Ta Không Phải Vịt Con Xấu Xí
Chương 64 : Thuật biện luận có ba điểm
Vỗ tay như sấm, rầm rầm vang cả phòng học.
Thật ra đại đa số học sinh cũng không hiểu Tần Mạt nói cái gì, dù sao khi nàng nói chuyện, người thất thần cũng rất nhiều. Hơn nữa mới học sinh lớp 10 cũng chưa đến trình độ vừa nghe đã hiểu… cho nên các học sinh phản ứng như thế, phần lớn là vì Tần Mạt xuất khẩu thành thơ mà sợ hãi.
Vì Tần Mạt nói lời này, đọc nhấn từng chữ rõ ràng, lưu loát trôi chảy, hoàn toàn nói về điểm mấu chốt, nhiều học sinh trung học trong mắt, làm sao có thể đạt đến trình độ cao thủ này. Có những học sinh bị thầy giáo gọi đọc bài thì lắp bắp, giọng điệu thì tẻ ngắt, nhưng khi Tần Mạt trình bày và phân tích, lại rất có hứng thú, như tiếng chuông khánh, giao thoa khẽ kêu.
Giọng nói không lớn, nhưng trong lúc nói lại êm tai thong thả. Giống như gió thổi ngoài cửa sổ hay là ồn ào trong lớp học, hoặc vô số ánh mắt nghi ngờ, đều không thể làm nàng dao động mảy may. Lời nói và khí độ thì thế, hơn nữa giọng Tần Mạt trời sinh mềm nhẹ, thanh như vận âm luật, nàng đứng cạnh cửa sổ đơn giản như thế, lại cao đẹp như bước ra từ trong thi c
Về phần dung mạo bình thường của nàng, ngược lại với ánh mặt trời ngoài cửa sổ, đều thành mơ hồ nhẹ nhàng trong mắt mọi người.
Thật ra những người đi học trong nước xưa và nay, dạy ngâm vịnh, cũng chính là học luật thơ. Dù là thi từ ca phú, hay là câu đối nhạc phủ, cổ nhân ngâm gần với vịnh, tụng gần với xướng, đạo ngâm tụng, đó là một vẻ đẹp cực hạn của truyền bá văn hóa.
Người thời nay đọc sách, mười thì hết chín đã chẳng biết ngâm tụng là gì, tiếng ngâm tụng gần như đã thất truyền. Các học sinh bình thường khi đi học được gọi là “Học sinh hổng” , hay “văn nghệ hổng”, hay là “kháng chiến hổng”, càng học thì càng loạn, hiểu không ra hiểu, diễn ý cũng không ra diễn ý.
Chân chính ngâm vịnh, có thể dùng tiếng nói diễn đạt tình cảm. Các lão tiên sinh vòng tay qua sách, vừa rung đùi đắc ý, lại nổi lên các làn điệu lên xuống, trầm ngâm đọc sách cũng là niềm vui. Trong lòng có kinh thi, người càng chính trực.
Tần Mạt đương nhiên hiểu đạo ngâm vịnh, đó là phải ngâm vịnh đúng lúc, nàng trình bày và phân tích lý lẽ, cũng khác với việc vận luật trong thơ văn. Ngôn ngữ đẹp như thế, nghe vào tai nhiều học sinh trung học không biết ngâm vịnh là gì, tự nhiên thật là động lòng người.
Liên Lư Hoa Ba bị rung động, có lẽ ông chưa từng nghĩ đến, trong học sinh của ông, có người có thể cho ông một "niềm vui" như thế!
Tiếng vỗ tay ngừng lại, Tần Mạt đảo mắt, lại không nhanh không chậm giảng thuật về đạo nghịch chuyển của nàng: "Nhưng hôm nay chúng ta thảo luận, không phải như thế nào là nghịch chuyển, mà là yếu tố nghịch chuyển. Ngược dòng nguồn gốc của nghịch chuyển, chỉ có một chuyện xưa ‘Chúc Chi Võ thôi Tần sư’, em có thể nhìn ra ba điểm trong đó.”
Tần Mạt nói ra, tiếng vỗ tay rải rác lập tức ngừng hẳn. Một lần này, mọi người đều tập trung tinh thần nghe nàng biện luận.
Căn bản Tần Mạt không quan tâm có người chú ý hay không, chỉ để ý đến tiết tấu mà mình nói ra quan điểm.
“Một là lý trí. Lý trí không phải chỉ là tỉnh táo, còn bao gồm gan dạ sáng suốt, và suy nghĩ đến lợi thế trước tiên. Một trận chiến sự này, đề cập đến ba quốc gia. Mũi tiến công chủ chốt là Tấn quốc, Tần quốc được Tấn mời đến cùng tham gia đánh chiếm. Trong điều này, sức mạnh của Tần quốc đã rõ ràng, nhưng Tần bá lại đồng ý cho Chúc Chi Võ cơ hội du thuyết[46]. Điều này chứng tỏ, khi đánh cờ trong chiến trận, giữa hai phe chính là lý trí.
Em kết luận là, ở một thế cục thế này ở trước mặt, nếu như đối thủ có đủ lý trí, thì ta có thể căn cứ vào lý trí này, suy đoán suy nghĩ của đối thủ, do đó tìm được thắng lợi. Nhưng mà, giả sử Tần bá lại là một vị vua bảo thủ, hoặc giả sử bản thân ông lại kiêu ngạo tự đại, vậy thì Chúc Chi Võ sao có thể dùng lý trí mà phỏng đoán phản ứng của Tần bá?
Tần bá có cho ông cơ hội du thuyết hay không? Dù Tần bá có đồng ý nghe ông nói chuyện, lại có thể bị ông thuyết phục không? Điểm này, cũng giống bisố ở trước. Nhân tố này không xác định, vì phải dựa vào gan dạ sáng suốt để khắc phục, thứ hai cũng là để chỉ ra cho những người đời sau. Phản ứng và tính tình của đối phương là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến kết quả ván cờ, nếu mà cả hai đều lý trí, kết quả sự tình càng có thể đạt được ở mức tối ưu.
Cho nên, lý trí, thường giúp người ta tối ưu hóa nước cờ.
Thứ hai là lợi ích. Mục đích cuối cùng của kẻ xâm lược là gì? Đó là kiếm lợi. Ích lợi, là suy tính hàng đầu của Tần bá, cũng là mấu chốt để Chúc Chi Võ khuyên Tần rút quân. Tuy ông không trực tiếp hứa hẹn lợi ích cho Tần bá, nhưng ông phân tích lợi thiệt của kết quả cuộc chiến này. Nhưng ông đã nói: ‘Phu Tấn, người có mệt mỏi không? Đông chiếm xong Trịnh, sẽ lại muốn chiếm tây, giả sử mất Tần, há chẳng buồn thay?’
Thiên hạ này cũng chỉ lớn như thế, mỗi vị vua đều muốn chiếm phần lớn ích lợi trong đó, vi thế, tất nhiên phải đặt lợi ích ở trên. Tần quốc cạnh Tấn quốc, nếu như giúp nước láng giềng lớn mạnh hơn, chẳng lẽ lại đặt bên cạnh mình một mãnh hổ?
Mà nếu đánh Trịnh quốc ở xa, thứ nhất chiến xa và binh lính tất nhiên đều mỏi mệt, thứ hai là đường đi không thông, lệnh vua khó đạt, đánh xa cũng không thể mang lại lợi ích cho Tần quốc. Mà Trịnh Quốc lẫn Tần quốc đều liền Tấn quốc, nếu Trịnh mất nước, chỉ có Tấn quốc là lớn mạnh, lúc ấy, Tần quốc cũng nguy hiểm.
Cho nên Tần bá đã bị Chúc Chi Võ thuyết phục, chẳng những lui binh, còn hợp tác với Trịnh quốc, tạo thành liên minh. Từ đây có thể nhận ra, trong mỗi quốc gia, ích lợi mãi mãi được ưu tiên. Với mỗi vị vua mà nói, nếu như không thể nhìn rõ lợi ích với quốc gia của mình, vậy thì quốc gia của ông ta sẽ không còn xa bờ diệt vong nữa.
Đúng như vậy, Tần quốc giao kết nước xa, tấn công nước gần, cuối cùng diệt sáu nước, thống nhất bờ cõi.
Thứ ba là danh dự. Người cũng không chỉ có lý trí thuần túy, mà cũng sống chung với hình ảnh tốt xấu, có ảnh hưởng đến phán đoán của con người. Ví dụ như Chúc Chi Võ, ông có gan ban đêm ra ngoài thành, âm thầm thăm dò Tần bá, khí thế gan dạ sáng suốt này, trong mắt mọi người, dù là Tần bá cũng không thể không thán phục, cho nên, vì sao ông lại không gặp Chúc Chi Võ chứ? Đương nhiên là muốn gặp rồi!
Mà người Tấn Hầu này, Chúc Chi Võ đã nói như vầy với Tần bá: ‘Quân thường vi tấn quân tứ hĩ, hứa quân tiêu, hà, triêu tể nhi tịch thiết bản yên.’[47]
Chúc Chi Võ đã nói vậy, trên thực tế, Tấn Hầu cũng đã như thế. Tần bá từng có ơn với hắn, hắn cũng từng hứa hẹn sẽ cắt hai thành để trả, nhưng khi Tấn Hầu thoát nạn thì đảo mắt đã ném hứa hẹn sang một bên, thay đổi lời nói, bèo bọt nuốt lời. Dưới tình huống như vậy, Tần bá chẳng lẽ còn có thể trông cậy vào sau khi Tấn Hầu lớn mạnh sao, nghĩ về ân tình, không tấn công Tần quốc của ông?
Ba điểm này, đã hình thành mấu chốt của nghịch chuyển.
Lý trí, ích lợi, danh dự, dù trong tình huống nào, cũng ảnh hưởng đến cảán cờ.”
Tần Mạt cười nhạt, nhìn Lư Hoa Ba khẽ gật đầu: "Thầy à, em nói xong rồi."
Lư Hoa Ba sợ run trong khoảnh khắc, mới phun ra hai chữ: "Mời ngồi."
Cả phòng học, nhất thời lặng ngắt như tờ, kim rơi cũng có thể nghe thấy.
Truyện khác cùng thể loại
79 chương
166 chương
240 chương
70 chương