Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 676 : Về quê

Nhưng khi y thấp thoáng nhìn thấy lục địa, thôn trấn, lý tưởng kia tức thì đè chặt dưới đáy lòng, tư tưởng của Thẩm Mặc quay trở về hiện thực. Y không thể không đối mặt với một hiện thực, đó là nhắc tới thời đại hàng hải với bất kỳ một quan viên Đại Minh nào, sẽ chẳng được hưởng ứng như Vương Trực, càng chẳng cần nói tới lý tưởng vĩ đại nữa. Bởi vì tới đây bao năm, y biết rõ, đám sĩ đại phu chỉ biết tới Khổng Mạnh, không biết thế giới bên ngoài lớn như thế nào, nhưng lại tự cao tự đại, trong con mắt bọn họ, không có một quốc gia, triều đại hoặc nền văn hóa nào có thể so sánh với Đại Minh. Cho dù có nói tới đại lục mênh mông kia, bọn họ chỉ khịt mũi nói một câu "man di", không những không ủng hộ bất kỳ ai tới chiếm lĩnh, còn kịch liệt phản đối. Nói một câu là, y biết chính xác đường ở đâu, vấn đề là không thể nói với ai. Nếu như nói trên thế giới này có cái gì khó thay đổi hơn quan niệm của một người, đó nhất định là quan niệm của tất cả mọi người. Nhiệm vụ gian khó này thậm chí với người kiên nhẫn như Thẩm Mặc cũng cảm thấy hi vọng mong manh, ngẩng đầu nhìn bầu trời xanh thẳm, y buông một tiếng thở dài: - Ôi , chao ôi! Nguy hề, cao thay! Đường Thục khó, khó hơn lên trời xanh . - Tàm Tùng và Ngư Phù, Mở nước bao xa xôi! Đằng sau vang lên âm điệu dị quốc, thì ra Sa Vật Lược đã thay xong y phục ra ngoài khoang thuyền. - Đến nay bốn vạn tám ngàn năm, Mới cùng ải Tần liền khói người... Thấy người ngoại quốc đọc thơ Đường có vần có điệu như vậy, Thẩm Mặc hơi giật mình, ngâm tiếp. - Phía tây núi Thái Bạch có đường chim, Vắt ngang đến tận đỉnh Nga Mi. Sa Vật Lược tiếp tục. Thẩm Mặc hơi xuất thần, lầm bẩm: - Chẳng lẽ ất long, núi lở, tráng sĩ chết, Rồi sau thang trời, lối đá mới nối liền? Sa Vật Lược cười: - Đúng thế, vì - Phía trên có ngọn cao sáu rồng lượn quanh mặt trời. Phía dưới có dòng sông uốn khúc sóng xô rẽ ngược. Hạc vàng còn không bay qua được, vượn khỉ muốn vượt qua, cũng buồn khi vin tới, leo trèo. *** Bài Thục Đạo Nan - Lý Bạch. Thẩm Mặc buồn bực: - Này ngài cha cố, ngài muốn ta buồn chết đấy à? - Dọc đường thấy thi thoảng đại nhân thi thoảng lại cau mày ủ dột, lúc thì thở dài, hiện giờ ngâm thơ Lý Bạch, nên lớn gan đoán, có thể ngài gặp phải chuyện gì khó rồi. Sa Vật Lược ngâm nga: - Khó lắm, khó lắm, khó lắm. Thẩm Mặc phì cười: - Ngài cha cố, ta có vấn đề muốn thỉnh giáo ngài đây. - Đại nhân cứ nói. Sa Vật Lược thái độ cung kính. - Ngài xuất thân quý tộc, được giáo dục tốt, hẳng có cuộc sống tôn quý được người ngưỡng mộ. Thẩm Mặc thắc mắc: - Vì sao vứt bỏ tất cả, không ngại vượt qua muôn trùng biển khơi tới Châu Á xa lạ truyền giáo mấy chục năm ly hương, chịu hết mọi khổ cực, thiếu chút nữa còn mất mạng. Ta biết công việc của ngài hiệu quả rất thấp, đại bộ phận vùng đất không tiếp nhận tín ngưỡng của các ngài. - Đúng là như thế. Sa Vật Lược có sự thẳng thắn mà người phương đông không có: - Cho nên tôi mới tới trung tâm văn minh phương đông, chỉ cần Đại Minh chấp nhận chúng tôi, cả thế giới phương đông sẽ chấp nhận. - Ngài không cần tâng bốc như thế. Thẩm Mặc lắc đầu: - Ta muốn hỏi ngài lấy đâu ra tự tin mạnh mẽ để duy trì chặng đường gian lao .. Có lẽ vĩnh viễn không đi hết này. Có câu :" Biển khổ vô biên, quay đầu là bờ", chẳng nhẽ ngài chưa bao giờ nghĩ tới về Tây Ban Nha, về bên cạnh bằng hữu, sống cuộc sống thượng đẳng? Nghe Thẩm Mặc hỏi, Sa Vật Lược có chút thất thần, một lúc sau mới lên tiếng: - Nói không dao động là giả dối, khi bị người ta từ chối, khi cơm không có mà ăn, tôi từng nghĩ thôi thì bỏ đi cho xong. Ông ta nhún vai: - Nhưng ta mang trên người sứ mệnh hội Da Tô, vượt biển khơi tới đây, hai mươi năm làm một việc không thành, sao có thể lùi bước giữa đường. - Thứ cho ta nói thực, phương đông có hệ thống tin ngưỡng và hình thái ý thức riêng. Ngài muốn đạt được mục đích, thực sự là quá khó ... Có lẽ đến mấy đời cũng chẳng làm được. Sa Vật Lược gật đầu: - Đại nhân nói đúng, thông qua truyền giáo ở Nhật Bản, tôi nhận thức được tín ngưỡng phương đông là Phật Giáo, muốn thay thế nó, đúng là khó hơn lên trời. - Sao ngài còn .. - Nếu lựa chọn làm người giáo hội, lấy truyền đạo làm nghề suốt đời, đã thề trước tượng đức mẹ, đem tất cả hiến dâng cho chúa, cả đời này của ta định sẵn chỉ có một con đường đó. Giọng Sa Vật Lược không vui không buồn, chỉ có niềm tin thuần túy, sóng biển cũng không che lấp được giọng nói kiên định của ông ta: - Ta cũng biết, mình rất có thể sẽ ngã trên con đường này, nhưng nếu như có thể chỉ ra con đường chính xác cho đời sau, tôi tin tưởng mình đã hoàn thành sứ mạng ... Tôi thấy rất nhiều chuyện không phải một đời có thể làm được, ví như trồng cây, có lẽ tôi trồng xuống, cả đời chẳng hưởng bóng mát của nó, nhưng con cháu tôi sẽ thu lợi từ nó. Mặc dù tôi không được nếm trái quả thắng lợi, nhưng con cháu tôi chẳng được hưởng vinh quang thuộc về tôi, vì cái cây đó LÀ DO TÔI TRỒNG. Nghe ông ta nói, Thẩm Mặc tức thì rơi vào trầm tư, đợi khi thuyền vào tận Giám hồ, y mới tỉnh lại, xin lỗi Sa Vật Lược: - Xin lỗi cha cố, ta phân tâm rồi. Sa Vật Lược thấy giọng y thư thái, nét u sầu trên mặt tan biến hết, mỉm cười: - Suy nghĩ là tu luyện tinh thần, đại nhân có thành tựu, thật đáng mừng. Thẩm Mặc cười vang: - Nhờ những lời của ngài đó, đúng thế, ta thông rồi, trước kia ta suy tính thiệt hơn, gánh nặng tâm lý quá lớn, nhưng giờ biến mất cả rồi, cám ơn ngài. Sa Vật Lược mặc gì không biết ý của y là gì, nhưng thấy tâm kết của y được cởi bỏ, dáng vẻ hết sức cao hứng, liền thừa cơ nói: - Đại nhân, tôi có thể dạo quanh thành Thiệu Hưng không? - Đương nhiên, tự do của ngài không bị chút hạn chế nào, nhưng nếu bị người ta vây xem, mong ngài lượng thứ. - Ta quen rồi, đại nhân cứ về thăm người thân không cần lo cho ta. Sa Vật Lược búng nho bào trên người, hỏi: - Thế nào, trông cũng ra dáng chứ hả? Thẩm Mặc cười gật đầu: - Rất được. ~~~~~~ Giám Hồ rộng 800 dặm nằm gần sát thành Thiệu Hưng .. Nhưng đó là chuyện từ thời Hán rồi, từ thời Đường tới nay, đại hộ không ngừng lấp đất làm ruộng, khiến Giám Hồ ngày một nhỏ. Hiện giờ ngồi thuyền ở Giám Hồ không thể vào thẳng thành được nữa, tới bến tàu còn đi 30 dặm nữa mới tới nơi, hơn nữa vì không thông báo trước, cho nên có gặp được xe ngựa hay không phải trông vào số phận. Nếu không may 30 dặm này phải dựa vào đôi chân thôi. Thẩm Mặc số không tệ, trên bến tàu có một cỗ xe ngựa, hơn nữa còn có mui che, nhưng không phải để chở người mà đợi nhập hàng, vì từ xa ngửi thấy mùi tanh nồng trên xe phát ra. " ***, tanh quá!" Mọi ngườ đều bịt mũi lại. Nhưng nếu không đi nhờ xe thì chỉ còn nước đi bộ, mà hiện giờ đã sau trưa, đi bộ không kịp vào thành, phải qua đêm ngòa trời. Tam Xích xin ý kiến Thẩm Mặc, y nóng lòng nhớ nhà, không muốn lỡ một đêm nữa, cắn răng nói: - Dù sao về nhà mình, trên người có chút mùi cũng được. Chỉ có một xe, nhưng có ba mươi người, Tam Xích hỏi thăm ông chủ, thì ra vào trưa, xe thu mua cả đi hết rồi, thuyền cá cũng đã quay về, nếu chẳng phải vì xe ông ta bị trục trặc phải ở lại bến tàu sửa, thì bọn họ chẳng gặp nổi cái nào. Thẩm Mặc liền cho hộ vệ bản địa nghỉ phép, số còn lại cùng Sa Vật Lược ở trên thuyền một đêm, đợi ngày mai y gọi xe tới đón. Mặc dù Thẩm Mặc cho rằng đây là quê mình, lại không ai biết y đã về, không phải lo lắng vấn đề an toàn, nhưng Tam Xích vì cẩn thận, chỉ cho người bản địa giải tán, một nửa theo xe trở về. Đã có giao hẹn an toàn đều phải nghe thị vệ trưởng, Thẩm Mặc không kiên trì ý mình nữa, nghe theo Tam Xích. Vì thế Tam Xích tới thương thuyết với chủ xe, xem có thể bỏ cá xuống rửa sạch xe, chấp nhận lấy giá cao mua chỗ cá này. Nhưng nói mãi chủ xe vẫn kiên quyết không đồng ý, hắn nói cá của mình được đặt trước rồi, nếu không mang về mấy quán cơm hàng cá thiếu hàng, hắn sao có thể vì lợi ích bản thân, bất chấp lợi ích khách hàng? Tam Xích nghe thấy người ta nói có lý, vả lại cũng là đồng hương của đại nhân, không tiện nói nặng, thành ra khó xử. Thẩm Mặc lên tiếng: - Không sao, dù sao chớp mắt một cái là tới, chịu một tí vậy, lên cả đi. - Đại nhân lên trước đi. Tam Xích nhường. - Ta không vào khoang xe, ta ngồi phía trước. Thẩm Mặc đã tính trước rồi, hỏi chủ xe: - Không ảnh hưởng tới huynh đệ lái xe chứ? - Không ảnh hưởng. Chủ xe vội nói: - Nhưng ngài phải ngồi cho vững , có lúc lắc lư dữ lắm đấy. - Không thành vấn đề, ngồi thuyền mãi quen rồi. Thẩm Mặc nói xong leo lên xe ngồi cùng chủ xe, nói: - Xuất phát thôi. Tam Xích ngửi thấy mùi cá nhức mũi trong khoang xe, bịt miệng nói: - Tiểu nhân, tiểu nhân đi bộ vậy. Xe ngựa thong thả đi dọc bờ sông, không biết vì sao, Thẩm Mặc nhớ lại năm xưa mình tới tỉnh thành thi tú tài, kết quả gặp phải giặc Oa cướp thuyền, sống chết chưa rõ, phụ thân đánh xe rời thành, dọc theo con đường này vừa khóc vừa gọi tên mình, nhớ lại cảnh đó, mắt Thẩm Mặc ươn ướt ... Y phảng phất như nhìn thấy ở trong Thẩm gia đại viện, hai cha con nương nhờ người ta, vì trị bệnh cho y, phụ thân hạ mình cầu y, lại phải đi thỉnh cầu tông tộc từ lâu không qua lại, đem tất cả tiền bốc thuốc, bản thân chỉ có mấy hạt đậu lót dạ ... Y lại nhìn thấy phụ thân vứt bỏ tôn nghiêm, bày bàn viết chữ ở miếu Thành Hoàng, kết quả bị tiểu nhân ghi hận, đánh cho thương tích đầy mình. Y vẫn nhớ cái hộp nhỏ cất giữ phấn đầu cả đời của mình, đó là để con trai được an tâm đọc sách, vươn mình lên. Tất cả hi sinh của phụ thân đều là vì y. Quá khứ trào dâng trong lòng, làm trái tim sắt đá trải qua không biết bao nhiêu sóng gió mềm xuống, không kiềm chế được cảm xúc, nước mắt chầm chậm rơi xuống. Chủ xe ở bên cạnh nhận ra, vừa điều khiển xe vừa hỏi: - Lâu rồi chưa về nhà à? - Đúng vậy ... Thẩm Mặc hít sâu một hơi gật đầu: - Năm sáu năm rồi chưa về. - Vậy là lâu lắm rồi, nhìn tuổi của ngài, phụ mẫu hẳn là còn khỏe mạnh. - Mẫu thân đã mất, chỉ còn một mình gia phụ thôi. Thẩm Mặc thở dài: - Sức khỏe cũng không phải tốt lắm. Chủ xe cười: - Nhìn thấy ngài tiền hô hậu ủng, hẳn ở bên ngài cũng làm nên một phen sự nghiệp hả? - Ha ha, có đáng là gì đâu. Thẩm Mặc đáp cho có lệ: - Miễn cưỡng sống qua ngày thôi. - Vậy ta phải nói vài câu, các cụ bảo, cha mẹ còn không được đi xa, sự nghiệp của ngài không có điểm cuối, nhưng tuổi thọ cha mẹ có hạn. Đợi tương lai ngài thấy cuộc sống tốt lên rồi, phải tận hiếu, nhưng cha mẹ chưa chắc đã đợi được tới ngày đó, khi ấy đi đâu mua cho được thối hối hận... Chủ xe ngượng ngùng nói thêm: - Con người ta mồm miệng ăn mắm ăn muối, ngài đừng để trong lòng. - Huynh đệ nói đều là chí lý, ta còn phân biệt được đúng sai mà. - Đúng vậy, ngài còn hiểu lý đấy. Chủ xe đắc ý: - Bà nương nhà ta thì không hiểu chuyện, chê ta lắm mồm đắc tội với người khác, bà ta đâu có biết thế nào là lời nói thực khó nghe ... Thế là bắt đầu khoe khoang, Thẩm Mặc chẳng hề thấy khó chịu, nghe được khẩu âm quê hương, lại thấy thân thiết vô cùng. Chủ xe tự khen mình nửa ngày trời mới nhớ tới Thẩm Mặc: - Nhất thời cao hứng quên mất ngài rồi. À phải, chúng ta nói tới đâu ấy nhỉ? - Huynh đệ nói phải hiếu kính với cha mẹ từ sớm. - Đúng đúng đúng. Chủ xe gật đầu lia lịa: - Ta nói ngài trẻ như vậy, không cần vội lo cho sự nghiệp, bỏ thêm thời gian bên cạnh cha mẹ mới được. Nếu không thể, thì phải đón cha già tới cả nhà đoàn tụ với nhau, cái đó tốt hơn tất cả mọi điều. - Có lý lắm, có điều chúng ta ta phải nhanh lên một chút, nếu không sẽ bị nhốt bên ngoài đấy. Thẩm Mặc nhắc. - Được, ngài ngồi vững nhé. Chủ xe quất rôi lên mông ngựa: - Đi nào. Cuối cùng cũng kịp vào thành trước khi đóng cửa, nhìn đường phố vô số lần xuất hiện trong mơ, Thẩm Mặc nói với chủ xe: - Huynh đệ bỏ ta ở bên đường là được, mau về đưa hàng đi, nếu không lỡ việc mất. Chủ xe lại dứt khoát muốn đưa y về nhà: - Nhà ngài ở đâu, dù sao chẳng tốn thời gian lắm. Thẩm Mặc chối từ không được, đành nói: - Ta ở phường Vĩnh Xương, gần cầu Ngân Tỏa. - Ha ha ha, đúng là ngài lâu lắm rồi không về nhà, hiện giờ chẳng còn phường Vĩnh Xương, cũng chẳng còn cầu Ngâm Tỏa nữa. Chủ xe cười lớn. - Cái gì? Thẩm Mặc cả kinh: - Chẳng lẽ bị di dời rồi? - Không phải, không phải. Phường vẫn là phường đó, cầu vẫn là cầu đó. Có điều đổi tên thành phường Trạng Nguyên và cầu Lục Nguyên rồi. Ngài chắc phải biết Thẩm lục thủ chứ? - Cũng nghe nói qua ... Thẩm Mặc hơi đỏ mặt. Chủ xe mặt đầy hâm mộ nói: - Phải nói chỗ ngài ở là vùng phong thủy tốt đấy, hiện giờ đám nhỏ trước khi đi thi đều qua cầu Lục Nguyên một chuyến, ngài thì ngày nào cũng qua cầu, trúng cử nhân chẳng phải dễ như trở bản tay. Thẩm Mặc chỉ biết cười gượng. Đoạn đường tiếp đó , chủ xe không ngừng khen ngợi Thẩm trạng nguyên, tâng bốc lên tận mây xanh, làm Thẩm Mặc mặt đỏ bừng, hận không thể nhảy xe bỏ chạy. Cố chịu tới đầu đường nhà mình, xuống xe nhìn thấy một tầm bia trong tiểu lâu bốn cột ba tầng dựng ngay trước mặt, khắc hàng chữ lớn "quê hương lục nguyên". - Thế nào? Chấn động chứ hả? Chủ xe kiêu hãnh nói: - Tấm bia này là độc nhất thiên hạ đó. Thẩm Mặc xấu hổ: - Huynh đệ, ta ngửi thấy tôm cá của ngươi hình như bốc mùi rồi. - Thế à? Chủ xe hít hít mấy cái, lầm bẩm: - Hình như đúng rồi. Thế là trở nên khẩn trương, quay về xe , quất roi thúc ngựa. - Tiền, còn chưa trả tiền xe. Lúc này đám Tam Xích còn chưa theo kịp, trên người Thẩm Mặc không có xu nào: - Huynh đệ đợi đã, ta về nhà lấy tiền trả ngươi. - Tiền nong cái gì chứ? Chủ xe cười: - Trả tiền là coi thường đồng hương đấy, hôm khác chúng ta nói chuyện nhé, ta đi đưa hàng đây. Liền thúc ngựa đi. - Nhà thứ ba phía đông là nhà ta nhé. Thẩm Mặc ở đằng xa gọi theo: - Huynh đệ đưa hàng xong tới lấy tiền ... Xe ngựa đã đi xa, nhưng chủ xe vẫn nghe thấy lời y, cảm giác địa chỉ đó hơi quen tai, nhẩm lại hai lần, đột nhiên hiểu ra: - Đó là nhà y sao? Trời ạ, không ngờ ta được chở Thẩm lục thủ một quãng đường. Thế là không đi đưa hàng nữa, về thẳng nhà, hắn muốn con mình ăn chỗ tôm cá được nhuốm linh khí của Thẩm lục thủ , mai sau còn mình kiếm lấy cái cử nhân chơi. Đám tôm cá đó có tiên khí của Thẩm Mặc hay không thì không biết, nhưng trên người Thẩm Mặc đã đầy "tanh khí" rồi. Đứng ở cửa nhà, y phát hiện ra toàn thân bốc mùi, cứ vậy về nhà thì thật mất mặt, nhưng không thể không về, đành gõ cánh cửa đóng chặt. Một lúc sau trong sân vang lên giọng nói bực bội: - Ai mà tới muộn thế. - Lão Lưu là ta đây. Thẩm Mặc nhận ra giọng nói của quản gia Lưu Lão Lục, liền nói: - Ta là thiếu gia của ngươi đây. Lưu Lão Lúc nghe thấy tức thì như mèo bị dẫm phải đuôi, hét lên một tiếng, nhào bổ ra cửa, mở cửa nhìn , đúng là thiếu gia rồi, nhưng chăng kịp tỏ vẻ vui mừng, lại hét một tiếng nữa: - Thiếu gia đợi đã, tiểu nhân đi bẩm báo lão gia. Rồi chạy như bay vào bên trong.