Nguyệt minh thiên lý

Chương 3 : Cao tăng thiên trúc

Sáng sớm hôm sau, Tạ Thanh vào gặp Lý Dao Anh bẩm báo: “Quý chủ, người Nghĩa Ninh phường nói gần đây Phúc Khang công chúa thường xuyên đi Nghĩa Ninh phường, trong nửa tháng qua đã tới ba lần.” Dao Anh đã trang điểm xong, ngắm mình trong gương, đầu ngón tay đè lên hoa điền* bằng vàng hình lá màu xanh biếc điểm ở mi tâm, hỏi: “Cô ta đi Nghĩa Ninh phường làm gì?”*hoa điền – hoa văn trên mặt phụ nữ Hán cổ. Hoa điền có 3 màu đỏ, xanh lục, vàng, màu đỏ thịnh nhất, lấy vàng bạc chế thành hình hoa dán lên mặt, là trang sức tương đối thịnh thời Đường. Hoa điền ngoài dạng hình hoa mai còn có các kiểu hình như chim nhỏ, cá nhỏ,… Tạ Thanh đứng ngoài tấm bình phong mười hai phiến, lưng thẳng tắp, đáp: “Nghe nói là đi từ đường Hỏa giáo xem nghi thức so tài Tiên*.”*Hoả giáo [Zoroastrianism]. Quốc giáo do người Ba Tư cổ Tỏa La Á Tư sáng lập, sùng bái lửa. Phần lớn thương nhân người Hồ thờ phụng Hỏa giáo, ở Nghĩa Ninh phường có xây một từ đường Hỏa giáo, người Hồ thường xuyên cử hành nghi thức cúng bái ở từ đường. Dao Anh thả chiếc gương đồng khảm cừ hình hoa hướng dương xuống, nghi ngờ trong lòng càng lớn. Chu Lục Vân một lòng báo thù, tuyệt sẽ không rảnh rỗi mà đi từ đường xem giáo đồ Hỏa giáo phun lửa đùa đao. Xem so tài chỉ là ngụy trang che tai mắt người. Đột nhiên cô ta hạ mình qua lại với người Hồ, đến cùng là vì cái gì nhỉ? Chả nhẽ cô ta muốn thu dùng người Hồ để ám sát Lý Đức? Trong sách Chu Lục Vân nhiều lần hành thích, nhiều lần sắp thành lại bại. Ngay từ đầu Chu Lục Vân tưởng Lý Huyền Trinh trong tối cản trở kế hoạch báo thù của mình, sau mới hiểu rằng thật ra Lý Đức đã biết cô ta muốn ám sát mình từ lâu. Lý Đức giả vờ không biết rõ tình hình, giữ cô bên người, vì muốn một mẻ hốt gọn dư nghiệt tiền triều. Dao Anh bảo Tạ Thanh tiếp tục phái người theo dõi Chu Lục Vân. Nàng không lo lắng an nguy của Lý Đức, chỉ sợ liên luỵ đến Tạ Quý phi và Lý Trọng Kiền. Tạ Thanh cáo lui. Thị nữ Xuân Như bước vào, cười bưng đến một chiếc áo khoác lụa nhuộm thủ công màu xanh thêu hoa văn hình chim. Lý Dao Anh nhận lấy khoác lên cánh tay, mảnh lụa dùng bột bạc vẽ lấm tấm đầy sao, phản xạ ánh nắng, hoa văn hình chim như đang xuôi giữa dòng sông sao, sinh động như thật, rực rỡ chói lọi. Xuân Như cười nói: “Tháng sau thưởng xuân yến, quý chủ nhất định là hoa rực rỡ cả chốn kinh thành.” Theo thường lệ trong tiệc thưởng xuân sẽ đấu hoa mẫu đơn, nhưng người người đều biết đấu hoa cuối cùng vẫn là nhìn người. Thất công chúa cực kỳ tao nhã, lại có y phục gấm vóc mới lạ độc đáo tương xứng, cộng thêm Nhị hoàng tử tốn mấy vạn kim mua hoa vua mẫu đơn từ Đông Đô Lạc Dương, đến lúc đó người vận áo đẹp hoa tươi thắm, ai qua được công chúa? Dao Anh gói lại tấm áo lụa: “Không vội, năm nay ta không đi tiệc thưởng xuân.” Nàng và Lý Trọng Kiền đã nói cùng đi Khúc Giang cưỡi ngựa du xuân. Xuân Như ngẩn ngơ, ra chiều tiếc nuối: “Tỳ nữ của Tể tướng phu nhân gặp ai cũng nói nhất định năm nay người sẽ có mặt thưởng xuân yến, đám binh sĩ Kinh Triệu phủ rất vui sướng nhảy nhót. Nô nghe người ta nói, tất cả từng người họ đều bận rộn cắt may đồ mới, gấm vóc ngoài chợ suýt bị bọn họ mua hết, hương phấn thoa mặt, đai lưng khảm ngọc đá quý cũng lên giá, để buôn lái người Hồ ác ôn kiếm lời một buổi.” Thất công chúa dung mạo như tiên trên trời, thân phận cao quý, con em thế gia trong kinh ngưỡng mộ nàng đã lâu, khổ sở vì không có cơ hội tiếp cận nàng. Nghe nói nàng sẽ tham dự thưởng xuân yến của phủ Tể tướng, cửa phủ tể tướng suýt nữa bị người tới xin thiệp mời đạp đổ. Nhóm thiếu niên lang kích động không thôi, nửa tháng trước đã bắt đầu chuẩn bị, huân hương tắm rửa, chuẩn bị son phấn, thề phải áp đảo đám người cạnh tranh trong bữa tiệc thưởng xuân. Thất công chúa không đi, đến lúc đó e là một nửa người dự tiệc thất vọng. Nghe Xuân Như miêu tả sống động về đám con cháu vọng tộc trong kinh tô son điểm phấn, Lý Dao Anh không khỏi bật cười: Nam tử đương thời xem thoa phấn là đẹp, nàng thực sự không thể thưởng thức. “Quý chủ không đi, thật là đáng tiếc…” Xuân Như nhớ tới một chuyện, con ngươi xoay chuyển. “Nghe nói Tam lang Trịnh gia cũng đi thưởng xuân yến, còn muốn cùng với con cháu Vương gia, Thôi gia, Lư gia tranh tài làm thơ ấy!” Dao Anh nhíu mày.… Tam lang Trịnh gia Trịnh Cảnh, là người định chọn làm phò mã. Người người đều biết Trịnh Cảnh là trai trưởng đích tôn của Trịnh gia nhưng kém xa thứ huynh Trịnh Đại Lang. Lý Đức từng nhiều lần trước mặt mọi người tán thưởng Trịnh Đại Lang. Trong kinh có lời đồn, sau này Trịnh Đại Lang sẽ tiếp nhận chức quan của cha Trịnh, còn người tài hoa bình thường Trịnh Cảnh thì ở lại trong tộc quản lý tộc vụ của Trịnh thị. Chỉ có Lý Dao Anh biết, Trịnh Cảnh tốt đẹp bên trong, nhìn thì bất hiển sơn bất lộ thủy*, tương lai lại thẳng tới mây xanh, đứng hàng Tể tướng.*làm việc không phô trương, nói chuyện không lộ vẻ. Về sau, Lý Huyền Trinh vào tuổi trung niên hoa mắt ù tai dễ giận, mấy lần viễn chinh suýt nữa kéo sập Đại Ngụy. Sau khi ông chết, trong triều trải qua rung chuyển, nhờ Trịnh Cảnh lão luyện dầy dạn mới có thể ổn định thế cục. Trịnh Cảnh cả đời phụ tá ba đời đế vương, quyền khuynh triều chính, thậm chí một lần có thể chi phối phế lập quân vương. Cha Trịnh từng quyết định một mối hôn sự cho Trịnh cảnh. Được mấy năm, người nhà đó bất hạnh chết trong chiến loạn. Theo sách viết, Trịnh Cảnh dựng mộ cho vị hôn thê, sau đó cả đời không lập chính thê, chỉ nạp rất nhiều cơ thiếp, con cái hết đứa này tiếp đứa khác, đến mức không thể không xây thêm hậu viện, nếu không không đủ ở.… Lý Dao Anh gặp Trịnh Cảnh mấy lần, đối với cậu không có gì đặc biệt ấn tượng. Giờ nghe Xuân Như nhắc đến, nàng không nhớ nổi vẻ mặt của Trịnh Cảnh, chỉ mang máng cậu ta cao gầy, nhã nhặn, không khác con em thế gia khác. Mấy năm nay Dao Anh một mực nơm nớp lo sợ đề phòng Lý Huyền Trinh, tuổi lại nhỏ, không nghĩ tới chuyện lấy chồng. Chuyện làm thân với Trịnh gia này là do Lý Trọng Kiền quyết định thay nàng, trước khi hắn xuất chinh đã lập minh ước bằng miệng với cha Trịnh. Việc này không giấu Lý Đức, tin là từ chỗ hầu cận Lý Đức truyền tới. Nhớ tới, Dao Anh không nhịn được hừ nhẹ. Nhị ca rảnh quá không nói câu nào định cho nàng một tấm chồng nhỉ! Chờ ổng về, nhất định phải nện ổng một trận! Xuân Như thở dài trong lòng. Cô đã hết sức nhắc tên Tam Lang của Trịnh gia rồi mà công chúa vẫn thờ ơ, xem ra thưởng xuân yến năm nay đúng là để những người khác hưởng rồi.… Thời tiết càng ngày càng đẹp, anh đào trong biệt viện nở rộ, ý xuân càng nồng, liễu xanh vườn ngự uyển tỏa bóng, hoa hạnh như tuyết. Mỗi ngày Tạ Thanh đều tới chỗ Lý Dao Anh báo cáo động tĩnh của Chu Lục Vân. Chu Lục Vân có vẻ không hứng thú gì với cuộc so tài Hỏa giáo, kể từ ngày đó không ra phủ. Thế nhưng tôi tớ cô ta thì lại mỗi ngày lui tới giữa phủ Công chúa và Nghĩa Ninh phường truyền tin, hành tung quỷ bí. Dao Anh thầm nghĩ: Chu Lục Vân có lẽ đang lên kế hoạch ám sát thật. Nàng một mặt bảo Tạ Thanh tiếp tục lưu ý Chu Lục Vân, một mặt lo lắng ngóng trông Lý Trọng Kiền sớm ngày bình an trở về. Phía trước đưa chiến báo về, trên đường Lý Đức dẫn đoàn Vương sư khải hoàn gặp một chút biến cố, ngày về không ước chừng. Dao Anh mong mỏi ngó mong, không ngừng phái người tìm hiểu tình huống. Lúc trước nói cuối tháng có thể hồi kinh, đến giữa tháng tư, Lý Trọng Kiền vẫn chậm chạp chưa về. Sáng sớm hôm đó, Dao Anh dùng một chung sữa đậu anh đào, trên chiếc ghế xéo qua cạnh hiên, nghiêng dựa vào gối mềm, lật xem sổ sách các nơi đưa tới. Gió nhẹ thổi ấm áp dễ chịu, trước hiên hoa rụng rực rỡ. Bỗng từ chỗ sâu hành lang truyền đến một tràng bước chân dồn dập. Tỳ nữ trong cung Tạ Quý phi vội vội vàng vàng tìm tới. “Quý chủ, nương tử lại phát bệnh!” Dao Anh lập tức buông sổ sách, xỏ guốc gỗ bước xuống hành lang, đi đến tẩm cung chính điện. Vừa xuyên qua hành lang, tiếng người phía trước lộn xộn, một phụ nữ trung niên tóc tai bù xù, khuôn mặt tiều tụy bước đi phía đối diện nàng, lảo đảo, xiêu vẹo qua lại. Bảy tám cung nữ vây quanh một bên, muốn đỡ bà, lại sợ dọa bà. Dao Anh bước nhanh lên trước, hàng mi cau lại, nói khẽ: “Mẹ, là con.” Giọng như gió xuân, dịu dàng như có thể nhỏ ra mật hoa. Tạ Quý phi lung tung vén mớ tóc rối bù, ánh mắt mê man, thần sắc ngây thơ: “Minh Nguyệt nô… Nhị lang đâu? Nó bảo hôm nay đến thăm ta…” Dao Anh nhẹ nhàng đỡ lấy cánh tay bà, giọng êm dịu: “Mẹ, anh viết thư về nói trên đường có việc chậm trễ, chắc vài ngày nữa mới về.” Tạ Quý phi ngây ngẩn cả người, cẩn thận từng tí một hỏi: “Thật à?” Dao Anh dìu mẹ về, kiên nhẫn dỗ: “Thật ạ, hai ngày nữa anh về rồi ạ.”Ánh mắt Tạ Quý phi mờ mờ mịt mịt, trong miệng vẫn lặp đi lặp lại: Nhị lang, về. Dao Anh không nhờ người khác làm phiền cam đoan với bà: “Nhị ca sẽ về mà.” Vừa dỗ vừa lừa, đưa Tạ Quý phi về tẩm cung. Cung nữ đưa tới chén thuốc vừa mới sắc xong. Dao Anh rửa tay, nhận cây lược chải tóc cho Tạ Quý phi, giúp bà rửa mặt, tự tay đút bà uống thuốc. Trong thuốc bỏ thêm ô mai, ngọt lịm. Tạ Quý phi ngoan ngoãn uống thuốc, bỗng đưa tay sờ cổ tay lạnh buốt của Dao Anh. Thời tiết ấm dần, Dao Anh sợ nóng, hôm nay mặc bộ váy tay ngắn điểm ít hoa lựu đỏ, cánh tay áo rộng như khinh bạc, bên ngoài khoác một mảnh gấm quá nửa cánh tay, lúc đưa tay ra tay áo trượt xuống, lộ cổ tay trắng ngưng sương. Tạ Quý phi yêu thương hỏi: “Minh Nguyệt con, có lạnh không?” Vừa nói vừa tiện tay kéo lên mảnh lụa trên vai con gái bên cạnh giường. Trong miệng căn dặn tới lui: “Đừng để bị lạnh… Minh Nguyệt nô đừng để bị cảm lạnh… Mỗi ngày phải uống thuốc…” Dịu dàng hiền từ, giống như trước. Đáy lòng Dao Anh trào ra vị chua, lắc đầu: “Mẹ, con không lạnh.” Tiếp tục đút cho Tạ Quý phi uống thuốc. Dù điên dại, mẹ vẫn nhớ quan tâm nàng.… Năm đó Tạ Quý phi tranh chấp với Đường thị, Đường thị bỏ mình, Lý Đức giận lây sang bà, bà cực kỳ thất vọng, rồi lâm bệnh. Sau đó không lâu Tạ gia che chắn cho dân chúng qua sông, tử thủ thành trống, cả nhà oanh liệt. Tạ Quý phi đau lòng mất đi người thân, cũng đã mất đi chỗ dựa duy nhất, thái độ của Lý Đức đối với bà càng thêm lạnh nhạt, từ đó bà điên điên khùng khùng, si si ngốc ngốc. Bà chưa từng nổi lên lòng hãm hại Đường thị, rơi xuống kết cục này, Lý Huyền Trinh vẫn chưa thấy hết giận. Mãi khi bà nuốt vàng tự vận, hắn còn nói với người bên cạnh: “Độc phụ chết chưa hết tội!”… Lý Dao Anh nhìn Tạ Quý phi nằm ngủ, ra khỏi tẩm cung, khẽ cau mày. Mấy năm nay Tạ Quý phi lúc tốt lúc xấu, nàng tìm danh y khắp thiên hạ chẩn trị cho bà, dù có chút khởi sắc nhưng bệnh của Tạ Quý phi xét ra vẫn là tâm bệnh. Nhiều năm trước, Tạ Quý phi ỷ vào huynh trưởng Tạ Cữu phụ yêu thương, khăng khăng muốn gả cho Lý Đức. Tạ Cữu phụ bất đắc dĩ, đưa nàng xuất giá, dốc hết lực toàn tộc phụ tá chồng bà. Cuối cùng dâng toàn bộ Tạ gia. Đổi lấy là sự thờ ơ đối đãi từ Lý Đức. Đôi khi Dao Anh nghĩ, Tạ Quý phi thần trí mơ hồ chưa hẳn là chuyện xấu. Lý Trọng Kiền cũng cho rằng như vậy. Hai huynh muội ở trước mặt Tạ Quý phi không nhắc tới Tạ cữu phụ sớm đã bỏ mình giữ thành, Tạ Quý phi vẫn nghĩ người Tạ gia còn sống trên cõi đời, chỉ là không muốn lui tới với bà. Ngự y vội vã chạy tới, bắt mạch cho Tạ Quý phi, viết một phương thuốc. Cung tỳ quạt lò sắc nước trà, Dao Anh mời ngự y ra hành lang trước ngồi dùng chén trà nhỏ. Hương trà lượn lờ, ngự y nhìn vào bột trà trắng tuyết trong chén trà ngọc, cân nhắc một lát, nói với Dao Anh: “Quý chủ, mỗ tài sơ học thiển, đã phụ quý chủ nhờ vả.” Dao Anh cười một tiếng, ngồi dậy, trịnh trọng hành lễ với ngự y: “Phụng ngự nói quá lời, bệnh mẹ thật ra là tâm bệnh. Mấy năm nay đã ỷ lại vào tấm lòng của Phụng ngự y chăm sóc mẹ, ta và huynh còn chưa đa tạ Phụng ngự.” Ngự y được thương mà sợ, không dám nhận lễ của Dao Anh, quỳ không đứng dậy, chờ Dao Anh nghỉ ngơi rồi mới dám ngồi. Thảo luận vài câu về bệnh tình của Tạ Quý phi*, Ngự y nghĩ tới một chuyện: “Quý chủ có lần nhờ mỗ hỏi thăm danh y Thiên Trúc giờ đã tới trong kinh, đang ở nhờ tại chùa Đại Từ Ân Tấn Xương phường.”*nguyên bản: Trịnh Quý phi, chắc nhầmDao Anh lộ vẻ vui mừng. Những năm cuối tiền triều thiên hạ đại loạn, vì tránh né chiến hỏa, tăng nhân Trung Nguyên rối rít trốn về đất Thục tương đối thái bình. Về sau Lý Đức đăng cơ, phái binh đi đất Thục thuyết phục cao tăng hồi kinh. Trong đó có vị cao tăng Thiên Trúc, nghe nói không chỉ tinh thông Phật lý, còn là một vị hạnh lâm thánh thủ*. Ông từ Thiên Trúc đi đường biển đến Quảng Châu, du lịch hơn phân nửa Trung Nguyên, trăn trở đi đất Thục, lần này sẽ cùng những cao tăng Trung Nguyên khác cùng về Trường An.*chỉ người có y đức cao, không kể thù lao, y thuật cao siêu. Dao Anh đã sớm nghe thanh danh của vị cao tăng, ngóng trông ngày ông sớm vào kinh. Ngự y lại nói: “Quý chủ nếu muốn mời ông xem mạch cho Quý phi, hay là càng sớm càng tốt, mỗ nghe nói ngài ấy vội đi Tây Vực, lần này tới Trường An, chỉ vì muốn chiêm ngưỡng xá lợi Phật thờ trong chùa Từ Ân thôi.” Dao Anh nghĩ nghĩ, đưa tiễn ngự y xong sai nô bộc chuẩn bị xe ngựa, quyết định lập tức xuất cung. Chùa Đại Từ Ân do Đường Cao Tông Lý Trị vì tưởng nhớ mẹ Trưởng tôn Hoàng hậu hạ lệnh xây dựng, cao tăng Huyền Trang từng trụ trì nơi đây, tổ chức dịch kinh, phát dương Phật pháp. Huyền Trang và đệ tử khai sáng ra Phật giáo Duy Thức Tông Hán truyền, bởi vậy chùa Đại Từ Ân được coi là tổ đình của Duy Thức Tông.*chú thích tác giả + baike: Duy Thức Tông: một tông phái Phật giáo Trung Quốc, pháp sư Đường Huyền Trang và đệ tử sáng lập, còn gọi Pháp Tướng Tông, Từ Ân Tông (*khởi nguồn từ chùa Đại Từ Ân, Tây An, Thiểm Tây), theo đạo tông đẳng tròn vẹn. (tương đối cao thâm, nhập môn yêu cầu cao, đơn giản mà nói quá khó, người tu không nhiều, về sau Huyền Trang và đệ tử ngài truyền mấy đời rồi suy.) >> lúc nhỏ đọc Tây Du Ký thấy dịch là Duy TôngVì nghênh đón cao tăng từ phương Bắc về, chùa Đại Từ Ân đã sửa chữa đổi mới hoàn toàn, mái chùa tráng lệ, bảo điện hùng vĩ, tháp Đại Nhạn được xây lại sừng sững bên bờ Khúc Giang, cung kính trang nghiêm. Nhóm tăng nhân đất Thục đầu tiên đã đến, trong chùa bận rộn. Giám viện một đêm không ngủ, loay hoay chân không chạm đất, nhìn thấy khách tăng vào nhà, khẽ cau mày. Khách tăng trình thiếp mời, giám viện nhận lấy nhìn mấy bận, lập tức quăng việc trong tay, bước ra đường viện. Mới vừa bước ra cửa, trong hành lang vang lên tiếng bước chân lao xao. Mấy tên thân binh mặc áo tay bó vây quanh một vị nữ lang nhỏ tuổi vẻ ngoài bức người đi tới. Nữ lang mắt ngọc mày ngài, phong thái như tiên như ngọc, lụa mỏng phiêu dật, tay áo tung bay, phảng phất như tấm bích hoạ Ngô mang đương phong* trong chùa, một nữ tôn giả xinh đẹp phú quý đoan chính thanh nhã.*ý như họa gia Ngô Đạo Tử thời Đường vẽ tượng Phật, thế bút linh động, vẽ đai lưng như được gió thổi phất; người đời sau dùng để tả phong cách vẽ cao siêu đẹp đến phiêu dật. Nơi nàng đi qua, tiểu sa di không nhịn được ngẩng đầu nhìn, bị tì khưu lớn tuổi trừng mấy lần, vội cúi đầu thầm niệm kinh văn.