Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 930 : Nam trung quốc hải (3)

Hai vị gia gia biết được, tất nhiên rất tức giận, nhưng không làm gì nổi, lúc này sứ giả Vi Ngân Báo tới, nhị vương từ chối xuất binh. Nhưng tên sứ giả đó rất biết ăn nói, cười lạnh: - Chúng ta đã giao quốc thư, nếu các ngươi bội tín, chúng ta đem nó đưa lên Bắc Kinh, xem hoàng đế Đại Minh tin các ngươi hay tin bọn ta. Thấy nhị vương biến sắc, sứ giả chuyển sang cực lực thổi phồng công tích của Vi Ngân Báo trong mười năm qua, nói: - Nếu chẳng phải vương của ta muốn lập quốc, hà tất giao Quảng Nam cho các ngươi? Huống hồ vẫn là chúng ta tiếp giáp với Đại Minh, các ngươi chỉ cần phái binh tương trợ, chuyện thành, các ngươi không tiếp giáp với Đại Minh nữa, không phải nghe lời, tẩy được ác danh trước kia. Thế là hai vị vương động lòng, năm xưa Mạc thái tổ bất đắc dĩ nhường quốc thổ, kết quả mang tiếng xấu, nếu tiếng xấu này không trừ, sau này có thống nhất thiên hạ, lòng người không phục, có thể có phản loạn bất kỳ lúc nào. Nói cho cùng vì mấy năm qua chiến sự thuận lợi làm nhị vương lâng lâng, huống hồ bọn họ biết Đại Minh hơn 30 năm qua không diệt nổi Vi Ngân Báo, tám phần là có thiên mệnh. Tất nhiên nhị vương cộng lại hơn trăm tuổi, thấu hết sự đời rồi, bọn họ căn bản không tin Vi Ngân Báo sẽ thực hiện lời hứa, bọn họ không hi vọng chiếm lĩnh được quốc thổ này, cái bọn họ cần là hành vi xuất binh đánh Đại Minh, bọn họ tin như thế rửa sạch được ác danh bán nước trước kia. Sau một phen suy nghĩ nhị vương lấy danh nghĩa "không thể để hoàng đế thất tín", quyết thực hiện hiệp ước. Nhưng nhị vương không bán mạng cho Vi Ngân Báo thật, chỉ trú quân biên giới, rồi dùng quân dân tộc thiểu số và quân phương nam ra hàng, rầm rộ kéo tới Quảng Tây, được cả nước reo hò, lập tức xoay chuyển lòng người. Nhưng tới Quảng Nam, bọn họ mới biết vì sao Vi Ngân Báo chịu nhường nơi này co mình rồi, vì nơi này sơn cùng thủy tận, điêu dân như lang hổ, các vùng bị Vi Ngân Báo vơ vét sạch, còn lại toàn khúc xương khó nhằn, bất kỳ một sơn trại bảo lũy nào cắn một cái cũng gãy răng, đảm bảo không dám cắn cái thứ hai. Có điều bọn họ chẳng phải quân đội chính quy gì, chẳng ai nói được ai. Vi Ngân Báo sau khi có được viện quân không ngờ chỉ cầm cự được mười tám tháng đã bị đánh cho té đái vãi phân, lùi tới vùng núi trùng điệp giữa biên giới Việt Trung. Nhị Vương hồn siêu phách lạc, ngày đêm lo lắng không thôi ... May mà quân Minh dừng bước, tựa hồ có ý đánh lâu dài với Vi Ngân Báo, Nhị vương thở phào, vội hợp kế diệt nam triều trước, rồi đem quân về chống quân Minh. Nhưng đúng lúc này có một hung tín làm Nhi vương khiếp vía, Đại Minh đề xuất với nam triều Trịnh Tùng, muốn đổ bộ lên Hiện cảng, mượn đường thảo phạt nhà Mạc phản nhịch ... Đây đúng là tin còn đau hơn cả cha chết mẹ cải giá, Mạc Kính Điển ảo tưởng đám nam triều suốt ngày chửi bắc triều phản quốc, có thể nóng máu từ chối cho quân Minh nhập cảnh. Nhưng ông ta biết điều này là không thể, đừng nói Trịnh Tùng nay đã cùng đường, dù hắn bình an vô sự cũng tuyệt đối không từ chối yên cầu này. Cho nên chẳng có gì bất ngờ, Trịnh Tung lâm vào tuyệt cảnh tóm lấy cọng cỏ cứu mạng này, biểu đạt hoan nghênh, đồng thời ám thị dốc hết quốc lực, giúp Đại Minh dẹp loạn. Sau khi xác định ngày tháng cụ thể, Trịnh Tùng cùng Lê vương xuất lĩnh văn võ bá quan tới Hiện cảng đón quân Đại Minh... Tuy đã vào tháng Chạp, nhưng Hiện cảng không có mùa đông, chỉ có nước biển xanh biếc, bãi cát trắng mà mịn, cây cối xanh tươi đặc trưng của khí hậu cận nhiệt đới. Lúc này bên cầu tàu có hai người được một đám đông xúm quanh, một là thanh niên một tráng niên, tráng niên ngồi trên ghế đệm vàng, mặc vương phục màu vàng, mặt trắng trẻo, không vui không buồn, thanh nhiên mặc áo cẩm bào đỏ, ngồi ghế đỏ, nhìn qua một cái thì hiển nhiên người tráng niên tôn quý hơn. Nhưng nhìn kỹ thì thấy không ổn, trước tiên thì hai cái ghế xếp ngang hàng, tiếp đó là văn võ xung quanh đều thận trọng nói chuyện với thanh niên trẻ, ít chú ý tới trung niên áo vàng. Thanh niên kia thẩn nhiên tiếp nhận, mặc dù tuy chỉ trên hai mươi, nhưng mặt mày uy nghiêm, hơn hẳn trung niên bên cạnh. Những người này đúng là quần thần nhà Lê, vị trẻ tuổi kia là tể tướng, thượng quốc công Trịnh Tùng, cơ nghiệp nam triều do nhà họ Trịnh khai phá, quốc vương cũng là do bọn họ đi tìm về, cho nên từ khi khai quốc tới nay, ba đời nhà họ Trịnh đều nắm chặt đại quyền quân chính. Bởi thế vị trung niên bên cạnh tuy là đế vương nhà Lê, nhưng Trịnh Tùng ngay cả cung kính bề ngoài cũng chẳng có, nếu chẳng phải còn cần dùng lá cờ nhà Lê thì e đã soán vị rồi. Những đại thân đều do họ Tịnh đề bạt, nên nghe lời Trịnh Tùng, đua nhau hỏi: - Công gia, ngài nói đại quân thiên triều chuyến này tới có phải kế mượn đường diệt Quắc không? - Đúng đấy bọn họ hoàn toàn có thể trực tiếp vào Thăng Long từ vịnh Đông Kinh (bắc bộ), vì sao bỏ gần tìm xa, lão thần không yên tâm. - Ba mươi năm trước bắc phạt cũng vào thời tiết này, gia tổ suất lĩnh hạm đội từ vịnh Đông Kinh tiến công Thăng Long. Trịnh Tùng hắng giọng nói: - Kết quả bị Mạc tặc giăng xích sắc ngang sông, đốt nửa chiến thuyền, chắc thiên triều cũng lo dẫm vào vết xe đổ này. - Huống hồ thiên triều hơn 170 năm trước rút lui, đã không còn dẫm chân lên biên cảnh nước ta nữa, sớm đã không quen thuộc nhân sinh địa thế, đổ bộ lên Hiện cảng còn có chúng ta giúp đỡ, là có nhân hòa, triển khai công kích từ quan ải chúng ta trấn giữ là có địa lợi. Thiên triều trước khi dùng binh, chắc có suy tính này. Cả đám nghe xong gật đầu liên tục. Trước kia Trịnh Tùng và huynh trưởng Trịnh Cối vì tranh quyền không ngừng đấu đá khiến không ít trọng thần tâm ý nguội lạnh đầu hàng bắc triều, nhà Mạc thừa thế tấn công, không ngờ Trịnh Cối chống không nổi hàng định, uy vọng họ Trịnh tụt xuống vực sâu. Đúng lúc này biểu hiện của Trịnh Tùng làm người ta trố mắt nhìn, hắn đứng vực trước áp lực, cùng văn võ ăn thề "cùng tồn vong với quốc gia", thu lòng người xong, hắn dẫn quân liều chết kháng cự, nhiều lần kéo nam triều từ bờ vực diệt vong về, có thể nói nam triều tới nay chưa vong quốc là công của Trịnh Tùng, tái trí và khí phách của hắn đã được chứng minh không thua kém tổ phụ. Lần này Đại Minh mượn đường dẹp nhà Mạc, được Trịnh Tùng hưởng ứng, hoan nghênh nhiệt liệt, kỳ thực hắn đã tính, Đại Minh đánh tới đâu, nam triều thu phục tới đó, đến khi Đại Minh rút lui, còn chẳng phải giao cho nam triều? Nói không chừng chẳng tốn chút sức lực nào mà thu lại được Thăng Long. Điều này tất nhiên hắn không giải thích với quần thần, lúc này trong đám quần thần a dua nịnh bợ, hoàng đế nhà Lê , Lê Duy Bang im lặng lắng nghe tựa hồ có kiến giải khác, nói: - Chỉ e mời thần dễ tiễn thần khó, chẳng may đại quân thiên triều giống hơn trăm năm trước ở lỳ không đi thì chúng ta phải làm sao? Lê Duy Bang rất có tài, nhưng số mệnh kém, tới nay đành nhún nhường người trẻ kia, nhưng lời của ông rất có lý , khiến văn võ trầm tư. Đối diện với ánh mắt lạnh băng của Trịnh Tùng, Thiên Cổ đế vội cúi đầu xuống, là một con rối ông ta không nên thể hiện trước mọi người, điều này chỉ làm ông ta càng chết nhanh hơn mà thôi. Có điều Trịnh Tùng vẫn giải đáp: - Có ba điều, thứ nhất, nước ta nguy trong sớm tối, so với vong quốc trong tay Mạc tặc, chẳng bằng quay về với thiên triều. Thứ hai, thiên triều không chỉ có một lựa chọn ở chỗ ta, có thể đổ bộ lên Chiêm Thành, với thiên triều chẳng qua xa hơn một chút, nhưng chúng ta từ chối giúp đỡ, có thể khiến thiên triều phẫn nộ. Hơn nữa thần có hiểu chút về thống soái Thẩm công, nhìn ngay cả với kẻ thù truyền đời Nguyên Mông còn áp dụng chính sách mềm dẻo, không lấy chiếm lĩnh làm mục đích, chưa chắc có hứng thú với chúng ta... Những lời này làm mọi người khâm phục vô cùng, ngay Thiên cổ đế cũng phải thầm than, sao nhà họ Trịnh lại có phong thủy tốt như thế, đời nào cũng có nhân vật lợi hại. Nhưng nếu hắn nghe được lời nói của vị Thẩm công với người bên cạnh, khẳng định sẽ không nghĩ như thế.