Ở Rể (Chuế Tế)
Chương 644 : Thương lôi (3)
Dịch giả: luongsonbac1102
Gió đêm mát rượi, từ vị trí cao của Phàn Lâu có thể nhìn thấy những ngọn đèn ánh sáng rực rỡ của non nửa thành Biện Lương, ánh đèn của từng tòa đình viện, từng con đường và những con thuyền trên sông hắt ánh sáng vàng ấm áp lên bầu trời đêm. Tiếng nhạc thỉnh thoảng truyền đến là những câu hát mềm mại như "Do ký hồng thuyền kính, nhật nhật tái yên hoa" của các ca nữ Phàn Lâu đang biểu diễn.
Trong phòng ngọn đèn sáng rực, màn tơ nhẹ lay, Tống Vĩnh Bình đang nâng chén rượu lên đối ẩm với Ninh Nghị. Trong phòng còn có hai nữ tử, người bên cạnh Ninh Nghị là Sư Sư, còn người bên cạnh Tống Vĩnh Bình là một nữ tử tên Cận Như Yên, trẻ hơn Sư Sư rất nhiều, là tài nữ đang nổi của Phàn Lâu. Năm ngoái lúc Tống Vĩnh Bình ở kinh thành hai người đã từng quen biết, lúc đó hai người cũng gọi nàng ta đến phụng bồi.
Vốn xuất thân nhà quan, lại thi đỗ khi còn trẻ, sau đó lại được bổ nhiệm làm tri huyện, Tống Vĩnh Bình lúc này có thể coi là thiếu niên đắc chí, ý chí hăng hái. Lần này cũng là Tri châu địa phương chuẩn bị đầy đủ một loạt cống phẩm để Tống Vĩnh Bình thượng kinh trình lên nhưng trong thâm tâm là coi trọng những mối quan hệ của Tống Vĩnh Bình trong kinh nên mới nhờ anh ta thượng kinh làm chút chuyện, cũng coi như vừa nhẹ nhàng vừa nở mày nở mặt. Nhân sinh suôn sẻ như vậy, trong lời nói của người trẻ tuổi cũng có vẻ phóng khoáng hơn trong việc chỉ điểm giang sơn. Sau khi tạ ơn sự giúp đỡ của Ninh Nghị ở kinh thành, thuận miệng nói chút chuyện văn thơ thì anh ta cũng nói một số suy nghĩ về Trúc Ký.
- Tiểu đệ đã đọc qua lịch sử, từ xưa đến nay, đơn thuần kinh doanh thương sự luôn khó mà lâu dài được. Trong nhà tiểu đệ cũng làm ăn nhỏ nhưng cũng chỉ đến thế, đủ dùng là được. Đương nhiên tỷ phu ở Biện Lương này chắc chắn là hiểu được chuyện này, những suy nghĩ về Trúc Ký cũng chắc chắn là chu đáo cẩn thận hơn Vĩnh Bình nhiều. Ví dụ như trong một năm nay, tiểu đệ vô cùng tán đồng chuyện Trúc Ký thuyết thư, đến quân doanh tuyên dương lòng hiệp nghĩa võ dũng, chỉ có điều có phải tuyên dương việc này trong dân hay không, nghe nói những lời nghị luận bên ngoài có hơi lớn, phàm là người làm việc thì phải từ từ
Đối với Ninh Nghị thì Tống Vĩnh Bình cũng không có ác ý. Từ ý nghĩa nào đó, những lời nói của anh ta cũng là những lời xuất phát từ tận đáy lòng. Trúc Ký phát triển quá nhanh sẽ khiến các văn nhân cảnh giác, cũng sẽ khiến các thương nhân cảnh giác. Tống Vĩnh Bình kế thừa triết học làm quan gia truyền, cũng đang khuyên Ninh Nghị trước tiên cứ củng cố vững chắc cơ sở ở kinh thành đã rồi mở rộng sau.
Đương nhiên trong đó cũng có những lời anh ta không thể nói, ví dụ như bên Tống Vĩnh Bình, Ninh Nghị là "tây tịch" Tướng phủ, cho dù danh khí có lớn đến đâu thì cũng không phải là quan. Theo y thì nguyên nhân cơ bản là do thân phận ở rể Tô gia của Ninh Nghị, mà Tô Đàn Nhi là biểu tỷ của anh ta, nói theo đạo quân tử thì anh ta không thể nói bất cứ lời nào để Ninh Nghị dứt bỏ cái thân phận này. Những lời khuyên nhủ này bắt đầu từ thuyết thư, đến phản ứng của văn nhân, sau đó lại đến thương nhân, quan viên thì logic vẫn rõ rành rành ra đấy. Đây cũng là thứ mà người trẻ tuổi cảm thấy kiêu ngạo trong lòng, Ninh Nghị lắng nghe chăm chú, thỉnh thoảng lại gật đầu, cũng bình luận mấy câu với Tống Vĩnh Bình, khen ngợi sự uyên bác của anh ta.
Ngọc Tử Yên hiểu, cửu ngũ chí tôn vị, hắn nhất định phải được.
Nàng biết hắn cơ quan tính toán tường tận, lại không biết chính mình sớm đã thân vùi lấp nhà tù.
Đối với h...
(Tây tịch (ghế tây): ghế khách tên gọi khách hoặc gia sư, thời xưa chủ ngồi ở phía đông, khách ngồi ở phía tây)
Đương nhiên bất kể làm chuyện gì cũng cần thời gian. Tống Vĩnh Bình nói hết ra, cũng không hi vọng tỷ phu có thể lập tức bày tỏ thái độ làm gì. Nhưng đương nhiên anh ta cũng mong muốn những lời có thể khiến Ninh Nghị "được lợi không nhỏ" này có thể báo đáp một chút sự giúp đỡ trước đây của hắn. Sau đó hai người lại hàn huyên một số chuyện, điều khiến Tống Vĩnh Bình ít nhiều cảm thấy bất mãn là vừa nói những lời này xong, trong vấn đề ngay sau đó Ninh Nghị lại thuận miệng hỏi một chút sự thay đổi trong việc qua lại của các thương hộ trong một năm nay, hiện nhiên lại là do thói quen quan tâm chuyện kinh doanh.
Đương nhiên, nếu như đã có thân phận ở rể thì cũng chỉ đành lựa chọn con đường buôn bán, mặc dù có thể nhờ các mối quan hệ trong Tướng phủ đi lại với nhiều quan lại quyền quý nhưng thân phận cũng khó mà nâng lên được. Đối với hành vi này của Ninh Nghị thì Tống Vĩnh Bình vẫn có thể hiểu cho, vì vậy đêm nay lúc say khướt, y vẫn nói một câu với Cận Như Yên:
- Tỷ phu của ta quả đúng là người rất lợi hại, chỉ tiếc là thân phận đã trói buộc huynh ấy
Trong lòng Tống Vĩnh Bình ít nhiều vẫn cảm thấy đắc ý về những lời nói với Ninh Nghị đêm nay, vì vậy trên đường trở về không lâu sau đó, khi vòng đến phủ Hà Nam để bái kiến phụ thân còn hơi vui vẻ nhắc đến, kết quả bị phụ thân Tống Mậu chửi cho một trận.
- Hai người tỷ tỷ, tỷ phu của ngươi có thể dựng được quầy hàng lớn như vậy ở kinh thành, lại có qua lại với Tướng phủ thì sao cần tên nhóc con miệng còn hội sữa, ngôn ngữ nông cạn như ngươi xen mồm vào chứ? Cái đạo lý rành rành thế này ai mà chẳng biết? Ngươi tưởng hữu Tướng phủ là nơi nào hả? Tỷ phu của người chẳng lẽ không hiểu sao? Những gì hắn đang làm hiện giờ vị phụ cũng cảm thấy hơi kì quái nhưng mấy lời này của ngươi quả thực là buồn cười. Thôi, ngươi kể lại một lượt những gì người đã nói đi!
Tống Vĩnh Bình bị mắng một trận, cũng chỉ đành nhớ lại chuyện hôm đó rồi kể lại đầu đuôi, cả mấy lời hàn huyên sau đó. Tống Mậu cau mày, Tống Vĩnh Bình ngồi kể, sau đó cũng cau mày nói:
- Nếu chuyện không đơn giản như lời phụ thân nói thì lẽ nào Tướng phủ đang chuẩn bị chiến tranh sao?
Tống Mậu nhìn anh ta một cái, không nói gì. Tống Vĩnh Bình tự phân tích:
- Phụ thân chắc còn nhớ, lúc còn trẻ con từng nói Khiết Đan, Nữ Chân là hạng người hổ lang, lấy yếu dọa địch không bằng lấy mạnh dọa địch. Lúc đó con nói Nam Bắc khó tránh chiến tranh thực ra là vì lấy lòng mọi người, sau này kiến thức càng sâu, mắt thấy Liêu, Kim đã bị sụp đổ, triều đình ta cũng có nhiều cách như chiếu chiêu hàng, mỗi khi nói đến đánh giặc thì ý muốn lại phai nhạt đi.
Tống Mậu nói:
- Nếu như đúng như những gì con nói thì có thể giải thích được tại sao tỷ phu con lại khuếch trương Trúc Ký như vậy, xem ra đây là suy nghĩ của Tướng phủ rồi.
- Chỉ có điều tại sao Tướng phủ lại chắc chắn người Kim sẽ xuôi Nam như vậy chứ? Nếu như hắn áp lên thân gia, không quan tâm đến đường lui thì có ích gì
Người trong chốn quan trường, làm bất kể chuyện gì cũng đều suy nghĩ đến đường lui. Cũng giống như chiếu chiều hàng của Đàm Chẩn, nếu làm tốt là công trạng, lại có thể phòng ngừa người Kim xuôi Nam, nhưng nếu làm không tốt thì sẽ đắc tội với người. Nhưng sự phát triển của Trúc Ký lại khác, nó thuộc hành vi mang tính lợi kỷ, giống như người nào đó đoán được hiện giờ sắp đến lúc nguy cấp, vì vậy ý nghĩa của hai cuộc chuẩn bị chiến tranh này hoàn toàn khác nhau, mà nhiều hàm nghĩa trong đó Tống Vĩnh Bình vẫn chưa hiểu rõ được.
Tống Mậu nói:
- Bất kể họ nghĩ thế nào thì con ở Tương Châu chính là con đường bắc thượng. Tỷ phu con hỏi con về sự thay đổi của các thương hộ địa phương, nếu như không vì việc làm ăn của Trúc Ký bọn họ thì chính là đang đối chiếu tin tức hắn có trong tay với con. Nếu như tin tức của vi phụ không sai thì sau chiếu chiêu hàng, việc làm ăn của bên các con đã khôi phục rất nhanh, còn tăng hơn so với lúc trước xảy ra thiên tai.
Tống Vĩnh Bình gật đầu:
- Tăng tầm 30-40%.
Tống Mậu cũng gật gật đầu:
- Nếu như người Kim xuôi Nam thật, lại phá vỡ Nhạn Môn Quan thì phía Bắc chắc chắn sẽ thành chiến trường, đến lúc đó trong quân mà vẫn còn đấu đá, mọi người vì trục lợi, vì bảo vệ tính mạng thì chuyện gì cũng có thể làm được. Con có nhớ thủ đoạn thương trường mà Tướng phủ đã dùng trước khi thiên tai xảy ra không? Từ tay tỷ phu của con, lần này đã thu hút lượng lớn thương nhân về phía bắc, có thương nhân, có tiền, có lợi ích thì càng có nhiều người đau đớn. Nếu như không có tỷ phu con và Tướng phủ thúc đẩy bên trong thì e là cũng không được việc gì đâu.
Tống Vĩnh Bình trầm mặc, Tống Mậu hài lòng vỗ vỗ vai y:
- Có thể dùng thương trường đến trình độ này, dù là tỷ phu con hay đám người Tướng phủ kia thì cách làm việc cay độc, bố trí rộng rãi không phải trẻ con như con có thể tưởng tượng được đâu. Khiêm tốn học hỏi đi!
- Vậy nếu như đánh nhau thật thì, phụ thân, con nên làm thế nào đây?
Tống Mậu phất phất tay:
- Khả năng người Kim đánh thật không lớn lắm đâu. Chuyện này có liên quan đến thiên hạ giang sơn, ai cũng sẽ suy nghĩ, con không cần nghĩ nhiều, cứ làm cái chức quan huyện của con cho tốt là được. Nếu như cứ nghĩ đến tương lai người Kim mà con để lỡ chính sự thì mới là mất nhiều hơn được. Nếu như có thể thì con cứ quên nó đi!
Tuy phụ thân đã nói như vậy nhưng sau khi trở về thì Tống Vĩnh Bình ít nhiều vẫn quan tâm đến chuyện này. Anh ta đã đọc mấy quyển binh thư, thăm dò tỉ mỉ địa hình, lại tính toán đến những chuyện như dự trữ, vận chuyển lương thực và vận chuyển binh sĩ, đợi không lâu sau này lại phát huy vai trò không nhỏ.
Nhưng đó là chuyện sau này, tạm thời không nhắc đến.
Ban đêm ở Phàn Lâu. Cận Như Yên cũng chẳng phải người trong trắng tuyệt đối, đối với những quan viên trẻ tuổi tài cao như Tống Vĩnh Bình ngày thường có chút hương lửa tình nhưng cũng không từ chối. Đêm đó Tống Vĩnh Bình uống say, sau khi rời đi cùng Cận Như Yên, Ninh Nghị và Sư Sư đứng bên sân thượng của Phàn Lâu một lát, gió thổi đến làm bùng lên men say. Ninh Nghị nhìn những ngọn đèn của toàn thành, nhẹ nhàng cười rộ lên:
- Cậu em vợ này của ta cũng có chút tri thức.
Sư Sư đứng một bên nhìn hắn. Trong ngọn đèn sáng dưới lầu, nam tử đứng bên cạnh hai tay vịn lan can, ngón tay gõ nhẹ nhàng, có khí thế như nhìn đời bằng nửa con mắt nhưng do tác dụng của rượu mà rất nhiều tâm trạng phức tạp dường như cũng đang sôi trào trong đôi mắt kia. Những suy nghĩ trong lòng hắn, rất nhiều chuyện trong kế hoạch của hắn vẫn mơ hồ như trước, khiến người ta không thể lại gần.
Sư Sư cũng đã từng nhìn thấy vẻ mặt tương tự trong mắt một số quan lại quyền quý có địa vị cao nhưng đương nhiên nàng sẽ không nói vớ vẩn như Tống Vĩnh Bình, cười nhẹ nói:
- Nhưng những lời anh ta nói thì Lập Hằng đã sớm nghĩ thông rồi.
- Cùng chưa hẳn là thông đâu.
Ninh Nghị lắc lắc đầu:
- Có một số chuyện ta cũng hi vọng là mình đánh giá sai, như vậy thì sau hai năm nữa ta nên rời kinh thành rồi.
- Rời kinh?
- Uhm, đưa vợ con rời khỏi đây, nếu như có thể như vậy thật thì
Ninh Nghị trầm mặc hồi lâu, lại nghĩ đến gì đó, cười rộ lên:
- Sư Sư
Sư Sư còn chưa tiêu hóa hết ý trong những lời hắn vừa nói, lúc này ngẩng đầu lên:
- Hở?
Ninh Nghị chỉ nhìn nàng nhưng trong đầu lại nghĩ đến một số thứ khác Ninh Nghị cũng không biết rõ về sử Tống nhưng đương nhiên hắn biết rõ cái tên Lý Sư Sư này. Là nữ tử có thể lưu danh ngàn năm, thứ nhất là do tai tiếng giữa nàng và hoàng đế, thứ hai là do tấm lòng tiết liệt trung nghĩa và lòng từ bi của nàng. Nghe nói khi người Kim xuôi Nam thì nữ tử này bị bắt vào doanh trại quân Kim và nàng đã nuốt trâm cài tự tận, nếu như hắn có thể ngăn được những chuyện này thì cũng có thể cứu nàng.
Nguyên nhân thứ hai trong truyền thuyết thì Ninh Nghị có thể phảng phất nhìn thấy trên người nữ tử này nhưng nguyên nhân thứ nhất là có tai tiếng với hoàng đế thì đâu đây? Hay là có chỗ khác nhau? Hoặc có lẽ khách nhân nào đó mà Sư Sư quen biết chính là hoàng đế cải trang vi hành? Hắn nhìn Sư Sư, trong đầu suy nghĩ nhưng cuối cùng vẫn lắc đầu cười cười, chung quy là do thế giới thực sự mà hắn ở, hắn nghĩ quá nhiều rồi.
Sư Sư đợi một lát, không thấy hắn nói gì thì nhẹ giọng nói:
- Chắc Tiểu Thiền muội muội trong nhà Lập Hằng sắp sinh rồi nhỉ?
- Uhm, lát nữa ta phải trở về nói chuyện với nàng ấy và đứa con trong bụng nữa.
- Nói chuyện?
- Có một cách nói gọi là dưỡng thai.
Ninh Nghị cười giải thích:
- Họ nói rằng nữ nhân mang thai, lúc sắp sinh thì đứa nhỏ đã có thể cảm nhận được môi trường xung quanh, cũng có thể cảm nhận được niềm vui của mẫu thân, vì vậy gần đây ta luôn về nhà ở bên nàng ấy, cũng dạy Ninh Hi đứa bé trong bụng kia là đệ đệ hay muội muội của nó, thằng bé rất vui, chắc sẽ là một ca ca tốt.
- Nhưng muội chưa từng nghe nói đến cách này.
Sư Sư cười cười cổ quái:
- Người có thể tử mang thai đến đây rất đông.
Gió thổi qua, vuốt ve tóc mai và quần áo nữ tử. Sư Sư đứng ở đó, tay trái ôm lấy cánh tay phải, thân thể nàng gầy yếu, quần áo cũng phong phanh, lúc này nhìn nàng như tiên tử bằng hư ngự phong, chỉ có điều ít nhiều mang chút cô đơn. Hai người lại nói cười một lát rồi Ninh Nghị phất tay rời đi, bảo nàng không cần tiễn.
Phía dưới vẫn lấp lánh ánh đèn, Sư Sư đứng trên lầu, nhìn xe ngựa của Ninh Nghị rời khỏi đầu từ cửa hông, chạy nhanh ra đường, xuyên qua đám người, cuối cùng biến mất trong sự phồn hoa của Biện Lương. Người đang chờ nam tử trong nhà là vợ con dịu dàng, khiến người ta lưu luyến mà đầu thu không lâu sau đó hắn cũng nhận được một tin vui mừng.
Vậy thì niềm vui của ta sẽ ở đâu đây?
Nàng nhìn ánh đèn, ánh mắt mơ màng suy nghĩ.
Cùng thời khắc đó, Chu Triết bước lên hoàng thành đã đóng cửa cung. Thành trì ngạo nghễ to lớn và rực rỡ huy hoàng này thuộc về ông ta, tất cả vẫn khiến ông ta cảm thấy tráng lệ và lộng lẫy như trước đây, mỗi lần nhìn thấy đều khiến ý nghĩ trở thành ông vua muôn đời của ông ta lại trở nên kiên định hơn.
Ông ta vươn tay ra, chuyện cũ hỗn loạn, con đường phía trước mơ màng nhưng ông ta biết cuối cùng mình sẽ vượt qua được tất cả.
Ngoài Nhạn Môn Quan, sao đầy trời.
Chu Đồng đứng ngoài lều, nhìn dãy núi sừng sững trong bóng đêm. Sau khi xuất quan, tất cả đều có vẻ hoang vu mặc dù lúc này những vùng này đã là đất của Vũ triều.
Năm nay lão nhân cũng 82 tuổi rồi.
Vì rất nhiều chuyện mà một năm trước ông ta cứ trăn trở ở phía bắc Vũ triều. Vốn Giáo chủ Đại Quang Minh giáo vẫn đang tìm ông ta quyết đấu nhưng không ngờ một tiểu bối giết chết Tư Không Nam khiến Lâm Tông Ngô cũng không thể không xuôi Nam sống mái với kẻ thù nên cũng bớt rất nhiều chuyện. Giang sơn sinh tài đời vẫn có, sự thay đổi như vậy ông ta đã gặp nhiều rồi, quan trọng là có thể xuất hiện anh hùng mới.
Bởi vì đủ loại nghi ngờ đối với người Kim nên ông ta muốn đến phía bắc xem sao, rời khỏi Nhạn Môn Quan, rời khỏi Vũ triều, quan sát xem liệu người Kim có tiến đánh Vũ triều thật hay không. Ông đã chừng này tuổi, rời khỏi Vũ triều đã dùng dằng cả đời để đến một nơi hổ sói như vậy, ngay cả tông sư cũng có thể gặp phải đủ chuyện ngoài ý muốn mà ý muốn lớn nhất có lẽ chính là thiên mệnh.
Phúc Lộc và Tả Văn Anh vẫn đi theo bên cạnh ông,
- Nếu ta bỏ mạng ở nước khác thì các ngươi phải thiếu ta rồi đem tro cốt về, đừng khiến ta rơi vào cảnh chôn xương đất khách.
Đây là lời dặn dò mà lão nhân cười nói với hai người.
Thời khắc này ông vẫn chuẩn bị cho chuyến Bắc thượng.
Tháng 7, kinh thành nước Kim, Hội Ninh.
Buổi sáng sớm mang theo cảm giác mát mẻ, sứ thần Vũ triệu Từ Trạch Nhuận sửa sang lại áo mũ, bước vào Quốc Đô Kim triều mới xây dựng những đơn giản. Y đến đây là có nhiệm vụ, Bắc thượng đã được ba tháng, để thúc đẩy giao thương qua lại lâu dài và bình thường của hai nước Kim và Vũ, y đã mang theo rất nhiều vàng bạc, đồ sứ, tơ lụa, gần như đến khắp các phủ đệ đại thần nước Kim có thể đến được, cũng hối lộ rất nhiều người. Hôm nay, hoàng đế nước Kim Ngô Khất Mãi cuối cùng cũng muốn đích thân gặp y để xác định tất cả.
Đây là thời khắc để kết thúc tất cả.
Cũng là thời khắc bắt đầu tất cả.
Truyện khác cùng thể loại
88 chương
50 chương
90 chương
152 chương