng lúc đó, vạn tiễn vút lên rồi lao thẳng xuống. Tiễn tam lăng hùng mạnh lực xuyên thấu, căn bản không có trở ngại. Không phải tất cả người Khương Hồ không mặc áo giáp, nhưng rất nhiều người mặc áo giáp vải, sự phòng ngự quá đơn sơ, cản bản không thể ngăn cản được mưa tên đang gào thét lao tới. Tiễn tam lăng sắc bén, xé rách da thịt, đâm thẳng vào trong cơ thể. Một mũi, hai mũi, ba mũi...làm một người trong nháy mắt bị căm đầy tên, bộ dạng vô cùng khủng khiếp. Kỵ binh cả người lẫn ngựa đều ngã xuống, thậm chí ngay cả âm thanh cũng không kịp kêu lên. Mấy trăm kỵ binh Khương Hồ cả người lẫn ngựa đồng thời cùng ngã quỵ, cảnh tượng đó vô cùng hoành tráng. Mưa tên, vẫn liên tiếp rơi xuống. Càng nhiều kỵ binh Khương Hồ ngã vào trong vũng máu. Khác với những mũi tên bình thường, tam lăng tiễn sau khi xuyên vào cơ thể, máu tươi sẽ theo rãnh mau mà chảy ra ngoài, căn bản không thể chữa trị. Rất nhiều kỵ binh Khương Hồ sau khi ngã xuống không chết ngay lập tức, bọn họ hoặc là ngửa mặt lên trời, hoặc là bị chiến mã đè xuống, hoặc là phủ phục trên mặt đất, máu tươi từ cơ thể chảy xuống. Trên bãi cỏ ngoài thành Võ Uy, trong nháy mắt đã bị máu tươi nhuộm thành một màu đỏ sẫm. Việt Cát cũng không ngờ tiễn trận quân Hà Tây lại linh hoạt như thế, sắc bén, hiểm ác như thế. Tam lăng tiễn lực xuyên khác hẳn tiễn lang lưỡi, cùng một lực có thể đánh rơi tiễn lang lưỡi, nhưng đối với tiễn tam lăng mà nói, chỉ có thể đánh lệch phương hướng mà thôi. Mũi tên dài nhỏ kia đâm vào cơ thể, lông vũ trắng dưới ánh mặt trời vô cùng chói mắt. Kỵ quân Khương Hồ càng lúc càng gần. Thấy bọn họ sắp phá tan mưa tên đang bao trùm lấy, chợt nghe trên đầu thành Võ Uy dồn dập tiếng mõ vang lên. Theo sát đó là một đống vật phẩm chi chít từ trên thành bay xuống. Là vại sứ... Vại sứ rơi xuống đất vỡ nát, từ trong bình lăn ra các loại chông sắt hình thù kỳ lạ, cắm xuống đất. Chiến mã đi qua dẫm phải chông sắt kia lập tức hí lên những tiếng thê lương thảm thiết, té ngã xuống đất. Kỵ quân phía trước ngã, kỵ quân phía sau lại không biết xảy ra chuyện gì, thế tấn công khựng lại một chút. Cũng đúng lúc này, trên đầu thành lệnh kỳ lại nổi lên. Tướng lĩnh quân Hà Tây hét to: - Tào Nỏ, bình bắn! Đội cung tiễn thủ vốn là đang ném bắn lập tức chuyển biến thành phương thức bình bắn, một chùm mưa tên bình địa mà bay tới kỵ quân Khương Hồ đang xông tới. Trận tiễn thứ nhất vừa bắn xong, lại lập tức ngồi xổm xuống, đội cung tiễn thủ thứ hai xếp cung bình bắn; rồi sau đó đội cung tiễn thủ thứ ba sắp xếp. Ba hàng cung tiễn thủ này từ đầu tới cuối không có bất cứ di chuyển gì, chỉ đứng yên tại chỗ không ngừng bắn tên. Trong nháy mắt, không đếm được bao nhiêu kỵ quân Khương Hồ đã bị chết bởi mũi tên Tào Công. Mưa tên dày đặc như thế, cho dù là Từ Thứ đứng ở đầu thành quan sát cũng thấy lạnh run người. - Có phải là hơi tàn nhẫn không? Y quay lại hỏi người hầu cận phía sau. - Ừm, cũng khá tàn nhẫn. Y có mười tên Bạch Đà hỗ trợ, chuyên phụ trách bảo vệ Từ Thứ. Những người này cũng đều là những người có kinh nghiệm chiến trận, nhưng bọn họ từ trước tới giờ cũng chưa từng thấy qua mưa tên hung mãnh như vậy. Hoàn toàn không thể xông lên được... Đây cũng là khi Tào Bằng ở Hà Tây huấn luyện quân đã đề xuất lý luận “Bao phủ đường dài”. Hoặc nhiều hoặc ít cũng có chút gần giống với hỏa lực bao trùm hậu thế. Tuy nhiên thời đại này không có vũ khí nóng, cho nên thủ đoạn tốt nhất chính là tăng mạnh uy lực của cung tiễn. Mũi tên Tào Công chính là Tào Bằng đặc biệt thiết kết từ Lý luận “Bao trùm đường dài”. Bao trùm đường dài, yêu cầu cung tiễn thủ phải luân phiên bắn, trong thời gian ngắn nhất liên tục bắn tên trong tay. Và duy trì cùng một khoảng cách với đối thủ, cho nên khi đối thủ thu hẹp cự ly, cung tiễn thủ cần phải học cách bắn tên di động. Đương nhiên, việc này cần phải huấn luyện nghiêm ngặt, không phải trong một lúc là có thể bắn được mục tiêu. Đầu tiên là yên lặng bắn tên, đồng thời dùng phương pháp khác đến tiến hành phụ trợ. Ví dụ như, bắn chông sắt đã trì hoãn được tốc độ tấn công của kỵ quân...Vì thế, Tào Bằng đã cấp cho Hách Chiêu mười ngàn người, đặc biệt huấn luyện cung tiễn thủ. Từ lúc dẹp yên Hà Tây đến bây giờ, suốt thời gian bốn tháng mới huấn luyện ra năm nghìn người, hơn nữa vẫn chưa khiến cho Hách Chiêu hoàn toàn hài lòng. Lúc này đây chinh phạt quận Võ Uy, Tào Bằng đem năm nghìn cung tiễn thủ xuất ra hết. Đơn giản chỉ có huyện Võ Uy mà có hơn ba nghìn người. Vấn đề lớn nhất của Lý luận tiễn trận bao trùm đường dài này chính là mức độ tiêu hao tiễn. Lúc này mới có chút thời gian thôi mà Từ Thứ tính toán sơ lược cũng đã tiêu hao gần hai mươi ngàn mũi tên Tào Công rồi... Mà toàn bộ trong thành Võ Uy thì có năm mươi ngàn mũi tên mà thôi. Nhưng hiệu quả lại vô cùng nổi bật, lực sát thương này cũng vô cùng kinh người. Từ Thứ nhẹ nhàng phe phẩy quạt lông, đột nhiên thở dài: - Nếu đã tàn nhẫn, vậy thì tàn nhẫn thêm một chút đi. Truyền lệnh của ta, sau khi mười lượt tên luân phiên bắn ra, kỵ quân xuất kích! Luân phiên bắn mười đợt, tức là bắn ra toàn bộ ba mươi ngàn mũi tên Tào Công. Nhưng đừng coi thường mười đợt bắn luân phiên này, đối với cung tiễn thủ mà nói, mười đợt bắn luân phiên này chưa đủ để tiêu hao hết khí lực của bọn họ. Năm mươi ngàn mũi tên bắn di, còn bao nhiêu người có thể sống sót ở trước mặt? Vấn đề này, Từ Thứ không cần phải suy xét! Y chỉ biết là, năm mươi ngàn mũi tên này sau khi bắn ra, kỵ binh Khương Hồ trên cơ bản cũng chỉ có một kết cục, là tan vỡ, tan tỡ... - Hỏa cây, chuẩn bị! Đầu thành Võ Uy, lệnh kỳ lay động. - Thả xuống! Lại một đợt bóng đen từ trên đầu thành Võ Uy bay lên trời như châu chấu rơi xuống. Vẫn là vại sứ, tuy nhiên bên ngoài lại bọc một lớp cỏ khô đang cháy, có một tướng lĩnh Khương Hồ đem đập vỡ nát vại sứ, không ngờ trong vại sứ không chỉ có chông sắt mà còn chứa đầy dầu.Vại sứ bị đập vỡ, dầu kia lập tức bùng cháy trong nháy mắt dính vào trên người kỵ quân Khương Hồ này, chông sắt rơi xuông đất, khắp nơi dấy lên ngọn lửa. Chiến mã thất kinh hí lên những tiếng thật dài, lập tức vội vàng hất kỵ binh trên ngựa xuống. Biển lửa, mưa tên... Bên ngoài thị trấn Võ Uy, gần như là khu vực trận Tu La! Thùng thùng thùng! Tiếng trống trận từ đầu thành Võ Uy truyền đến! Hai trăm mặt trống lớn làm bằng da trâu dấy lên. Tuy là tháng ba, gió vẫn có chút lanh, nhưng bốn trăm người đàn ông cường tráng để trần cánh tay, thắt lưng treo trống da trâu, trong tay cầm dùi trống luân phiên đánh trận. Tiếng trống lúc đầu thong thả, vọng thiên đại, thậm chí ngay cả tiếng hò hét ngoài thành kia đều bị bao trùm lấy, khiến người ta cảm thấy da đầu tê dại...Ít nhất, Việt Cát còn cảm giác sởn da tóc, toàn bộ quân trận kỵ quân Khương Hồ đã hoàn toàn rối loạn, ít nhất có ba bốn ngàn người ngã vào chiến trường, tình cảnh thê thảm. Rõ ràng đã thấy huyện Võ Uy nhưng không thể tới gần, lại không thể chạm đến! Cảm giác này, thật sự là muốn chết! Nếu nói kỵ quân Khương Hồ ngay từ đầu còn có thể dựa vào khí thế dũng mãnh để xung phong, nhưng sau đó gần như trong gang tấc lại giống như càng lúc càng cảm thụ được sự mãnh liệt của chân trời, người chết càng lúc càng nhiều, người Khương đã sụp đổ! Lúc tiếng trống trận vang lên, vô số người Khương không hẹn mà cùng ghìm chiến mã, sợ hãi nhìn nhau. Thất bại thảm hại tại bãi Phượng Minh không hẹn cùng hiện lên trong đầu họ. Đối thủ của bọn họ không phải là người Khương của bộ lạc Nhã Đan! Mà là quân Hán từ Hà Tây xuất ra, giết người không chớp mắt... Đột nhiên, tiếng trống trận trở nên dồn dập, giống như tiếng hạ lệnh xung phong làm da đầu Việt Cát càng thêm tê dại, quay đầu ngựa hét lớn: - Trúng kế, chạy mau! Một cơn gió ập đến, cuốn theo Việt Cát ngã vào trong trung quân đại kỳ. Thấy đại kỳ biến mất, người Khương lập tức rối loạn...bỏ chạy! Nhưng, kịp sao? - Tu Hổ Kỵ, theo ta xông lên! Một viên tiểu tướng từ trên sườn núi ngoài thành Võ Uy phóng ngựa như bay xông tới trước mặt. Sau gã là tám trăm thiết kỵ giáp đen theo sát. Đây là kỵ quân, giống như nước lũ màu đen càn quét tới, nháy mắt đã vọt vào trong loạn quân. Mà bên kia cũng là một thiếu niên mặt đen, múa trường kích, phóng ngựa lao ra. Sau lưng y, đại kỳ tung bay, trên đó là bốn chữ “Tiểu Ác Lai ngưu”. Thiếu niên mặt đen kia chính là Ngưu Cương. Tào Chương và Ngưu Cương lĩnh tám trăm thiết kỵ phụng mệnh chờ ở trên gò thành cao bên ngoài. Tu Hổ Kỵ là đội của Tào Chương. Tào Chương được Tào Tháo khen ngợi là hoàng tu nhi, nhưng ở Hà Tây được người ta ca tụng là hoàng tu hổ. Y đối với cha con Hổ Báo kỵ đã ngưỡng mộ từ lâu. Mà Tào Bằng sau khi cải tổ lại Bạch Đà binh khiến cho Tào Chương khâm phục.Vì thế y lấy hoàng tu nhi trở thành tên gọi vệ đội của y là Tu Hổ Kỵ. Về phần cái tên “Tiểu Ác Lai” của Ngưu Cương kia cũng là do Tào Chương đặt. Dù sao Ngưu Cươg là cậu của Điển Vi, gọi là Tiểu Ác lai cũng chưa đủ. Còn việc đám người Điển Mãn có đồng ý hay không, Tào Chương cũng không để tâm tới. Dù sao ta đã gọi như vậy, các ngươi làm gì được nào? Hai thiếu niên như hai mãnh hổ dẫn hai đội kỵ quân vọt tới. Có Khương kỵ phía trước tiến lên ngăn trở, Tào Chương Ngưu Cương cùng múa thương giương kích không chút sợ hãi. Tào Chương thương nhanh ngựa nhanh, lực vô cùng lớn. Sách sử ghi lại, y sinh ra đã có sức mạnh như hổ báo. Hiện giờ lại được luyện võ với Tào Bằng, sau đó lại theo Cam Ninh học hùng bác thuật, đừng thấy y còn trẻ, nhưng sức lực mạnh mẽ, dù là người trưởng thành như Lý Điển cũng không thể sánh bằng. Ngưu Cương lại có cánh tay thần lực. Gã tập võ, không thông minh bằng Tào Chương, cho nên Tào Bằng cũng không dạy chiêu số khéo léo, tất cả đều là những đòn đánh bừa, chiêu pháp lấy lực để thắng đối thủ. Khương kỵ giỏi về cưỡi ngựa bắn cung, nhưng ngựa mà Tào Chương, Ngưu Cương cưỡi đều được trang bị Cao An Song Đăng, với thần khí này, ngựa mà Khương kỵ cưỡi căn bản không thể ngăn trở được. Mà vị tướng mãnh hàng đầu Khương Tây Việt Cát lúc này đã bị dọa cho hoảng sợ, sao còn tâm để mà đấu với Tào Chương, Ngưu Cương, bỏ chạy cũng còn không kịp! - Phạm thiên uy ta, dù chạy xa cũng giết! - Dù xa cũng giết! Tào Chương ở trên ngựa hét lớn, đại thương lay động, giết Khương kỵ máu chảy thành sông. Trận chiến này, ở hậu thế gọi là trận dã chiến. Nó không chỉ có thế nghiền nát, chứng minh lý luận “Bao trù đường dài” của Tào Bằng có tính khả thi, cũng đại diễn cho tư tưởng quân sự của Tào Bằng ngày càng thành thục. Đồng thời, trận dã chiến này cũng đại diện cho con cháu đời thứ hai của họ Tào, chính thức bước lên vũ đài lịch sử. Vốn Tào Bằng Tào Tháo đều thuộc hai thế hệ của họ Tào. Nhưng bởi vì tuổi tác của hai người này cộng thêm danh vọng của Tào Bằng rất cao, thế cho nên đời sau không coi hắn là đời thứ hai của họ Tào, mà đưa hắn lên vị trí đời thứ nhất của họ Tào. Dù sao Tào Bằng là thầy của Tào Chương và Tào Xung, nói hắn là thế hệ thứ nhất cũng đúng. Mà ngay cả Tào Chương đều đang ở thế anh dũng đấu tranh, Tào Phi vừa mới chỉnh đốn hành lý, bừng bừng khí khái rời khỏi thành Ngũ Lộc, hướng về huyện Khâu Trung... Cuối tháng ba năm Kiến An thứ chín, trận chiến Nghiệp Thành chính thức mở màn! *** Lúc này đang là đầu hạ. Thành Cô Tang, gió lạnh hiu hiu. Tào Bằng sau khi ở huyện Hưu Chư chỉnh đốn ngắn ngủi, lĩnh bốn ngàn binh mã đến ngoài thành Cô Tang! Bốn ngàn người! Hắn chỉ dẫn theo bốn ngàn người... Ý tưởng này, không cần nói cũng biết: Trận chiến Cô Tang căn bản không cần hắn phí lực. Bốn ngàn người cũng đủ công hãm thành. Liều lĩnh, quá liều lĩnh! Hoàn toàn không coi Mã Thiết ra gì. Trên thực tế, bất kể là đi lên từ chiến tích hay là từ danh vọng, Mã Thiết cũng không đủ tư cách với Tào Bằng. Nhưng ngươi cũng không cần thiết phải biểu hiện như thế chứ! Mã Thiết tốt xấu gì cũng là thiếu niên có lý tưởng, có khát vọng tràn đầy. Tào Bằng ngươi tuổi cũng chẳng lớn hơn Mã Thiết là bao nhiêu, vậy mà lại khinh thường y như vậy, quả thực là không thể nhẫn nhịn được, không thể chấp nhận được. Mã Thiết nổi giận lôi đình, không nghe Mã Thành can ngăn, lãnh binh xuất chiến. Nếu hắn đã ra khỏi thành mời chiến, Tào Bằng hắn làm Thái Thú Hà Tây, Bắc Trung Lang Tướng hoàn toàn không coi Mã Thiết ra gì, đương nhiên sẽ không từ chối. Tào Bằng lệnh cho Giả Tinh, Vương Song ở trong quân trấn thủ, rồi sau đó dẫn theo ba trăm Bạch Đà binh xông ra khỏi viên môn. Dưới thành Cô Tang, Tào Bằng xoay người nhảy xuống ngựa. Sư Hổ thú Đại Hoàng dường như cũng đã bị cuốn hút, hí lên từng tiếng gầm gào như sư tử rống. Tào Bằng thậm chí còn không mặc giáp trụ. Trên người chỉ mặc chiến bào màu trắng, tay cầm Họa Can Kích, diễu võ dương oai. Ngựa cuồng, người càng cuồng! Dáng người kiêu ngạo oai hùng kia đủ để Mã Thiết nghiến rắng, tức giận xông lên tận đầu. Đây là đấu tướng! Hai bên không hẹn mà cùng lựa chọn đấu tướng. Mã Thiết ở dưới kỳ môn, lạnh lùng nói: - Kẻ nào cùng ta đi lấy mạng chó của tên Tào tặc kia? - Mạt tướng xin nguyện! Mã Thiết còn chưa nói xong, một viên tướng đã phóng ngựa cầm thương lao ra cửa kỳ. Mã Thiết mừng rỡ. Người này tên là Lam Sơn, Thượng tướng Võ Uy, vô cùng dũng mãnh, có nhiều công huân. Lam Sơn phóng ngựa vọt tới trước trận hai quân, đại thương chỉ vào Tào Bằng, lớn tiếng quát: - Có Lam tướng quân ở đây, tiểu tặc còn không mau xuống ngựa chịu trói, nếu không sẽ không giữ được mạng chó nhà ngươi. Lam Sơn là ai? Vẻ mặt Tào Bằng mờ mịt. Giữa các tướng Tây Lương, hắn chỉ biết Bàng Đức, Mã Đại...Đúng rồi, Mã Thiết cũng tạm được, có chút danh tiếng, trong diễn nghĩa thằng nhãi này đã phá vây bảo vệ Mã Đằng, suýt nữa mất mạng vào tay Tào Tháo. Tuy nhiên còn tên Lam Sơn này là ai? Nếu ngươi đã ra, ta cũng không khách khí! Tào Bằng cũng lười nhiều lời với Lam Sơn, hai chân thúc vào hông sư hổ thú. Sư hổ thú hí dài một tiếng, thân dài lao ra như mũi tên rời khỏi dây cung. - Hạng người vô danh mà cũng dám ngông cuồng. Tào Bằng tay cầm kích, hét lớn, Họa Can Kích múa trên không trung tạo ra những mũi nhọn hình cung lạnh lẽo bổ về phía Lam Sơn. (Muốn biết Tào Bằng đấu với Lam Sơn ra sao, và diễn biến tình hình Lương Châu tiếp theo như nào, mời các bạn tiếp tục đón đọc. Những trận đấu giữa anh hùng với anh hùng, anh hùng phục anh hùng, đầy bi tráng hào hùng)