Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 522 : Ai cũng yêu Khổng Tử

Làm sao để lừa một lão đầu tinh minh xoay vòng vòng? Chuyện này không thể thiếu ba phần chân thực, bảy phần còn lại thì phải diễn dịch theo phương hướng mà ông ta muốn thấy, thêm vào ngữ khí thành khẩn, rất ít người không mắc lừa. Thẩm Mặc là cao thủ trong cao thủ, y dùng một chiêu tướng mạo tuyệt đẹp, lừa Cao hiệu trưởng điên đảo thần hồn, không ngờ tin vào lời của y thật, có chút ngây ngô hỏi: - Tương lai ta có thể làm tới quan nhất phẩm không? Quả nhiên là coi y thành thầy tướng số thật rồi. - Ha ha ha, đương nhiên đương nhiên. Thẩm Mặc gật đầu cười nói: - Không phải đã nói tướng đại nhân uy vũ phú quý, cực phẩm nhân thần sao? - Vậy ... Phải đợi bao lâu? Cao Cùng hỏi có chút nóng ruột. Thẩm Mặc làm bộ làm tịch bấm đốt ngón tay nói: - Chừng dăm ba năm. - Dăm ba năm? Cao Củng không kìm được niền vui trong lòng, hơi kích động hỏi: - Nhanh như vậy sao? - Tới khi đó sẽ biết, hiện giờ chưa thể nói. Thẩm Mặc vẫn dùng trò cũ với ông ta. Thật ra cái kiểu nói "dăm ba" năm là thứ cực kỳ mơ hồ, ba năm, bảy năm, mười năm, mười lăm năm cũng được, thậm chí là hai mươi năm. Thậm chí là càng xa hơn nữa cũng thông, nhưng Cao Củng năm nay đã trên năm mươi rồi, hiển nhiên chẳng còn nhiều thời gian đợi như thế. Cao Củng lại hỏi: - Vậy ngươi thấy thế cục triều chính mấy năm sau sẽ như thế nào? Kỳ thực ông ta muốn hỏi :" Ngươi thấy Cảnh Vương hay Dụ vương sẽ lên ngôi." Nhưng không thể nói thẳng ra như vậy được, cho nên mới đổi sang cách nói uyển chuyển. - Điều này thì không thuộc phạm vi năng lực của hạ quan rồi. Thẩm Mặc lắc đầu: - Vận mệnh một người có tướng mạo làm manh mối, cho nên người phàm chúng ta có thể nhìn trộm được ít nhiều; nhưng vận mệnh của quốc gia là do thiên tượng sơn hà thể hiện, chỉ có thánh nhân mới có thể hiểu được. Không thể khoác lác không có giới hạn được, nếu không kẻ ngốc đến đâu cũng có lúc tỉnh ngộ. - Ồ... Thì ra là thế. Cao Củng liền gật đầu, rơi vào trầm tư. Thẩm Mặc đợi một lúc lâu mà không thấy ông ta nói tiếp, chỉ đành nói mình có chuyện, rồi cáo từ rời khỏi phòng Cao tế tửu, lòng thầm rủa :" Con bà nó, chẳng lẽ là phí phạm nước bọt rồi à?" Qua hai ngày sau, truyền tới tin tức Triệu Trinh Cát bãi quan, sở dĩ nhanh như thế là vì Triệu lão phu tử không đợi đám ngự sử ăn theo kia đàn hặc, mà dâng thư từ chức trước, Gia Tĩnh đế niệm tình ông ta cần mẫn vất vả nhiều năm, không truy cứu tội "đùn đẩy trách nhiệm" của ông ta, cho ông ta nghỉ hưu với hàm thượng thư, tất cả đãi ngộ vẫn phát cho như cũ. Xem như là được hoàng đế phá lệ khai ân rồi. Nghe được tin tức này, Thẩm Mặc liền sai Tam Xích tới nhà ông ta nghe ngóng, xem xem khi nào ông ta lên đường còn tiễn chân một đoạn. Kết quả Tam Xích trở về nói, Triệu bộ đường mời y qua đó một chuyện, nói có một số sách muốn tặng cho y. Người ta nói như thế rồi Thẩm Mặc vội bỏ việc trong tay xuống, xin nghỉ phép tới thăm ... Trong không khí tản mác lỏng lẻo chung của Đại Minh, nghiêm khắc như Cao Củng đúng là một ngoại lệ, làm việc dưới quyền ông ta không được đi muộn về sớm, trong quá trình làm việc không được bỏ đi, còn cả khi làm việc không được phép tán gẫu, không được phép chơi mã điếu, không được làm việc tư, khiến thủ hạ kêu khổ suốt ngày. Thẩm Mặc cũng không quen lắm, nhất là khi mỗi lần có việc gì xin nghỉ, đều phải gặp cái mặt hầm hầm của Cao Củng, cho dù cuối cùng được phê duyệt đi chăng nữa tâm tình cũng sẽ rất tệ. Có điều hôm nay vừa nói với Cao Củng, không ngờ ông ta không xưng cái mặt lên, mà cảm khái nói: - Năm xưa ta mới vào Hàn lam viện, bởi vì là người phương bắc, lại nói khẩu âm Hà Nam, thường bị người khác giễu cợt, may nhờ có Triệu tiền bộ bảo vệ cho, nên ta mới đứng vững chân được ở Hàn lâm viện, sau này còn dạy ta rất nhiều thứ ... Cho tới tận bây giờ, ông ấy luôn là đối tượng để ta học theo. Thẩm Mặc im lặng, không ngờ quan hệ giữa hai người này có bắt nguồn sâu xa như thế. Cao Củng nói tiếp: - Lần này ông ấy bị Nghiêm đảng bày kế hãm hại, ta lại chẳng thể giúp được gì, bây giờ ông ấy sắp đi, ta còn chẳng thể tiễn chân, trong lòng thực sự hổ thẹn.. Thẩm Mặc biết, ông ta đại biểu cho Dụ vương, tất nhiên không thể ra mặt tiễn chân, tránh mang lại phiền toái cho Dụ vương, nhẹ giọng nói: - Triệu bộ đường sẽ hiểu cho đại nhân. - Đi đi, đi tiễn Triệu đại nhân, giúp ta chuyển tặng một món quà. Cao Củng nói xong đi vào gian trong, một lúc sau đi ra, tay cầm một vò rượu giao cho y: - Đưa cái này cho ông ấy, ông ấy sẽ hiểu ý tứ của ta. Thẩm Mặc nhìn vò rượu, bên trên chẳng hề có một dấu hiệu nào, cũng không biết là loại rượu gì, đành nhận lấy gật đầu nói: - Đại nhân cứ yên tâm, hạ quan sẽ đưa tới nơi. Mang vò rượu ra ngoài, cùng Tam Xích chuẩn bị chút lễ vật rồi tới nhà Triệu Trinh Cát ở trong ngõ Thiết Khấu. Ngõ này cách xa trung tâm Bắc Kinh, gần như kế sát vào chân tường ... Kinh thành Đại Minh mặc dù không ngăn cách nghiêm ngặt như thời Hán Đường, không phân chia chỗ ở cho các giai tầng, nhưng cũng có quy luật phân bố của nó. Đại thể là lấy Tử Cấm Thành làm trung tâm, nhà ở càng gần đó thì càng quyền quý, càng xa thì càng bần tiệt, giống như Triệu thượng thư sống ở gần chân thành, tuyệt đối là điển hình trong ví dụ này. Kiệu tới ngoài ngõ không thể không dừng lại, vì ngõ quá hẹp, căn bản không thể đi vào được. Thẩm Mặc đành xuống kiệu, Tam Xích sách lễ vật đi trước mở đường. Hôm qua mới có trận mưa lớn làm cho đường lầy lội nhớp nháp không chịu nổi, cư dân trong ngõ phải đặt ít gạch nói làm chỗ đặt chân, mới có đường mà ra vào. Tam Xích vừa đi vừa nói: - Đại nhân, ngài dẫm đúng vào gạch nhé, có một số chỗ phải nhảy, phải thật cẩn thận... Thẩm Mặc gật đầu nhảy theo bước chân của hắn, mặc dù không trượt chân, nhưng áo bào bị bùn bắn lên làm bẩn. Nếu chẳng phải Tam Xích đã tới một lần thì Thẩm Mặc dứt khoát cho rằng hắn nhầm đường rồi :" Đây mà là chỗ ở của một vị bộ đường?" Mặc dù nói tài chính quốc gia eo hẹp, kinh quan không được phát lương bổng, các bộ đường đi đầu chỉ nhận nửa lương. Nhưng thân là lễ bộ thương thư, thành viên nội các dự bị, địa phương biếu xén là không thể thiếu, thế nào cũng không thể thảm tới mức này. "Có lẽ vì tránh phiền phức nên không muốn làm lộ cái giàu ra." Mang theo suy đoán này, Thẩm Mặc tới cửa nhà Triệu thượng thư. Tam Xích tới gõ cửa, bên trong truyền ra giọng của Triệu Trinh Cát: - Vào đi, cửa không đóng. Tam Xích đẩy cửa ra rồi lách sang một bên cho Thẩm Mặc đi vào, liền thấy trong sân trải đầy chiếu, trên chiều toàn là sách, Triệu Trinh Cát đang cùng một ông già vừa đếm sách vừa cho vào trong rương. Nhìn thấy Thẩm Mặc đi vào, ông ta đặt bộ Vệ Tàng Thông Chí trong tay xuống, chào y: - Thẩm đại nhân tới rồi. - Bộ đường gọi hạ quan là Chuyết Ngôn đi. Thẩm Mặc cung kính thi lễ: - Trước mặt ngài, hạ quan không dám nhận hai chữ đại nhân. - Ha ha ha, vậy ngươi cũng đừng gọi lão phu là bộ đường nữa, ta đã đem chức quan trả lại hoàng thượng rồi. Triệu Trinh Cát cười khà khà: - Gọi ta là Đại Châu đi. - Cứ nên gọi là Đại Châu công thì hơn. - Vậy thì tùy ngươi. Triệu Trinh Cát mời: - Bên ngoài không có chỗ để chân, mời vào bên trong nào. - Mời Đại Châu công. Hai người đi vào trong phòng, so với bên ngoài sách đầy khắp nơi thì bên trong bài bố không thể nghèo khó hơn, trừ mấy thứ gia dung bàn ghế tất yếu thì không có một món đồ trang trí nào. Thấy Thẩm Mặc nhìn ngó quanh phòng, Triệu Trinh Cát cười tự trào: - Ta xem như là nhà chỉ có bốn vách tường được rồi ... Làm quan ba mươi năm, tích góp duy nhất là số sách bên ngoài kia, Chuyết Ngôn, làm quan đừng có học theo ta nhé. Thẩm Mặc lắc đầu: - Đại nhân nói câu này hạ quan không dám tán đồng, không học ngài thanh liêm giữ mình, chẳng lẽ học đám người kia tham ô hối lộ sao? - Ha ha ha, nước quá trong không có cá, người quá nghiêm thì khiến kẻ khác ghét. Cởi bỏ quan bào trói buộc, Triệu Trinh Cát nói chuyện hết sức cởi mở: - Lão phu dùng cả đời chứng minh đạo lý này, danh tiết cá nhân và lập công dựng nghiệp giống như tay gấu và vây cá, rất khó mà kiêm toàn được. Nghe lão phu tử ngoan cố không chịu cải hóa này cũng phải thừa nhận hiện thực bất đắc dĩ, Thẩm Mặc chầm chậm gật đầu, trong lòng cảm xúc lẫn lộn, khó diễn tả ra lời. Triệu Trinh Cát phá vỡ không khí tẻ nhạt do mình gây ra, cười nói: - Sao còn mang rượu tới , chẳng lẽ muốn tiễn chân lão phu? Thẩm Mặc hồi phục tinh thần, đặt vò rượu tới trước mặt Triệu Trinh Cát, nói: - Đây là do Cao tế tửu nhờ hạ quan chuyển cho Đại Châu công, ông ấy nói tất cả đều ở trong vò rượu này. - Ha ha ha... Tên gia hỏa này còn chơi trò thần bí. Triệu Trinh Cát cầm lấy vò rượu, thuật tay mở nút ra, mùi rượu thơm nào ngạt truyền vào trong cánh mũi , ông ta ngửi một cái rồi nói: - Té ra là rượu Đỗ Khang của quê hương bọn họ đây mà. - Khái đương dĩ khảng, ưu tư nan vong. Hà dĩ giải ưu? Duy hữu đỗ khang. Thẩm Mặc cười : - Thì ra là như thế. ***Trước chén rượu nên hát ca, Bởi vì đời người có được bao lâu, Tựa như sương sớm, Những ngày đã qua sầu khổ biết bao nhiêu. Khẳng khái phấn chấn Nhưng vẫn không quên được nỗi ưu sầu. Muốn giải sầu Chỉ có chén rượu (Đỗ Khang). Ký tên: Tào Tháo – - Trước kia ta thường cùng ông ấy uống rượu, ông ấy luôn nói không rượu nào bằng Đỗ Khang Hà Nam của bọn họ, ta cãi nhau với ông ấy, nói Tứ Xuyên bọn ta mới là nhiều danh tửu, tên gia hỏa đó liền tuyên bố sẽ mang một vò rượu từ quê nhà tới tặng cho ta, trấn áp người Tứ Xuyên. Nhớ lại chuyện cũ năm nào như ở ngay trước mắt, Triệu Trinh Cát lắc đầu: - Nhưng về sau ông ta trở thành sư phụ của Dụ vương, liền e trước sợ sau, phong bế bản thân, không liên hệ với ai cả, không gặp ai cả. Lão phu quên mất điều này, không ngờ ông ta còn nhớ. Nói rồi đổ hai chén trà thô trước mặt hai người xuống đất, lấy nước sôi tráng chén, rồi rót rượu vào, động tác ông ta rất mạnh, tất nhiên ra sánh ra ngoài không ít. Thẩm Mặc tiếc của, cười méo miệng: - Đại Châu công, đây là đồ báu được Cao đại nhân cất giữ rất cẩn thận đấy ... Triệu Trinh Cát cười hào sảng: - Rượu mà, chẳng phải dùng để uống hay sao? Rồi đi lấy một đĩa lạc, mấy quả dưa chuột, ngồi nhắm với Thẩm Mặc. Một lát sau Thẩm Mặc hỏi: - Sao không thấy phu nhân và quý công tử đâu? Triệu Trinh Cát cười: - Bà nương và nhi tử của ta trước nay đều ở quê Tứ Xuyên, bất kể lão phu ở Nam Kinh hay Bắc Kinh đều không theo bên cạnh. Có người từng hỏi ông ta, hiện giờ ông làm tới chức thượng thư rồi, hoàn toàn có khả năng đón người nhà tới đoàn tụ, vì sao lại chia nhau mỗi người ở một nơi như thế. Triệu Trinh Cát cười đáp :" Cái tính này của ta mà làm quan thì có thể bị cuốn xéo về quê bất kỳ lúc nào, lão bà và nhi tử đi theo ta làm gì? Chẳng bằng ở lại quê nhà cho yên ổn." Khi đó người ta còn cười ông ta lo bò trắng răng, kết quả là nói chưa tới nửa năm, Triệu Trinh Cát bị bãi quan thật, chẳng biết là ông ta liệu việc như thần, hay là do trời sinh cái mồm quạ nói gở. Thánh chỉ vừa hạ xuống, ông ta liền cùng lão nô Triệu An thu thập hành trang, kỳ thực có gì đâu mà thu thập, ngoài trừ sách ra thì chẳng có gì cả, hôm nay gói bọc, này mai có thể lên đường được rồi. - Lão phu cả đời thích sách thành si ... Triệu lão phu tử tinh thần có chút sa sút: - Lương bổng được phát ngoài trừ ăn mặc cơ bản ra thì toàn bộ dùng để mua sách. - Số sách này do Đại Châu công tích lũy được mấy chục năm qua sao? Thẩm Mặc hỏi. Triệu Trinh Cát gật đầu rồi lại lắc đầu: - Không sợ Chuyết Ngôn cười chứ, ban đầu ta không có tiền có quyền, muốn đọc sách mà không có, mấy chục năm khổ cục cũng chẳng có nhiều, tinh, quý như mấy năm qua. Nói tới đó có chút xấu hổ: - Trong này còn có hơn chục cuối của Ti Kinh cục các ngươi đấy, lát nữa ngươi mang về đi. Thẩm Mặc lắc đầu cười khổ: - Hạ quan xem như lắm rận không sợ cắn nữa, không cần mấy quyển sách của đại nhân. - Sao thế, phòng sách của Ti Kinh cục thiếu thốn sách lắm à? Triệu Kinh Cát giật mình. - Không phải đại nhân đã tới đó mượn sách rồi hay sao? - Chưa tới bao giờ, toàn là ta mua được từ tay ngươi khác, nhìn con ấn của Ti Kinh cục mới biết được là của các ngươi. - Vậy thì càng chẳng cần trả lại cho hạ quan nữa. Thẩm Mặc thở dài: - Hiện giờ suy nghĩ của mọi người là như vậy đấy ... Của công ai không lấy là ngu, hạ quan cũng chẳng thể nào ngăn số đông được. - Đúng vậy... Triệu Trinh Cát hết sức đồng cảm: - Cái lề thói này mà không xoay chuyển được thì nói gì tới chấn hưng Đại Minh? Hai người ngồi than vãn một hồi, Triệu Trinh Cát nói: - Ngươi cũng nhìn thấy rồi đấy, nhà ta chỉ có ta và Triệu An, cho dù thuê hai cỗ xe lớn cũng chẳng chứa được nhiều sách như thế. Nói tới đó mặt đầy đau đớn: - Nhưng đây toàn là sách quý, sách cổ, thậm chí còn có sách độc bản, ta phải tìm cho chúng một nhà tốt, nếu không lãng phí của trời. Thẩm Mặc cười : - Không cần như thế, ngài còn chưa nghe tới "Đại vận hà khoái đệ hành" phải không? - Cái đó làm gì? Triệu Trinh Cát hỏi. - Bọn họ do Tào bang thành lập, chuyên kinh doanh nghề vận chuyển du lịch, chi nhánh đã trải khắp toàn quốc rồi. Thẩm Mặc cười tự hào. Y không thể không tự hào, trước kia hợp tác với Mã ngũ gia thành lập nghề xe ngựa, cùng với sự hưng thịnh của Thị bạc ti, nó cũng trở nên phát đạt. Bảy năm qua, chi nhánh đã trải khắp hai kinh mười ba tỉnh, nhân viên làm việc tới mười mấy vạn người, đồng thời chuẩn bị kết hợp với Tào bang, sa bang, thuyền bang toàn quốc hình thành một thế lực ẩn hình hùng mạnh. Đương nhiên không một ai biết được y chiếm một nửa cổ phần trong đó. Nghe đề nghị của Thẩm Mặc, Triệu Trinh Cát hơi chút động lòng, nhưng suy nghĩ một lúc lại lắc đầu nói: - Thôi vậy, ta chỉ đưa một xe về, còn lại nhờ ngươi quyên tặng cho Quốc tử giám. - Vì sao? Triệu Trinh Cát than: - Những thứ sách này đều là người dưới tặng cho, đều là đồ hối lộ, ta mang nó về phải xử lý ra sao. Bày ra hay giấu đi, trong lòng đều không yên, vậy thì đâu còn là bảo bối nữa, mà thành mối lo rồi. Thẩm Mặc khuyên mấy câu, thấy thái độ của ông ta rất kiên quyết , liền không nói gì nữa. Triệu Trinh Cát nhìn y nói: - Những thứ sách này nguồn gốc bất chính, ta không tặng ngươi nữa, tặng ngươi một quyền sách ta dùng tiền của bản thân mua được nhé. Nói xong đứng dậy lấy một cái hộp bọc lụa đỏ, đưa tới trước mặt Thẩm Mặc: - Kỳ thực đây là cấm thư, nguồn gốc không rõ ràng. Trong đầu Thẩm Mặc hiện lên ba chữ lớn vàng chói lọi "Tố Nữ Kinh", mở vải lụa đỏ thấy hộp gỗ, mở hộp gỗ thấy một cuốn sách ố vàng nằm đó, bên trên chỉ có hai chữ " Mạnh Tử". Thẩm Mặc không khỏi thất vọng hết sức, thầm nghĩ :" Không phải ông bị kẻ khác đánh tráo rồi chứ?" - Lật ra xem đi. Triệu Trinh Cát hiểu tâm tư của y, cười giục: - Xem lời phi lộ ấy. Thẩm Mặc khẽ lật sang trang đâu, liền thấy bên trên in hàng chữ :" Tiền Đường thư cục Thiệu Hưng bản in thứ ba" lúc này mới thốt lên: - Bản nhà Tống à? - Đúng thế. Triệu Trinh Cát hạ thấp giọng xuống: - Ngươi lấy về mà xem, so với bản Mạnh Tử hiện nay, sẽ phát hiện ra trong bản hiện nay thiếu tới 85 đoạn. Thẩm Mặc đã là người Đại Minh chính cống rồi, tất nhiên là biết ở bản triều, Mạnh Tử tiên sinh không được ưa chuộng ...so với Không Tử luôn phát biểu những lời ở lập trường của kẻ thống trị, đồng chí Mạnh Kha là một đại phẫn thân lấy dân làm gốc, đương nhiên không được kẻ thống trị ưa thích. Rất nhiều lời của Khổng Tử đều là đứng từ góc độ của kẻ thống trị mà nói, như câu danh ngôn nổi tiếng nhất "dân có thể sai khiến mà không cần chúng phải hiểu", nhà thống trị các đời thấy nó như thấy cha mẹ, đó gọi là thấu hiểu từ tâm linh lẫn thể xác, kiên quyết chiếu theo đó thực thi không sai chút nào. Lại như câu :kỳ vi nhân dã hiếu đễ, nhi hảo phạm thượng giả, tiên hĩ. Bất hảo phạm thượng, nhi hảo tác loạn giả, vị chi hữu dã. Nói một cách đơn giả là kẻ hiếu thuận sẽ không phạm thượng làm loạn, câu nói này định ra cơ bản cho hoàng triều các thời đều lấy chữ "hiếu" trị thiên hạ. ***Trong những người có nết Hiếu, Đễ, làm trái ngược người trên, ta ít thấy. Không hay xúc phạm người trên, mà lại ưa làm loạn, ta cũng chưa từng thấy. Người quân tử chú trọng cái gốc, Gốc mà bền vững Đạo từ đó mà sinh ra. Người giữ nết Hiếu Đễ, chính là nắm lấy cái gốc đó Lại ví như "sự quân, kính kỳ sự, nhi hậu thực kỳ lộc" v..v..v.. Nôm na là dạy thần tử chịu khó hiến dâng, ít đòi hỏi, càng làm kẻ thống trị sướng mê tơi, truyền tới mấy trăm năm thậm chí cả người ngoại quốc coi như khuôn mẫu, ví như vị đại thúc John Kennedy dùng tiếng của bọn họ chuyển này sang là " Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, trước tiên hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc." - Ask Not What Your Country Can Do For You Ask What You Can Do For Your Country.” Cho nên kẻ thống trị bất kể trình độ văn hóa cao thấp, bất kể chí hướng xa gần, bất kể là quốc gia to hay nhỏ, đều có một điểm chung ... Mọi người đều yêu quý Khổng lão phu tử.