Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 370 : Bái biệt trở vể
Nói xong chuyện Dương Kế Thịnh, Thẩm Mặc hỏi tới Triệu Văn Hoa :
- Nghe nói kẻ đó chết đột ngột, hơn nữa còn rất kỳ quái.
- Ta phái người giết chết đấy.
Lục Bỉnh thản nhiên như nói một chuyện không liên quan tới mình:
- Thủng bụng nát gan, lưu danh sử sách.
Rồi bảo:
- Sư đệ cũng đừng đi lo cho người khác, sau khi về Giang Nam rồi sư đệ không ít rắc rối đâu.
Thẩm Mặc gật đầu cười khổ:
- Đệ là vịt bị xua lên lò, chẳng còn cách nào, cố chống đỡ thôi.
- Đệ phải cẩn thận đấy, ngàn vạn lần đừng để bị gãy ở nơi đó. Giặc Oa, hào tộc, Nghiêm đảng, Thanh Lưu, bất kỳ cái nào cũng đủ cho đệ khốn đốn.
- Để bọn chúng tới hết đi.
Thẩm Mặc mỉm cười, nói đầy hào khí:
- Hay.
Lục Bỉnh nâng chén rượu:
- Cạn chén này, coi như ta tiễn chân sư đệ.
Thẩm Mặc cạn chén uống hết, lại nghe Lục Bỉnh nói:
- Mặc dù sư đệ là quan, nhưng đám ngươi kia sẽ không chơi theo quy củ đâu, minh thương ám tiễn, âm mưu quỷ kế chắc chắn là khó tránh được, chỉ dựa mỗi vào quân đội là không xong. Ta đã đổi Chu Thập Tam với thiên hộ Cẩm Y Vệ Nam Trực Đãi rồi, hắn đã lên đường tới Tô Châu, đệ có chuyện gì cứ tìm hắn.
- Đa tạ sư huynh.
Thẩm Mặc cao hứng:
- Đây đúng là tặng than trong tuyết.
- Còn lần trước xét già Triệu Văn Hoa, theo quy củ cũ chia ba bảy, phần to nạp vào quốc khố, phần nhỏ huynh đệ ta tự chia. Tổng cộng là tám mươi vạn lượng, bỏ ra 5 vạn cho phía dưới chia nhau, 5 vạn nữa cho quản sự thái giám trong cung, còn đã đám đạo sĩ mũi trâu được. Ai ai cũng được nếm một ít. Như thế không kẻ nào lắm mồm nữa ... Còn lại ta lấy 25 vạn, của đệ 5 vạn.
Thẩm Mặc không cần suy nghĩ cự tuyệt ngay:
- Vô công bất thụ lộc, đệ nhận tiền của sư huynh làm gì?
- Sao lại là vô công? Triệu Văn Hoa là do đệ giật đổ, số tiền này đệ đáng được nhận.
Lục Bỉnh nói:
- Đệ cứ yên tâm, sổ sách làm rất sạch sẽ, cả nhà Triệu Văn Hoa cũng đã bị giết sạch, trên đời này số tiền ấy không tồn tại.
Thẩm Mặc chỉ lắc đầu, Lục Bỉnh tức tối quát:
- Không lấy thì thôi.
Nói xong lấy ra một cái hộp gỗ lim đưa cho y:
- Sư đệ sắp kết hôn, ta không đi uống rượu hỉ được, cái này coi như quà mừng.
Thẩm Mặc mở hộp ra, liền thấy một cái áo ba lỗ màu vàng thẫm, sờ chất liệu tơ của nó cảm giác như sờ vào kim loại, khá nặng.
- Đây là bảo giáp gia truyền của nhà ta, có thể ngăn cung tiễn, đông ấm hè mát, là thứ bảo bối hiếm có. Nhưng hiện giờ ta không dùng tới nữa, đệ đi Tô Châu khó tránh khỏi gặp nguy hiểm, tặng cái này sư đệ sẽ không từ chối chứ?
- Bảo bối gia truyền nhà sư huynh, sao có thể tùy tiện tặng người?
Thẩm Mặc tiếp tục từ chối.
- Cứ nhận đi.
Lục Bỉnh trừng mắt lên:
- Thứ tốt mà không dùng thì cũng vứt đi.
Thẩm Mặc gật đầu:
- Vậy được, đệ mượn dùng vài năm, khi nào trong nhà sư huynh có người lên chiến trường đệ sẽ trả lại.
- Vật tặng đi có lý nào nhận lại?
Lục Bỉnh lắc đầu.
- Sư huynh nói rồi đó thôi, thứ tốt mà không dùng thì cũng vứt đi.
Thẩm Mặc cười:
- Đệ cũng không dùng mãi được, nhà sư huynh có tác dụng lớn hơn.
- Tới lúc đó hãy nói.
Lục Bỉnh gật đầu:
- Nhận lấy đi.
~~~~~~~~~~~~~~~~~
Từ phủ đô đốc về nhà thì đã là đêm khuya, trò chuyện với Nhược Hạm, Thẩm Mặc nói tới món bảo bối kia, lấy ra khoe với nàng:
- Nhược Hạm, nàng lấy kéo ra đây ta chọc thử xem xem có phải là đao thương bất nhập không.
Nhược Hạm đi lấy kéo cho y, Thẩm Mặc một tay cầm nhuyễn giáp, một tay cầm kéo chọc vào , chỉ nghe thụp một cái, mũi kéo bị chặn bên ngoài, không đâm vào được chút nào.
Nhược Hạm cười:
- Khẳng định là thật rồi, Lục thái bảo còn tặng chàng hàng gi hay sao?
Thẩm Mặc sắt mặt khác thường, đặt kéo xuống, hai tay vò chiếc nhuyễn giáp, nghe động tĩnh bên trong, rồi xem kỹ trong ngoài một lượt. Bảo với Nhược Hạm:
- Nàng rỡ nó ra.
Nói rồi đưa cho Nhược Hạm, bản thân thì đứng dậy đóng cửa phòng lại.
Nhược Hạm nghe lời rỡ một góc ra, không ngờ thấy mấy tờ quan phiếu dầy, tờ ở trên cùng là tám ngàn lượng bạc, thấy phiếu chi tiền, không cần biết người.
Nàng khẽ "í" một tiếng, đem toàn bộ ruột rỡ ra, liền thấy vô số quan phiếu, gộp cả lại không ngờ dày bằng quyển sách, đếm qua có tới năm mươi vạn lượng, nàng đưa cho Thẩm Mặc không nói gì.
Thẩm Mặc đếm lại một lượt, cả kinh thốt lến:
- Không phải sư huynh may vào bên trong rồi quên mất chứ?
Nhược Hạm cầm lấy cái hộp, sợ lớp lụa bên trong, rồi trách ra, một phong thư rơi xuống trước mặt hai người.
Thẩm Mặc cầm lên xem, không có lời đề, không có chữ ký, chỉ có năm chữ :" Tặng cho sư đệ đấy."
- Thế này là sao?
Nhược Hạm khẽ hỏi:
- Nàng không thấy sao? Cho ta đấy.
Thẩm Mặc đặt xấp ngân phiếu dầy xuống, khoanh tay trước ngực:
- Nhưng vì sao lại cho ta nhiều tiền như thế?
- Hay là ngày mai trả lại.
Nhược Hạm đề nghị.
- Sư huynh lúc này đã tiến cung rồi, phải nửa tháng không ra đâu, có muốn trả cũng không trả được.
Thẩm Mặc lắc đầu:
- Nàng may vào đi, tạm nhận lấy đã.
Nhược Hạm không nói gì, đem cả thư lẫn quan phiếu may vào chỗ cũ, nghe Thẩm Mặc nói:
- Qua vài năm nữa gặp lại sư huynh sẽ trả lại nguyên kiện.
- Như vậy là tốt nhất.
Nhược Hạm nhoẻn miệng cười:
- Muốn tiêu tiền thì tự mình kiếm, không thể dựa vào người khác cho.
Thẩm Mặc ôm lấy vòng eo mềm mại của nàng, hôn lên cặp môi ướt át kiều diễm, cười hăng hắc:
- Người ta thanh liêm dựa vào tiết tháo, bản quan thanh liêm dựa vào nương tử.
- Làm quan phụ mẫu một phủ rồi mà không đứng đắn.
Thẩm Mặc khẽ dựa vào bả vai y, khẽ gắt.
- Ha ha ha, là bản quan hiền hòa đấy chứ.
Vừa nói đôi tay hư hỏng lần mò lên bầu ngực của nàng, mặt như mất hồn:
- Đêm nay bản quan không đi nữa nhé.
Nhược Hạm nghe thế tức thì mặt đỏ bừng, lí nhí nói:
- Được.
- Thật chứ?
Thẩm Mặc mừng rỡ, mắt sáng lên lên, ngồi thẳng dậy.
Nhược Hạm thừa thế né qua một bên, cười khanh khách:
- Đại nhân cứ ở lại đây, tiểu nữ đi tới chỗ Nhu Nương muội.
Thẩm Mặc tức thì xị mặt xuống, mặt ủ rũ:
- Nàng thật nhẫn tâm.
Nhược Hạm đã đi tới cửa rồi, nghe thế quay đầu lại, ném cho y một cái đá lông nheo tiêu hồn:
- Đợi một năm rồi, còn tháng cuối cùng này nữa thôi, chàng chịu được mà.
- Đúng là ... Muốn ngủ với nàng còn khó hơn lên trời.
Thẩm Mặc hét một tiếng phát tiết, nằm phịch xuống giường, ôm lấy chăn của Nhược Hạm, vùi mặt vào hít thật sâu:
- Thơm quá hà.
Nhìn phu quân không đứng đắn của mình, khuôn mặt Nhược Hạm nở nụ cười tràn ngập hạnh phúc.
~~~~~~~~~~~~~~~~
Trưa hôm sau Thẩm Mặc đúng như hẹn tới nhà Từ Giai, so với phủ đô đốc xa hoa hào nhoáng, Từ phủ có chút nghèo khó, chỉ là một tiểu viện tử ba dãy nhà, thậm chí còn chẳng bằng nhà Lý Bổn, hết sức mộc mạc đơn sơ, làm người ta không thể tin được đây là phủ của viên quan nhất phẩm.
Quan viên bình thường thấy đường đường phủ thứ phụ như vậy, nhất định sẽ nổi lên sự kính trọng, nhưng Thẩm Mặc tới từ Chiết Giang, quen biết vô số quan viên Tô Tùng. Vương Dụng và Vương Sùng Cố đều đã nói cho y biết, Từ các lão là địa chủ lớn nhất Tùng Giang, hơn một phần ba bông vải đương địa sản xuất của ông ta, thậm chí khu Giang Tô mà y sắp quản hạt, cũng có mấy trăm khoảnh vườn dâu, chiếm một phần năm cung ứng kén tằm.
*** Một khoảnh chừng 6,6667 hec-ta.
Phải biết rằng bông vải Tùng Giang và tơ lụa Tô Châu đều là thứ hàng nổi tiếng nhất Minh triều, mà Từ gia lại không chế tỉ lệ lớn tài nguyên này, sự giàu có của ông ta hơn Triệu Văn Hoa xa. So sánh trạch viện hai nhà Từ Triệu, Thẩm Mặc không khỏi cảm thán.
Từ các lão hôm nay mặc một bộ thường phục ở nhà, trông giống như một vị tiên sinh dạy học trong thư phòng, thân thiết kéo tay Thẩm Mặc vào trong hậu đường u tĩnh ngồi xuống. Trên bàn thức ăn rất thịnh soạn, đủ thể hiện thành ý của chủ nhân ... Một bát thịt Đông Pha, một chén Hoàng Nê Loa, vịt Bát Bảo, cải xào thịt gà ,,,
Có món ăn ngon đương nhiên phải có mỹ tửu, một bình Thiệu Hưng hoa điêu mười năm, được hâm trong bồn nước nóng, trong bồn có vài quả mai mấy nhát gừng, một cảm giác ấm nồng tha hương gặp cố nhân lan đi trong lòng.
Từ Giai cười giới thiệu:
- Những món này do sư mẫu ngươi tự xuống bếp làm đó, tài nghệ bà ấy không dễ dàng lộ ra đâu, nếu chẳng phải nghe nói hôm nay có sao Văn Khôi tới thì ta cũng không được khẩu phúc này.
Thẩm Mặc giật mình:
- Sư mẫu quá yêu, làm ân sư nói đùa rồi.
Liền châm rượu cho Từ các lão.
Từ Giai cười khà khà:
- Rượu phương bắc mạnh quá, người phương nam chúng ta cứ uống Hoa Điêu thôi.
Cung kính mời Từ các lão một chén, Thẩm Mặc nói:
- Học sinh từng ăn món ăn Tùng Giang, kiểu món ăn đó tươi, ngọt, tinh tế, có thể làm cho người thường thành câm.
- Ồ, còn là chuyên gia nữa, vậy ngươi có biết, trong món ăn Tùng Giang món nào quan trọng nhất.
- Là...
Thẩm Mặc chỉ vào một cái đĩa:
- Có phải là Hoàng Nê Loa?
- Đúng thế.
Từ Giai cười khoan khoái"
- Nếu món Hoàng Nê Loa này không làm tốt thì không nói tới mấy món kia nữa, nào thử một chút đi.
Thẩm Mặc cũng không chối từ , gắp mấy miệng cho vào miệng nếm thử, chỉ thấy vị tanh đậm, vị rượu thuần, mặn tươi hợp nhất, dư vị quấn lấy lưỡi. Không kìm được buông một tiếng khen:
- Tươi như muốn rụng lông mày.
(**) Tác giả là người địa phương, hay dùng câu nói nghe kỳ cục, chịu vậy.
Lời khen này làm Từ các lão xưa nay luôn ung dung bỉnh thản mặt mày trở nên hớn hở, đích thân rót rượu cho Thẩm Mặc, cười nói:
- Người phương bắc tới tới nhà ta ăn cơm đều nói, món ăn Tùng Giang cái gì cũng được, chỉ mỗi tội món Hoàng Nê Loa này khó ăn món chết, không biết có vị quái dị, hơn nữa lại còn sống ...
Ông ta nói rất nghiêm túc:
- Cho nên về sau ta học khôn, mời người phương bắc ăn cơm không đưa món này lên nữa, uổng phí của trời.
Nói xong bật cười.
Thẩm Mặc tất nhiên cũng cười theo.
Hoàng Nê Loa khai vị, uống một chén Hoa Điêu, Từ các lão liền mời Thẩm Mặc nếm mấy món ăn khác, quả nhiên hương vị trọn vẹn, làm người ăn dễ dàng nhận ra thành ý của chủ nhân.
Qua ba tuần rượu, Từ các lão mới mở chủ đề:
- Lần này ngươi đi phương nam, vốn là làm tri phủ Hàng Châu, nhưng Nghiêm các lão lại đề xuất để trạng nguyên khoa trước Đường Nhữ Tập đảm nhận, bệ hạ không tiện bẽ mặt ông ta, nên chuyển ngươi sang Tô Châu. Có điều ngươi cũng không cần để bụng, tục ngữ nói "trên trời có thiên đàng, hạ giới có Tô Hàng", có thể thấy hai nơi này chẳng khác biệt gì, hơn nữa Hàng Châu có tổng đốc, có tuần phủ, có bố chính sứ, án sát sứ, bốn bà bà quản một mình đứa con dâu ngươi, chẳng bằng tới Tô Châu cho thoải mái.
Thẩm Mặc gật đầu phụ họa mấy câu, đây đã là chuyện gạo nấu thành cơm rồi, Từ Giai không thể chỉ lấy cơm nguội ra hâm nóng, chắc chắn là có dụng ý khác.
Quả nhiên nghe thấy Từ các lão chuyển đề tài:
- Nhưng ngươi tới Tô Châu cũng không thể thuận buồm xuôi gió, hiện giờ trong triều có một số kẻ coi chuyện ngươi làm là miệng thịt béo bở, chắc chắn sẽ ngoạm thật mạnh; còn đối với đám hải thương Mân Chiết mà nói, thì ngươi đập nồi cơm của bọn chúng, chúng sẽ không để yên cho ngươi đâu.
Thẩm Mặc gật đầu đáp:
- Lời này Lục đô đốc cũng đã nhắc học sinh.
- Có điều ngươi cũng không cần quá bi quan, vì tuyệt đại đa số vẫn ủng hộ mở cấm biển.
Từ Giai giảm áp lực cho y:
- Theo ta biết, hải thương độc quyền buôn lậu, cố ý ép giá, sớm đã khiến rất nhiều người oán hận. Từ khi nghe triều đình muốn mở lại thị bạc ti, đại đa số đã ngừng giao dịch với hải thương, đợi đại cứu tinh ngươi tới giải cứu ... Ngươi phải tiếp xúc với những người đó nhiều một chút, cố gắng đoàn kết bọn họ, chống lại áp lực các phía.
Nghe vị Từ các lão tôn thờ "nói trăm điều làm trăm việc, không bằng im lặng", không ngờ làm ngược lại bình thường , kiên nhân dạy bảo mình, Thẩm Mặc vừa chăm chú lắng nghe, vừa nghiền ngẫm dụng ý của đối phương. Đối với loại chính khách lõi đời như ông ta mà nói, câu " vô cớ ân cần, không trộm thì cướp" chẳng phải là sự xúc phạm.
Theo Thẩm Mặc nghĩ, ông ta sở dĩ làm như thế ít nhất có hai tầng hàm nghĩa. thứ nhất, quan hệ hai người đã tới mức chặt đứt xương còn dính gân, Từ các lão thông qua hành động này ám chỉ địa vị của y trong lòng ông ta, đã đạt tới mục đích hoàn toàn kéo mình vào cùng trận địa. Còn nữa, trong hàm nghĩa những lời vừa rồi, có thể nghe ra Từ các lão khéo léo biện hộ cho đại hào tộc Tô Tùng, cái gọi là "đoàn kết bọn họ" cũng chính là "cho bọn họ đặc quyền".
Nhưng bất kể thế nào, bề ngoài y đều phải tỏ ra cảm kích, nói với Từ Giai:
- Đa tạ ân sư chỉ điểm bến mê.
Từ các lão cười vui vẻ:
- Ta chẳng qua chỉ là đàm binh trên giấy thôi, cụ thể phải làm sao còn cần ngươi tới Tô Châu mày mò.
Thẩm Mặc gật đầu:
- Học sinh làm việc đứng trước đầu sóng ngọn gió này sớm đã chuẩn bị nghênh tiếp minh thương ám tiễn rồi, nhưng xa rời kinh sư, khó tránh khỏi có kẻ gièm pha, lợi dụng công kích.
- Điều này ngươi không cần phải lo, bởi vì Nghiêm đảng ủng hộ mở cấm biển.
Từ Giai tiết lộ:
- Mà triều chính Đại Minh ta sẽ có một khoảng thời gian dài bỉnh ổn vững vàng.
Nói rồi đưa cho Thẩm Mặc một bản công báo:
- Cái này hôm nay nội các phát ra, ngươi còn chưa đọc.
Thẩm Mặc mở ra xem, thì ra Nghiêm các lão đã tròn nhiệm kỳ chín năm, tức là lão ta đã phụ chính đúng mười tám năm rồi, chỉ thấy Nghiêm Tung dâng tấu nói :" Quốc gia hàng năm khoa khảo, quần thần nhận bổng lộc chín năm theo lệ không được tại chức, huống hồ thần đã đứng đầu đình thần hai khóa, chẳng có công trạng gì, theo thông lệ nên tránh ", thì ra là lão ta xin nghỉ hưu quy ẩn.
Thẩm Mặc thầm nghĩ :" Lão gia hỏa này mà nghỉ thật thì tốt biết bao." Nhưng ai cũng biết điều này là không thể, chỉ thấy tiếp theo đó Gia Tĩnh đế ra chiếu khen lão ta "trung thành cẩn thận, phò tá chín năm, công tích phong phú", không cho từ chức, hơn nữa ban yến cho lệ bộ, thăng con lão ta làm trung thư xá nhân.
Từ Giai mặt mang chút vẻ chua chát:
- Đã nhìn thấy chưa, Nghiêm các lão mặc dù tuổi tới bát tuần, nhưng càng già cảng tỉnh, không hồ đồ chút nào, bệ hạ vẫn rất coi trọng.
Rồi thở dài:
- Trong thượng thư lục bộ, lại bộ Ngô Bằng, công bộ Nghiêm Thế Phiên, binh bộ do lão tướng Hứa Luận thay Dương Bác đại tang tạm nghỉ. Lão Hứa gần cổ lai hi, đã muốn yên ổn nghỉ hưu rồi, cho nên tất cả sẽ thỏa hiệp, nghe Nghiêm Thế Phiên chỉ huy.
- Còn về đô sát viện tả đô ngự sử Chu Duyên, hộ bộ thượng thư Phương Độn, hình bộ thượng thư Vương Lê mặc dù có tiết tháo, không dính líu tới Nghiêm đảng, nhưng chẳng qua là người khôn giữ mình mà thôi.
Từ Giai thở dài vô cùng thê lương:
- Nghiêm đảng quyền khuynh thiên hạ, với triều đình mà nói là nguy hại cực lớn, nhưng đối với ngươi thì lại là một thời cơ.
Ông ta dừng ở đó, nhìn Thẩm Mặc chăm chú nói:
- Ngươi phải nắm chắc lấy thời cơ này, làm ra công tích thực sự, để thị bạc ti thành chốn tiền lương của Đại Minh, tới khi đó bất kể chính cục như thế nào, ngươi cũng có thể ngồi vững vàng buông câu.
- Học sinh thụ giáo.
Thẩm Mặc đứng dậy nghiêm túc đáp.
Truyện khác cùng thể loại
12 chương
21 chương
11 chương
67 chương
118 chương
78 chương
26 chương
72 chương