Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 363 : Kẻ yếu nhưng dũng là kẻ mạnh, kẻ mạnh nhưng hèn là kẻ yếu
Thọ yến của Lý phủ từ trưa tới tận giờ Thân (15-17), khách khứa đều đã ngà ngà say, nhưng còn chưa tận hứng, người chơi tửu lệnh, đoán đố, ôm vò rượu tu ừng ực, hò hét ầm ĩ, đúng là náo nhiệt tung trời.
Mấy người Thẩm Mặc không uống rượu, sớm đã muốn bỏ về rồi, nhưng bị Từ Vị kéo lại hỏi nhỏ:
- Mọi người nói xem, Nghiêm Thế Phiên tới đây làm cái gì?
- Làm Lý Mặc khó chịu chứ gì.
Tôn Đĩnh bĩu môi.
- Vậy sao còn chưa đi?
Chư Đại Thụ hỏi.
- Làm Lý Mặc khó chịu tới cùng chứ gì.
Tôn Đinh nói tới bản thân cũng cười hăng hắc.
- Ta thấy trong chuyện này có vấn đề.
Từ Vị về chòm râu thưa:
- Chúng ta đừng đi vội, nói không chừng còn có trò hay đấy.
- Cái này huynh nói đấy nhé.
Tôn Đĩnh khơi lên hứng thú, uy hiếp Từ Vị:
- Nếu không có thì sao?
- Không có thì thôi.
Từ Vị trả lời rất vô trách nhiệm:
- Ngươi có thể ăn thêm chút cơm, thế là bớt được chút cơm chiều.
- Đệ hèn mọn như vậy à?
Tôn Đĩnh trợn mắt lên.
Bọn họ đang nói chuyện thì ở cửa ngõ đột nhiên náo loạn, tiếng người quát tháo, rồi lập tức trở nên lặng ngắt.
Chỉ thấy một đám quân sĩ đầu đội mũ nhọn, đi dày trắng, mặc áo nâu, lưng buộc lụa, tay cầm xích sắt móc sắt, bảo vệ quanh một công công mãng y, từ ngoài đi vào trong ngõ.
- Đông Xưởng?
Từ Vị khẽ thốt lên, thấy trong mắt hắn đầy vui mừng...
Nếu như nói Đại Minh còn có hạng người nào của chính quyền thanh danh thối hơn Cẩm Y Vệ, vậy thì chỉ có phiên tử của Đông Xưởng thôi. Mặc dù Gia Tĩnh đế ghét thái giám can thiệp chính sự, Lục Bỉnh lại cực kỳ uy thế, khiến cho Đông Xương bị ép bẹp dí, tới ngay Trần Hồng cũng phải khấu đầu gọi Lục Bỉnh một tiếng "tổ tông".
Điều này khiến cho tổ chức ác danh lừng lẫy của thời Chính Đức dần dần bị người ta quên mất, hiện giờ giữa ban ngày ban mặt bọn chúng như bóng ma từ dưới đất chui lên, khẳng định là muốn "phá giới" bắt người.
"Nhưng vì sao không phải Cẩm Y Vệ bắt người? Chẳng lẽ Lục Bỉnh không hợp bắt người đó? Vậy chỉ có ..." Nghĩ tới đó mọi người tỉnh rượu quá nửa, đều nhìn trân trân vào Lý thượng thư đang cầm chén rượu ở cửa.
Trong khoảnh im lặng chết chóc xung quanh, bàn Nghiêm Thế Phiên lại như chẳng có gì vẫn ăn uống hét hò, Nghiêm Thế Phiên tay cầm một cái chân gà, một tay cầm chén rượu nói với Trần Hồng:
- Lão Trần, ông tới muộn rồi, Lý đại nhân của chúng ta chờ sốt ruột rồi đấy, phải phạt ba chén rượu, ba chén.
Người trên bàn hò reo hưởng ứng.
- Tiểu các lão thứ tội.
Trần Hồng chắp tay thi lễ:
- Chúng tôi mang hoàng lệnh trên người, không dám uống rượu, ngày khác không có việc chuộc tội với tiểu các lão.
- Có việc à?
Nghiêm Thế Phiên xé phăng một miếng thịt gà đầy nước dùng, lạnh lùng liếc nhìn Lý Mặc đừng ngây ra đó:
- Vậy ông làm việc đi, ta không quấy rầy.
Lúc này Trần Hồng đã đi tới trước mặt Lý Mặc, chắp tay với ông ta một cái, đi thằng vào đề:
- Lý bộ đường chúc mừng đại đọ sáu mươi, vốn không nên tới quấy rầy, nhưng có một việc nhỏ, không thể không mời ngài theo chúng tôi về một chuyến.
Lý Mặc còn chưa nói gì ở trong sân sau lưng ông ta có một nam tử khôi ngô xuất hiện, chính là môn sinh của ông ta, Lục Văn Minh, lạnh lùng nhìn Trần Hồng, không nói một lời, chỉ hừ mũi một cái thật mạnh.
Trần Hồng vừa thấy Lục Bỉnh, tức thì dẫn đám phiên tử quỳ xuống, khấu đầu:
- Khấu kiến tổ tông gia.
Lục Bỉnh không cho bọn chúng đứng dậy, trầm giọng hỏi:
- Các ngươi phụng lệnh ai chạy tới đây gây chuyện?
- Úi da, tổ tông ơi.
Trần Hồng mặt hết sức đáng thương:
- Nếu không có chỉ của bệ hạ, dù cho nô tài một trăm cái gan cũng không dám tới phá hỏng hứng trí của ngài.
- Bệ hạ có chỉ? Sao không cấp cho ta?
Lục Bỉnh tim thắt lại, hỏi.
- Cái này ... Nô tài không biết.
Trần Hồng cẩn thận đáp:
- Có lẽ vì tổ tông không có mặt, nên bệ hạ mới sai nô tài thay mặt một lần.
Trong lòng ông ta sầu não, thầm nghĩ :" Có lẽ mình là đốc xưởng nhục nhã nhất."
Lục Bỉnh biết chừng mực, hiện giờ Trần Hồng đại biểu cho hoàng đế, không thể đuổi đi được, đành hòi:
- Nói đi, có chuyện gì?
- Không có gì cả.
Nhớ lại hào quang chói lòa thời Lưu Cẩn, Trần Hồng không thấy quá sợ nữa:
- Chỉ mời Lý đại nhân về hỏi chuyện.
*** Lưu Cẩn : Thái giám thân tín của Chính Đức, hoành hành một thời, từng đề đốc nội xưởng có chức trách giống Đông Tây xưởng và Cẩm Y Vệ, nội xưởng chỉ tồn tại được năm năm.
- Hỏi chuyện?
Lúc này Lý Mặc mới từ trong chấn động tỉnh lại, ban đầu ông ta đúng là sợ điếng ngươi, nhưng lập tức trấn định, ông ta biết, trước mặt hơn ngàn kinh quan như vậy, nếu như mình tỏ ra kém cỏi, chỉ e ngày mai cây đổ đàn khỉ tan, tường đổ đám người xô. Tấu chương đàn hặc chẳng ùn ùn đổ xuống chôn sống ông ta sao?
Cực lực áp chế sợ hãi và phấn nộ trong lòng, Lý Mặc cười thản nhiên:
- Lý Thời Ngôn ta làm việc ngay thẳng, mặc dù vì triều đình đắc tội với một số kẻ, nhưng tự hỏi không thẹn với trời với đất, không biết Trần công công dùng tội danh gì bắt ta?
Trần Hồng vẫn quỳ trên mặt đất, Lục Bỉnh mãi không bảo ông ta đứng dậy, ông ta chỉ đình cười bồi nói:
- Nô tài đâu thể quỳ truyền lời thánh thượng chứ?
- Đứng dậy đi.
Lục Bỉnh nghiêm mặt nói:
- Không ai khiến ngươi quỳ cả.
- Đa tạ tổ tông.
Trần Hồng phủi đầu gối, đứng thẳng dậy nói với Lý Mặc:
- Nói thực ra nhé, Lý đại nhân ngài có hiềm nghi "phỉ báng quân thượng, tâm địa khó lường".
Lý Mặc người loạng choạng, từ chối người bên cạnh đỡ lấy, nói:
- Tội danh lớn quá, bản quan không dám nhận, là kẻ nào phao tin vu khống, ngậm máu phụ người?
Ông ta lập tức nghĩ tới cha con họ Nghiêm, nhìn Nghiêm Thế Phiên như muốn ăn thịt người.
Nghiêm Thế Phiên cười hi hi nhìn ông ta, mặt đầy khoái trá của kẻ thắng lợi.
- Có phao tin hay không thì nô tài không biết, nhưng bệ hạ bảo nô tài hỏi ngài, câu "Hán Vũ, Đường Hiến trí tuệ sâu xa làm quốc thịnh; tuổi già dùng phỉ nhân mà bại" có phải ngài nói không?
Lý Mặc tức thì mặt trắng bệch, hai tháng trước ông ta khảo sát cát sĩ, đã ra đề mục này.
Trong sân không còn yên tĩnh được nữa, các đại thần xôn xao nhị luận ý tứ câu này.
"Hán Vũ, Đường Hiến trí tuệ sâu xa làm quốc thịnh; tuổi già dùng phỉ nhân mà bại" Bàn Thẩm Mặc cũng bắt đầu thảo luận, Tôn Đĩnh khẽ nói:
- Cái võ của Hán Vũ Đế đời sau không ai bằng, mở rộng biên cương, chấn hưng thanh danh đại hán; nhưng cũng có người nói ông ta hiếu chiến gây tổn hao quốc lực, lời nghị luận thị phi này chưa nói vội, ít nhất trước lúc tuổi già, ông ấy là quân chủ anh vũ cái thế.
Ngô Đoái cũng nói:
- Đường tông cũng là vị hoàng đế đặc sắc nhất thời Đường, môn hạ ông ta trọng dụng là Lang Đỗ Hoàng Thường, dùng binh phạt thục, dẹp yên tây bắc; chế tài tiết độ sứ các trấn, còn cả "Tuyết dạ tập thái" lưu tiếng thơm thiên cổ, bình định hơn ba mươi thế lực cùng loạn Hoài Tây. Khiến quốc thể triều Đường chấn hưng trở lại, sử gọi là "Nguyên Hòa trùng hưng".
Nên câu Hán Vũ, Đường Hiến trí tuệ sâu xa làm quốc thịnh; không phải sai.
- Rồi Hán Vũ đế bình định bốn phương, trong nước vô sự. Ông ta bắt đầu chú trọng hưởng thụ, mê tín phương sĩ, cầu trường sinh. Cực kỳ xa hoa, lạm dụng hình phạt, trong cung hoang phí, tin quỷ thần quá độ, biên cương hỗn loạn, khiến bách tính mỏi mệt vì đạo tặc, chẳng khác gì Tần Thủy Hoàng.
Chư Đại Thụ khẽ thì thầm.
Nói tới đây mọi người vỡ ra phần nào rồi.
- Đường Hiến Tông càng làm người khác phải thở dài ...
Tôn Lung nói tiếp:
- Sau khi phiên trấn quân phiệt không tuân phục lần lượt bị đánh dẹp, ông ta nổi lòng kiêu ngạo xa xỉ, cho xây dựng bừa bãi, buông thả hưởng lạc. Tiểu nhân đắc chí được sủng ái, chính nhân quân tử tránh xa, hiền thần bị giết; vì thế chính trị Nguyên Hòa ca tụng một thời không được như trước nữa.
Rồi thờ dài sượt sượt:
- Tới những năm cuối đời, ông ta lo không sống được lâu, bắt đầu tu luyện cầu trường sinh. Không lâu sau vì dùng kim thạch dược nóng mạnh vô cùng mà tính tình trở nên vui giận thất thường, kết quả vào năm Nguyên Hoa mười lăm bị hoạn quan Trần Hoằng giết, chết không nhắm mắt.
Nói xong Tôn Lung mở mắt ra:
- Lý Thời Ngôn chết chắc rồi.
Đối với rất nhiều người mà nói, chẳng qua đây là một đề tài nghị luận bình thường, chẳng có gì phải lấy làm lạ.
Nhưng trên đời này phàm những lời có góc cạnh, đều đâm vào tim gan một số người, vì thế bị ghi hận.
Quá hiển nhiên câu nói này có góc cạnh, thật không may, nó đâm vào cái thứ Gia Tĩnh hoàng đế kỵ húy nhất. Bất kể không một ai thừa nhận, Gia Tĩnh đều cho rằng mình là quân chủ trùng hưng lại Đại Minh, anh minh trí tuệ lại càng khắc họa chân thực bản thân, cho nên không cần ai phải xúi vào, liền cho rằng hai vị tiền bối "Hán Vũ" , "Đường Hiến" là ám chỉ trẫm.
Thế là chết người rồi, vì Gia Tĩnh đế không chỉ cùng nghề với hai vị kia, còn có cùng sợ thích -- Đều ham mê tu luyện. Thế này chẳng phải chỉ hòa thượng mắng trọc đầu sao? Nguyền rủa hoàng đế uống thuốc mà chết, chửi hoàng đế dùng "phỉ nhân Nghiêm Tung" cuối đời không giữ nổi thân sao?
Cơn giận này không phải tầm thường, không ngờ trực tiếp hạ chỉ cho Trần Hồng, sai Đông Xưởng bắt Lý Mặc quy án! Mới có cảnh trên ở thọ yến.
Lý Mặc không còn gì để nói, nhìn quý môn sinh của mình, các quan viên cũng nhìn Lục Bỉnh, hi vọng ông ta nói đỡ, ít nhất không để Lý Mặc bị bắt trên lễ mừng thọ. Như thế cho dù cuối cùng không có việc gì thì thể diện của Lý Thời Ngôn cũng vứt hết rồi.
Nhưng Lục Bỉnh im lặng hồi lâu, cuối cùng ấp a ấp úng nói:
- Sư phụ đi theo bọn họ trước đi, học sinh sẽ vào cung ngay để xin chỉ thị hoàng thượng.
Vương Khương không nhịn được nói:
- Vào cái chốn đó của Đông Xưởng thì còn mạng mà ra nữa sao?
Ý ông ta là, Lục đô đốc ông trước tiên áp chuyện này xuống, vào cung xin bệ hạ châm chước, ít nhất cũng tranh thủ chuyển sang chiếu ngục của Cẩm Y Vệ, tránh chết oan.
Nhưng Lục Bỉnh không đáp lại, mặc dù ông ta hiểu ý của Vương Khương, nhưng hiện giờ hoàng đế vòng qua ông ta bắt người, hiển nhiên là muốn mình tránh đi, thậm chí có khả năng giận lây ông ta, vì ông ta xưa nay luôn bảo vệ che chở cho Lý Mặc.
Đương nhiên nếu đổi lại là người cương liệt, sẽ nhận lấy việc này, nam tử đại trượng phu, có việc nên làm có việc không nên làm, không thể trơ mắt ra nhìn sư phụ xảy ra chuyện mà không cứu.
Nhưng Lục Bỉnh bản tính là người ngoài cứng trong mềm, trong lòng ông ta không có khí thế quyết liệt đó, lời giữ sư phụ lại ra tới miệng liền nuốt ngược vào, chỉ hung hăng uy hiếp Trần Hồng:
- Không được làm khó sư phụ của ta.
Trần Hồng tất nhiên vâng vâng dạ dạ, nhưng lại thầm coi thường Lục Bỉnh, nghĩ :" Xem ra có trứng hay không có trứng cũng chẳng khác gì." Từ đó trở đi không sợ Lục Bỉnh nữa, bắt đầu nảy ra ý đấu đá với Cẩm Y Vệ, đương nhiên đó là chuyện sau này rồi.
Trần Hồng dẫn Lý Mặc đi, Lục Bỉnh cũng vội vã đi theo.
Chính chủ đi rồi, cả đám khách thành chim không đầu.
Rượu chẳng còn ai uống, mỳ thọ làm xong cũng chẳng ai ăn, mọi người đều có cảm giác, lần này Lý Mặc lành ít dữ nhiều rồi, cho dù cuối cùng có thể vượt qua nguy hiểm, sợ rằng huy hoàng hôm qua không còn quay lại nữa.
Cho nên người có liên quan tới ông ta đều nghĩ phải bảo vệ mình ra sao; người có thủ với ông ta thì nghĩ tìm kiếm tội danh ông ta thế nào để dâng sớ công kính; người chẳng liên quan gì cũng phải nghĩ tự giữ lấy thân.
Nhưng bất kể là đảng nào, phái nào đều đang nghĩ tới một chuyện ... Biến cố này sẽ gây tác động với thế cục triều đình ra sao?
Lúc này Nghiêm Thế Phiên vẫn ngồi xem náo nhiệt đứng dậy, hắn một tay nâng chén rượu, con mắt duy nhất ngạo nghễ nhìn mọi người quanh đó, khiến ai ấy rụt cổ lại rồi mới cười lớn:
- Các vị, lẽ trời vằng vặc, báo ứng rõ ràng. Lý Thời Ngôn ác giả ác báo, hôm nay cuối cùng cũng bị hoàng thượng hỏi tội, đúng là đáng chúc mừng, nào chúng ta cùng uống chén này.
Nói rồi ngửa đầu uống rượu, sau đó xoay miệng chén về phía mọi người, gằn giọng quát:
- Uống.
Đối với người ngoài Nghiêm đảng, việc này chẳng khác gì cưỡng gian, đám Vương Khương đồng đảng của Lý Mặc sao chịu nổi xỉ nhục nhường đó, phẫn nộ phất tay áo bỏ đi.
Nhưng tuyệt đại bộ phận quan viên còn phải kiếm sống ở kinh thành, hiện giờ Lý Mặc thất thế đã thành kết cục định sẵn, không còn ai kiềm chế được Nghiêm đảng nữa, ai dám đắc tội với tiểu các lão có thù ắt báo? Đành rầu rĩ nâng chén, nhục nhã uống vào.
Có một số thanh niên cương liệt, nhất quyết không uống, Nghiêm Thế Phiên có trợn toét mắt cũng vô dụng.
Lúc này mới thấy sự sáng suốt của đám Thẩm Mặc, ngồi trong góc xa khuất nhất, có uống hay không cũng chẳng ai biết.
Ai ngờ còn chưa xong, Nghiêm Thế Phiên nói tiếp:
- Nếu như đã uống là tán đồng quan điểm của bản quan, vậy ngày mai chư vị dâng tấu đàn hặc Lý Thời Ngôn đi.
Nói xong nhe hàm răng trắng ởn, uy hiếp:
- Nếu ai không viết thì là đồng đảng của lão ta.
Nói xong ném chén rượu xuống đất vỡ tan tành, dẫn đám chó săn, cười cuồng dại rời đi.
Hắn vừa mới đi các quan còn ngồi lại sao được? Chớp mắt một cái, trong ngoài Lý phủ chỉ còn lại cơm thừa rượu cặn, khung cảnh hỗn độn, và một đám quan viên lại bộ như chó nhà tang thôi. Nhưng bọn họ là người theo Lý Mặc chỉnh Nghiêm đảng nửa năm, hiện giờ lão đại ngã ngựa, tới lúc công thủ đảo lộn, bọn họ đành gặp xui xẻo theo.
Xe ngựa đầu ngõ chỉ có hai người Thẩm Mặc Từ Vị. Nhìn phủ thượng thư vừa rồi còn người xe nườm nượp, lại nhìn đám quan viên lại bộ chớp mắt đã hồn xiêu phách lạc, thở dài nói với Từ Vị:
- Giờ đã biết thế nào là lợi hại chưa?
Từ Vị mặt rầu rĩ:
- Từ sau này trở đi còn ai có thể chống lại bọn chúng?
- Cho nên chúng ta đàn áp khí thế của bọn chúng xuống.
Thẩm Mặc hạ thấp giọng, nói kiên quyết:
- Gậy ông đập lưng ông đi.
- Không sợ sau này truyền ra thanh danh không tốt à?
- Giương cao cờ chính nghĩa, đệ chẳng ngán ngại gì.
Thẩm Mặc cười he he:
- Yên tâm đi, đánh cho Triệu Văn Hoa tàn phế, thanh danh chúng ta chỉ có lên, không giảm.
- Được rồi, bọn chúng đã biểu diễn xong, đến lượt chúng ta lên sân khấu.
Từ Vị cười khẽ , hỏi:
- Khi nào ra tay.
- Không cần gấp.
Thẩm Mặc lắc đầu:
- Chuyện này huynh không thể dính vào quá sâu, nếu không sẽ khiến người ta nghi ngờ.
Nói rồi nghiêm mặt lại:
- Bất kể vào lúc nào, bảo tồn bản thân luôn quan trọng hơn tiêu diệt kẻ địch.
- Vậy đệ chuẩn bị để ai ra mặt?
Từ Vị hỏi.
- Tất nhiên là sẽ có người thôi. Chúng ta phải học tập Nghiêm các lão, không ra tay thì thôi, đã ra tay là phải đánh chết ngay.
~~~~~~~~
Ngày hôm sau ở Vô Dật điện, Thẩm Mặc nhìn thấy bản sau tấu chương Nghiêm Tung dùng danh nghĩa Triệu Văn Hoa đàn hặc Lý Mặc, bên trên có ba tội danh.
Thứ nhất phỉ báng thánh thượng, chính là đề mục khảo thí cát sĩ hàn lầm viện, câu "Hán Vũ, Đường Hiến trí tuệ sâu xa làm quốc thịnh; tuổi già dùng phỉ nhân mà bại", chỉ trích Lý Mặc có ý phỉ báng, tội không thể tha.
Thứ hai là ý đồ dùng đồng hương lật ngược vụ án Trương Kinh.
Thứ ba là quấy nhiễu dũng người tổng đốc Giang Chiết, khiến cho kẻ được dùng không ra sao, đông nam lầm than, giặc Oa ngông cuồng, đem tội giặc Oa chưa bị diệt đổ lên đầu Lý Mặc.
Nguyên văn tấu chương của hắn là :" Thần nhận trọng trách của hoàng thượng, khiến người ghen ghét. Chỉ phụng lệnh về kinh được mấy ngày, khiến cho đốc phủ không còn ai, gây ra thất bại hôm nay, đều là tội của Mặc, hận thần đàn hặc đồng hương Trương Kinh, nên báo thù tư. Thấy thần lại hặc Tào Bang Phụ, lại sai cấp sự trung Hạ Tôn đổ tội lên thần và Tôn Hiến, giữ đồng đảng Tào Bang Phụ. Tổng đốc Chiết Trực không dùng Tôn Hiến, mà dùng Vương Cáo, vậy thì đông nam lầm than, khi nào mới hết? Lo lắng của bệ hạ khi nào mới được giải? Tội Mặc không thể cãi. Bệ hạ xóa tội dùng lại Mặc, nhưng không biết làm việc lo cho nước, toàn mang lòng riêng, dám cả gan phỉ báng, thần giận không sao kể xiết ..."
Truyện khác cùng thể loại
12 chương
21 chương
11 chương
67 chương
118 chương
78 chương
26 chương
72 chương