Sao đen
Chương 25 : Cô hầu phòng cư xá overnight
Lili không biết cha mẹ là ai, ông bà cô bác, quê quán ở đâu. Hình ảnh thời thơ ấu chỉ còn sót lại trong ký ức mờ nhạt của cô những vườn dừa, lá xuồng nhỏ, chiếc cầlt khỉ cheo leo qua dòng kinh, những bông trang, bông súng sáng lên như ngọn nến trong bầu nước xanh thẫm. Mạnh mẽ hơn là những tiếng nổ, biển lửa sôi réo tràn vào thôn ấp và hình hài người mẹ bê bết máu nằm bất động bên bầu nước.
Đứa bé hai tuổi được ném lên chiếc xe hồng thập tự nhà binh Pháp đưa về đồn Tân Mai. Khi biết không còn ai là thân nhân trong số người bị bắt, con nhỏ được đưa vào trại mồ côi Gia Định và sau đó là trường của hội từ thiện Thánh Đa-minh. Ở đây hàng trăm trẻ mồ côi được nuôi dạy đến tuổi trưởng thành.
Năm mười sáu tuổi, cô gái có dáng người cân đối chắc lẳn. Cặp mắt ướt như mắt ngựa với hàng mi dài và cong. Hàng lông mày đen và rậm, cặp môi đỏ mọng, hơi dày. Cái mũi thanh tú rất ăn với khuôn mặt trái xoan ửng hồng mỗi khi cười nói. Lili có vẻ đẹp nổi bật trong đám bạn bè nên người ưa cũng nhiều, kẻ ghét cũng lắm. Chúng đặt thêm cái đuôi vào tên cô bé. Lili lặng lẽ, vì cô ít nói. Lili lầm lì, vì cô bé có sức chịu đựng dồn nén những cảm xúc. Lili liều lĩnh, vì cô biết che giấu lòng căm giận rồi bất ngờ lao vào kẻ thù, mạnh mẽ quyết liệt như một trái nổ. Lili lẳng lơ, vì cô có cái nhìn long lanh, đắm đuối ướp đẫm dục vọng. Còn Lili lừa lọc, Lili lêu lổng thì hình như chỉ cốt để cho cùng vần hoặc đơn thuần để bôi nhọ mà thôi.
Lili chuẩn bị bước vào đời thì được cơ quan an ninh quốc gia đến tận trường tuyển lựa đi đào tạo một lớp điệp viên sơ cấp. Đúng ra nó mới chỉ là một lớp vỡ lòng trong ngành tình báo. Nội dung chỉ có mấy chủ đề. Tiến công thì có dò xét, nghe ngóng, ăn cắp, mua chuộc, mật báo... Phòng ngự thì có ngụy trang, đóng kịch, đánh lạc hướng, tung tin vịt, v.v. Sau hai năm Lili nhận được chứng chỉ tốt nghiệp và được điều về làm việc dưới quyền một người được gọi tên là ông Năm Oăn. Năm Oăn là ông "số dách", ông trùm, ông sếp, ông số một "Number-one" - Một con người đẹp trai, lịch thiệp, mặc thường phục. Lili nhận việc của Năm Oăn không phải ở văn phòng mà lúc thì ở tiệm ăn, khi ở vườn hoa, ở rạp hát hoặc ở một tư thất mà ông Năm Oán bố trí.
Lili vẫn nhớ cái ngày đầu tiên bước vào nghề. Ông Năm dịu dàng nói:
- Em sẽ vào làm việc ở cư xá Overnight. Nơi đây dành riêng cho sĩ quan và viên chức Hoa Kỳ. Công việc của em là hầu phòng. Em sẽ lãnh lương như mọi người ở khách sạn, nhưng đồng thời em cung lãnh khoản lương thứ hai ở sở cảnh sát thành phố, nhưng được chuyển qua ngân hàng Tín Doanh. Những món tiền thưởng cho mỗi chiến công tôi sẽ trao tay cho em.
- Dạ, xin cảm ơn ông.
- Nhiệm vụ của em là thuộc mặt tất cả những người làm trong cư xá, những người có mặt thường nhật và những người có mặt định kỳ. Dần dần em phải nắm được nguồn gốc gia đình của họ. Em quan sát hành động hàng ngày, nghe chuyện trò giữa họ với nhau, nhất là những thứ họ đem theo vào đem ra khỏi cư xá, liệu đó có thể là chất nổ, chất cháy, chất độc hay súng đạn... không. Gần đây Vixi tăng cường đánh vào các điểm cư trú của người Mỹ, cư xá Overnight cũng đã có lần bị đánh bom. Em có trách nhiệm vô hiệu hóa những âm mưu này. Có kẻ nào muốn mua chuộc em em cứ nhận lời, dĩ nhiên là phải khéo léo. Thấy điều gì khẩn cấp em gọi điện cho tôi.
- Dạ.
- Em cũng có một việc nữa là phải theo dõi những người Mỹ và cả một số người ngoại quốc. Em phải chụp ảnh tất cả những người Việt đến gặp họ bất cứ người đó là ai. Đôi khi em còn có nhiệm vụ đặt máy nghe, chụp tài liệu hồ sơ của họ nếu tôi giao. Tại sao ta lại phải làm như vậy? Hoa Kỳ là bạn ta nhưng cũng có vài người trong bọn họ chống lại cuộc chiến tranh mà chính phủ họ giúp ta. Vì vậy ta phải biết để đề phòng. Nhưng việc này là tế nhì và tuyệt mật. Làm tốt em sẽ được tiền thưởng. Em tiết lộ bí mật cho người khác thì em phải chịu tội trước quân luật.
- Dạ.
Trong suốt thời gian Lili làm chỉ điểm không có vụ nổ nào ở cư xá Overnight. Lili chỉ mật báo hai nhân viên có hành động khả nghi. Đó là một tay đầu bếp và một ả giặt đồ dơ. Năm Oăn nhận báo cáo với vẻ mặt thờ ơ. Ông ta mỉm cười, không khen cũng không chê. Nhưng Lili đã chụp ảnh được rất nhiều người, thậm chí còn ghi được cả địa chỉ, tên tuổi của họ nữa. Bốn mươi ba lần Lili đặt máy ghi âm. Hai mươi tám lần chụp các giấy tờ cả người ngoại quốc mà cô ta không hiểu nội dung những thứ đó. Ông Năm Oăn khen ngợi và bao giờ lời khen cũng kèm tiền thưởng.
Làm trong cư xá đầy bọn sĩ quan, Lili cố giữ mình. Nhưng dần dần đô-la cũng quyến rũ được cô bé. Lúc đầu chỉ là những giờ xoa bóp cho nhưng cơ thể đầy lông lá, cuồn cuộn bắp thịt của bọn võ quan. Rồi sau đó Lili cũng liều ngậm thuốc để bán mình. Lili cố kiềm chế nhưng dục vọng cứ níu kéo cô xuống cái hố đen thăm thẳm. Lili hoàn toàn hình dung được những hậu quả lâu dài, nhưng cô gái không sao cưỡng nổi.
Đối với Năm Oăn đôi lúc Lili cũng phải có những nhượng bộ chiều theo sự ham muốn của ông "sếp", nhưng không phải thứ cho không. Năm Oăn bao giờ cũng sòng phẳng như người đi xe tắc-xi. Khi biết Lili dành dụm được số tiền gần đủ mua một ngôi nhà nho nhỏ trong hẻm. Năm Oăn liền ngỏ lời giúp đỡ ngay. Y bỏ thêm cho vừa đủ khoản chi để đẹp lòng người tình. Từ đó Năm Oăn đi lại đây với Lili gần như vợ chồng.
- Thực tình anh đã có vợ nhưng anh không yêu vợ. Anh muốn ly dị để suốt đời sống với em Lili ạ. Anh có đủ tiền để đảm bảo hạnh phúc cho em. Em sẽ không phải lo lắng gì cho tương lai.
Lili nửa tin nửa ngờ. Cô ta chưa hiểu chút gì về con người này ngoài bộ mặt đẹp trai và cái quyền lực bí hiểm bao trùm lên mọi công việc và cuộc đời riêng của cô.
- Sao em yên lặng thế? Bộ em không tin anh sao? Thì tùy em thôi. Anh yêu em nhưng anh không cưỡng bức em. Nếu em nói là không, thì ngoài công việc ra anh sẽ không bao giờ làm phiền em nũa. Em coi anh như đã chết rồi.
- Trời ơi anh nói chi mà nghe dữ vậy - Đã có bao giờ em từ chối anh đâu? Nhưng cái em không từ chối thì lại chẳng phải là tình yêu.
- Em yêu anh nhưng em sợ... Em ngán chuyện đổ bể trong gia đình anh. Chuyện ghen tuông, thù hận...
- Bây giờ chúng ta sống trong bí mật. Khi nào anh thu xếp xong cuộc ly hôn chúng ta sẽ công khai chung sống với nhau.
Tình trạng đó kéo dài cho đến đêm 29 tháng 4, cái đêm Lili sống trong lo âu và hoảng hốt. Không phải cô ta sợ vì đã từng là một con chỉ điểm. Cô ta cho rằng sẽ chẳng có ai biết chuyện đó. Hơn nữa trong suốt những năm hành nghề, Lili chưa chỉ ra được một Việt cộng nào. Hai lần phát hiện ra kẻ khả nghi thì hóa ra đều là mật vụ của Năm Oăn! Cuộc tình duyên vụng trộm với tên sếp cũng chẳng làm cô nuối tiếc. Cái sợ là mất việc, là thích nghi với cuộc sống mới ra sao. Còn ra đi thì chẳng biết đi đâu, bốn phương chẳng có ai thân thích mà mong nương tựa.
Gần nửa đêm Lili nghe chuông gọi cổng.
- Ai đó?
- Anh đây, mở cửa cho anh - Tiếng Năm Oăn cô nhận ra ngay.
Lili mở cửa cho chiếc Tôyota chui vào ga ra.
- Anh chưa đi sao?
- Đi đâu thì cũng phải có em, anh đi một mình sống sao nổi.
- Còn gia đình anh?
- Đi cả rồi. Từ nay chúng ta sống tự do bên nhau, không ai làm phiền chúng ta nữa!
- Ở lại anh không sợ Việt cộng trả thù sao?
- Sợ chứ, nhưng muộn rồi. Em thấy còn hàng ngàn người đứng trước sứ quán Mỹ, trước cổng sân bay xin đi theo.
- Nếu em muốn thì chúng ta sẽ thử đi một lần xem. Được thì tốt nhất, nếu lỡ ta đành quay lại rồi tính sau.
Hai người thu dọn đồ đạc trong xe vào nhà.
Bốn giờ sáng đã nghe tiếng đại bác bắn ầm ầm phía Biên Hòa, phía Thủ Dầu Một, phía Củ Chi và cả phía Mỹ Tho. Đôi lúc có cả tiếng liên thanh rộ lên từng tràng mờ nhạt lẫn vào tiếng động ầm ầm của bình minh thành phố. Năm Oăn và Lili xách mấy chiếc vali ra xe, khóa cửa rồi phóng về phía sân bay Tân Sơn Nhất. Cảnh hỗn độn đã bớt hơn hôm qua nhung lại đáng sợ hơn. Sự suy giảm đó chứng tỏ nỗi tuyệt vọng đã xua đuổi đám người chờ đợi. Không thấy một ai len nổi qua được hàng cự mã trước mặt bọn Hải quân lục chiến Mỹ gác. Khi hai chiếc "hiệp sĩ biển cả" nhấp nháy đèn đỏ bay trên đầu, họ đã thấy những loạt súng bắn lên, đạn kẻ đỏ bầu trời. Không phải súng Việt cộng mà của mấy cậu lính ngụy bị bỏ rơi tức khí nổ súng bắn theo cho đỡ hận.
- Hay ta quay lại phía sứ quán? - Lili gợi ý.
- Thì quay lại.
Phải khó khăn lắm Năm Oăn mới quay nổi xe.
Trước sứ quán Mỹ tình hình càng bi thảm. Hôm nay nỗi tuyệt vọng được biểu hiện bằng những tiếng gào thét, kêu khóc thảm thiết, tiếng chửi thề và váng tục. Cửa sứ quán đóng im ỉm, lại còn bị che kín để không nhìn thấy gì bên trong. Những bức tường cao quét tráng đứng sừng sững ngăn cản mọi cố gắng vượt qua. Trên nóc nhà mấy người Mỹ đi lại quay phim chụp ảnh đám người hỗn loạn đứng kín lòng đường, nhìn những chiếc xe bóng lộn bị phóng hỏa. Những chiếc trực thăng tiếp tục hạ xuống nóc nhà nuốt vội số khách bên trong sứ quán. Có lẽ đó là những chuyến trực thăng cuối cùng.
Năm Oăn kéo Lili.
- Thôi về!
Lili nhảy lên xe. Khi chiếc Toyota bị tắc lại trên đường Hai Bà Trưng thì Năm Oăn đã nghe tiếng rú của xe tăng nhưng không thấy tiếng súng nổ. Y đỗ xe bên đường nhìn về phía cầu Thị Nghè thì thấy dân chúng đổ kín lòng đường. Cờ Giải phóng, từ các cửa sổ, từ nóc nhà, từ các hẻm... nở bùng lên. Chiếc xe tăng đầu tiên hiện ra phun khói xanh, nòng pháo, nòng trọng liên nâng cao lên không bắn. Những người lính ngồi quanh tháp pháo tươi cười vẫy vẫy quần chúng. Một cuộc hành quân hòa bình, không có sự kháng cự nào nữa. Trong lòng Năm Oăn trào lên một nỗi chua xót, đau đớn và căm giận. Ôi cái đám dân chúng đê tiện kia. Mới cách đây vài ngày thì sao chúng im lặng thế, ngoan ngoãn thế. Chúng thừa biết giá mỗi lá cờ kia là một bản án tù chung thân, thậm chí giản dị hơn, một viên đạn, một nhát lê. Thế mà bữa nay chúng lôi đâu ra lắm thế. Y cứ ngồi như vậy khi đoàn xe tăng diễu qua trước mặt để quan sát làn sóng cờ tràn qua chỗ y. Y quay sang bên thấy Lili giơ tay lên vẫy với một nụ cười thực sự vui vẻ. Năm Oăn bỗng thấy kinh tởm, y muốn nhổ nước miếng nhưng không biết sao y lại cố nuốt cái kinh tởm đó đi vẻ mặt xám ngoét của y bỗng thay đổi. Y giơ tay lên vẫy vẫy một cách gượng gạo...
Năm Oăn lái xe vào ga-ra, xách va-li lên gác, lục ra một gói giấy tờ đốt luôn trên chiếc gạt tàn. Một số nữa y để vào nơi dễ thủ tiêu khi tình thế cấp bách. Y mở chai Whisky uống một li rồi nằm lăn ra ngủ.
Bốn ngày, rồi năm ngày không có ai đến xét hỏi. Cuộc sống trở lại bình thường. Riêng với bọn trẻ, nhất là trẻ con chúng đón chào cách mạng với một nhiệt tình sôi sục. Chúng coi cách mạng là của chúng, lịch sử thuộc về chúng. Không có cuộc tắm máu tập thể, không có trả thù, nhưng Uỷ ban Quân quản ra lời kêu gọi viên chức và sĩ quan chính quyền cũ ra trình diện. Y nhìn thấy nhiều sĩ quan mặc quân phục deo cả cấp hàm phù hiệu nghiêm chỉnh ra bàn đăng ký, nhưng y thản nhiên coi đó là công việc của người khác. Lúc này y chỉ là người lái xe bình thường với cái tên Lê Văn Oăn chứ dấu còn là đại tá cảnh sát Hoàng Quý Nhân mà phải ra trình diện.
Chỉ vài tuần sau Hoàng Quý Nhân đã lấy lại được trạng thái tâm lý bình thường, bộ râu dài, tỉa xén công phu, mải tóc kiểu "phi-lô-dốp", đeo kiếng hai tròng màu xanh làm cho y hơi già hơn và... hiền lành hơn. Liếc nhìn mình trong guồng thật đã hệt như bức ảnh trên căn cước giả, lúc đó y mới yên tâm bước ra đường. Y đi khắp nơi, để ý mọi thứ, nghe ngóng, thăm dò xem lại những bộ mặt quen thuộc ai đi ai ở. May mắn sao những kẻ quen biết y đều đã ra đi hoặc lẩn đâu mất cả. Không ai chú ý đến y. Công an chẳng thèm hỏi giấy y, đơn giản hơn là nhắc nhở y phải tuân theo thứ luật lệ nào đó của nền trật tự mới mà trước đây y quen gọi là trật tự sau bức màn sắt. Nỗi lo sợ duy nhất còn tồn tại trong y là Phan Quang Nghĩa bây giờ làm gì? Ở đâu?
Lili vui vẻ mở cửa đón chồng. Cô muốn biết sau ba tiếng đồng hồ đi thị sát tình hình thì cảm tưởng của anh ta ra sao.
- Trước mắt thì vẫn có thể sống được - Năm Oăn gật gù nói - Nhưng khi đã xài hết bộ đồ cuối cùng, chiếc ti-vi, chiếc tủ lạnh cuối cùng, máy móc, xe cộ, chai Champagne cuối cùng thì tình hình sẽ đáng sợ đấy.
- Anh và em sẽ tìm việc làm. Có việc thì chúng ta sẽ sống như xưa.
- Em ngây thơ quá đấy - Sống như xưa đâu có được.
- Em chỉ mong một cuộc sống vừa đủ, chỉ cần có anh ở bên. Em sẽ chi tiêu tần tiện...
Năm Oăn cười vang rồi nhìn vợ một cách thương hại. Cưng không phải lo, cô Lọ Lem của anh. Số tiền mà anh có đủ cho hai ta sống đến trọn đời không phải làm gì. Anh muốn nói chung cả cái xã hội này kia.
Lili không quan tâm đến những cái rộng lớn đó.
- Em chỉ cần có anh thôi. Bây giờ anh là của riêng em. Chẳng có gì làm em lo lắng cả.
Y vuốt ve vợ, không nói gì rồi đứng dậy đi lên buồng riêng. Y đang theo đuổi một ý nghĩ khác.
Sự đổ vỡ quá nhanh chóng khiến cho phía bại trận không chuẩn bị được tí gì gọi là kế hoạch hậu chiến. Việt Nam Cộng hòa thì đã đành, ngay Mỹ cũng trắng tay. Cứ đà này thì một nước Việt Nam thống nhất với số dân ngang tầm nước Anh, nước Pháp sẽ giữ một vai trò chiến lược rất quan trọng ở vùng Đông Nam Á. Đâu có thể bỏ trống một vùng như vậy được. C.I.A sẽ phải làm lại từ đầu trong điều kiện khó khăn gấp trăm lần. Hoàng Quý Nhân có cái hứng thú say mê sưu tầm. Những người sưu tầm lúc - đầu thường xuất phát từ hứng thú, từ những niềm vui nhỏ bé vụn vặt. Họ bòn góp, trao đổi, nhặt nhạnh; săn đuổi kiên trì suốt đời để có được bộ sưu tập. Có khi chỉ là những thứ rất bình thường: con tem, nhãn hiệu, bật lửa, chuông cong, v.v... đến những thứ đắt tiền như nhạc cụ, tranh vẽ, phù điêu, đồ cổ... Một lúc nào họ sẽ bất ngờ hoặc dần dần ý thức được những thứ đó đã trở thành một tài sản khổng lồ, thậm chí vượt qua tất cả thành quả lao động khác trong cuộc đời của họ. Và cũng có thể bộ sưu tập đó chẳng đáng giá là bao ngoài sự đáp ứng niềm vui thầm lặng.
Hoàng Quý Nhân thích sưu tầm danh sách điệp viên, mật khẩu, mật ngữ hay nhưng bộ khóa mật mã... Đây là một cuộc săn đuổi thầm lặng kiên trì nhưng liều lĩnh, nguy hiểm và đầy lãng mạn, chẳng kém gì nhưng kẻ bắn trộm voi ở Hạ Lào, kiếm sừng tê giác ở Nigieria, câu cá sấu ở sông Amazôn, bẫy gấu trắng ở Bắc Cực, hay đánh cá voi xanh ở Nam Thái Bình Dương. Đó là nhưng thú vui không thể đem ra khoe mẽ, chia sẻ cùng ai, kể cả vợ con thân thiết. Nếu tìm đúng khách bán đúng thời gian thì nhưng bộ sưu tập này là vô giá, bởi lẽ nó không những được đo bằng vàng mà còn đo bằng máu.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam lần thứ nhất (1946-1954) Hoàng Quý Nhân mới bước vào nghề mà y đã kiếm được một bộ sưu tầm kha khá. Bản mật danh 2B vừa đánh đổi được mạng sống cho cha hắn, vừa đánh lừa được Bop Edison để kiếm hàng ngàn đô-la. Nhưng không sao có thể so sánh được với bộ sưu tập lần này của y. Tuy không làm việc cho CIA nhưng Hoàng Quý Nhân đã có trong tay bản mật danh mật ngữ không kém gì bản của Sneff phải ném vội vào "lò thiêu" trong cải ngày rút chạy cuối cùng. Dĩ nhiên là CIA vẫn còn bản gốc nằm trong bộ nhớ của máy tính điện tử đặt ở trung tâm lưu trữ Blackhouse. Nhưng làm sao họ có thể với bàn tay da trắng vào hàn gắn những rạn nứt to lớn sau "trận động đất 30 tháng 4"? Không một tên nào trong bọn họ làm nổi việc này vì bộ máy đó hoạt dộng theo nguyên tắc chỉ có một liên hệ đơn tuyến duy nhất.
CIA sẽ hiểu nổi nếu bản mật danh rơi vào tay Cộng sản thì đây sẽ là thảm họa thứ hai sau thảm họa 30 tháng 4. Tất cả công trình bí mật xây dựng mấy chục năm của họ sẽ bị quét sạch. Họ sẽ phải đi từ con số 0.
Nếu CIA tỏ ra không biết người biết của thì y có thể bán bản mật danh này cho Cộng sản. Nhưng y lại cười thầm: "Cộng sản đâu đủ tiền để mua. Có chăng họ tha cho mình tội chết rồi cấp cho mình cái giấy khen là hào phóng lắm rồi? Mình chưa quen biết thị trường này trừ một lần tiếp xúc với Phan Quang Nghĩa. Nhưng chắc gì Nghĩa là người của Cộng sản? Dù sao thì cũng phải thăm dò, cũng phải sưu tầm về họ. Hiểu được họ mình sẽ định được giá của mình mà không sơ hở. Cùng quẫn thì cũng phải bán tháo cho họ để tự cứu mình".
Hoàng Quý Nhân còn có cái hứng thú thứ hai là buôn bạch phiến. Mãi tớii cuối những năm 60 Nhân mới bước vào nghề này. Lúc đầu y chơi cò con, buôn đầu chợ bán cuối chợ. Nhưng khi quân Mỹ rút về nước, đem theo cái dịch ma túy vào Hoa Kỳ thì đã có thêm hàng chục cecret connections: Sài Gòn - Washington, Sài Gòn - Guam, Sài Gòn - New York, Sài Gòn - Los Angeles... chuyển cái chất "lâng lâng khoái lạc" vào thị trường béo bở này. Nhân đã ở trong băng của Kỳ. Dĩ nhiên là thu nhập khá, nhưng "chung voi với đức ông thì chỉ có cưỡi đít". Kỳ xơi tám chín. Nhân chỉ được một hai. Trong khi đó Nhân phải đứng mũi chịu sào, luôn luôn bị băng Thiệu đe dọa. Nhân quyết định lẩn đi làm ăn một nịnh. Nhân gài bẫy để bắt chim mồi. Bảy Dĩ sa lưới với toàn bộ tang chứng trong tay. Dĩ là người của CIA, Nhân biết, Bảy Dĩ lạy van xin hối lộ. Nhân gạt đi và quyết định truy tố trước tòa. Dĩ hoảng hồn vì ra tòa với mười ki-lô bạch phiến là vừa chẵn hai cái án tù chung thân. Dĩ đành thú nhận là người của CIA, y chuyển những thứ này cho Wareens và xin Nhân vì Warrens mà tha cho Dĩ. Nhân chỉ đợi có thế. Nhân chưa được biết mặt Warrens nhưng đã nghe nói đến thế lực của người Mỹ này. Nhân nếu ra điều kiện hợp tác với Dĩ. Dĩ được Nhân cứu, hàm ơn y và lại còn tìm được một lỗ thủng trong bức tường ngàn chặn của cảnh sát, y mừng quá. Thế là cả hai đều có lợi. Một đường dây Phủi thăn (Viếng Chăn) - Quý Nhân - Bảy Dĩ (Sài Gòn) - Warrens rồi đi đâu thì không ai biết, được hình thành. Nó hoạt động nhộn nhịp tới mức át cả những đường băng danh tiếng trước đây. Nhưng tiếc thay, chiến tranh chấm dứt quá sớm?
Nếu bây giờ tạo được lột đường dây như thế vẫn có cơ làm ăn to. Vùng "tam giác vàng" bị phong tỏa rất chặt ở ai cạnh Thái Lan và Miến Điện. Bắc Lào chắc còn nhiều khoảng trống. Nếu cả ba nước Đông Dương lọt vào tay Cộng sản thì khó khăn đấy. Nhưng trước mắt tình hình Lào chưa ngã ngũ thì lại nhiều thuận lợi. Trong lúc tranh tối tranh sáng này mà ta lập được đường dây Thượng Lào - Viên Chăn - Savanakhet - Đông Hà - Sài Gòn; hoặc Vân Nam - Lao Kai - Hà Nội - Sài Gòn, hoặc theo dòng chảy sông Mékông về Sài Gòn. Từ Sài Gòn ta chuyển ra lửa biển cho Warrens , hoặc là lập một cái chợ trời ngoài biển. Nó chẳng thuộc quốc gia nào, thật tuyệt vời! Thời vận thì biết thế nào được. Cái ngẫu nhiên sẽ len lỏi qua muôn trùng cái tất nhiên!... Những khát vọng cứ bùng lên rồi lại tan đi trong tưởng tượng. Hoàng Quý Nhân đang cố tìm ra những kỳ tích mới.
Y với tay lấy chai rượu nhấm nháp một li rồi mở cuốn sổ, phác ra những lược đồ, những ký hiệu nhằng nhịt mà không ai hiệu nổi.
Ngôi nhà nhỏ của Lili nằm trong hẻm 42. Cổng mở, xe hơi nhỏ có thể qua sân chui thẳng vào tầng trệt. Gian trong là phòng khách. Sâu nữa là bếp núc, toa-lét và cầu thang. Ở tầng một cũng có ba buồng. Một hành lang nhỏ tạo cho các buồng cuộc sống độc lập, tiện nghi riêng biệt. Trên cùng là một buồng "chuồng cu", còn lại là sân thượng được căng lưới mắt cáo dày để chống muỗi bốn xung quanh. Trong sân bày la liệt hàng chục chậu địa lan, bông sứ, bông lài...
Hai vợ chồng ở chung một buồng, có máy điều hòa nhiệt độ, có toa-lét, có lô-gia và cả ban công. Nhưng Quý Nhân vẫn lấy một buồng riêng trên lầu thượng để làm việc. Y giữ chìa khóa và mỗi lần Lili vào đều có mặt chồng trong buồng, Lili lầm lì chứ không tò mò nên hầu như cô ta không mấy khi leo lên. Nhân nói đùa.
- Buồng đó anh thờ ma xó cưng à. Ngán không?
- Ma xó là gì anh Năm?
- Em không hiểu à? Hay là buồng Yêu Tinh Râu Xanh cũng được.
- Trời, đẹp trai thế này mà kêu là Yêu Tinh Râu Xanh ai chịu.
Quý Nhân cười mở cửa đưa vợ vào. Chỉ có cái bàn, cái ghế, bức tranh "chiếu bạc", cái ra-đi-ô, đống sách, mấy pho tượng bằng gỗ, bằng sứ xinh xinh là mới đưa vào, còn mọi thứ khác đều đã có từ hồi mới mua nhà.
- Tưởng để tiền bạc chi chớ mấy thứ này có chi là quý báu mà không cho em vô.
Tiền bạc giao cho cưng hết trọi rồi. Đây là phòng làm việc. Khi anh đang làm việc ở đây thì bất cứ khách nào đến em đều phải báo cho anh rồi mới mở cửa nghe cưng.
- Dạ - Cặp mắt Lili nhìn chồng như chứa đựng một dấu hỏi.
- Anh đang học ngoại ngữ. Nếu ở đây không sống nổi chúng ta sẽ ra đi Lili ạ. Anh không thích mọi người biết chuyện này, tránh họ làm phiền mình. Thế thôi.
- Dạ, em hiểu.
Một lần hai vợ chồng ngồi trong một tiệm ăn ở phố Trần Nhân Tôn, Nhân bấm vợ, liếc mắt sang một người ở bàn bên trái và hỏi nhỏ.
- Em có nhận ra gã kia không?
Lili quay sang, im lặng vài giây và cô đã xác định ngay được đối tượng.
- Dạ có - Em đã chụp ảnh ông ta ở cửa cư xá Overnight khi Mc Dovan ra nhận với lính gác cho ông ta vào cư xá.
- Em có nhớ tên không?
- Dạ không. Nhưng sau ông ta là chiếc Datsun có rõ cả số.
- Trí nhớ em tốt lắm.
Trả tiền xong hai người đi lướt qua dãy xe đậu ngoài của tiệm. Y tìm ra chiếc Datsun màu đen. Vẫn biển số cũ B.14206. Một lần khác trong tiệm Mỹ Cảnh Lili chỉ cho chồng một người đàn ông to béo, mặt nhẵn bóng, không có râu, lông mày thưa đội chiếc mũ lưỡi trai trắng sụp xuống nửa mặt, đang ngồi bên một cô gái trẻ mặt bự phấn.
- Ba Heo đó, anh nhớ gã không?
- ...? Quý Nhân im lặng lắc đầu.
- Em chụp được tấm ảnh y trao cho William Crowson cuốn Man Man. Anh bắt em chụp cho anh "tài liệu" đó nhưng chẳng có gì quan trọng: Anh bực mình quăng cho em cả tập ảnh khỏa thân và gắt: "Những thứ này chỉ để dùng cho cô thôi."... Nhớ chưa?
- À à... Nhớ ra rồi.
Thì ra những cuộc đi chơi chẳng phải là vô ích. Không bao lâu Hoàng Quý Nhân đã lựa ra một danh sách kha khá trong bộ sưu tập. Y quyết định một cuộc săn đuổi trực diện những "con mồi" trên. Thực chất là y bắt tay vào sửa chữa, thay thế, bơm tiếp nhiên liệu vào cái bộ máy CIA tinh vi rồi khởi động lại nó, biến nó thành tài sản của y. Việc làm đó là rất nguy hiểm. Y đi một mình với đầy đủ phương tiện tự vệ. Biết đâu chẳng có những kẻ vì quá yếu đuối tâm thần, quá hoảng sợ mà làm liều.
Quý Nhân chờ một bữa Ba Heo ngồi một mình trước ly cà phê. Nhân đến lễ phép.
- Xin lỗi, ghế này có ai ngồi chưa ạ?
- Xin mời ông, ghế vắng đấy ạ.
Sau khi châm thuốc hút, quan sát phòng ăn một lượt y nhìn thẳng vào mắt tên béo nói nhỏ.
- William Crowson muốn gửi quà cho ông.
Lão béo giật mình, mặt hơi biến sắc một chút, nhưng y cố lấy lại được bình tĩnh.
- Tôi không quen Crowson nào, ông để tôi yên.
- Không quen, thôi được nhưng đừng nóng nảy như vậy. Người ta nuôi ông chỉ cần ông trong lúc này thôi. Ông quên cả thứ này chứ?
Quý Nhân đưa cho Ba Heo tấm ảnh làm tình cắt đôi in trên tờ Man Man.
Tên béo kín đáo lục trong ví ra nửa còn lại. Khớp vào nhau hai mảnh lệch 2mm.
- Đẹp chứ? - Quý Nhân mỉm cười hỏi lại.
- Đẹp - Tên béo yên tâm trả lời. Chúng đổi mật hiệu cho nhau và cất đi. Uống gần hết ly cà phê tên béo mới hỏi.
- Ông là ai?
- Xin cứ gọi tôi là Năm. Tôi là đại diện của Crowson. Từ giờ phút này ông làm việc dưới quyền tôi. Ở đây không cho phép ta nói nhiều. Hẹn mười chín giờ ba mươi ngày mai ở đường Bạch Đằng, trước số nhà 124. Nhớ đem theo chứng chỉ. Tôi thu để cấp loại khác.
Tối hôm sau cả hai đã đến đúng hẹn. Chúng chọn một ghế đá bên bờ sông Sài Gòn.
- Anh Năm à, tôi chưa thể hình dung công việc sắp tới của chúng ta ra sao. Trước kia tôi có nhiệm vụ dò la tin tức, theo dõi những phần tử chống Mỹ trong các giới thương gia, trí thức, phát hiện Việt Cộng và cơ sở của chúng là công sở cũ của ta. Tên tuổi của chúng ai cũng biết, vậy thì mật báo cái mẹ gì?
- Trước mắt anh phải xin vào làm việc ở một cơ sở hạ tầng của chánh quyền mới. Tốt nhất là anh lọt được vào Cảng. Anh chăm chỉ ngoan ngoãn để lấy được niềm tin. Crowson chưa giao việc nhưng vẫn trả lương anh như cũ ở ngân hàng New Jersey. Anh cần tiêu ngay có thể lĩnh bằng vàng qua tôi. Cấp trên sẽ đảm bảo quyền lợi cho anh nếu anh vẫn trung thành.
- Dạ.
- Còn nhiệm vụ sắp tới sẽ được chỉ vẽ đúng lúc. Anh chỉ việc chấp hành. Chúng ta đang đứng trước một thay đổi to lớn. Nhưng nhiệm vụ của ta vẫn là chống Cộng. Xưa kia anh giấu mình thì nay phải giấu kỹ hơn. Trước kia ta hướng vào phòng ngự, vào phản gián thì nay phải hướng vào tiến công phá hoại, vào điệp báo. Trước kia ta chỉ chú trọng quân sự, chánh trị thì nay chú trọng toàn diện cả kinh tế, tài chính, văn hóa xã hội... Trước kia anh bắn vào mặt Việt cộng thì nay anh phải bắn vào làng. Trước kia anh theo dõi cả bạn bè thì nay anh vẫn khống chế họ, khuyến khích họ trung thành với lý trưởng tự do. Và nếu họ phản bội, họ bán mình cho chế độ mới thì anh sẽ phải mời họ lên thiên đường sớm hơn để họ đỡ vướng chân chúng ta.
- Dạ tôi hiểu.
- Về tổ chức, về phương pháp hoạt động sẽ phải thay đổi cho thích nghi với hoàn cảnh mới. Bất cứ sự khinh xuất nào cũng có thể dẫn tới tổn thất, tới thảm họa. Đường dây liên lạc, điểm hẹn, hòm thư mật ngữ, mật hiệu, mật mã, điện đài đều phải thay đổi và tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt, kỷ lật rắn chắc như thép.
- Dạ.
- Chứng chỉ cũ của anh phải làm lại. Anh nộp cho tôi để đổi cái mới. Tổ chức của chúng ta sẽ thanh lọc cho trong sạch và sẽ thủ tiêu hết bọn hèn nhát thối trí.
- Dạ.
Sau khi Ba Heo đưa lại cho Nhân mảnh chứng chỉ nhân viên CIA, chúng tạm biệt nhau.
Hoàng Quý Nhân đã lần lượt đến gặp những nhân vật được lựa ra từ bộ sưu tập. Nhưng không phải lần nào cũng gặp may mắn.
Cái tên có chiếc xe B.14206 đã phản ứng quyết liệt, không thèm để ý gì đến mật khẩu Nhân đưa ra. Y dọa nếu còn bị khiêu khích thì y sẽ làm tới, sẽ kéo Nhân ra toà. Có lẽ y định đào nhiệm. Tình thế đó buộc Nhân phải rút lui nhưng chưa chịu bỏ mồi.
"Được mày cứ quẫy đi. Đã cắn vào cái móc câu của CIA thì tháo ra khó lắm. Càng quẫy càng móc sâu, càng đau con ạ" - Quý Nhân mỉm cười một mình với những ý nghĩ độc ác. Kể từ đó y không rời bóng tên dao động và chiếc Datsun bóng lộn của hắn. Nhân nhận định trong trường hợp này càng phải săn lùng không để đối thủ có ảo tưởng là sẽ thoát. Đâm lao phải theo lao. Để một tên phản bội biết mặt mình là vô cùng nguy hiểm. Y tra cứu lại bộ sưu tập và biết Doãn Kế Lâm ngụ ở 15E Tự Đức. Y phải tiến hành một công việc mạo hiểm nhưng cần thiết. Y bảo Lili:
- Chúng mình đến nhà Doãn Kế Lâm đi.
- Không quen biết, đến làm chi cho mất thì giờ.
- Trước lạ sau quen! Hay em chờ anh ngoài xe, mình anh vào thôi - y đưa cho Lili khẩu Révolver nhỏ xíu - Em chỉ nổ súng khi anh bị de dọa thực sự.
- Trời! Anh vẫn còn giữ những thứ này sao - Mặt Lili tái xanh.
- Sẽ chẳng có chuyện gì đâu - Nhân cười - Anh cũng muốn sống hòa bình. Nhưng thằng cha này biết mặt chúng ta. Anh phải bảo nó không được bép xép. Muốn nó vâng lời thì phải có cái gì cho nó nể. Thế thôi.
Chiếc Toyota được thay biển số đỗ bên phía số chẵn chếch cửa nhà 15E hai chục mét. Ngồi bên vòng lái nhìn thấy mấy khuôn cửa tầng trên đèn sáng lấp ló san vòm cây hoa xác pháo. Quý Nhân xuống xe đi một đoạn rồi rẽ sang đường. Y nhìn đồng hồ (hai mươi giờ mười lăm), rồi bấm chuông.
- Ai hỏi chi đó? - Tiếng phụ nữ vọng ra.
- Dạ tôi. Tôi muốn đến thăm ông Lâm. Xin cô làm ơn đưa giúp tôi tấm danh thiếp.
Doãn Kế Lâm nhìn qua, danh thiếp đề kỹ sư Hoàng Văn Luận. Ngần ngừ một chút y bảo người hầu gái:
- Mời ông ta vào phòng khách.
Quý Nhân điềm tĩnh bước vào căn phòng rộng tràn đầy ánh sáng. Lâm bước ra và y giật mình. Không phải kỹ sư Luận mà là cái tên tìm bắt liên lạc với y một tuần trước đây. Lâm không bắt tay, vẻ mặt khó chịu chỉ xuống ghế:
- Mời ông ngồi. Té ra lại là ông.
- Vâng chính tôi. Tôi cũng chẳng muốn tiếp kiến ông làm gì một khì ông đã không thích. Nhưng xin ông cho phép tôi nói chuyện hòa bình với ông lần cuối cùng.
- Ông có thể bắt đầu đi.
Lâm khép cửa lại, mở nhạc rồi nhìn Nhân bằng cặp mắt đe dọa. Trái lại Nhân tỏ ra nhún nhường thu mình lại, thành thật.
- Mc Dovan rất tiếc là ông đã quên ông ta. Dovan trả lại ông tấm ảnh và xin lại ông cái chứng chỉ D4K2L3, coi như ông đã hủy bỏ hợp đồng và ông ta sẽ không đảm bảo mọi quyền lợi và an ninh cho ông nữa. Tài khoản của ông ở ngân hàng New Jersey sẽ đóng lại. Người ta sẽ chuyển toàn bộ khoản tiền đó lại cho Mc Dovan coi như tiền bồi thường về hành động tự ý hủy bỏ hợp đồng trước hạn.
Nhìn tấm ảnh đặt trên bàn Doãn Kế Lâm không còn đường nào lẩn tránh. Y hoàn toàn thất vọng và lúng túng. Y chỉ có thể đào nhiệm khi chính Mc Dovan để mất y thôi. Điều ngược lại thì không được. Y đã hiểu được sự cắt bỏ hợp đồng trước thời hạn có nghĩa là phản bội.
- Thôi được, tôi sẽ tiếp tục làm hết hợp đồng này.
- Nhưng bây giờ thì đã muộn rồi - Quý Nhân làm cao - Việc ông không đáp lại mật khẩu làm Mc tức giận. Trong tình thế hiện nay ông ta đòi hỏi luộc kỷ luật sắt.
Doãn Kế Lâm ngồi lặng im. Ít phút sau y quay lại với người khách lạ, vẻ thân tình:
- Đồng nghiệp có thể cho tôi một lời khuyên được không?
- Ông hãy cứ chấp hành mệnh lệnh này. Ông đưa cho tôi tờ chứng chỉ. Thực ra nó cũng sắp phải hủy rồi. Người ta sẽ cấp cho ông cái khác. Tôi sẽ báo cáo với Mc là hôm tôi bắt liên lạc ở chỗ đông, sợ có "đuôi" nên anh cẩn thận không muốn tiếp. Tình thế chung của chúng ta hiện nay là phải cảnh giác gấp trăm lần xưa kia. Vì tình đồng sự tôi sẽ làm cho Mc vui lòng.
Lâm đứng dậy vào buồng trong lấy mảnh chứng chỉ nhỏ xíu đưa cho Nhân.
- Cảm ơn anh. Xin anh coi cuộc trao đổi hôm nay không phải là sự đoạn tuyệt.
- Tôi cũng phải cảm ơn anh vì anh đã giúp tôi hoàn thành một công vụ hoàn hảo. Giả sử như anh vẫn khăng khăng không chịu chắp nối thì không biết Mc Dovan còn bắt tôi phải làm những gì tiếp theo nữa. Tôi mà không làm thì số phận tôi sẽ ra sao? Chúng ta chỉ có thể dựa vào nhau mà sống thôi anh Lâm ạ. Thôi xin chào anh. Tôi xin đem danh dự ra bảo vệ an ninh cho anh. Mong rằng anh cũng sẽ vẫn trung thành với sự nghiệp của chúng ta.
Lâm với chai rượu rót ra ly mời Nhân nhưng Nhân từ chối. Lâm nháy mắt nhìn Nhân và nhún vai. Cả hai đứng dậy. Lâm tiễn Nhân ra cổng, bắt tay nhau. Cánh cửa hé mở Nhân lẻn ra rất nhanh. Chiếc Toyota nổ máy. Y nhảy lên, liếc nhìn quanh xem có cái "đuôi" nào không. Xe lướt qua đám đông ra phía Sở Thú rồi phóng nhanh trên đường 30 tháng 4.
...
Một bữa Hoàng Quỷ Nhân đến bắt mối với Chín Hủi. Chín nguyên là một phế binh ngụy. Hắn bị cụt hai ngón tay không phải vì bệnh cùi bệnh hủi mà vì trúng đạn Việt Cộng hay do hắn tự ý chặt đi để khỏi phải ra trận, nhưng hắn rất nổi tiếng. Hắn luôn luôn dẫn đầu cái đám biểu tình của các phe phái kình chống nhau trong chế độ cũ. Người ta thuê hắn vào những việc khiêu khích la hét, đập phá đe dọa, ăn vạ, vu cáo, bôi nhọ... Một phần hắn ỷ vào cái danh hiệu thương phế binh đổ máu vì Tổ Quốc, mọi người phải tri ân hắn. Phần hắn dựa vào những người chủ có vai vế trong giới chính khách hứa bảo vệ hắn nên hắn rất yên tâm. Chín Hủi còn là dân anh chị ở khi Vân Đông cầm đầu một băng cướp, một công ty hành hung trả thù, ám sát nên ngay cả cảnh sát cũng phải kiêng nể. CIA đã dùng tên này để tìm hiểu những hành động cụ thể của các phe phái để đạo diễn những tiết mục ly kỳ trên sân khấu chính trị. Những cuộc biểu tình do Chín Hủi dẫn đầu thường là để làm lạc hướng đấu tranh, xuyên tạc mục đích, gây rối để cảnh sát có cớ khủng bố đẫm máu. Chín Hủi cũng phải đóng vai cái bị thịt cho cảnh sát đấm đá, cũng bị bắt vào tù nhưng vẫn được đảm bảo an toàn. Nay Nhân muốn dùng con bài này vào những nhiệm vụ phá hoại gây rối hoặc vật thí mạng thôi chứ Nhân không tin Chín Hủi có thể làm được công việc gì quan trọng.
Trong một tiệm ău nhỏ, Chín Hủi ngồi ngửa trên ghế tựa. Đầu trọc, mặt đen, bộ phận nào của cơ thể cũng dài ngoằng như những bức tranh minh họa Đôn Kihôtê. Trên mặt bàn là chai rượu đế, li bia, đĩa đồ nhắm và hai bàn chân bẩn thỉu của y. Chín Hủi cho cả nắm hạt dưa vào mồm chỉ một loáng y đã phun phù phù hàng nắm vỏ giống như cái quạt hòm phun trấu. Y thích ngồi nhậu lai rai một mình.
Hoàng Quý Nhân mon men đến ngồi cạnh đưa bao thuốc ba số và chiếc bật lửa xuống bàn. Chín Hủi liếc nhìn ông khách mặc sang trọng ngồi cạnh. Cặp môi dày thâm sì của y nở nụ cười thân thiện. Nhân cũng mỉm cười đáp lại. Không đợi Nhân mời Chín Hủi xé luôn bao thuốc lấy một điếu hút và lại ngửa dầu ra mơ màng nhìn làn khói. Quý Nhân liền đưa ra mật khẩu. Chín Hủi như bị điện giật. Đôi bàn chân trên mặt bàn kéo xuống, y ngồi nhổm dậy đôi mắt đỏ lừ gườm gườm nhìn sát vào mặt Nhân.
- Cái gì? Mày nói cải gì?
- Hãy bình tĩnh nghe đây. Otto Kingsley...
- Kingsley cái mẹ gì! Hãy cút đi! Tao nhổ vào cái mặt cái thằng mang con bỏ chợ.
Quý Nhân trừng mắt nhìn lại. Kinh nghiệm muốn khuất phục một tay anh chị thì phải cho y thấy được bản lĩnh của mình đã. Y dồn toàn bộ sức mạnh tinh thần lên đôi mắt như muốn thôi miên Chín Hủi. Bỗng một cú đấm trời giáng nện vào quai hàm Quý Nhân làm y ngã quay ra mặt đất. Trần nhà bàn ghế quay cuồng. Mọi người xô lại còn Chín Hủi vẫn gào thét.
- Quân đê tiện, bẩn thỉu... (và hàng tá những câu thô tục). Hai chiến sĩ công an chạy vào. Quý Nhân đã tỉnh lại và y thấy hết sự nguy hiểm treo trên đầu. Y lổm ngổm vực dậy.
- Làm sao lại đánh nhau? - Một chiến sĩ công an hỏi.
Chín Hủi đứng im mặt hầm hầm nhưng cũng có vẻ sợ công an. Quý Nhân vội đỡ lời:
- Dạ, xin lỗi, tại tôi, vâng tôi đã nhận lầm cái bật lửa. Chính là của ông bạn đây. Xin lỗi nhé... Chín Hủi luống cuống một chút và y chợt hiểu. Y cầm cái bật lửa và gói thuốc trên bàn đút vào túi. Mọi người cười ồ.
- Không bao giờ được phép nhầm lẫn với anh Chín nghe!
Một người nào đó cho Nhân một lời khuyên và cả bọn lại cười. Hai đồng chí công an lắc đầu nhún vai:
- Chỉ do một chút hiểu lầm!
Mọi người giải tán. Hoàng Quý Nhân cũng lùi lũi ôm mặt đi thẳng. Y nằm năm hôm ở nhà với cái mặt sưng vù. Thật là hú vía. Y không tiếc thằng Chín Hủi. Trong hoàn cảnh hiện nay thứ cặn bã ấy chẳng thể dùng vào việc gì.
Lili vừa chám sóc chồng vừa khóc mếu lo lắng. Quý Nhân vỗ vai an ủi vợ.
- Có chuyện chi mà em lo. Thằng cha phóng Hon-đa ẩu quá, mình cố tránh mà đâu có nổi.
- Từ nay anh không được đi đâu một mình nữa. Muốn đi đâu em đưa đi.
Khi vết sưng biến mất, cái máu mạo hiểm lại cuốn hút y. Bài học y rút ra là không nên dùng áp lực mạnh. Tư thế của y đang trong trạng thái suy giảm ngày càng nhanh. Nếu y không tự biết mình thì sẽ có lúc sa lưới.
Buổi lễ sớm chủ nhật ở nhà thờ Đồng Thiệu đã tan mà một con chiên vẫn còn quỳ bên bục gỗ. Anh ta chờ cho vị linh mục thu xếp Kinh thánh từ trên lầu giảng đi xuống. Vị linh mục đang đi dần lại phía người quỳ làm cho anh ta xúc động.
- Trình cha, con là bầy tôi tội lỗi của chúa. Con đã bị quỷ dữ làm vẩn đục đức tín. Con muốn được xưng tội trước đấng chăn chiên - Quý Nhân nói nhỏ nhẹ, cố che lấp cái vụng về lúng túng của mình. Y chưa bao giờ là tín đồ Cơ Đốc giáo nên y không quen nói những câu ước lệ như vậy.
Vị linh mục nhìn y từ đầu đến chân vẻ lạ lùng. Ông thuộc mặt gần hết con chiên trong địa phận mình cai quản. Nhưng linh mục vẫn dịu dàng nói với kẻ lạ mặt:
- Lạy Chúa, nếu con biết ăn năn dưới chân Người thì niềm thương xót bao dung của Người sẽ tha thứ cho con, làm cho nỗi đau của con dịu lại, cho tâm hồn con thư rỗi, cho con có sức đi tiếp đoạn đường đời mệt mỏi của chúng ta để hướng toàn tâm về nước Chúa. Hãy đi theo cha vào phòng lễ.
- Dạ.
Quý Nhân liếc mắt nhìn xung quanh rồi rảo bước theo vị cha xứ. Lần đầu tiên trong đời Nhân bước vào một buồng xưng tội. Căn buồng hẹp lát đá hoa. Một cửa sổ vòm gô-tích cao gần sát trần nhà rọi xuống một lớp ánh sáng yếu ớt làm cho căn buồng thêm huyền bí. Giữa buồng kê một chiếc bàn có bục quỳ. Trước mặt kẻ xưng tội treo một bức màn đen. Sau tấm màn là ghế của vị chủ lễ. Linh mục đóng cửa lại trở về vị trí của mình.
Quý Nhân không quỳ xuống bục. Kẻ tội lỗi rón rén đến sát tấm màn đen thì thầm:
- Thưa cha con không biết Chúa Hài Đồng đã giáng thế vào lúc mấy giờ trên máng cỏ?
Một phút im lặng trôi qua. Vị linh mục như muốn nghe lại câu hỏi lần nữa, Quý Nhân nhắc lại và lần này thì y nghe rất rõ câu la tinh:
- Hora petits quota sit - Dum petits illa fugit1 (Con hỏi mấy giờ, trong lúc con hỏi thì thời gian ấy đã trôi đi" - (Ở đây chỉ có nghĩa làm mật hiệu)).
Quý Nhân vạch luôn tấm màn đen ra. Y đưa cho vị linh mục một mảnh quảng cáo nhỏ in chiếc đồng hồ của hãng Sonac trên bức tranh Chúa Hài đồng trên máng cỏ. Vị linh mục bắt chặt tay người khách lạ.
- Ngài Mc Dovan gửi lời chào đến cha!
Vị linh mục đặt tay lên môi ra hiệu cho Nhân im lặng rồi vẫy y đi theo, qua cửa sau hai người đi dọc hành lang ra khu vườn cây của nhà xứ. Vị linh mục mời Nhân ngồi xuống chiếc ghế dưới bóng cây rồi mời nói:
- Ông là ai?
- Xin cứ gọi tôi là Năm.
- Chín giờ tối nay ta hẹn nhau dưới chân tượng Trần Hưng Đạo. Ở đây là mục tiêu theo dõi của Cộng sản, không tiện nói chuyện nhiều.
Quý Nhân gật đầu hiểu ý. Y được chỉ đi ra một lối khác.
Đúng giờ hẹn Nhân đến chân bức tượng thì vị linh mục đã xuất hiện dưới một hình hài khác hẳn. Kính trắng, sơ-mi kẻ cà-vạt to bản, quần jean... Khi bắt tay nhau, Quý Nhân bật cười:
- Trời! Hoàn toàn đúng mốt. Không ai có thể ngờ một vị đã đỗ bảy chức Thánh mà lại trẻ trung đáng yêu như thế này!
Vị linh mục cũng vui vẻ:
- Tòa Thánh La Mã đã cho phép tu sĩ được tự do hơn. Ngoài giờ hành lễ linh mục có thể mặc bò Levis, thậm chí cho lấy vợ. Bà xơ có thể diện mini jupe! Nếu cứ theo quan niệm bảo thủ mãi thì có lúc hết mất kẻ chăn chiên!
...
Chỉ sau vài tháng Quý Nhân đã nhóm lại ngọn lửa phục thù, khởi động được cái guồng máy vô chủ mà CIA bỏ lại ở Sài Gòn. Bây giờ y tính đến chuyện chắp nối với thượng cấp và mở rộng đến các tỉnh khác. Muốn cho nó trở lại hoạt động được thì vấn đề tài trợ phải đặt ra hàng đầu. Lúc mới y có thể bỏ vốn riêng ra chu cấp cho bọn đàn em. Nhưng về lâu dài thì phải có CIA đảm nhiệm. Do đó chắp nối với bên ngoài trở thành cấp bách. Y quyết định giao việc này cho Bảy Dĩ.
Nhân đến gặp Dĩ vào một buổi sáng. Là bạn cũ nên không cần mật danh mật hiệu gì. Hai tên ôm nhau thắm thiết. Sau khi đã khép cửa phòng khách, Dĩ mới nói lên sự kinh ngạc của mình.
- Anh vẫn sống ngoài vòng pháp luật?
- Cũng như anh thôi.
- Nhưng anh là đại tá cảnh sát ai chẳng biết anh. Chính phủ đã ra lệnh cho các anh phải đi cải tạo mà. Tôi chỉ là dân sự, phó thường dân thôi!
Quý Nhân cười:
- Dân "Xịa"1 ("Xịa" tiếng lóng chỉ CIA) chứ? Bộ anh tưởng "Xia" nhẹ tội hơn bọn tôi sao?!
- Nhưng có ai biết tôi là "Xịa".
- Anh cũng như tôi thôi. Chúng ta đều ngoài vòng pháp thuật. Chỉ có điều ngạc nhiên là sao đến bữa nay anh vẫn còn chưa đi.
- Chưa có cơ hội.
- Anh hùng tạo thời thế mà. Phải tạo ra cơ hội chứ. Tôi biết là anh còn tiếc của, còn đọng hàng, đúng không? Anh định đi cả một chuyến chứ gì? Không được đâu.
- Anh thông minh lắm! Nhưng anh cũng chẳng tìm ra đường thoát! - Dĩ cười châm biếm.
- Có đấy. Hông nay tôi đến định bàn với anh. Ta cứ lúng túng thế này thì đến chết cả nút.
- Anh nói kế hoạch của anh nghe chơi.
- Tôi thấy anh nêu đi thăm dò trước. Chuyến đầu chỉ mang vàng hoặc đô-la thôi. Thứ này vào nước nào cũng lọt. Còn bạch phiến thì không thể mang theo được. Anh ra liên lạc với Warrens trước. Anh quen hắn, dễ nói chuyện. Tuy đã làm ăn với nhau nhiều chuyện nhưng Warrens chưa biết mặt tôi nó cũng sợ chứ. Thứ hai, anh lại là người của CIA, anh sẽ ra chắp nối với Warrens. Mỹ ra đi vội vàng đá buông con giữa chợ. Cả một tổ chức mấy chục năm xây dựng nay tan nát cả. Ít nữa Đông Dương sẽ là một khối. Với vị trí chiến lược tiềm năng quân sự như thế thì liệu Mỹ có thể nhắm mắt được trước những biến đổi nội tại của Đông Dương không? Chắc là không. Đó là tôi chưa nói Việt Nam có thể cho đồng minh của họ đặt căn cứ quân sự ở vùng này, uy hiếp toàn bộ đường hàng hải quốc tế từ Trung Đông qua Ấn Độ Dương vượt eo Alacca đến tận bờ biển Nhật Bổn. Hà Nội - Manille hai giờ bay. Cam Ranh - Bornéc hai giờ bay. Sài Gòn - Băngkok chín mươi phút bay. Sài Gòn - Kuala Lumpur chín mươi phút. Sài Gòn - Singapour hai giờ. Vị trí chiến lược của Đông Dương là như vậy. Do đó tốn mấy thì cũng phải duy trì sức sống của dân "Xịa" ở xứ này. Anh nói thẳng cho Warrens biết là chỉ có tôi, ngoài Hoàng Quý Nhân này ra không ai có thể bày lại thế cờ cũ. Mặc dù tôi không phải là CIA nhưng tôi có kinh nghiệm tổ chức. Nếu nước Mỹ tin ở tôi, tôi sẽ làm sống lại sức mạnh bí mật của họ trên những vùng đã mất. Vậy thì họ phải chi tiền cho chúng ta theo nhịp điệu cũ. Để ông ta tin lời tôi nói, tôi sẽ gửi cho ông ta một món quà. Đó là một mảng của lá cờ có cái đầu ó, chiếc mộc và cái la bàn bị quăng vào sọt rác trong những ngày cuối tháng tư. Tôi đã lôi ra vá lại rồi giặt là sạch sẽ. Nó sẽ có ý nghĩa thực sự cho tương lai chung của chúng ta. Nếu quả là Warrens không cần nữa thì ông ta sẽ phải đi lại từ A, B, C. Làm thế chẳng khác nào quay lại kỷ Đê-vôn, thời mông muội, hay ít ra cũng là thời kỳ đồ đá! Và khi tôi quăng lại cái mảnh cờ cũ nát đó vào sọt rác lịch sử thì cũng có nghĩa là chính độc tố của nó tiết ra sẽ chống lại cái mà Warrens định xây lại sau này. Ai còn tin vào sự trung thành với các hợp đồng của CIA nữa?... Mặt khác làm việc với chúng ta, cá nhân Warrens cũng có lợi. Ta sẽ lập lại con đường "tơ lụa" từ tam giác Vàng tới Washington. Đường sông Mékong sẽ rẻ hơn con đường Chiang Rai - Bănkok đã bị phong tỏa. Con đường Vân Nam còn hấp dẫn hơn. Nước Trung Hoa Đỏ cần ngoại tệ sẽ bán phá giá bạch phiến mua các con đường buôn lậu và bất chấp sức ép ngoại giao của nước nào. Warrens thực sự sẽ kiếm được khá hơn trước vì không còn bị băng của ông Thiệu ông Kỳ nào cạnh tranh nữa! Nếu mọi sự đều trôi chảy thì chẳng những số hàng tồn kho của anh, của tôi đều lọt hết mà ta còn mua vét tất cả số bạch phiến của các băng khác đọng lại rót nốt cho Warrens.
- Tôi lo nhất khâu giao hàng cho Warrens.
- Anh yên tâm. Về phương tiện này tôi hoàn toàn tín nhiệm ông ta. Warrens sẽ có đủ phương tiện để đón ta từ ngoài khơi. Xuồng chiến, máy bay trực thăng, có thể cả tàu ngầm sẽ cẩu hàng từ những con thuyền bí mật của ta. Sau đó Warrens sẽ đưa về Mỹ bằng máy bay, tên lửa, tiềm thủy đĩnh hay tàu con thoi của Nasa thì đó là công việc của ông ta, chúng mình đâu cần biết. Nhu cầu bạch phiến hiện nay ở Mỹ còn mạnh hơn nhu cầu rượu của những năm bị cấm. Warrens sẽ trở thành tỉ phú!
- Anh là người quá lạc quan đấy. Nghe anh nói mà tôi sướng cả tai.
- Hãy hành động đi chứ chỉ nghe không thì rồi sẽ chán ngay. Tôi đề nghị anh mua một con thuyền và tìm một hoa tiêu đáng tin cậy.
- Hoa tiêu thì dễ thôi. Tôi quen một đại úy hải quân. Anh ta cũng đang muốn kéo cả gia đình đi liền.
- Một mình anh ta thôi. Không cần lôi đàn bà trẻ con đi cho vướng chân, vì đó là chuyến đi sinh tử gặp tàu cộng sản phải gạt ra mà đi, phải nổ súng mà đi. Nếu để bị bắt thì còn tệ hơn là bị bắn chìm trên biển.
- Nhưng chắc chi hắn chịu đi một mình.
- Anh phải nghĩ ra kế gì gạt tất cả lại. Cả vợ con anh cũng phải thu xếp chuyến sau.
...
Một tuần sau Dĩ đã mua được chiếc thuyền máy khá tốt, nhưng chủ thuyền cứ một mực xin cho kèm hai người mới chịu bán.
- Anh đã điều tra xem hai người đó là thế nào chưa? - Nhân hỏi.
- Hai sĩ quan. Một chuẩn tướng và một trung tá. Họ cũng hỏi mua chiếc thuyền đó nhưng họ ít tiền hơn.
- Nếu là quân nhân thì được. Sẽ giao cho họ nhiệm vụ tác chiến khi đụng tàu tuần tiễu địch. Sẽ có người lo cho anh vũ khí.
Quý Nhân vạch cho Bảy Dĩ kế hoạch hành quân, vừa đánh lừa sự theo dõi của đối phương, vừa lừa cả đám đàn bà trẻ con lẫn một số khách chung vốn để giảm chi phí cho chuyến đi. Đồng thời cũng lừa luôn cả viên hoa tiêu.
Thực tình Hoàng Quý Nhân cũng muốn giữ vợ con những người này lại làm con tin. Những tài liệu y giao cho Bảy Dĩ là số vốn rất lớn. Y đâu chịu để cho Dĩ tự do hoàn toàn.
Và chuyến đi đã diễn ra cách đó không lâu.
Một buổi tối Quý Nhân vắng nhà, Lili đang ngồi đọc tiểu thuyết thì có tiếng bấm chuông. Cô ta ra cửa cất tiếng hỏi:
- Ai đấy?
- Tôi, tôi đến thăm cô Lili. Lili thận trọng hé nhìn qua cái ô vuông bằng quân bài trên cánh cổng thấy một người cao lớn đứng bên ngoài. Vẻ mặt ông ta quen nhưng vì ánh sáng yếu nên Lili không thể nhận ra ai.
- Xin cho biết quý danh.
- Tôi là bác sĩ Hoàn. Đã nhiều lần đến thăm bệnh cho cô Lili.
Nhận ra người quen cũ, Lili niềm nở:
- Mời bác sĩ vô chơi. Xin lỗi, tối quá tôi không thể nhận ra.
Cánh cửa hé mở, Lili đưa bác sĩ vào phòng khách.
- Lâu lắm bác sĩ mới lại đến thăm tôi.
- Đó là điều đáng mừng! - Bác sĩ nói vui - tôi cầu chúc cho cô không bao giờ phải mong bác sĩ đến thăm.
- Dạ, nhờ bác sĩ chữa giúp cho từ độ ấy tôi không còn bị đau nữa.
- Bịnh đó cón phải thử thách. Chỉ khi nào có gia đình rồi mà vẫn không tái phát thì mới yên tâm được.
- Dạ tôi đã kết hôn được nửa năm này mà tình hình vẫn tốt đẹp!
- Xin chúc mừng Lili!
Bác sĩ Hoàn nhìn quanh cán phòng và dừng lại trước tấm ảnh cặp uyên ương, ông giật mình:
- Dạ đó là tấm ảnh ngày cưới của chúng tôi - Lili khoe.
Hoàn đứng dậy đi về phía bức ảnh, sửa lại cặp kính nhìn cho kỹ. Tuy đã để râu tóc dài, đeo kính, nhưng khuôn mặt Hoàng Quý Nhân không thể ngụy trang nổi con mắt của một người quen biết lâu năm.
- Trời, té ra bà kết hôn cùng đại tá Hoàng Quý Nhân?
- Không ạ, chồng tôi là ông Năm Oăn - Lê Văn Oăn.
- Chính ông nhà đã đón tôi đến chứa bệnh cho bà.
- Dạ đúng ạ.
- Thế là tôi lại hân hạnh đến thăm cả ông. Bữa nay ông Năm đi đâu ạ?
- Dạ chồng tôi chạy đi có chút việc.
Sau nửa giờ thăm hỏi xã giao, bác sĩ Hoàn cáo lỗi ra về. Ông hẹn dịp khác sẽ lại thăm.
- Tôi gửi lời chào sức khỏe tới ông Năm và chúc gia đình hạnh phúc.
Hoàn đi được một tiếng thì Nhân về. Y vào toa-lét tắm rửa sạch sẽ thay bộ Pijama, nhưng sắc mặt không được vui vẻ như mọi khi. Lili thấy chồng không vui thì vội vàng kể lại chuyện ông khách vừa đến thăm. Nghe xong Quý Nhân nổi giận đùng đùng:
- Thật là ngu xuẩn. Tại sao cô lại mở cửa cho thằng cha đó vào nhà mình?
- Ông ta đã chữa bịnh cho em. Ông lại là bạn cũ của anh chứ đâu của riêng em.
- Bạn bè gì?... à mà dù có là bạn thì thời buổi này cũng phải coi chừng. Nay là bạn, mai là thù, nó thay đổi như trở bàn tay đó cô biết không?
- Dạ anh đâu có bảo em điều đó.
- Thật là tệ hại. Không bảo thì cũng phải biết chứ. Cô có thấy tôi tiếp bất cứ ai trong căn nhà này bao giờ không?
Lili im lặng nước mắt lưng tròng. Cô ta tủi thân. Đây là lần đầu tiên cô bị chồng nặng lời. Mươi phút sau bỗng Quý Nhân đến ngồi sát bên cạnh, ôm vai vưốt tóc vẻ tự tội:
- Anh lo cho cái tổ ấm của chúng mình thôi. Anh thương cưng mà. Nước mắt của em làm cho anh đau đớn, anh ân hận. Cho anh xin lỗi nhé. Quay lại với anh đi!
Quý Nhân giở hết cái ngón "cao trào tình cảm" ra, thế là Lili lại vui vẻ coi như chẳng có chuyện gì. Đàn bà vốn dễ tha thứ...
Lili đã yên giấc trong nhịp thở đều đều, còn Quý Nhân thì không sao chợp mắt được. Trong nhiều năm dùng Hoàn, Nhân biết Hoàn là một tay nhát gan. Viên bác sĩ luôn luôn bị cái thuyết "luân hồi qua báo" của đạo Phật mê hoặc. Nhưng Hoàn lại là một chuyên gia có tài về thần kinh, lại biết vâng lời ít bép xép nên trong điều kiện quyền lực của Nhân còn là tuyệt đối thì việc dùng Hoàn là có lợi. Sự kiện 30 tháng 4 đến quá nhanh làm cho Nhân không chuẩn bị đầy đủ kế hoạch hậu chiến. Y tưởng là tên nhát gan này sẽ tìm đường lẩn ra nước ngoài từ đầu, ai ngờ nó vẫn ở lại kiếm việc ở bệnh viện Saint-Mathielt, thực chất là cộng tác với chế độ mới. Từ xưa hắn có chuyện bồ bịch trăng hoa gì đâu mà bỗng nhiên lại mò đến thăm Lili. Việc hắn biết Hoàng Quý Nhân tức Năm Oăn thì chính là hắn đã nắm được mã số sinh tử của cuộc đời Nhân rồi. Dù hắn không có ý định hại Nhân thì điều bí mật đó được giấu trong nhột bộ óc hèn nhát là vô cùng nguy hiểm. Hơn nữa nhà Lili còn là tổng hành dinh lâu dài của Nhân. Nay phải chuyển đến một chỗ mới là y rất lo. Vì vậy giải pháp của Nhân là bịt ngay cái lỗ rò từ Hoàn.
Nhân rón rén mò dậy lần lên gác ba. Y mở chiếc hòm "luyện đan" ra chọn lấy một liều thuốc độc cực mạnh. Y lo Hoàn đã cảnh giác với các chất độc thần kinh là Nhân đã thử nghiệm hàng ngàn lần ở Vie du Château, nên lần này Nhân dùng chất T10-20 mà Nghiêm Bửu Châu mới tìm ra còn giữ trong vòng bí mật. Nó có sức gây ngừng hoạt động của các tế bào ngay tức khắc, làm cho cơ thể không kịp phản ứng sưng tấy ở bất cứ bộ phận nào. Mươi phút sau chất T10-20 trung hòa với ôxy trong máu tạo thành một thứ muối vi lượng vốn có trong cơ thể. Chưa có loại máy móc nào tìm nổi nguyên nhân nhiễm độc.
Sáng hôm sau Nhân dậy sớm. Y dặn vợ nếu có người lạ đến nhà thì để ngỏ lỗ vuông trên cánh cổng, rồi Nhân lái xe đi ngay. Nhân đến gặp Hai Đen và Tám Sẹo, hai tên cướp trong băng "Phục thù" để mặc cả vụ thủ tiêu. Chúng ngã giá hai lạng vàng. Quý Nhân thích dùng bọn này hơn là dùng nhân viên của mình. Có bại lộ thì vụ án cũng chỉ mang tính chất thù hằn, cướp bóc. Quý Nhân giao chất độc và phổ biến cách hạ thủ cho bọn cướp. Chúng phục sẵn, theo dõi viên bác sĩ để nhận mặt. Kế hoạch của chúng là đến mời bác sĩ đến thăm bệnh cho người nhà, nhưng xe đến cửa thì thấy Hà Quang Hoàn cắm cúi ra đi. Chúng đã bám theo ông đi đến đoạn đường đôi gần Sở thú. Bất ngờ hai tên rút súng đe dọa buộc viên bác sĩ lên xe. Là một người to lớn nhưng nhát gan nên ông ta không tự chủ nổi, phải làm theo lệnh bọn cướp Chúng phóng xe qua cầu Thị Nghè rồi rẽ vào một hẻm vắng bên bờ sông. Kiểm tra lại xác chết lần chót, chúng đưa xuống một cái xuồng đợi sẵn. Khi xuồng ra giữa sông, chúng vất xác người xấu số xuống sông...
...
Quý Nhân cứ lởn vởn quanh nhà nghe động tĩnh. Ba ngày sau y mới dám về. Mặt Lili gày xanh đi vì lo sợ.
- Lạy Chúa, sao mãi bữa nay anh mới về, em lo cho anh quá.
- Tất cả là tại em thôi. Em cho cái thằng bác sĩ ấy vào nhà. Anh sợ nó phản bội anh phải lẩn tránh vài ngày xem tình hình ra sao.
- Anh cứ lo vậy thôi chớ bạn bè có phải ai cũng hại nhau đần. Có thể là như vậy.
- Nhân mỉm cười mệt mỏi - Thôi để cho anh nghỉ đôi chút nhé.
Y đi tắm rồi lăn ra ngủ như chết. Lili ngồi bên chồng nhìn cái đầu hắn hơi ngoẹo về một bên, mắt nhắm nghiền, bộ ngực phập phồng theo nhịp thở trông hắn thật hiền. Bỗng nhiên miệng hắn méo đi thở như kéo bễ rồi ú ớ như bị tắc cổ. Hắn giật mình ngoẹo đầu sang bên kia rồi ngủ tiếp. Lili cảm thấy như có chuyện gì xảy ra với chồng. Nỗi lo lắng âm thầm trong cô ngày một tăng lên. Từ ngày Sài Gòn giải phóng, Lili lấy chồng và mong cuộc đời có một bước ngoặt tốt đẹp. Cô hy vọng sẽ có con với Năm Oăn. Một gia đình yên tĩnh, ấm cúng là cái hình ảnh cuốn hút cô. Cô không cần gì ngoài cái ước vọng giản dị đó. Chỉ sau một tháng trăng mật (!) Năm Oăn đã thay đổi hẳn. Y ít chú ý đến vợ hơn. Nhiều đêm y làm việc rất khuya trong căn phòng khóa trái trên lầu thượng. Đôi lần y yêu cầu Lili nhận mặt người này người khác, cô nghĩ là y chỉ nhớ lại những kỷ niệm cũ cuộc đua tranh của những con người cùng của một thời xa xưa. Nhưng dần dần y hay đi một mình, lúc dùng ô-tô, lúc xe máy, xe đạp, cả những lần lang thang cuốc bộ. Có bữa rất khuya y mới về, dáng điệu mệt mỏi lạnh lùng. Y quăng bộ đồ dơ trong toa-lét, chẳng chuyện trò gì nằm lăn ra ngủ. Lili buồn bã xách cái gối sang phòng bên, nằm một mình, nước mắt trào ra đẫm gối.
Từ bữa xảy ra chuyện viên bác sĩ vào phòng khách cô mới biết Năm Oăn là đại tá Hoàng Quý Nhân. Đó là một tia sáng mới lọt ra từ toàn bộ cuộc đời bí hiểm của chồng. Chưa lúc nào Hoàng Quý Nhân tâm sự với Lili về quá khứ của mình một cách cởi mở. Có lẽ những cái đó mới làm cô khao khát nhất. Tình yêu chỉ có được khi cánh cửa trái tim của cả hai đều rộng mở. Nếu chỉ quanh đi quẩn lại với những cái vuốt ve nịnh hót cả tinh thần lẫn thể xác thì chẳng bao lâu sẽ dẫn tới nhàm chán. Và giờ đây cô cảm thấy nỗi cô đơn như một lưỡi cưa vô hình đang cứa vào tình yêu của cô.
Hôm sau Lili đọc báo tình cờ gặp mấy dòng cáo phó "... Bác sĩ Hà Quang Hoàn lâm nạn và qua đời...". Cô giật mình và xúc động mạnh mẽ. Thì ra cái ông bác sĩ mới đến thăm cô cách đây năm bữa đã chết. Lili nhớ lại bốn năm trước đây, khi Quý Nhân có ý định chung đụng với cô lần đầu, y đã cẩn thận cho bác sĩ Hoàn đến khám bệnh cho cô Bác sĩ đã phát hiện ra những dấu hiệu cần điều trị gấp. Chính viên bác sĩ đã tận tụy chữa cho cô lành lặn. Và cũng từ đấy cô kiềm chế không để cho bọn sĩ quan Mỹ thuê cô làm đệm thịt. Lẽ ra Quý Nhân phải biết ơn ông ta, nhưng thái độ của Nhân làm cho cô nghi ngờ. Tại sao ông ta lại lâm nạn nhanh chóng và kỳ quặc như vậy? Cái tính lầm lì đã ngăn cản Lili đưa tờ báo cho chồng. Cô ngại nhắc lại chuyện viên bác sĩ sợ có thể làm chồng nổi nóng.
Cô dọn bữa sáng mời chồng đi ăn. Quý Nhân ngồi đối diện với vợ, tay cầm con dao ăn bóng loáng nhưng không để ý đến miếng bíp-tếch nóng hổi trên đĩa. Y nhìn thẳng vào mắt Lili:
- Khi anh đi vắng em đã mở cửa buồng làm việc của anh?
Lili im lặng ít phút, đầu hơi cúi xuống, dáng điệu lúng túng.
- Dạ.
- Em lấy đâu ra thìa khóa?
- Em vẫn có mà. Buồng nào cũng có một thìa dự trữ.
- Sao trước đây anh hỏi em không đưa cả cho anh?
... Lili không trả lời.
- Em không tin anh?
- Nhưng anh đâu có tin em? Em là vợ, là chủ căn nhà, là người nội trợ, em phải săn sóc anh, phải giữ gìn, quét dọn thì em mở cửa buồng đâu phải là tội lỗi.
- Nhưng anh đã dặn em là không mở. Khi anh có nhà anh đón em vào. Không có mặt anh thì tuyệt đối không mở.
- Đúng là có lần anh nói, nhưng em nghĩ là anh nói chơi thôi. Anh bảo là buồng thờ ma xó, là buồng của yêu tinh râu xanh. Em đâu có tin vào những chuyện trẻ con đó.
- Là cha con hay vợ chồng, mỗi người cũng còn có một mảnh trời riêng, một không gian biệt lập. Đó là cái tự do tuyệt đối mà không ai được phép xâm phạm.
- Em xin lỗi anh. Nhưng mấy bữa liền anh đi mà không cho em biết đi đâu. Em lo lắng quá. Em mở cửa buồng xem anh có viết chứ nào để lại cho em không. Em nghe nói nhiều người bí mật di tản bỏ cả vợ con ở lại...
- Thôi cô hãy dẹp nhưng chuyện lảnh nhảm đó đi. Cô định tìm gì trong phòng, cô hãy nói thực đi.
- ...! - Lili im lặng.
- Nói đi! - Quý Nhân đập nắm tay xuống bàn, con dao ăn va vào thành đĩa làm nước sốt bắn tung toé.
Lili kinh ngạc trước thái độ đe dọa. Cô nhìn thẳng vào mặt tên "Yêu Tinh Râu Xanh" không một chút sợ hãi.
- Được rồi, tôi sẽ nói... Tôi muốn có một cuộc sống bình lặng, êm ấm. Giản dị thế thôi. Nhưng tôi thấy anh khác xa ngày mới cưới. Anh đang lao vào một cuộc đỏ đen mới mà tôi cảm thấy mối nguy hiểm. Nghĩa vụ làm vợ buộc tôi phải lo lắng, phải bảo vệ anh. Tôi không ngờ anh lại đập bàn với tôi. Nếu nhất nhất mọi thứ tôi đều phải im lặng thì tôi. Chỉ là đứa ở của anh, cái đệm thịt cho anh, chứ đâu còn là vợ nữa?
- Thời thế buộc chúng ta phải đối phó, phải sống có nguyên tắc. Nếu không khôn ngoan thì chúng sẽ giết ta.
Lili quăng tờ báo, chỉ vào những dòng chữ cáo phó:
- Bộ khôn ngoan như thế này sao?
Quý Nhân đọc qua, mặt y hơi biến sắc. Hắn dịu giọng:
- Chuyện này đâu có liên quan tới anh.
- Nếu không liên quan thì càng may mắn. Tôi cầu mong là tôi đã lo lắng một chuyện không đâu.
- Thôi từ nay anh chẳng chơi bời với ai nữa. Mình sẽ ở nhà. Bộ em tường anh bồ bịch với ai nên em ghen sao?
- Đâu có... Theo em thì anh không nên sống lẩn lút bất hợp pháp nữa. Anh ra trình diện đi cho rồi. Đành là mình đi cải tạo ít lâu còn hơn sống trong lo lắng. Em thấy nhiều vị được về rồi đó. Đại uý Sinh , thiếu tá quân cảnh Đẩu nè... Nghe nói cả tướng Giao cũng mới được tự do. Em sẽ chờ anh đến cái ngày tươi sáng đó.
- Bộ em điên rồi! Em định nộp anh cho Cộng sản sao?
- Em yêu anh, em thương anh. Em muốn cho anh hoàn toàn tự do không còn bị ai đe dọa nữa.
- Thôi được, dẹp chuyện đó lại. Dù sao thì anh cũng phải suy nghĩ cho kỹ nghe. Vừa rồi anh quá nóng, mong em tha lỗi cho anh.
- Đàn bà bao giờ cũng dễ tha thứ.
Sau cái bữa sáng đáng buồn hôm đó, Hoàng Quy Nhân cảm thấy quan hệ giữa y và Lili đang suy đồi đến mức nguy hiểm. Thực ra y đâu có yêu Lili. Y chỉ cần đóng kịch với con nhỏ để tìm chỗ giấu mình. Y đã đi một nước cờ sai lầm là định đe dọa để tìm kiếm sự phục tùng tuyệt đối. Nhưng không ngờ Lili lầm lì chẳng biết sợ là gì. Y đã rút ra bài học về uy lực trong bữa gặp Chín Hủi, nhưng y lại có ảo vọng đối với người vợ mà y coi là yếu đuối. Y vẫn chưa đánh giá đúng quyền lực của mình. Y đi đâu bây giờ? Có vài cơ sở nữa nhưng chẳng đáng tin cậy lắm. Ở đây mà cứ phát triển theo cái lô gích hiện tại thì chẳng mấy lúc con nhỏ sẽ nộp y cho chính quyền mất thôi. Hay cho Lili sớm về bên Chúa? Không được. Y không thể sống một mình ở đây mà thoát được cặp mắt của quần chúng. Cuối cùng y đã tìm ra một giải pháp mà y cho là tối ưu.
Đêm hôm đó y không đi chơi nữa. Y quấn quít bên cô vợ trẻ. Y biểu diễn tất cả thủ pháp của một kẻ si tình để lấy lại niềm tin cho Lili. Cô gái đã say sưa quá sớm cái chiến thắng dễ dàng của mình. Cô tưởng anh chồng hư đốn đã biết nghĩ nên không còn đề phòng gì nữa.
Sáng hôm sau tỉnh dậy Lili đã trở thành một con người khác. Cô bị nhiễm độc chất "Gamma 424". Đó là một chất độc thần kinh xóa nhòa quá khứ, "san bằng" những nếp nhăn trên vỏ não. Những động hình, con đường mòn của bộ nhớ bị đứt đoạn hủy hoại, nhưng nó vẫn giữ lại những bản năng như ăn uống, phản ứng tự vệ, sinh lý... Người bệnh không cảm thấy mình bị bệnh. Tu duy suy đồi, ngôn ngữ nghèo nàn. Bất cứ một hình thức nào tác động đến quá khứ của người bệnh, bộ óc lập tức phản ứng quyết liệt bằng sự gào thét hung dữ, cấu xé đối thủ. Lúc đó trạng thái điên rồ biểu hiện mạnh mẽ, rõ nét nhất.
Tuy nhiên chất "Gamma 424" không phá hủy được cấu trúc của bộ óc. Nó như một thứ thuốc màu quét lên tờ giấy in. Vài tuần sau chất màu phai nhạt thì nét chứ lại hiện ra, cho nên Hoàng Quý Nhân gọi chất độc thần kinh đó bằng cái tên thơ mộng: "Giấc ngủ của Hằng Nga".
Muốn để cho Lili hoạt động bình thương trong công việc hàng ngày, Quý Nhân luyện tập cho Lili, phục hồi lại bản năng và những thói quen cần thiết. Cô gái khốn khổ vẫn có thể đi chợ mua bán các thứ theo một thực đơn định sẵn. Vẫn giặt giũ, quét dọn nhà cửa cần mẫn như con chim gõ kiến. Vẫn giữ nhà như một con chó và báo động như một con vẹt. Khi tất cả năng lực của bộ óc chị dồn cho sự chỉ đạo bản năng thì bỗng nhiên một số hoạt động của người bệnh trội hẳn lên. Lili ăn uống rất khỏe. Làm việc giản đơn rất bền bỉ. Những đòi hỏi tình dục rất trơ trẽn theo đúng chu kỳ của giống cái. Tóm lại Lili đã trở thành một con vật một người máy theo đúng ý muốíl của con "Yêu Tinh Râu Xanh". Cái chất Gam ma 424 "kỳ diệu" đó đã là niềm kiêu hãnh của đồng tác giả Hoàng Quý Nhân và Nghiêm Bửu Châu. Chúng đã cao ngạo so sánh phát minh đó với tầm vóc của những công trình được trao giải Nobel về hóa học!
Lili lanh lợi, Lili lộng lẫy, Lili lịch lãm đã chết đi, chỉ còn lại một Lili lầm lì, làm lụng lam lũ. Một Lili lố lắng, lòe loẹt, lõa lồ, lầm lẫn...
Hai tuần một lần Hoàng Quý Nhân nhuộm lại bộ óc của Lili bằng một liều "giấc mộng Hằng Nga" mới và sau đó Lili tự chích cho mình rất đúng kỳ hạn như kẻ nghiện Héroinne. Thế là y có thể yên trí theo đuổi mục đích của mình không còn sợ Lili can ngăn nữa .
Truyện khác cùng thể loại
584 chương
21 chương
29 chương
62 chương
121 chương
78 chương