Dũng thấy chị gọi thì ngạc nhiên, có lẽ anh chưa nhận ra ai. Chị đứng dậy chạy tới thì mấy tên lính cấp dưới chặn chị lại: - Tính thấy người sang bắt quàng làm họ à? Cũng khôn ranh ra phết nhỉ? Đi về chỗ làm đi, nhiều chuyện. Nói rồi hắn túm chị lôi đi, chị vẫn ngoái lại nhìn. Dũng đứng đực ra một hồi suy nghĩ. Chị Đài tiếc nuối nghĩ ngợi: - sao chú lại không nhận ra tôi kia chứ. Chị lại về chỗ làm, lòng hơi buồn nhưng thôi chị chả dám đến gần nữa. Cũng phải thôi, đã mấy năm rồi chị không gặp anh ta, làm sao mà Dũng biết được chị. Với lại, giờ chị trông lấm lem thế này, người sang trọng thế kia ai thèm nói rằng quen chị?mất mặt chết. Bu chị tỏ vẻ ngạc nhiên: - Ai đấy mà gọi? Người đã giàu có thế mà mày quen ai giàu đâu? Nhìn nhầm có ngày bốc cứt đấy. Chị lừ mắt một cái dỗi bu. Nhầm là nhầm thế nào được, có thể khuôn mặt không nhớ mấy, nhưng mùi nước hoa này thì chị chắc chắn luôn,chỉ có dũng có mùi này thôi. Ơ!nhưng trên thành phố thì thiếu gì mùi này...? - Cô Đài phải không? Trong khi mặt chị còn đang đần thối đoán già đoán non thì Dũbg đã đứng lù lù trước mặt. Chị nhìn anh chằm chằm, đứng thật cái mùi này thơm đáo để. Sau bao năm, Dũng vẫn không thay đổi gì, chỉ có chị là già, đen nhẻm trông mà chán. Chị đứng lên nhìn Dũng cười, cái cười như gặp được ân nhân: - Vâng! Tôi Đài đây! Chú giớ rồi phải không? - Ừ!tại dạo này chị khác quá!càng lớn càng xinh ra đấy. Người nhà giàu khen chị mà chị chả thích tẹo nào, eo ơi kiểu nói đểu hay sao ấy. Chị bí xị mặt, Dũng lại hỏi han: - Thế dạo này cô làm gì, đẻ mấy lứa rồi mà sao trông như còn son thế hở. Chị Đài thẹn thùng đỏ mặt, nói câu đầu thì hơi điêu chứ mà câu này chị nghĩ là thật rồi đấy nhé: - Dạ! Tôi sinh được hai cháu rồi, dạo này chú khỏe không? Sao ngày xưa chú bảo làm ngành gì cơ mà, giờ lại làm cầu cống thế? - Ừ!tôi thì làm nhiều mảnh lắm, chứ nghề gì có tiền là tôi là à? Hai người trò chuyện lâu lắm, đám người thấy chị quen được ngườin thành phố thì cứ xì xào,nhất là bu chị. Trời trưa càng nắng, mỗi người một góc mang hộp cơm ăn tại chỗ. Chị Đài thì ngồi cùng em với bu ở gốc cây gần cái mộ cũ khuất nắng. Vừa mới đưa thìa cơm lên mồm, tiếng thằng Con chị lại gọi: - Bu ơi! Bu ơi. Nó nhìn vào đám người đông đúc kiếm bu, nó bế theo cả em gái. Mồ hôi nó chảy ướt áo, mặt đỏ bự. Không thấy bu nó đâu, nó mếu máo như sắp khóc đến nơi. Chị Đài nhổm dậy gọi con: - Bu đây, ra đây cho đỡ nắng. Hai đứa thấy bu thì lau mặt mắt sáng rực lên. Chị vừa ngồi xuống vừa lẩm bẩm chửi thằng bố nó đi đâu mà lại để hai đứa ra tới tận đây tìm bu. Nhìn hai đứa chị xót hết ruột, chắc chúng nó cũng chửa được ăn gì. Chị đút miếng cơm cho con, hai đứa cứ thế thì nhau ăn sạch sẽ. Bà ngoại ngồi đấy thấy cũng tội, chia lại cho chị nửa chỗ cơm nhưng chị không lấy. Bà già rồi. ăn không đủ làm mệt mà ngã ra đây thì chết nữa: - thế thầy đi đâu mà anh em vác nhau ra đây? - Thầy bảo thầy đi kiếm việc làm. Còn ông bà đi đâu từ sáng cơ bu ạ. Con với em ở nhà chán quá mà lại không có gì ăn nên con bế em sang nhà ông bà ngoại,ông chỉ bảo mẹ mày đang làm thủy lợi trên đồng nên con chạy ra đây.... Chị đỡ lấy con Hĩn, xoa lưng cho nó khỏi nóng. Chị nhếch mép cười thầm:"Gớm!đáng lẽ thằng thầy mày phải nghĩ đến đi làm từ lâu rồi mới phải" Trong đám người nhếch nhác toàn bùn đất nằm giữa cánh đồng nắng chói chang nghỉ trưa với thời gian ít ỏi. Chị Đài ngồi dựa lưng vào cái mộ hoang bế con, tay cầm cái nón. Con bé ngủ ngoan trong vòng tay mẹ, còn thằng Cò thì nằm dưới đùi mẹ. Có lẽ quãng thời gian này là thời gian khắc khổ nhất của gia đình chị, không có tiền đong gạo, trâu thì bán, thầy bu chị nợ một khoản ngập đầu. Trong khi, chồng chị cũng không có việc làm, công thêm mùa màng thất bát thế này. Chị e...thằng Cò phải lui lại học sau chúng bạn một năm: - Con bé ngủ rồi à?Mang lên xe tôi cho nó ngủ thoải mái. Bế thế này chết nóng. Nói rồi, Dũng bế cái Hĩn lên xe khi chị còn chưa kịp đồng ý. Anh lấy cái áo vét cho con bé kê đầu. Nhìn Dũng, chị Đài ao ước nhà chị một lần giàu có thế này. chồng chị yêu thương quan tâm chu đáo đến mẹ con chị thế này, thì có chết, chị cũng cảm thấy mát gan mát ruột Dũng để con bé ngủ sâu một lúc mới ra ngoài, trên tay cầm một bì bánh mì với hộp sữa ông thọ đưa cho thằng Cò: - Đói không?bảo bu bóc cho mà ăn nhé. Nó nhìn chị,nó lưỡng lự không dám lấy đồ của người lạ, chịu gật đầu nó mới xin Dũng rồi để chị lấy bánh ra cho ăn. Chị và nó chung nhau cái bánh mì,thằng Cò cứ thế tỉ tê kể: - Bu đi mấy hôm không biết ở nhà xảy ra biết bao nhiêu là chuyện đâu. Lại có thêm một đám người đòi nợ đến tìm ông bà nội,rồi ông bà lại khất,người ta còn định dỡ cả nhà đi cơ. Nhưng thầy bảo giờ mà dỡ nhà thì rúc vào đít trâu. À mà đít trâu cũng chả còn nữa mà rúc ấy. Sáng nay thầy bảo sang tìm mẹ về,nhưng mẹ không chịu, thầy đành tự đi tìm việc ở làng bên, hình như là xếp gạch cho người ta hay sao ấy. Thằng bé cứ ngây ngô kể hết chuyện nọ đến chuyện khác,Dũng ngồi đấy cười nghiêng ngả. Thằng bé có khiếu hài hước ghê, cứ nói bình thường mà như thể đang xem hài vậy. Thằng Cò thấy Dũng nhìn nó thì khó hiểu, nó căng mắt ra hỏi Dũng: - Ông này!ông ăn gì mà giàu thế? Ông có.thể chỉ cho con cách làm thế nào mà giàu để con về con bảo thầy con không? Chị Đài cốc vào đầu con một cái, thằng bé còn ngây ngô quá. Nó vừa cắn bánh mì một nhát rõ to, rồi phùng má trợn mắt lên nhai tóp tép kể tiếp; - Mẹ biết không? Ông trưởng thôn còn bảo hạn hán năm nay là do phải dớp (ý là đen đủi,xúi quẩy) nên mời thầy ở tận trên tỉnh về cúng ở mẫu giáo đông lắm. Nghe ông thầy ấy bảo do làng mình xưa nay đàn bà nhiều hơn đàn ông, mà từ thời tổ tiên truyền cứ vào năm hạn là phải dùng người để cúng tế. Nên năm nay,ông thầy bảo có lẽ lâu rồi không có vậy tế,nên năm nay phải lễ tạ, không thì trời hành cả làng, một là hạn hán cũng chết, hai là ngập lụt cũng chết. Thế nên,cứ cho một người thế thân để đổi cả làng được yên ổn. Chị nghe thằng bé kể mà tức sôi máu, thời buổi gì rồi mà còn đi kiệu thầy cúng về cúng tế. Chả trách bệnh hoạn toàn chết trẻ, có chịu đi ra trạm xá đâu mà chả chết. Chị chưa kịp lên tiếng thì Dũng vỗ đùi tức tối: - Trời đất! Nghe thiên hạ đồn bảo có nơi lấy người đem cúng tế thần linh tôi nghe không tin, hóa ra lại có thật. Thời buổi này vẫn có nơi cổ hủ lạc hậu đến thế kia à? - Chú không hiểu đâu, bây giờ ngoại tình mà vẫn cạo đầu bôi vôi, thả bè trôi sông ấy. Hôm trước mà tôi không ra kịp thì có lẽ người đàn bà ấy đã chết đuối. Mà chắc gì đã phải, tôi chả tin. Tôi sống bao lâu nay có nghe chuyện cúng người sống ấy, nhưng từ ngày xưa kia, chứ bây giờ,ai mà dám,không phải lo. Với lại nhà tôi nợ tiền thiên hạ ngập đầu, muốn chết cũng chả ai cho chết đâu... Chị cười đùa, nghĩ cũng phải, tin đồn chỉ là thứ thiệt, bao lâu nay cả làng vẫb sống yên ổn đấy thôi. Dũng nhìn chị,anh đưa cho chị một ít tiền: - Chị khó khăn lắm hả? Ờ đây tôi có một ít tiền, chị cầm lấy mà tiêu. Còn đây là cái cạc vi dít của tôi, có cả số điện thoại của tôi trên này. Chị có khó khăn gì, cứ báo tôi. Nhìn chị... tôi thấy thương chị quá... Chị Đài nhất quyết không nhận lấy tiền, mà chỉ nhận tấm thẻ cứng, bên trên có hình và số điện thoại liên lạc. Trời đất, nếu mà chị có khó khăn gì mà cần liên hệ với dũng,chị phải chạy lên tận huyện, tận tỉnh mới có điện thoại công cộng. Chứ ở cái xứ ăn còn không có,lấy đâu ra điện thoại. Với lại, chị nhận lấy cái tấm danh thiếp ấy cồ yếu chỉ để....ngửi. vì trên ấy cũbg thoang thoảng mùi nước hoa của Dũbg, lại in cả cái bản mặt của Dũbg lên. Chị ngưỡng mộ những người đàn ông có bản lĩnh, có học vấn và có kinh tế trong xã hội này, chả bù cho thằng chồng chị một tí. Thực sự kiếm được người đàn ông giàu có,bao dung mọi người như Dũng quả thực không dễ dàng một tí nào.... Chiều, Dũng có việc lại phải lên thành phố ngay, anh đưa cho thằng Cò hai bì bánh mì nữa về ăn dần. Hai anh em nhà Cò chơi đùa ngoài cánh đồng đến sẩm tối mới về. Chị xin được về trước để đưa các con đi cho an toàn Từ đây sang đến nhà cũng khá xa, thế mà thằng Cò cõng em đi bộ cũng tài. Chị đưa các con về đến ngõ, có bánh mì ăn rồi chị không đưa con tiền nữa. Trước khi đi, chị dặn: - phải giấu bánh mì đi,biết chửa,?Không thầy biết thầy ăn hết thì nhịn. Thằng bé gật gù, chạy vào trong nhà với em. Chị Đài cũng đội cái nón rách lên đầu rồi cun cút đi thẳng. Đến tối mịt, chị mới ăn cơm xong chuẩn bị mang quần áo đi tắm, thì thằng Cò lại cầm đuốc chạy sang. Nó mệt đứt hơi thở dốc, mặt đỏ lên tía tai vì kiệt sức. Thấy mẹ, nó òa lên khóc sợ hãi nói: - Bu ơi! Cái Hĩn bị bắt đem đi cúng tế rồi....