Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 790 : Đại hạn (2-3)

Sáng hôm sau quả nhiên Cao Củng tới xin nghỉ phép, nhưng không gặp được người, hỏi ra mới biết Từ Giai tới cung Thánh Thọ rồi, ông ta vốn có thể để lại tấu từ chức, nhưng muốn chất vấn trước mặt Từ Giai một phen, dù không thay đổi được kết quả thì cũng hả giận. Nên ông ta ngồi đợi, đám ti trị lang liền tới nịnh bợ, Cao Củng chẳng có tâm tình nào, nên phản ứng rẫn lạnh nhạt. Có người giỏi quan sát đoán ý liền nói: - Cao các lão một rồi, chứng ta đừng ở đây om sòm nữa, giải tán thôi. Vốn là lời giải vây của hắn, đợi Cao Củng xuống thang. Ai ngờ Cao Củng sầm mắt xuống: - Các lão cái gì? Hoàng thượng phê chuẩn chưa? - Các lão ... À đại nhân giáo huấn đúng lắm. Người kia vội nhân sai: - Ti chức đường đột rồi. Liền cao lui với đồng sự. Cao Củng chẳng thèm để ý tới đám tôm tép, nhắm mắt dưỡng thần, đợi một canh giờ mới thấy Từ Giai. Từ Giai lên tiếng trước: - Túc Khanh có chuyện gì thế? Cao Cùng đợi tới lửa giận bừng bừng, liền đứng dậy nói: - Hạ quan muốn nghỉ phép. Từ Giai có chút bất ngờ: - Vào trong nói chuyện. Cao Củng muốn lý luận với ông ta đương nhiên không thể nói ngoài hành lang. - Ngồi đi. Người hầu mang trà lên, Từ Giai bỏ mũ quan ngồi xuống thái sư ỷ. Cao Củng chẳng khác khí, ngồi xuống đối diện với Từ Giai, nói thẳng: - Hạ quan sức khỏe không tốt, muốn nghỉ một thời gian. - Ta thấy ông khỏe lắm mà. Từ Giai cười: - Ta nhìn mà hâm mộ. - Bệnh bên trong, nhìn bên ngoài không thấy. - Cố gắng một chút. Từ Giai dùng giọng điệu thương lượng nói: - Trọng trách nội các quá nặng, ông có đại tài, phải chia sẻ với lão phu. - Có Dương Duy Ước là đủ rồi. Cao Củng khai hỏa. Không ngờ Từ Giai thở dài, mặt đầy tiếc nuối: - Lần này ông ta không thể nhập các. - Vì sao? Cao Củng tưởng mình nghe nhầm. - Kết quả đình thôi bị hoàng thượng phủ quyết, Dương Bác xuống, Lý Xuân Phương lên. Nói xong lấy ra tấu sớ trình cho hoàng thượng. Cao Củng mở ra xem, quả nhiên trong bốn cái tên, chỉ có hai chữ Dương Bác là không được khoanh đỏ. - Sao có thể thế được? Cao Củng vẫn chưa tin. - Lão phu cũng không biết phải nói gì với Dương Duy Ước đây. Từ Giai mặt đầy khổ não: - Túc Khanh vất vả giúp lão phu một lần đi. Từ trong trị phòng đi ra, đầu óc Cao Củng vẫn có chút choáng váng, liên hệ sự kiện mấy ngày qua lại, ông ta mơ hồ nhận ra , tất cả đều nằm trong mưu kế của Từ Giai rồi. ~~~~~~~~~~~~ Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Điều này phải nói lại thời gian trước đó. Khi ấy mọi người đang tập trung vào biện luận Tam Công Hòe thì Từ Giai lại gọi Trương Cư Chính tới nhà, thương lượng chuyện nhập các. Trương Cư Chính trước mặt sư phụ vẫn trấn tĩnh thâm trầm: - Chỗ Cao Tân Trịnh, học sinh đã hỏi rồi, ông ta không muốn nhập các, không biết sư phụ có kế gì không? Từ Giai không bất ngờ: - Phía Cao Củng lão phu đích thân đi nói .. Chỉ lo phía Dương Bác, nghe đâu vì đảm bảo chắc chắn, bọn họ bỏ một giá tiền rất cao.. Ài, thù đoạn người Sơn Tây thì ngươi hiểu rồi đấy. Người Sơn Tây giỏi thuật kết giao, thường ngày với đại thần có khả năng tham gia đình thôi đều lo lót cho đáo, gần đây càng bỏ vốn lớn, thêm vào uy vọng của Dương Bác, Từ Giai chẳng thể chi phối được. - Sư phụ, học sinh có một kế. Trương Cư Chính đột nhiên nói: - Nhưng có chút hành vi không anh hùng, không biết có nên nói không? - Nói. Từ Giai thầm nghĩ :" Ngươi ta đã bao giờ làm anh hùng chưa?" - Sư phụ khi đình thôi hãy đưa tên học sinh vào. - Ngươi ? Từ Giai trầm ngâm một lúc mới nói: - Với thế lực của lão phu, tất nhiên làm được việc này. Nhưng tư cách địa vị của ngươi hiện giờ chưa chín muồi, ngàn vạn lần đừng gấp quá. Còn nhẹ nhàng nói thêm: - Yên tâm ngày đó không xa đâu. - Sư phụ hiểu lầm rồi. Trương Cư Chính bật cười: - Học sinh đâu phải là hạng không biết tự lượng sức. - Vậy vì sao? Từ Giai hứng thú hỏi. - Sự phụ có điều chưa hay. Trương Cư Chính liền kể ra: - Mấy ngày trước học sinh gặp phải chút rắc rồi. - Rắc rối gì mà ngay cả ta cũng giấu. Từ Giai hiền từ trách. - Chẳng phải chuyện to tát gì, huống hồ đã giải quyết rồi nên học sinh không nói. - Rốt cuộc là chuyện gì mà thần bí thế. - Mười mấy năm trước mở Mã thị đều do hộ bộ phái quan viên trực tiếp giao dịch với người Mông Cổ, về sau mã thị đóng cửa, rất nhiều vật tư chất ở kho Tuyên Phủ, chẳng phải thứ gì đáng tiền nên không ai nhớ. Năm kia Dương Bác tiếp nhiệm tổng đốc Tuyên Đại kiểm kê vật tư mới phát hiện ra những thứ này. Trương Chư Chính thong thả nói: - Liền viết thư cho hộ bộ yêu cầu chưng dụng, bộ đường đại nhân giao cho học sinh. - Ông ta muốn thứ đó làm gì? Từ Giai cau mày, thứ vứt bỏ cả mười mấy năm ai còn cần? - Học sinh viết thư hỏi nguyên do, ông ta chỉ nói là dùng trong quân sự, không nói rõ cụ thể. Nhưng liên hệ tới cách cục biên thùy, học sinh cũng đoán ra phần nào. Trương Cư Chính thở dài: - Kết quả cuối năm ngoái tra sổ theo lệ, chẳng biết vì sao hộ bộ xem sổ sách cũ, kết quả tra ra là do học sinh cấp cho ông ta. - Vì thế bọn họ hỏi học sinh, vì sao không được nội các phê duyệt, hộ bộ đóng dấu đã đồng ý? Hắn như đang kể truyện người khác, bình tĩnh tới mức làm người khác thiếu tự nhiên: - Học sinh đáp, tổng đốc Tuyên Đại trưng dụng chắc thủ tục phải đầy đủ rồi, có thể chưa đưa vào hồ sơ mà thôi. - Học sinh xin gia hạn vài ngày về tìn kiếm, liền tìm thấy, nhưng đúng vào lúc cuối năm nha môn đóng cửa, định đợi qua năm mới giao cho họ, ai ngờ xảy ra bao chuyện, trưởng khoa bọn họ vào ngục, bọn họ không giục, học sinh cũng không nộp. - Tới giờ vẫn chưa nộp à? Từ Giai là ai cơ chứ, nghe lâu như thế đã hiểu rồi. - Vâng, vẫn ở đây. Trương Cư Chính lấy trong ống tay áo ra một phong thư đưa cho Từ Giai. Từ Giai mở ra xem quả nhiên là chữ Dương Bác, xin hộ bộ cho cho trưng dụng vật tư của Mã thị, đằng sau có dấu ấn của Dương Bác , Cao Diệu, Trương Cư Chính, nhưng thiếu dấu của Từ Giai. Nếu trách chỉ có thể trách lên đầu thượng thư là Cao Diệu, thế nên Trương Cư Chính mới bình chân như vại. Trương Cư Chính không nói, nhưng Từ Giai đoán ra, Cao Diệu cho rằng với quan hệ giữa Từ Giai và Trương Cư Chính, hắn giao lên làm gì có chuyện Từ Giai không đồng ý, cho nên mới đóng dấu trước. Trương Cư Chính thì lại không xin chỉ thị nội các đã đồng ý cấp rồi. - Ngươi quá to gan đấy. Từ Giai không vui: - Vì sao không nói cho ta trước? - Vì nói với sư phụ chỉ gây thêm phiền phức cho người, sư phụ chưa đoán ra số vật tư kia dùng làm gì sao? Từ Giai nói nhỏ: - Dùng để… nghị hòa phải không? - Đúng thế, năm ngoái đám Đóa Nhan bộ và Hoàng Thai Cát phạm kinh, vì sao Yêm Đáp không thừa cơ xuất binh? Là vì Dương Bác hối lộ bọn chúng. - Té ra là thế. Từ Giai vui vẻ nhìn hắn: - Thái Nhạc, không uổng lão phu trọng đãi ngươi. Trương Cư Chính biết Dương Bác sẽ làm gì nên mới không để nội các phê duyệt, như thế ác danh "nghị hòa với địch" sẽ rơi lên đầu những kẻ khác. - Sư phụ luôn che chở cho học sinh, học sinh tất nhiên phải làm chút chuyện cho người. Trước kia triều Tống nhẫn nhịn Mông Cổ, thành ra nuôi hổ gây họa, cho nên Đại Minh quyết không chủ động nghị hòa. Nhưng có khi đánh không thể đánh lại, không thể không chủ động cầu hòa. Có điều các đại lão gia ở Bắc Kinh sống chết không đồng ý, biên tướng đành lên giao thiệp với người Mông Cổ, vơ vét bách tính, cắt xẻo quân lương, tặng lễ cho người Mông Cổ, mong được đình chiến. Bỏ qua thứ vô vị gọi là "vinh dự dân tộc" thì đây là biện pháp không tệ, vì thực chất Mông Cổ từ lâu đã không còn dã tâm và thực lực xâm lược Trung Nguyên. Cuộc sống thảo nguyên quá gian khổ, vật tư thiếu thốn nghiêm trọng, trừ gia súc ra thì cái gì bọn họ cũng thiếu, cũng dễ thỏa mãn, cho nên dùng tiền giải quyết vấn đề không phải là xấu. Chuyện này biên tướng và triều đình ai ai cũng biết, đương nhiên có một vị tiên sinh chẳng hề hay biết gì, nếu không làm sao mọi người có thể báo cáo láo chiến công, thăng quan phát tài được. Nói ra làm hoàng đế thật đáng thương, bao nhiêu người hè nhau lừa ông ta, chẳng trách hoàng đế luôn cần thái giám giúp đỡ. Dương Bác ở cứu biên tới 20 năm, tất nhiên cao thủ trong việc này. Huống chi ông ta còn có ưu thế là cột trống trời của người Sơn Tây, tấn thương lại lũng đoạn mậu dịch cửu biên, gần như tất cả quý tộc Mông Cổ đều là khách hàng của họ. Cho nên chuyện người khác bán nhà chẳng làm nổi thì ông ta luôn làm được một cách dễ dàng. Dùng thứ hàng hóa cũ mười mấy năm bỏ phí có thể đuổi được Yêm Đáp đi, hoàn toàn là chuyện tốt. Nhưng Dương Bác không ngờ rằng một việc hoàn toàn vì ý tốt lại có kẻ đã hưởng lợi còn vô sỉ lợi dụng, khiến ông ta mất cơ hội nhập các. ~~~~~~~~~~~~~~~ Sau nhiều ngày hôn mê, hoàng đế cuối cùng cũng đã tỉnh, nhưng long thể triệt để bãi công, trừ mũi làm việc, mắt và miệng còn cử động được. Gia Tĩnh đế oai hùng năm xưa như cái cây khô, nằm đó đợi thối rửa. Nhưng ngàn vạn lần đừng coi thường cái cây khô này, chỉ cần ông ta còn thở thì vẫn là hoàng đế quyền thế nhất hơn trăm năm của Đại Minh. Cho nên khi báo cáo kết quả đình thôi, Từ Giai vẫn cung kính. Đợi Từ Giai nói xong, Gia Tĩnh đế mấp máy môi nói: - Trương ... Hoàng đế mới tình lại, nọi chuyện chưa lưu loát. Từ Giai hiểu ý hỏi: - Bệ hạ hỏi chuyện Trương Cư Chính là sao phải không? Gia Tĩnh đế chớp mắt, ý bảo đúng thế. Phản ứng hoàng đế nằm trong dự liệu ông ta rồi, ông ta không ít lần khen ngợi Trương Cư Chính thông minh lão luyện , có thể gánh vác trọng trách ra sao. Cho nên khi Trương Cư Chính gặp chuyện, Gia Tĩnh nhất định sẽ tò mò. Vì thế ông ta dựa vào lời Trương Cư Chính căn dặn trước đó nói ra. - Dùng vào việc gì? Gia Tĩnh đế nói đã lưu loát hơn. - Chắc là ... Nghị hòa... Từ Giai còn vờ vịt giải thích: - Khi đó tình hình khẩn cấp, ông ấy sợ quyết sách triều đình quá chậm, làm hỏng chính sự. Vẻ mặt Gia Tĩnh đế trở nên khó coi, rít lên hai chữ từ kẽ răng: - Cừu Loan. Từ Giai thầm nghĩ "ổn rồi". Gia Tĩnh cực kỳ tinh minh, nhưng vì không hiểu quân sự bị Cừu Loan dùng thủ đoạn lừa gạt, còn phong Cừu Loan làm đại tướng quân, cho nên sự việc Cừu Loan "nghị hòa" với Mông Cổ, giả mạo chiến công bại lộ, hoàng đế bị người thiên hạ cười rụng răng. Gia Tĩnh đế xưa nay vốn kiêng kỵ thế lực người Sơn Tây khó lường, mãi mới xuất hiện được một Dương Bác trung dũng đáng tin đã qua khảo nghiệm, còn được lòng hoàng đế. Vì tránh tương lai Từ Giai độc chiếm triều đường, nên chuẩn bị đưa ông ta lên kiềm chế Từ Giai. Nhưng qua sự việc này, Dương Bắc tức thì thành bất trung bất dũng không đáng tin rồi. Nếu chỉ có thể chưa đủ để hoàng đế bỏ ý dùng Dương Bác kiềm chế Từ Giai. Nhưng bên dưới có hai cái tên khác, Cao Củng và Quách Phác. Mắt hoàng đế liền sáng lên, hai người này riêng rẽ không phải là đối thủ của Từ Giai, nhưng gộp lại thì Từ Giai không làm gì nổi, huống hồ Cao Củng còn là sư phụ của con trai ông ta, có kim bài miễn tử, một mình đủ làm Từ Giai nếm đủ. Đó là mục đích chân chính Từ Giai tiến cử Quách Cao nhập các, trừ đi uy hiếp chân chính, lại làm hoàng đế không sinh nghi kỵ. Có Cao Quách, Dương Bác nhập các hay không đã không quan trọng nữa. - Các lão thấy sao? Gia Tĩnh càng nói càng lưu loát. - Nội các tuyển nhân sự trọng đại, thần không dám nói bừa, xin bệ hạ định đoạt. Từ Giai dùng ngôn ngữ thành khẩn nhất đáp. - Vậy để Lý Xuân Phương lên đi, Dương Bác đợi đã.. Nói xong khép mắt lại. Thấy thế, Từ Giai liền khom người cáo lui, không ngờ mới đi được bước nghe hoàng đế như nói mê hỏi: - Định tội Hải Thụy chưa? - Còn chưa ạ, tam pháp ti đang tranh thủ thời gian thảo luận, mau chóng có kết quả rồi. Rồi dựng lỗ tai lên nghe, một lúc sau không có động tĩnh gì, hoàng đế lại ngủ rồi. ~~~~~~~~~~~~~~ Lại qua vài ngày nữa. Cung Thánh Thọ luôn trang nghiêm truyền lại tiếng đàn êm ái như nhạc trời, như gió mát thổi qua núi rừng, như dòng nước nhỏ chảy trong suối... Gia Tĩnh đế mắt nhắm nghiền, thần trí thì đi theo tiếng đàn, thân thể khô gầy như bay lên, tới núi cao, tới suối nước. Thì ra thấy hoàng đế không động đậy được, Hoàng Cẩm đau lòng vô hạn, đề nghị: - Chủ nhân, Dụ vương phi đưa tới một đại gia đàn cầm, nói tài nghệ cô ta đã tiến vào cảnh giới của đạo, nghe đàn có thể nuôi dưỡng tâm thần, quên đi phiền não... Dù sao là lòng hiếu của con cháu, dù không thần kỳ như thế cũng có thể giải buồn. Gia Tĩnh đế liền đồng ý. Nên Hoàng Cẩm truyền cầm sư tới, chuyên môn đàn cho Gia Tĩnh đế nghe. Không ngờ hiệu quả vô cùng tốt, đầu óc Gia Tĩnh đế hoàn toàn tỉnh táo lại, ông ta nhớ lại cuộc đời của mình, từ tuổi thơ ở An Lục, tới năm tháng làm hoàng đế, rồi Hải Thụy dâng sớ ... Không ngờ những vấn đề cả đời nghĩ không thông lại thông suốt hết. Tới khi ngươi chẳng cần gì nữa mới cho ngươi thứ ngươi thứ ngươi cần nhất, đúng là tạo hóa trêu người. Thấy Gia Tĩnh đế nghe tới ngây ra, Hoàng Cẩm cho rằng ông ta nghe phát chán rồi, liền nói: - Chủ nhân, chúng ta đổi Công khúc nhé, ban nhạc Ngụy Lương Phụ dạy lên.. - Đọc. - Đọc gì ạ? - Trì An sớ. - Hả? Hoàng Cẩm cả kinh, chẳng lẽ hoàng thượng muốn dùng cách tự sát mới? - Đọc đi... Giọng Gia Tĩnh đế trở nên sốt ruột. - Vâng, vâng đọc ... Hoàng Cẩm vội lục lọi, may mà còn giữ, liền mở ra đọc nhỏ: - Thần hộ bộ Vân Nam thanh lại ti Hải Thụy cẩn tấu... - Đọc to lên chút, ngủ rồi à? - Người làm vua là chủ thần dân vạn vật, trách nhiệm nặng nề.. Hoàng Cẩm đánh đặt to hơn. Gia Tĩnh đế nghe rất chăm chú, đây là lần đầu tiên ông ta bỏ đi sự kiêu ngạo và ngang ngược của đế vương, nghe lời chối tai, càng nghe càng không thấy chối tai .. Từ Giai tới bên ngoài tẩm cung, nghe thấy Hoàng Cẩm đọc lớn tấu sớ, lòng giật đánh thót, chẳng lẽ hoàng đế oán niệm tới mức sắp chết vẫn chưa tiêu tan được? Liền vội đi vào, vì cảm động những ngày qua ông ta bất kể ngày đêm hầu hạ, Gia Tĩnh đế đặc biệt cho Từ Giai csó thể vào tẩm cung bất kỳ lúc nào không cần thông báo. Vào bên trong mới có cung nhân khẽ thông báo: - Từ các lão tới. - Vua không chấp chính, thần không rõ chức trách .... Chưa được lệnh Hoàng Cẩm vẫn tiếp tục đọc. Gia Tĩnh đế mắt vẫn trơ ra nhìn trần nhà, Từ Giai đợi rất lâu mới nghe hoàng đế than: - Người này lòng trung sánh với Tỷ Can, trẫm ngu xuẩn chẳng khác gì Trụ vương. Từ Giai vạn lần không ngờ tới, nhưng vội nói: - Đại Minh không có Tỷ Can, càng không có Trụ vương, hoàng thượng ngã bệnh nên mới tự trách mình. - Các lão. Gia Tĩnh đế gọi rất thương cảm. - Có thần. Gia Tĩnh đế nhìn ông ta, ánh mắt chẳng còn âm trầm khó lường như xưa, chỉ có thê lương và bi ai: - Từ ngày đó trẫm đã biết Hải Thụy nói không sai, thiên hạ chán trẫm lâu rồi, trẫm làm hoàng đế thực quá kém. Sao bao năm không có ai nói thẳng cho trẫm? Mặc dù lòng đầy mưu mô, nhưng Từ Giai có thể cảm nhận được hoàng đế nói thật lòng, có điều ông ta chẳng thể nói hết lời trong lòng ra được: - Chính sự quốc gia rắc rối, thánh nhân cũng phạm phải sai lầm. Hơn nữa chúng thần chưa tận trách, sao có thể trách hết quân thượng. Gia Tĩnh nhìn Từ Giai rất phức tạp: - Khổ cho khanh rồi. Trái tim trơ lỳ qua mấy chục năm đấu tranh của Từ Giai bị bốn chữa đơn giản của hoàng đế làm yếu mềm, nước mắt ủy khuất tuôn ra nghe hoàng đế nói: - Khanh còn khổ hơn cả Nghiêm Tung, trẫm biết mình là vị chủ nhân khó hầu hạ, Nghiêm Tung chỉ hầu hạ tốt trẫm, khanh còn chiếu cố tới bách quan, tới giang sơn ...