Sao đen

Chương 7 : Bạch kim

Bạch Kim là một cô gái hồn nhiên và xinh đẹp. Thi tú tài phần một xong, cô bỏ học và cũng chẳng cần phải làm gì. Cô chỉ việc đánh đàn, vẽ, đọc tiểu thuyết, rong chơi và kén chồng. Riêng cái chuyện tiếp bạn bè cũng đã làm cô thiếu thời gian rồi. Khi vợ chồng tôi xuất hiện trong ngôi nhà này, Bạch Kim đối xử với chúng tôi rất nhiệt tình. Cô sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi ngay cả những khi chúng tôi chưa yêu cầu. Tấm lòng của cô còn cởi mở và chân thành hơn cả chị dâu tôi. Tuy cùng ở trong lột khu nhà, nhưng không mấy khi tôi đến buồng riêng của cô. Tôi biết căn buồng của cô không phải luôn luôn đóng kín trước những người đàn ông, nhưng tôi vẫn có phần giữ ý. Một bữa cô nói với tôi ở buồng ăn: - Anh Nghĩa có thích tiểu thuyết không? Em có một bộ tuyệt vời, anh có muốn đọc em cho mượn. - Tôi cũng thích, nhưng bận học quá, sợ không đủ thì giờ để đọc. - Đọc cái này cũng giúp cho vốn Pháp văn của anh giàu thêm chứ có thiệt gì đâu. - Quyển gì? Có dễ đọc không Kim? - Autallt en emporte le vent1 (Tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió của nhà văn Mỹ Margaret Mitchell). Đoạn nào khó anh hỏi, nhà này thiếu gì tự điển sống. Kim vui vẻ rủ tôi lên phòng cô. Không phải cô ở một căn buồng mà là hai căn thông nhau. Buồng ngoài có kê một đàn dương cầm, một giá sách lớn. Trên mặt lò sưởi giả có đặt những pho tượng đồng đen nhỏ tạc những nhân vật thần thoại của Ấn Độ, Miến Điện. Trên tường treo nhiều bức họa và một tấm thảm lớn. Có một bộ bàn ghế cho học trò bằng gỗ gụ đen bóng. Kim mời tôi ngồi, chúng tôi vẫn đứng ngắm nghía những bức tranh. - Anh thích tranh lắm à? Đây là tác phẩm của Nguyễn Gia Trí. Bức tranh này ông vẽ năm 1936 hồi em chưa ra đời. Ba mua để treo ở phòng khách. Hồi ở Hà Nội có người trả mười lăm ngàn để làm quà biếu Cao ủy De Jean, nhưng ba không bán. Còn đây là bức sơn mài của Lê Phổ, ba mới mua của một người bạn thân trước khi đi Sài Gòn. Chỉ có mấy con cá vàng thôi mà hai mươi ngàn đấy. Số tiền ấy đủ mua một cái Sim ca 8. Mua xong ba còn biếu thêm ông bạn một két Cognac nữa. Tấn thảm này dệt theo bức tranh Fatata te Miti, còn gọi là những người đàn bà Tahiti tắm của Goguin mua ở Saint - Denis trong chuyến du lịch sang Pháp năng 1952. Còn đây là tranh cóp-pi bức Vệ nữ soi gương của Titian. Khi qua Rome em cứ đòi ba mua một bức nguyên bản thời Phục hưng. Em ngốc quá. Những bức tranh loại đó rất đắt đã đành, mà dù mình có đủ tiền cũng không mua nổi. Để bảo vệ di sản văn hóa của mình, Chính phủ Ý cấm bán những kiệt tác của các danh họa cổ điển ra nước ngoài khi chưa được phép của Nhà nước. Thế là ba đành phải mua nhột bức tranh sao lại. Rẻ thôi, nhưng những người không sành khó mà phân biệt được với tranh thật. Anh thấy đấy, cả những vết rạn trên tranh họ cũng làm giả được... Mấy bức tượng kia em mua ở Canquytta, khi máy bay hạ cánh nghỉ dọc đường. Còn bức này - (cô chỉ cho tôi một bức thuốc nước vẽ chùa Trấn Quốc) là của họa sĩ Bạch Kim ! - Giỏi lắm ! Kim có năng khiếu hội họa đấy, sao không học vẽ? Mắt cô sáng lên, long lanh một niềm vui. - Em cũng đã có đi học vẽ... nhưng em không thể chịu được cái giờ a-na-tô-mi, không thể ngồi hàng tiếng trước những người đàn ông hay đàn bà khỏa thân - Kim cười - Em không ngượng đâu. Em cũng có thể ngồi như thế cho mọi người vẽ, nhưng ngồi cũng phải có tâm hồn. Còn như chỉ phơi bày ra như một cái xác chết trống rỗng thì thật ghê tởm. Không thể có một bức tranh đẹp được, không thể có nghệ thuật được. Thế là em bỏ luôn. - Thật đáng tiếc. - Anh Nghĩa có thích âm nhạc không? - Có thích... nhưng ít hiểu biết quá! Cô ngồi vào ghế và mở nắp đàn: - Hãy nghe đây, anh lính Việt Minh! Cô bắt đầu dạo bản Tiến quân ca. Đôi bàn tay cô lướt trên phím đàn như vũ bão. Ôi, tôi chưa bao giờ xúc động như vậy. Ngay giữa Thành phố Sài Gòn mà cái âm thanh thiêng liêng và quen thuộc đó bỗng vang lên mãnh liệt như muốn đập vỡ nhưng ô cửa kính để tràn ra vườn cây đầy hoa và ánh nắng, tràn ra đường phố đông vui. Nó bất chấp tất cả. Bất chấp cảnh sát, bất chấp Lại Văn Sang, Giám đốc công an đô thành, bất chấp cả Ngô Đình Diệm... Bản nhạc kết thúc, cô ngồi im lặng, bàn tay từ từ hạ xuống cặp đùi, đầu cô hơi cúi xuống. Một phút sau cô quay lại nhìn tôi: - Anh hiểu rồi chứ? Tôi vỗ tay: - Hoan hô! Tôi hiểu. Bản nhạc này tôi đã thuộc lòng đã nghe hàng ngàn lần nhưng chưa bao giờ tôi xúc động như lần này... Có lẽ vì âm thanh ấy đã bay lên từ đôi bàn tay xinh đẹp của Bạch Kim. - Anh quá khen em đấy thôi anh lính Việt Minh ạ. Âm nhạc chứ không phải do hai bàn tay. Tâm hồn chứ không phải là nghệ thuật. - Ai dạy cô đấy? - Anh chứ còn ai nữa! Cô nhìn tôi cười rất hóm hỉnh làm cho tôi phải giật mình. Có lẽ tôi đã bộc lộ nguyên hình con người thật của tôi. Tôi đã vô tình rời khỏi màn - kịch lớn lúc nào để cho người con gái thông minh này nắm bắt được. - Anh không dám nhận là thày giáo của em à? Dũng khí của người chiến sĩ để đâu rồi?... Nói chính xác ra là em học âm nhạc qua đài miền Bắc. Hôm anh mới về, nghe anh nói về người lính của Chi Lăng, của Đống Đa, Bạch Đằng, của Điện Biên Phủ, em rất cảm động. Ngay đêm hôm đó, em viết thêm vào đoạn phối âm cho thích hợp với pi-a- nô. Em định bụng sẽ đàn cho anh nghe, tặng anh để anh đồng cảm với tiếng đàn của lòng em. Nhiều lần em cứ muốn mời anh chị lên chơi nhưng em lại ngần ngại. Em là một con bé tự do, mẹ mất sớm, không ai rèn cặp cho cách xử thế ý tứ, em sợ chị Dung không thông cảm nổi. Nhưng em vẫn hy vọng là một ngày nào đó, chúng ta sẽ là bạn tốt của nhau. - Xin cảm ơn Bạch Kim về quà tặng bữa nay. Thực tình chúng tôi chưa hiểu hết Kim và có thể Kim cũng chưa hiểu hết chúng tôi. Dung của tôi cũng rất yêu tự do. Cô đã từ bỏ tất cả, bất chấp tất cả để theo đuổi tiếng gọi của trái tim. Chúng tôi tin ở nhau. Chúng tôi là một. - Em sống không thiếu thốn một chút gì, nhưng vẫn cảm thấy cô đơn. anh cả em đã trở thành công dân nước Pháp và chẳng bao giờ còn trở lại quê hương. Anh chị Ân thì suốt ngày bận rộn với thời cuộc, với kinh doanh và chính trị, với những tham vọng tẻ nhạt và vô nghĩa. Chỉ có ba là đôi lúc còn chú ý đến em, nhưng ba già rồi. - Chắc là bác còn mắc bận công chuyện kinh doanh. - Không, từ khi lúc mẹ mất, ba em ít chú ý đến làm giàu. Mọi việc đều giao cho chị Lệ Ngọc. Ba chỉ trông vào lợi tức ngân hàng để sống. Mười năm trước đây còn khỏe, ba cũng sống phóng đãng với vài người đàn bà, nhưng không lấy ai. Bây giờ thì chỉ mạt chược suốt ngày. Hết thời rồi. Ba em đang bước chậm chạp tới nghĩa địa... Câu nói của Kim trở nên buồn buồn như khúc nhạc tang lễ. - Tôi trông bác vẫn tráng kiện làm. - Cũng đã là kết thúc. Con người đã phải từ bỏ lui hoạt động, vùi đầu vào nhưng trò tiêu sầu tẻ nhạt để giết thời gian thì cũng tức là bước vào cõi chết. Ôi chắc anh chẳng biết thời trai trẻ của ba em đâu. Tuy không phải là một con người hùng, nhưng ông cũng xứng đáng được gọi là một người đàn ông tuyệt vời. Rất năng động và hiểu biết, khôn ngoan và thực dụng. Biết bao nhiêu đổi thủ trong kinh doanh đã phải ngã gục và thán phục ba em. - Trước năm 1945 bác cũng về quê tôi. Bác trèo cây hái quả, bắn chim và câu cá đều giỏi. - Đấy chỉ là những chuyện vặt. Ba là người chứa đầy những triết lý trái ngược, chứa đầy những mâu thuẫn. Nhưng trong hành động thì mâu thuẫn nào cũng bị ông san bằng, triết lý nào cũng phải phục tùng lợi ích của ông. Nếu không nó chẳng có ý nghĩa gì hết. - Kim nói tôi thực khó hiểu. - Chẳng hạn một chuyện nhỏ thế này thôi: Khi những người thợ làm ren đòi tăng lương, ba kì kèo với họ từng đồng xu nhỏ. Ba biết rõ cảnh nheo nhóc túng thiến của họ. Ông sẵn sàng bỏ vào quỹ cứu tế một số tiền gấp năm lần tiền tăng hương để chia cho chính những người thợ ấy. Ba giải thích là cũng vẫn một đồng tiền, nhưng một đằng là nhân đạo, một đằng là pháp lý. Tăng lương là thừa nhận mình thiếu tiền của họ. Cứu tế là buộc họ chấp nhận sự ban ơn của mình. Tăng lương là cố định ở mặt bằng mới sẽ bền vững theo năm tháng, là nền tảng cho một cuộc leo thang đòi tăng lương mới. Còn cứu tế là nhất thời và nó tô thắm uy tín của người chủ. Hay như ba biết kháng chiến là anh hùng như ba thường nói, nhưng ai làm thì xin cứ việc. Riêng phần mình, ba không chấp nhận sự hy sinh. Cái kiểu nói của anh ở buổi gặp mặt đầu tiên là rất hợp với ba. Anh coi thắng trận Điện Biên Phủ là vinh quang của anh và anh từ bỏ Cộng sản khi lợi ích anh bị tổn thương thế là anh thức thời, anh khôn ngoan, anh thông nịnh. Nhưng dù sao thì anh cũng chưa bằng được cái móng tay của ba đâu. Giả sử như biết Pháp ngày mai thua, hôm nay cộng tác với Pháp có lợi, ba vẫn cộng tác. Mai ba sẽ tìm cách tuột khỏi bàn tay trừng phạt của Việt Minh cho chơi. Nói như vậy chứ ba không phải là người mạo hiểm. Bao giờ ba cũng tìm cho mình một khoảng cách an toàn bền vững. Khó mà nói được ba là một người tốt hay xấu, người nhân đạo hay tàn ác. Một người keo kiệt hay hào phóng. Nhưng chắc chắn ông là một người làm chủ được những quy luật phức tạp nhất, là một người khôn ngoan. - Ở nhà ta thì ai giống được ông cụ nhiều nhất? - Không ai giống được đến một nửa. Nhưng giống ba nhất có lẽ là em. Thật đấy, anh cười cái gì. May mà em chỉ giống được một nửa. Giống hoàn toàn thì chán lắm. Em cũng phải có cái riêng của em nữa chứ phải không anh? - Đúng như vậy, nhưng cái tỉ lệ Kim đưa ra thì thật mơ hồ. - Thí dụ em và ba đều thích tranh, bỏ tiền ra mua không hề tiếc. Nhưng em thì chú trọng đến vẻ đẹp, còn ba thì chú ý đến sự sang trọng và giá cả. Ba biết Cộng sản, Quốc gia đúng sai thế nào là một chuyện, còn ba cộng tác với ai thì còn tùy. Còn em, một khi biết ai đúng ai sai thì dù chết em cũng theo người đúng. - Như thế thì không gọi là Kim giống ba một nửa mà phải nói rằng Kim giống những cái tốt đẹp của ông cụ. - Anh lại khen em rồi. Có thể em còn giống cả cái xấu của ông cụ mà em chưa biết là xấu hoặc chưa kể được ra với anh thôi. Chúng tôi nói chuyện với nhau khá lâu. Tôi cảm thấy sự chân thực của cô bé và có nhiều điều cô làm tôi ngạc nhiên và thú vị. Sau khi đưa quyển "Cuốn theo chiều gió" cho tôi, cô còn dặn lại: - Anh chị cần gì đến em thì cứ bảo. Thỉnh thoảng mời anh chị lên chơi cho em bớt vắng vẻ nhé. Em coi anh chị cũng như anh Ân chị Ngọc em thôi. Có khi chúng mình nó chuyện với nhau lại hợp hơn đấy. Tiến sĩ luật khoa của chúng ta không thể nghe được Tiến quân ca đâu! - Kim củng nên xuống chỗ bọn tôi tôn. Kim đến với chúng tôi có khi còn thuận lợi hơn nhiều. Chắc chắn chúng ta sẽ là bạn tốt của nhau. Tôi đã tường thuật lại toàn bộ cuộc chuyện trò cho Dung nghe. Chúng tôi đều có một ý nghĩ tốt về cô gái đó. Ngay dù tính cảnh giác nghề nghiệp của chúng tôi luôn luôn phải lật đi lật lại vấn đề thì trong trường hợp này, chúng tôi cũng xếp cô vào loại tiến bộ nhất ở nhà này. Dung nhắc tôi: - Anh cũng phải luôn luôn gần gụi cô ấy. Mình phải để ý đến bạn bè của Kim nữa. Trong tầng lớp cô ấy giao du có rất nhiều kẻ xấu. Đừng để chúng cướp mất của mình cô bé đáng yêu ấy. Từ đấy hai chúng tôi năng đến thăm Kim và cô cũng thường lui tới căn phòng của chúng tôi hơn. Có thể thái độ vui vẻ của tôi làm cho chị Dung hiểu lầm chăng, nên đôi lúc chị cũng hay trêu tôi. (Tất nhiên là những lúc vắng vẻ chỉ có hai đứa). Đùa vui thì cũng là chuyện thường tình, nhưng nếu để Dung nghĩ rằng tôi thấy mất tự do vì Dung thì thật là tệ hại. Lời thanh minh của tôi thật khó mà sáng tỏ. Tôi không thể nói rõ tình yêu của tôi ra đối với Dung vì chị đã có chồng. Nhưng đó là một tình yêu có thật. Tôi kiềm chế nó, nhưng tôi cũng "dung túng" nó, "nâng niu" nó và "thả nổi" nó! Tôi âm thầm giữ gìn nó dù trong lý trí tôi hiếu nó chỉ là mối tình một phía, mộc ảo vọng êm dịu. Nó bền vững trong tôi như niềm tin của một tín đồ tôn giáo vào đức tối linh của họ, mặc dù đó chỉ là một điều không tưởng. Bản chất tôi là một người kém giao du. Khi tôi xác định được mục đích học tập tôi rất tập trung sức lực vào bài vở. Tôi trường học đến khuya và rất ít bỏ phí thời gian. Tôi từ chối mọi trò chơi vô bổ. Toán học đối với tôi cũng là một niềm vui, một trò giải trí. Mỗi con số đều mang một màu sắc riêng và nó biến đổi như ảo thuật trước mát tôi. Mới nửa năm quay lại "nghiên bút", tôi đã vượt lên nhiều bạn bè. Mục tiên của tôi là phải thi đỗ tú tài phần một trong năm nay, nếu không tuổi sẽ muộn và tôi sẽ lỡ thời cơ để làm nhưng công việc lớn hơn. Dung rất thương tôi. Chị chăm lo cho tôi mọi thứ. Có bữa thấy tôi làm việc khuya quá, Dung rón rén ra đứng sau lưng tôi. Tôi cảm thấy đôi bàn tay nhè nhẹ đặt lên vai mình. Tôi bỏ bút xuống, tìm đến đôi tay Dung, tôi quay mặt lại và tôi nhận được một nụ cười, một ánh mát mà tôi tin đó là cái nhìn của một tình yêu có thật. Tim tôi đập mạnh, tôi áp má vào đôi bàn tay Dung. - Chịu khó học cho vợ con nhờ! - Dung thì thào vào tai tôi. - Dung nhắc lại đi! Mình thích nghe câu đó lắm. Dung cười và lảng sang chuyện khác: - Đi ngủ đi anh! Anh học quá sức sinh bệnh thì còn khổ hơn là thi trượt. Tất cả em đều trông cậy vào anh đấy! Tôi phải chấp hành nghiêm chỉnh ý kiến của người chỉ huy. Mặc dù quan hệ giữa chúng tôi lâu nay rất gia đình, nhưng tôi vẫn luôn luôn ý thức mình còn là chiến sĩ của Dung. Sự chăm chỉ của tôi đã trở thành nổi tiếng trong gia đình ông Cự Phách. Cô Kim cũng phải phục tôi. - Anh là ông thánh sống trong địa ngục hay là con qủy ở trên thiên đường? Anh chẳng có gì ăn nhập với nhà này cả. Mọi người thì lúc nào cũng lo tiếp khách, xoa mạt chược, hòa nhạc, nhà hát, vũ trường, kermesse, week-end, còn anh thì chỉ thấy vùi đầu vào mấy cái công thức nát óc và chán ngấy! - Tôi là một người kiên định cho mục đích của mình. Khi đã có cái đích thì tôi cắm cổ đi một mạch cho tới nơi. - Cuộc đời của chúng ta thật ngắn ngủi anh ạ Trời phật chỉ cho chúng ta có sáu bảy chục năm. Chúng ta ngủ mất hơn hai mươi năm, hai mươi năm dành cho nhưng trò trẻ con ngu ngốc. Chỉ có hai mươi năm ta sống cho ta, hai mươi năm đó là đáng sống thôi. - Với tôi, sống có mục đích là sống hạnh phúc. Tôi còn thấy thực sự vui thú khi phải vật lộn với những con số và định luật. - Nhưng đàn ông thì phải biết lái xe, phải biết cưỡi ngựa, biết khiêu vũ nữa. - Nhưng tôi làm gì có xe, có ngựa mà cần phải biết. Còn vũ trường thì không bao giờ mở cửa cho anh học trò nghèo. - Xin mời anh đi với em. Em dạy anh lái xe. Em chỉ kèm chị Dung có vài trăm cây số mà bây giờ chị sắp có thể thi lấy bằng rồi đấy. Anh phải đi Đà Lạt với cả nhà một tuần. Ta sẽ thuê ngựa tập cưỡi. Còn vũ trường thì em chưa muốn rủ anh. Nhưng trước tiên anh phải học khiêu vũ. Anh hãy tham gia những vũ hội gia đình trước, sau đó anh chị có thể đến mọi nơi mình muốn. - Cảm ơn Kim. - Em hỏi thực anh điều này nhé - Kim cười. - Chị Dung có hay ghen không? Đàn bà mà... chắc là có, dù nhiều hay ít. Nhưng không sao. Tôi nói lại câu chuyện đó với Dung. Rồi một hôm Dung thì thầm với Kim: - Ông chồng mình hiền lành quá, đúng là một thư sinh, Kim hãy giúp cho anh ấy trở thành một chàng trai của thời đại. Mình không ghen đâu! Hai người ôm nhau quay một vòng và cười rũ. Một sáng chủ nhật Kim đến rủ bọn tôi đi Cáp1 (Vũng Tàu). Dung cáo có chuyện đặc biệt nhưng lại đẩy bằng được tôi đi với Kim. Chị nói riêng với tôi: - Đi với Kim anh sẽ có nhiều bạn và sẽ có lợi cho công việc sau này. Tôi nhiễn cưỡng ra đi, nhưng khi ngồi lên xe thì tôi lại lấy được một niềm hứng khởi nồng nhiệt. Tôi phải tận dụng thời gian và tôi biết rằng bộ mặt miễn cưỡng của thình là lạc lõng. Chiếc Sim ca màu xanh ra khỏi ga ra đã tăng tốc độ lao vun vút. Trên đường đi Biên Hòa, Kim cho xe lao với tốc độ tám mươi ki-lô-mét một giờ. Mái tóc cô trung bay cuộn lên quanh khuôn mặt hồng hào lúc nào cũng in một nụ cười tinh nghịch. Cô nổi còi và vượt nhiều xe. Mỗi lần bỏ một chiếc xe lại đằng sau, Kim lại ngoái nhìn nó luộc cách thách thức. Đường đi Vũng Tàu ngày chủ nhật rất đông. Những chiếc Ford V8, Renault, Citroen, Chambord, Peugeot bóng loáng lao như tên. Thấy xe Kim vượt lên, bọn con trai bị kích động ghê gớm. Họ bắt đầu tàng tốc độ và thế là một cuộc đua ô tô vô tình xảy ra. Mặt Kim bắt đầu căng thẳng. Cô đăm đăm nhìn về phía trước. Xe cô bay trên mặt đường và tôi có ý nghĩ là chỉ một sơ xuất nhỏ của tay lái cũng đủ làm cho chúng tôi tan nát. Nhưng Kim điều khiển rất chính xác. Xe của Kim mới nên cơ cấu máy móc còn rất bền vững và ổn định. Chỉ có một chiếc xe Jép vượt lên khỏi và biến mất ở con đường vòng. Lúc đó Kim mới cho xe dừng lại bên đường gần lối rẽ vào thị xã Bà Rịa. Cô đứng đếm lần lượt những chiếc xe tụt hậu chạy qua với một cái nhìn kiêu ngạo. - Bây giờ đến lượt anh đấy. - Tôi đã biết lái đâu. - Tập mà. Em hướng dẫn anh.- Anh ngồi vào vòng lái đi. - Chân trái là côn, chân phải ga và phanh. Đây là số và phanh tay bổ trợ. Ta phải bắt đầu từ nổ máy. Anh mở khóa xăng, khóa điện đi... thế... đề ma-rê. Thế, cho ga lên một chút đừng vào côn vội. Thế... Không sợ, có em ngồi bên rồi... Làm lại từ đầu. Kim rất hài lòng vì tôi không phải là anh học trò dốt và nhát. Sự phối hợp chân tay chưa tốt làm cho xe bị gằn. Tôi cho nhẹ ga để thần kinh quen dần với những phản xạ mới mẻ. Bây giờ thì đến hàng loạt xe khác vượt lên nhìn chúng tôi với vẻ mặt chế nhạo. - Kệ chúng nó. Ai cũng phải qua những bước chập chững đầu tiên - Kim cổ vũ tôi. Tôi vật lộn với chiếc xe một tiếng đồng hồ và cảm thấy hứng thú thật sự. Nhưng bãi tắm đã kích thích cô giáo của tôi. Kim đưa xe vào bãi đỗ và chúng tôi chuẩn bị thay quần áo. Kim che những tấm màn kính xe lại. Một cuộc lột xác nhanh chóng. Khi cô trong xe bước ra, tôi mới ý thức được sức mạnh của Kim. Cô đẹp trong một cơ thể khỏe mạnh cân đối của một nhà thể thao, một vẻ đẹp đầy quyền lực ngay cả đối với những chàng trai kiêu hãnh. Chiếc áo tắm với những mảng mầu đối lập và kích động làm cho cô nổi bật trong đám những người đi tắm. Tôi theo cô với một dáng điệu vụng về đến nỗi cô phải khoác - tay như dìu tôi đi. Nhưng xuống nước thì tôi bỗng nhiên trở thành kẻ mạnh. Tôi bơi rất khỏe, bơi tự do không ra một kiểu cách nào cả, nhưng tôi cứ vượt những con sóng lao tít ra xa bỏ mặc Kim một mình. Lúc sau cô phải hét lên tôi mới bơi vòng lại. Sau này tôi mới thấy ngượng nghịu về cái pha độc diễn vô duyên của mình. Tôi đã bỏ mặc cô gái xinh đẹp một mình trên bãi tắm. Nhưng cô không chút bực mình mà lại còn tỏ ra tự hào về anh học trò lái xe của mình. - Em sợ quá. Anh mà bị nước cuốn mất thì em biết lấy gì đền chị Dung? - Tôi khó có thể bị chết vì nước cũng như Kim không thể dễ dàng chết vì ô tô. Lúc nãy cô phóng làm cho tôi tối mắt, nhưng tôi vẫn tin vào tay lái của Kim. - Em sẽ dạy anh lái xe thật tốt, còn bây giờ anh phải dạy em bơi nhé. Bằng lòng không? - Xin sẵn sàng. Cô cũng đã biết bơi chứ không đến nỗi phải đỡ cô (thật đáng tiếc!). Tôi đứng ra một chỗ xa làm tiêu và khuyến khích cô bơi lại. Trong khi cô bơi, tôi cứ lùi dần làm cho cô mệt lử phải kêu lên tôi mới chịu đứng lại đỡ lấy cô. Kim bám lấy tôi, mặt tái nhợt vì mệt. Cô thở mạnh, trái tim rung lên lan truyền sang tôi một lực cộng hưởng. Tim tôi cũng đập dồn dập. Chỉ một vài phút cô lại hồi sức, khuôn mặt lại hồng lên như trái đào chín. Chúng tôi đùa với nước rồi lên ăn uống. Chị Dung đã nhét vào túi tôi một số tiền. Tôi gọi người hầu bàn ra thanh toán thì Kim kéo tay tôi lại. - Anh học trò ngoan ơi, đây không phải là công việc của anh. - Như vậy tôi sẽ không được tập làm người đàn ông mẫu mực - Tôi cười. - Anh để dành chuyện đó cho một cô gái khác. Còn em, em làm nhiệm vụ thay chị Dung. Em phải trông nom anh như trông nom cậu học trò nhỏ! Chúng tôi mải vui với bãi biển đến bốn giờ chiều mới tính chuyện về. Kim lại nhường tôi ngồi vào trước vòng lái. Tôi đã quen hơn và rõ ràng là tôi đã tự điều khiển được tay lái, không cần thêm bàn tay thứ ba. Tuy vậy, để bảo hiểm Kim vẫn ngồi sát bên tôi. Nhưng khi đổi lại tay lái cho Kim thì xe sinh chuyện. Kim khởi động mãi mà xe không nổ. Cả Kim và tôi đều không biết chữa. Cô chỉ thuộc một điều khi xe chết thì xem lại điện và xăng. Nhưng cụ thể phải làm những việc gì thì cô chịu. Chúng tôi mở nắp máy dò dẫm toát mồ hôi mà tình thế vẫn không thay đổi. Ở đoạn này không có tiệm sửa. Nhiều chiếc xe khác vượt qua chúng tôi nhưng không tiện nhờ họ. Trời gần tối, một chiếc xe Jeep vượt lên đỗ trước chúng tôi. - Xin chào, xe các bạn làm sao, có cần giúp đỡ không? - Xe chúng tôi không nổ mà chưa tìm ra nguyên nhân. Chúng tôi mong có sự giúp đỡ - Kim thất vọng nói với anh ta. Anh ta nhìn vào máy, lấy chiếc vặn vít loay hoay sửa cái gì đó. - Cô khởi động đi. Kim mở khóa điện, đề-ma-rê. Xe nổ. Anh ta mỉm cười vất chiếc vặn vít cho tôi. Kim nhảy xuống bắt tay anh ta. - Cảm ơn ông nhiều. Không có ông, chúng tôi chẳng biết làm gì. - Mauvais contac1 (Tiếp điện kém) chuyện vặt thôi! - Nếu có thể xin ông cho biết quý danh. - Trung úy Hoàng Quý Nhân. Rất hân hạnh. Chúng tôi là Bạch Kim và Quang Nghĩa. - Nếu tôi không lầm thì sáng nay cô Kim phóng nhanh như mộc tay đua. - Dạ tôi lái không tồi, nhưng sửa thì rất kém. - Thế thì chưa đủ. Người lái xe giỏi là phải biết chữa giỏi. Tôi sẽ hộ tống các bạn về tận nhà đề phòng có một sự trục trặc nếu các bạn bằng lòng. - Rất cảm ơn. Nếu có thể xin mời trung úy lại dùng bữa tối vời chúng tôi. - Tôi chỉ nhận một nửa lời mời. Một nửa xin hẹn khi khác. Chúng tôi về đến nhà đã tám giờ tối. Viên trung úy bắt tay chúng tôi chứ không vào nhà. Anh ta hẹn đến thăm trong một dịp khác. Thấy chúng tôi về, cả nhà thở phào nhẹ nhõm. Ông Cự Phách nói: - Tôi đoán là xe pan mà. Bạch Kim không mấy khi sai hẹn. - Xe mới thế mà vào tay em đã có chuyện! - Chị Lệ Ngọc phàn nàn. - Có lẽ chỉ lỏng một cái dây điện nào đó. Bọn em chẳng biết sửa nên cứ lúng túng mãi. Viên trong úy chỉ chạm tay vào là máy lại tốt ngay. Tôi nhận ra một thoáng buồn trên nét mặt chị Dung. Tôi thấy như mình có lỗi. Lẽ ra khi về tôi mua một chút quá cho chị. Dung chăm sóc tôi hết lòng mà tôi thì vụng về quá. Tôi biết Dung không đòi hỏi những thứ đó, nhưng một tình cảm ân cần đối với chị chắc cũng rất quan trọng. - Anh về muộn, em chờ anh mãi. Ruột như lửa đốt. - Sao, có gì đáng lo đâu Dung? - Kim lái tốt, nhưng em sợ cô ấy hơi mạo hiểm. Tình hình an ninh quanh Sài Gòn cũng rất xấu. Có chuyện gì em biết làm thế nào. Với em, anh là tất cả. - Đã lo thế mà sáng nay cứ xui "người ta" đi? - Tôi nói dỗi. - Xui thì vẫn xui, mà lo thì vẫn lo. Đó là một cái mâu thuẫn là chẳng bao giờ anh hiểu nổi. Mắt Dung bỗng nhiên đẫm nước. Tôi ngồi xuống bên chị, lấy khăn thấm nước mắt cho Dung. Cả hai cùng im lặng. Tôi cứ phải suy nghĩ mãi về những gì xảy ra tối hôm đó. Phải chăng đó là ánh sáng của một tình yêu có thật? Màn kịch của nhiệm vụ đã gắn cuộc đời chúng tôi với nhau rồi chăng? Tôi có thể hiểu được mình nhưng không thể đoán được những gì xảy ra trong tâm hồn chị. Với tôi, Dung vừa là một bí ẩn dày đặc, vừa là một tấm lòng chân thực sáng trong. Tôi phải chờ đợi và tôi luôn luôn tin ở sự kiên nhẫn của mình.