Phương Pháp Chính Xác Thay Đổi Kịch Bản
Chương 4 : Phế Thái Tử (2)-2
(2)-2
Hai tháng sau khi Thái Tử đổ bệnh, Đông Cung cắt đứt mọi liên lạc với bên ngoài, trừ bỏ người của Huyền Võ Đế, không ai có thể ra vào Đông Cung. Trên triều đình không khí cũng trở nên vi diệu.
Nhóm thần tử chính thống ủng hộ Thái Tử càng ngày càng trầm mặc. Nhóm cao tầng càng ngày càng áp lực, những người phía dưới lập trường không kiên định, đã bắt đầu cùng Tam hoàng tử Tứ hoàng tử tiếp xúc. Toàn bộ Đảng Thái Tử đều là nhân tâm hoảng sợ.
Mà Tam, Tứ hoàng tử, hành sự cũng bắt đầu trương dương, hoặc trong tối hoặc ngoài sáng mượn sức triều thần, đồng thời cũng thử thăm dò công kích đối phương.
*张扬 trương dương : công khai hoá, cho mọi người biết
Đối với việc này, Huyền Võ Đế xem ở trong mắt, nhưng lại không tỏ thái độ rõ ràng.
Mà Giang Họa càng là hoàn toàn mặc kệ mưa gió bên ngoài.
Hiện tại sức khỏe đã tốt lên nhiều, nhưng bệnh đi như kéo tơ, lúc này là thật sự đại thương nguyên khí. Hơn nữa nội thị bên người trông giữ vẫn chưa thả lỏng, cô khẳng định, nếu bắt đầu tham chính, tình huống lại sẽ chuyển biến, chín phần là chuyển xấu, cho nên Giang Họa đối với việc Huyền Võ Đế cho người nhắc nhở Thái Tử quay lại thượng triều, hoàn toàn mắt điếc tai ngơ.
Huyền Võ Đế cả giận, khẩu dụ "Có bản lĩnh cả đời đừng ra ngoài", dứt khoát phong bế cửa lớn Đông Cung, phái binh canh giữ, không cho người xuất nhập trừ bỏ ăn uống liền một chiếc kim cũng không thể tùy tiện đưa vào Đông Cung.
Giang Họa liền như vậy ở Đông làm trạch nam, trừ bỏ cách vài ngày sẽ gặp Thái Tử Phi và đại nhi tử, hai đứa còn lại cũng gần như không thấy mặt. Thời tiết tốt sẽ ra đình viện ngồi, còn hơn nửa thời gian đều ngồi trong thư phòng xem sách, còn là sách y khoa, có hứng thú sẽ mời thái y tới thỉnh giáo, thậm chí thường lôi nội thị bên người ra bắt mạch, diễn trò đến trầm mê.
Kỳ thật cô cùng Huyền Võ Đế hai người đều rõ ràng trong lòng, tình hình thực tế của Giang Họa không thể lừa được Huyền Võ Đế, nhưng Giang Họa không thèm để ý, liền một bộ dáng tự do tự tại, chấp mê bất ngộ, không chịu sám hối.
Huyền Võ Đế thấy Thái Tử không chỉ có không chịu thượng triều, liền Đông Cung bị vây cũng phảng phất giống như không có việc gì, còn có tâm nhìn cái gì y thư, hoàn toàn là một bộ diễn xuất vô lại, liền tựa hồ đã quên còn có đứa con trai giống như hắn, cũng dừng hỏi chuyện Đông Cung.
Vì thế đôi phụ tử này liền giận dỗi nhau, giằng co lên.
Đảo mắt hơn ba tháng đã trôi qua.
Thái Tử bệnh nặng từ nửa năm trước, Đông Cung bị Huyền Võ Đế nghiêm ngặt trong giữ. Huyền Võ Đế ngày ngày ban thưởng Đông Cung, quần thần đều tin lời "Thái Tử bệnh nặng", trừ bỏ một ít cỏ đầu tường gió chiều nào xoay chiều ấy thì các quan viên cán cốt phe Thái Tử coi như vẫn duy trì được.
Mà hai vị hoàng tử, tam hoàng tử tứ hoàng tử, cũng vẫn luôn vẫn duy trì tác phong dĩ vãng, tuy rằng thuộc hạ có chút ngo ngoe rục rịch, hai người bọn họ lại không dám hiển lộ một chút vui mừng, còn thỉnh thoảng cho người đi Đông Cung thăm bệnh, tuy rằng không có thể vào, nhưng tư thái là làm đủ.
Hơn ba tháng trước, đã có tin tức nói Thái Tử đã khỏi bệnh, nhưng Đông Cung lại không có động tĩnh gì, lại còn bị hoàng đế cho tư binh bao vây.
Tình huống này rất không bình thường.
Thái Tử đã 30 tuổi, thượng triều tham chính cũng đã mười năm.
Tính cách Thái Tử, mọi người đều có hiểu biết.
Hắn tuyệt đói không phải là người đạm bạc, đối với việc trong triều, Thái Tử phi thường tích cực, nắm quyền không tính cực kì chặt chẽ, nhưng tuyệt đối không phải loại người sẽ dễ dàng buông bỏ quyền lực. Sao có thể vì bệnh tật nên không muốn thượng triều, mặc cho thế lực của mình bị phân hóa? Thậm chí còn vì chọc giận Huyền Võ Đế, bị bao vây Đông Cung.
Trong triều đều đồng thời nhận định, Thái Tử không còn nhiều thời gian là tin tức Huyền Võ Đế vì muốn ổn định thế cục mà thả ra, hoặc là Huyền Võ Đế muốn...
Phế Thái Tử!
Ba chữ này trôi qua rồi lại lặp lại trong đầu từng người.
Quan viên phe Thái Tử ngày càng sợ hãi, càng ngày càng bất ổn, mà phía Tam hoàng tử cùng Tứ hoàng tử đều nhịn không được bắt đầu lục đục âm mưu.
Tự Đông Cung bị vây bắt đầu, này hơn ba tháng tới, trong triều mặt ngoài bình tĩnh như trước, nhưng ngầm sóng ngầm mãnh liệt, đã có mưa gió sắp tới chi thế.
Ngày này lâm triều, mắt thấy Thái Tử vẫn là không có tới thượng triều, quần thần một mặt có loại đã thói quen chết lặng cảm, một mặt lại không khỏi càng thêm miên man bất định lên.
Cách thời gian bãi triều một đoạn thời gian, Tả Đô Ngự Sử Trương đại nhân cất bước mà ra: "Tâu hoàng thượng, thần có điều khải tấu."
Tới!
Các triều thần mặt ngoài bát phong bất động, nhưng ánh mắt đều thông suốt, đều biết tuồng lên sân khấu.
Huyền Võ Đế ngồi trên ghế rồng, sắc mặt không gợn sóng, "Nói."
"Thần tham thượng thư Hữu Bộc Dạ, Lưu Dịch Chiêu mười tội lớn. Tội một: Ngồi không ăn bám......" Tả Đô Ngự Sử sắc mặt nghiêm nghị, thao thao bất tuyệt.
Phía dưới đều là ồ lên, khe khẽ thì thầm không ngừng.
Ai không biết con gái Tả Đô Ngự Sử nữ nhi là trắc phi Tứ hoàng tử, thấy hắn xuất đầu, ai cũng biết, Tứ hoàng tử rốt cuộc nhịn không được ra tay.
Nhưng ai cũng không nghĩ đến, Tứ hoàng tử lại muốn ăn một ngụm lớn như vậy như vậy!
Lưu Dịch Chiêu là ai? Là công thân khai quốc, lúc trước cùng Huyền Võ Đế đánh hạ giang sơn, là thúc phụ cố Hoàng Hậu, là ngoại thúc tổ Thái Tử!
Là lúc trước cùng Huyền Võ Đế đánh thiên hạ công thần, càng là quá cố Hoàng Hậu thúc phụ, là Thái Tử ngoại thúc tổ! Mà thượng thư hữu bộc dạ là cái gì? Là Hữu thừa tướng, là người có quyền lực nhất bộ máy quan lại lúc này!
Không nói đến Tả tưởng kiên định bên bảo hoàng phái, người này tuổi tác đã cao, lại không quản được bao nhiêu chuyện, càng giống một cái linh vật.. cho nên hiện giờ Hữu tướng, già nhưng vẫn giữ nhiều thực quyền trong tay, mới là người chân chính đứng đầu trong đám quan lại. Hơn nữa Hữu tướng lập trường kiên định phe Thái Tử, chỉ cần Hữu tướng không ngã, quan viên trong triều chịu ảnh hưởng của hắn, phân nửa đều sẽ đi ủng hộ Thái Tử.
Ai cũng biết, đối phó Thái Tử, khẳng định phải đối phó Lưu Dịch Chiêu.
Ngươi mở miệng liền muốn kéo Lưu thượng thư xuống ngựa, vậy cùng với việc kéo Thái Tử xuống ngựa có gì khác nhau? Cùng người nói thẳng là muốn kéo chân Thái Tử?
Tứ hoàng tử đây là nhìn Đông Cung bị vây kín hơn ba tháng, liền cho rằng Thái Tử chết chắc rồi?
Không chỉ có triều thần tỏ vẻ khiếp sợ, đến quan viên phái Tứ hoàng tử cũng đều kinh nghi bất định.
Ngày xưa Tứ hoàng tử tuy rằng không đủ ổn trọng, ngẫu nhiên sẽ ra chút kỳ tưởng hôn chiêu (ý kiến bất ngờ, khác dự định, khó đoán, bất ổn), nhưng chuyện đại sự vẫn rất làm người yên tâm.
Nhưng mà hiện tại, hành động này không phải dùng hai từ hôn chiêu là có thể diễn tả được? Đừng nói là Thái Tử Thái Tử còn chưa ngã ngựa, cho dù Thái Tử đổ, vậy còn Tam hoàng tử thì sao? Vậy mà Tứ hoàng tử làm như hắn đã nắm chắc ngôi vị trữ quân trong tay mình?
Triều thần có vui sướng khi người gặp họa, có kinh hoảng thất thố, có nghi hoặc không thôi. Lúc này đã không còn mấy người có hứng thú nghe Tả Đô Ngự Sử nói tiếp, đều ngóc đầu ghé tai nhìn vị ngồi trên chiếc ghế ca nhất, trong lúc nhất thời trên triều đình thế nhưng như cái chợ bán thức ăn, náo nhiệt.
Huyền Võ Đế nhìn xuống bên dưới hỗn loạn , mặt không biểu tình, không nói một lời.
"...... Kiềm chế ngôn quan, chuyên quyền loạn chính, mưu quốc bất trung, quả thật đương thời đệ nhất gian!"
Tả Đô Ngự Sử dõng dạc hùng hồn phát biểu một tràng dài, sau đó khom lưng 90 độ, đợi hoàng thượng bày tỏ ý kiến.
Nhưng mà qua nửa ngày, Huyền Võ Đế cũng không tỏ bất luận một thái độ gì.
Các triều thần từng cái an tĩnh lại, trên triều đình to như vậy, trừ bỏ tiếng hít thở nhợt nhạt, chỉ còn lại an tĩnh khiến người ta bất an sợ hãi.
Mà Tả Đô Ngự Sử, vẫn duy trì tư thế khom lưng, không dám mảy may nhúc nhích, tâm lại dần dần trầm xuống.
Không biết qua bao lâu.
"—— thình thịch"
Truyện khác cùng thể loại
34 chương
74 chương
58 chương
11 chương
99 chương
33 chương
56 chương