Ta thật không muốn trọng sinh a
Chương 7 : nhìn sắc mặt của bố mày mà làm việc
Dịch: Gia Cát Nô
***
“Mịa nó, mình ăn chán uống chê của người ta, xong rồi đụng phải bố đẻ người ta nữa chứ.”
Về đến nhà, Trấn Hấn Thăng nhịn không được thở dài. Trần Triệu Quân cùng Lương Mỹ Quyên đã đi làm, trong phòng bếp sạch như chùi, không có dấu hiệu nào của việc nấu ăn tại nơi này.
Mẹ mình thật sự là một ác nhân, nói không quan tâm thì nhất định là không quan tâm.
Trần Hán Thăng dự định tắm sơ qua một chút, rồi ngủ một giấc đến trưa. Trước kia, chỉ cần hắn mở mắt ra là công việc đã ập đến. Hiện tại, dựa vào việc trọng sinh, hắn mới có một chút thời gian rãnh rỗi, tất nhiên phải hưởng thụ cho thật tốt.
Hắn ngủ một giấc đến 10h trưa, bất chợt có tiếng chuông điện thoại đánh thức hắn từ trong giấc mộng quay về hiện thực.
Trong giấc mơ, Trần Hán Thăng còn đang ở năm 2019, mở mắt ra là cảm nhận được ngay cái nắng nóng của năm 2002.
“Alo, ai vậy ạ.”
Trần Hán Thăng đi đến cạnh điện thoại, cầm ống nghe lên.
“Là mẹ mày chứ ai.”
Lương Mỹ Quyên không chút khách khí nói ngay: “Trưa nay, gia đình chúng ta qua nhà bà ngoại ăn cơm. Con lên đại học cơ hội gặp nhau càng ngày càng ít, trước khi con đi tranh thủ gặp mặt mọi người một chút.”
“Vâng, con biết rồi.”
Trần Hán Thăng cúp điện thoại, ngồi ngẩn người ra ở cạnh giường, một là để cho tỉnh ngủ, hai là hồi tưởng lại hình dáng của ông bà ngoại.
Nghĩ tới nghĩ lui, Trần Hán Thăng chỉ biết cười khổ: “Tiên sư, sao mình giống nhân vật đoạt xá trong tiểu thuyết vậy, đang tập trung dung nhập ký ức thế nhỉ. Nhưng mà 17 năm trước hay bây giờ vẫn là bản thân mình mà, chuyện quái gì đang sảy ra thế nhỉ?”
….
Nhà ông bà ngoại Trần Hán Thăng ở nông thôn, ông ngoại là một giáo viên tiểu học, còn bà ngoài ở nhà lo chuyện đồng áng, vì gia đình có vài mẫu ruộng. Ông bà nội Trần Hán Thăng qua đời rất sớm, nên hắn dành rất nhiều tình cảm cho ông bà ngoại.
Sau nửa giờ đi xe bus, Trần Hán Thăng đã tới nhà ông bà ngoại. Về sau, nơi này sẽ biến thành một khu vực phát triển, còn bây giờ vẫn còn những hàng cây xanh tỏa ra bóng mát. Xa xa là những cánh đồng lúa mì ngập trong màu vàng óng ả, những cơn gió oi bức của mùa hè thổi qua là cánh đồng lại vang lên những tiếng ‘rì rào’.
“Ông ngoại, bà ngoại cho con xin ít nước uống.”
Giống như mọi lần, Trần Hán Thăng vừa lớn tiếng kêu vừa mở cửa cổng bước vào sân nhà. Bên trong nhà khách đã có không ít người, gồm có gia đình bác cả, gia đình bác hai, gia đình dì hai, mọi người có mặt đông đủ. Cả nhà đang tập trung lại ngồi ăn dưa hấu.
“Xem ai đến kìa, tân sinh viên của chúng ta đây rồi.”
Vợ bác hai vừa cười vừa nói.
Trần Hán Thăng tủm tỉm cười. Gia đình hai bác, cùng dì hai có mấy anh chị đều không có thi đại học. Người khác có thể dùng cái mác ‘sinh viên’ để nói chuyện, còn Trần Hán Thăng thì cố gắng tránh né, ngay cả ngoài mặt cũng không thể hiện ra sự mong chờ với cuộc sống đại học.
Hắn cầm miếng dưa hấu lên ăn từng miếng lớn một, nước dưa hấu chảy ra rớt trên người cũng không để ý. Dì hai nhìn thấy không nhịn được cười: “Chuẩn bị là sinh viên đại học đến nơi rồi, mà tướng ăn vẫn không khác gì Trư Bát Giới.”
Trước mắt mọi người, Trần Hán Thăng ăn liền mấy miếng dưa, lấy tay quệt miệng, ợ một tiếng rõ to, rồi hỏi: “Bà ngoại đâu rồi ạ?”
“Bà ngoại đang ở sân kho sau nhà phơi lúa.” Ông ngoại vừa cho sợi thuốc lá vào tẩu vừa trả lời.
Thời tiết nóng như vậy, bà ngoại thật bướng bỉnh. Trần Hán Thăng thở dài, đứng lên nói: “Cháu đi xem một chút.”
“Cháu đi làm gì?”
Bác hai nói: “Chúng ta gọi rồi nhưng không được, không phơi xong đống lúa kia, bà không yên tâm trở về đâu.”
“Đó là cháu không đi, biết đâu bà ngoại lại nghe lời cháu hơn thì sao!”
Trần Hán Thăng cười hì hì nói, rồi từ dưới đất nhặt một cái mũ rơm đội lên đầu, cũng không để ý đến mùi mô hôi hay bùn đất bám trên đó. Hắn lao ra ngoài nắng hướng sân kho đi tới.
Trong phòng một hồi yên tĩnh, ông ngoại gõ tàn thuốc từ trong tẩu ra ‘ cộp cộp’, chậm rãi nói chuyện: “Tính cách này của con trai lão Tam, đi đâu cũng được người ta yêu quý, lại còn là sinh viên đại học nữa, về sau con đường phát triển sẽ rất rộng rãi.”
Lương Mỹ Quyên là người con thứ 3 trong gia đình. Bác gái cả cùng Lương Mỹ Quyên có quan hệ chị dâu em chồng, bĩu môi nói: “Điểm thành tích có tốt cũng chỉ là học vẹt, là lý thuyết suông mà thôi.”
Ông ngoại cười cười, tiếp tục gõ tàn thuốc không bình luận thêm gì nữa.
Ông là một giáo viên, đánh giá một học sinh không phải là nhìn chằm chằm vào mặt điểm số. Trần Hán Thăng từ nhỏ đến lớn làm việc đều lộ ra sự trưởng thành cùng rộng rãi, pha thêm một chút bưởng bỉnh.
Đây không phải là loại người chỉ cắm đầu vào học.
Sân kho chính là chỗ đất trống, rộng rãi nhất trong thôn, phục vụ cho việc chế biến và phơi lương thực. Bà ngoại Trần Hán Thăng là người có thể hình tương đối nhỏ, nên rất dễ nhận ra trong nhóm người đang làm nơi đây.
“Bà ngoại.” Trần Hán Thăng gọi rất to.
Lão thái thái nghe được âm thanh quen thuộc, từ từ ngẩng đầu lên, quả nhiên là cháu ngoại của mình.
“Ai u, cháu đến khi nào vậy?”
Bà để chổi xuống đi tới bên cạnh nắm lấy tay Trần Hán Thăng, lớn tiếng giới thiệu cho mọi người trong sân: “Đây là cháu ngoại lớn nhà chúng tôi, chuẩn bị lên Kiến Nghiệp học đại học rồi đấy!”
Sinh viên tại nông thôn thuộc loại động vật quý hiếm, cho nên mọi người xung quanh dừng tất cả công việc lại nhìn chằm chằm về phía Trần Hán Thăng.
“Đây là con nhà lão tam nha, con mắt cái mũi không lệch đi đâu được.”
“Mới không gặp một thời gian, mà giờ đã chuẩn bị thành sinh viên rồi.”
“Đẹp trai y hệt hồi bé.”
….
Người dân ở quê khen người thường trực tiếp như vậy đó. Trần Hán Thăng nhận hết, còn cùng người quen cười nói: “Thím khen cháu đẹp trai như vậy, hay thím giới thiệu tiểu Ngọc tỷ cho cháu đi.”
Vừa vặn tiểu Ngọc tỷ cũng đang đứng trong sân, chị ta ‘xí’ một tiếng rồi nói: “Con gái chị mày sắp được 3 tuổi rồi. Sớm biết như vậy, tại sao không nói dì Ba đi nhà chúng ta cầu hôn.”
Người trong thôn không ít thì nhiều vẫn dính chút quan hệ thân thích trong đó. Lương Mỹ Quyên là con thứ ba, cho nên con cháu đều gọi là ‘Dì Ba’, Trần Hán Thăng cười đáp: “Vậy cũng chưa hẳn là quá muộn, em chỉ cần chờ con Tiểu Ngọc tỷ lớn lên là được mà.”
“Có mà nhất nhà ngươi.”
Tiểu Ngọc tỷ là người có bộ dáng hơi mập, đang giơ tay lên gõ Trần Hán Thăng một cái. Trêu đùa một hồi, làm cho những thôn dân xung quanh, trên mặt ai nấy cũng cười thật tươi. Làm nông vui nhất là thời điểm này, mọi người dừng lại nghỉ ngơi trong chốc lát, nói chuyện trêu đùa lẫn nhau, xua tan cái mệt nhọc của công việc.
Lúc này, Trần Hán Thăng mới nói chuyện với bà ngoại: “Bà về nhà nghỉ ngơi đi, ngoài trời nóng lắm.”
Bà ngoại lắc đầu: “Cái này không được, đã phơi xong đâu mà về.”
Trần Hán Thăng không khuyên nữa, cầm những dụng cụ đang ở trên tay bà ngoại nói: “Vậy bà đứng chỗ mát nghỉ ngơi chút đi, để con làm cho.”
“Con làm sao biết làm công việc này, về nhà xem tivi đi.”
Bà ngoại một phần là không yên lòng, còn chín phần là xót thằng cháu trai của mình.
“Haizz, sao bà có thể bưởng bỉnh như vậy được chứ!”
Trần Hán Thăng nghĩ thầm trong lòng, sau đó đeo bao tay vào ra sân bắt đầu phơi thóc. Trần Hán Thăng không phải là một người ẻo lả, cũng không phải là một học sinh không biết làm cái gì. Trước kia, Trần Triệu Quân thường xuyên đề nghị Trần Hán Thăng về quê giúp đỡ công việc cho ông bà.
Bà ngoại nhìn Trần Hán Thăng có vẻ biết làm, mà khuyên mấy lần cũng không được, thế nên quyết định đi tới gốc cây hóng mát. Nửa giờ sau, Trần Hán Thăng cũng đã làm xong, toàn thân trên dưới ướt đẫm, gỡ xuống chiếc mũ rơm cũng bị ánh sáng mặt trời chiếu vào làm cho nóng ran.
Xong việc, hai bà cháu trở về, thì thấy vợ chồng Trần Triệu Quân cùng Lương Mỹ Quyên đã đến. Nhìn thấy cậu con trai quý tử của mình trong bộ dáng nhếch nhác, Lương Mỹ Quyên đau lòng, đưa tới một chậu nước mát: “Rửa mặt đi, đến lúc cháy da cũng đừng có mà khóc.”
Lão Trần đứng bên không thèm để ý, tay phe phẩy cái quạt, còn mồm thì tủm tỉm cười: “Con trai đen một chút nhìn mới khỏe khoắn.”
Nhà đông người, ăn cơm cũng thật vui vẻ. Mọi người quây quần nói đều là chuyện nhà. Khi cơm nước đã xong xuôi, bà ngoại gọi Trần Hán Thăng xuống bếp, từ trong túi lấy ra một tấm vải lụa, mở ra lấy mười đồng 100 tệ đưa cho Trần Hán Thăng.
“Bà làm gì vậy?”
“Xuỵt.”
Bà ngoại nhìn một chút lên nhà khách rồi nói: “Đừng để mọi người trên nhà nghe thấy, con mang số tiền này lên Kiến Nghiệp mua chút đồ ăn.”
“Bố mẹ con đưa tiền con còn không lấy, con lấy của bà làm gì!”
Trần Hán Thăng vẫy vậy cánh tay muốn ra ngoài.
Bà ngoại kéo lại không cho đi, Trần Hán Thăng hết cách, chỉ có thể rút ra một tờ tượng trưng bỏ vào trong túi: “Con lấy 100 là được rồi, con cảm ơn.”
Trần Hán Thăng cũng không có cầm không số tiền ấy, mà tranh thủ mấy ngày trước khi đi nhập học ở lại quê trợ giúp ông bà làm việc.
Ngày mùng 1 tháng 9 là ngày đăng ký nhập học, tại cổng bến xe Cảng Thành, Vương Tử Bác chờ mãi mới thấy cái mặt của thằng bạn thân xuất hiện, thằng này lập tức phàn nàn nói: “Mấy ngày nay sao không liên lạc được với mày, hay đi đánh quả lẻ nào không muốn tao đi cùng.”
Nhưng khi nhìn rõ dáng vẻ của Trần Hán Thăng, con chó Vương Tử Bác này lại cố tình cười trên nỗi đau của người khác: “Mày làm sao mà lại đen hơn cả tao thế này?"
“Cười cái shit ấy, mày chú ý nhìn sắc mặt của bố mày mà làm việc.”
Trần Hán Thăng mắng một câu, rồi tiến về phía xe khách ‘Cảng Thành - Kiến Nghiệp’.
Truyện khác cùng thể loại
139 chương
5 chương
58 chương
16 chương
125 chương
183 chương
2180 chương