Soán Đường
Chương 4
Lý Kiến Quốc lúc trọng sinh cũng có sự nghiệp thành công.
Đường đường là quản lý công trường tỉnh lỵ, làm chủ việc sản xuất nông nghiệp, tính tình của hắn lại chịu khó, có thể thích nghi với mọi tình cảnh.
Mà hắn ngoài lúc làm việc còn rất thích xem sách, đã đọc thuộc lòng bộ Tư Trì thông giám.
Dùng đồng làm gương, có thể chỉnh y quan, dùng người ra giám, có thể biết được cái được cái mất, dùng sử làm gương, có thể biết hưng thay.
Những điều này đã khiến Lý Kiến Quốc vượt qua được mọi chông gai.
Năm đó rất nhiều đồng bạn của hắn vì tranh giành mà đã bị thân danh bại liệt, mà hắn thủy chung vẫn đứng vững, bốn mươi tuổi đã trở thành quản lý thị trưởng, có thể nói là tiền đồ rộng lớn. Ai có thể ngờ được, lúc hắn đang có tiền đồ rộng mở lại gặp chuyện tao ngộ như vậy.
Suy nghĩ một lúc, Lý Kiến Quốc cảm thấy đầu óc ông ông một hồi, cảm giác rất mệt mỏi.
Nếu như nói tinh thần của hắn có được sự thành thục của người bốn mươi tuổi thì cơ thể này vẫn chỉ là một hài nhi mà thôi.
Nghĩ tới những điều mà Trịnh Đại Sĩ nói một hồi, Lý Kiến Quốc liền cảm thấy mỏi mệt.
Về sau lời nói của Trịnh Thế An với Trịnh Đại Sĩ Lý Kiến Quốc càng ngày càng không nghe rõ, một lần nữa chìm vào trong một tương, trước lúc ngủ hắn lờ mờ nghĩ tới một chuyện.
Bệ hạ trong lời của Ninh Trường Chân hẳn là Tùy Đế Dương Kiên rồi.
Vậy cha đẻ của mình là người thế nào, tại sao lại bị Dương Kiên phái đi đuổi giết, chỉ sợ không hề đơn giản.
Họ Lý?
Nhưng không biết, đến tột cùng là họ Lý nào?
Đoàn xe tiếp tục đi, con đường cũng không bằng phẳng, liên tiếp gặp rung xóc.
Có người nói, hài tử vừa sinh ra cũng không khác gì heo, ăn no rồi nằm ngủ, ngủ rồi lại ăn.
Lý Kiến Quốc đại khái cũng rơi vào tình trạng này.
Bất quá hắn ngủ không được quá lâu, khi tỉnh lại đã mơ màng thấy người ta nói chuyện với nhau.
- Mẹ, Cáp công công liệu có tìm chúng ta không?
Người nói chuyện hẳn là tiểu hài nhi tên Đóa Đóa kia.
Hóa ra sau khi mình ngủ đã được đưa tới bên người của Từ mẫu. Xem ra Trịnh Đại Sĩ đã muốn mang mình đi.
Nhưng sau khi bị mang đi, vạn nhất Ngôn Hổ quay trở lại thì phải làm thế nào?
Lý Kiến Quốc ngay từ đầu cũng không quá để ý tới sự đối thoại giữa mẹ con Từ mẫu, hắn chỉ lo lắng cho tương lai của mình.
Nhưng câu trả lời của Từ mẫu lại gây nên sự chú ý của hắn.
- Đóa Đóa, về sau con cần phải nhớ kỹ, sau khi tới Huỳnh Dương ngàn vạn lần không thể nói chuyện trước kia của chúng ta, càng không nói đến chuyện của Cáp tổng quản.
- Mẹ, Đóa Đóa nhớ kỹ, Đóa Đóa chỉ lo cho Cáp công công bọn họ....
- Cáp tổng quản tạm thời không cần chúng ta lo lắng, bọn họ võ nghệ cao cường, đã gần đạt tới cảnh giới tông sư, khó có người có thể ngăn bọn họ lại.
Hơn nữa bên cạnh ông có nhiều hảo thủ, đặc biệt là đám người Hạ Nhược Bật, còn ai có thể làm khó được ông ta.
Sau khi ổn định sóng gió ,Cáp tổng quản sẽ tìm tới chúng ta, nhưng trước đó con cũng không được lười biếng, nếu không sẽ làm cho Cáp tổng quản vô cùng thất vọng.
- Mẹ, Đóa Đóa nhất định sẽ không lười biếng.
Lý Kiến Quốc trong lòng liền cảm thấy kinh hãi, những người này đúng là không thể nhìn bằng vẻ bề ngoài, không ngờ cái xe nhỏ này cũng là nơi ngoạ hổ tàng long.
Cáp công công, Cáp tổng quản.
Đây là một xưng hô vô cùng thú vị.
Nhưng khiến cho Lý Kiến Quốc giật mình chính là cái tên Hạ Nhược Bật.
Trong lịch sử, đích thật có một người tên là Hạ Nhược Bật, chính là khai quốc nguyên lão thời nhà Tùy, thủ hạ trọng thần của Tùy đế Dương Kiên. Tư trì thông giám nhà Tùy, thừa tướng Cao Dĩnh từng bình rằng: Ở trong triều thần, người có tài cán không ai qua được Hạ Nhược Bật. Ý nói rằng, cả văn võ triều đình nhà Tùy, năng lực không ai qua được Hạ Nhược Bật.
Phải biết rằng, nhà Tùy sau khi khai quốc, danh thần đại tướng vô số, mà Hạ Nhược Bật lại được coi trọng như vậy, có thể thấy được hắn ghê gớm thế nào.
Nếu như vậy chỉ sợ lai lịch của mẹ con Từ mẫu không hề đơn giản.
Lý Kiến Quốc đang nghĩ ngợi đột nhiên nghe Đóa Đóa nói:
- Mẹ, nhìn đi, tiểu hài nhi bị vứt bỏ đã tỉnh lại.
Tiểu hài nhi bị vứt bỏ chính là Lý Kiến Quốc, Lý Kiến Quốc sau khi khôi phục tinh thần lại chỉ thấy Đóa Đóa đang cầm một con dao găm sáng loáng đùa nghịch trước vạt áo, mắt mang sát cơ, thật là dọa người.
Tiểu nữ hài này muốn giết ta?
Lý Kiến Quốc càng thêm hoảng sợ.
Vừa vặn Từ Mẫu cũng đi qua, hắn do dự một lúc rồi oa oa khóc lên.
- Đóa Đóa, không được làm xằng bậy, còn không đem Lục châu cất kỹ đi.
Từ mẫu vội ôm lấy Lý Kiến Quốc mà bắt đầu khẽ nói:
- Oa nhi này thật là mệnh khổ... Hơn nữa hài tử này thì hiểu gì, chắc là đói bụng rồi.
Nói xong, Từ mẫu cởi lồng ngực, lộ ra bầu vú trắng nón, đút vào miệng của Lý Kiến Quốc.
Trong vòng một đêm đã ăn hết hai bụng sữa.
Đối với một người bốn mươi tuổi như Lý Kiến Quốc thật là bất đắc dĩ.
Lục châu chính là thanh chủy thủ mà Đóa Đóa cầm trong tay.
Nàng thu thanh chủy thủ lại, còn đang muốn mơ miệng thì một đứa con nít trong chiếc xe khác bị tiếng khóc của Lý Kiến Quốc đánh thức cũng khóc ré lên.
- Mẹ hắn cũng tỉnh lại.
Đóa Đóa còn chưa dứt lời thì ngoài cửa sổ đã có người hỏi:
- Từ mẫu, tiểu công tử đã tỉnh rồi sao?
- Chắc là đói bụng, để ta chiếu cố.
Lý Kiến Quốc còn tưởng rằng Từ mẫu là mẹ của hài tử kia, nghe bà nói như vậy thì ra là không phải. Từ mẫu đem Lý Kiến Quốc buông ra, khẽ ôm lấy đầu hài tử kia mà bắt đầu cho nó ăn sữa.
Đóa Đóa phủ phục bên trên đùi của Từ mẫu, nhõng nhẽo nói:
- Mẹ con cũng muốn một chút.
Từ mẫu sắc mặt trắng nhợt không nói gì, Lý Kiến Quốc có thể nhìn thấy ở khóe mắt của nàng hiện ra một vẻ đau buồn.
Hai mẹ con này tuyệt đối không tầm thường.
------------------
Trịnh Đại Sĩ tới Tị Thủy Quan thì dừng xe lại hai ngày.
Tị Thủy Quan hay còn gọi là Tố Thành Cao, ngoài ra nó còn có một tên khác chính là Hổ Lao Quan.
Tương truyền, Tay Chu mục vương đã từng đem mãnh hổ nuôi nhốt ở nơi này cho nên mới có tên gọi là Hổ lao. Hổ Lao quan, là giao thoa với sông hoàng hà và rừng núi, yếu địa ở Lạc Châu và Hà Bắc.
Sau khi dừng lại Tị Thủy Quan hai ngày, Lý Kiến Quốc hầu như đều được Trịnh Thế An ôm lấy.
Cũng vì nguyên nhân này mà Lý Kiến Quốc cũng biết đại khái rằn, lai lịch của Trịnh Đại Sĩ cũng không hề tầm thường. Trịnh Đại Sĩ chính là một chi trong bảy chi của Huỳnh Dương Trịnh Thị truyền xuống. Sau khi biết được, Lý Kiến Quốc giật mình không thôi.
Đương nhiên Huỳnh Dương đời sau với Huỳnh Dương đời trước hoàn toàn bất đồng.
Huỳnh Dương đời sau chỉ là một cổ trấn, tên là Cổ Huỳnh trấn, nhưng Huỳnh Dương Trịnh Thị thì Lý Kiến Quốc từng nghe qua kỳ danh.
Lúc lịch sử phân chia, ở thời kỳ Tùy Đường được gọi là thời cổ kỳ.
Mà thời cổ kỳ, ngoại trừ vô số chiến loạn còn nổi tiếng với chế độ môn phiệt.
Chế độ môn phiệt hình thành ở thời Đông Hán, thịnh hành ở thời Lưỡng Tấn nam bắc triều, sau thời Hán vũ đế, thế nhân tôn trọng nho hoạc, quan liêu dùng kinh mà lập nghiệp, bọn họ thu đồ dạy học, môn sinh khắp thiên hạ, hình thành một loại lực lượng xã hội.
Đặc biệt sau này tuyển quan nhìn gia thế là chính.
Thời đó thế gia vọng tộc lũng đoạn quan liêu, đồng thời còn kết thông gia với nhau, hình thành nên một giai tầng thống trị, Huỳnh Dương trịnh thị chính là một thành viên trọng yếu ở giai tầng này.
Tương truyền, tổ tiên Trịnh thị được thụ phong tại nước Trịnh nên mang họ Trịnh.
Theo thời thượng cổ, rất khó có thể xác nhận, nhưng Huỳnh Dương Trịnh Thị quật khởi thời Tây Hán, nhân tài lớp lớp xuất hiện.
Sau đó Trịnh thị chia làm nam bắc hai tông, bắc tông thì ở Huỳnh Dương.
Vào thời kỳ nhà Tùy, Trịnh thị vô cùng nổi tiếng, đặc biệt là Trịnh Dịch từng trợ giúp Dương Kiên cướp ngôi.
Lý Kiến Quốc thầm kinh hãi, chẳng lẽ mình sau khi trùng sinh đã trở thành một thành viên của Trịnh thị?
Truyện khác cùng thể loại
1287 chương
263 chương
29 chương
19 chương
1205 chương
34 chương
645 chương