Nguyên Thủy Chiến Ký
Chương 17 : Mùa đông đã đến
Khi Thiệu Huyền trở về thì những đứa trẻ đi bắt cá cũng đã về hang, nhìn sắc mặt của bọn chúng là biết hôm nay thu hoạch không tồi, có hai nhóm còn thi xem nhóm nào bắt được nhiều cá hơn.
“A Huyền, lúc nãy có người đến tìm anh đổi đồ, anh không ở đây nên họ nói ngày mai sẽ quay lại.” Đồ ngồi bện dây cỏ kế bên nói.
Trước đây trong hang, Đồ rất nhát gan, còn ốm nhom yếu đuối, dạo này hoạt bát hơn rồi, có tinh thần hơn nhiều, cũng bắt đầu nói chuyện nhiều hơn trước.
“Ừ, tôi biết rồi.” Thiệu Huyền gật đầu.
Chắc là lại có người trong bộ lạc hứng thú với việc bắt cá rồi, sau khi hỏi han kinh nghiệm thì tìm đến đây đổi lấy khối cầu đen đó.
Tối đến, hai ánh trăng treo trên nền trời càng tối hơn hôm trước, quầng sáng cũng ảm đạm hơn nhiều, chỉ có thể nhìn thấy chứ không nhìn rõ lắm. Trong cửa hang nhìn ra chỉ có thể thấy một màn đêm dày đặc, ngoài ra cũng chẳng cảm nhận được gì trừ tiếng gió thổi vi vu và tiếng động phát ra của lũ dạ yến, mùa đông sắp đến rồi, dạ yến cũng trở nên lười nhác, lúc trước, khi chúng bay qua cũng không gây nên tiếng động lớn như thế.
Mấy ngày sau đó thì chỉ cần mặt trời chưa xuống núi thì cho dù là những đứa trẻ trong hang hay người dân dưới chân núi cũng chỉ túc trực quanh bờ sông bắt cá. Họ muốn nhân lúc nước sông chưa đóng băng bắt được nhiều cá hơn.
Chắc là do từ trước đến giờ chưa từng có người trong bộ lạc nghĩ đến chuyện bắt cá nên cá dưới sông rất nhiều. Nhiều hôm liền có nhiều người đánh bắt như thế mà không thấy hôm nào cá ít cả. Loài cá này rất hung dữ, không thông minh, rất dễ bắt, chỉ cần nắm được kỹ thuật thì số cá bắt được ngày càng nhiều.
Cho đến một buổi sáng, Thiệu Huyền dắt Caeser ra bãi đá vụn đào sâu đá thì mới phát hiện sâu đá ít đi đáng kể, đào cả một lúc lâu mà chỉ được ba con.
Cá dưới sông cũng ít đi, thả sâu đá xuống một lúc lâu mới kéo lên được một con cá cũng không tính là lớn.
Mấy đứa trẻ trong hang và người dân trong bộ lạc tâm trạng nặng nề, tình huống này cứ như một điềm báo.
“A Huyền, sao lại như thế?” Mấy đứa trẻ trong hang nghẹn ngào nhìn sợi dây trong tay, trong lòng chúng bị đả kích không ít.
“Vì mùa đông đến rồi.” Một đứa trẻ lớn tuổi trong hang nói, nó từng nghe người khác nói rằng khi mùa đông đến sẽ có rất nhiều thú săn trốn đi, có tìm thế nào cũng tìm không ra, chỉ còn cách đợi mùa đông qua đi thì chúng mới xuất hiện. Vì thế nên người trong bộ lạc rất ghét mùa đông, mỗi khi mùa đông đến sẽ mang đến rất nhiều khó khăn cho họ.
Nhìn thấy mấy đứa trẻ khác đang nhìn mìn, Thiệu Huyền thở dài: “Đúng là có thể do nguyên nhân này gây nên. Vì đến mùa đông thì sâu đá cũng không xuất hiện trên mặt đất nữa mà chui xuống sâu hơn để trú đông, ở đó ấm áp hơn trên mặt đất. Mà những con cá cũng sẽ rời khỏi khu vực ven bờ mà bơi xuống những vùng nước sâu, những nơi nước sẽ không đóng băng. Thế nên mình mới không đào được sâu và không kéo được cá.”
Giọng Thiệu Huyền nhỏ dần, không khí trong hang cũng trầm hẳn xuống.
Trong ký ức của những đứa trẻ trong hang mùa đông rất lạnh và tối, có lúc bị ốm thì nằm ngủ mê man, chỉ ý thức được mơ hồ khi đến giờ cơm sẽ có người gọi dậy ăn, ăn rồi lại tiếp tục ngủ li bì, không biết bên ngoài là ngày hay đêm, như một cái xác không hồn. Bình thường thì không sao, bây giờ bỗng dưng nhớ lại, cộng thêm những ngày bắt cá tràn đầy ánh nắng, tâm trạng tốt được cũng là lạ.
Còn có đứa ôm con cá vừa bắt được hôm nay rầu rĩ ngồi một góc, còn tiếc nuối sờ sờ đầu cá. Chỉ có điều khung cảnh với con cá đã bị đứt hơi có hàm răng sắt nhọn đang giương cặp mắt đỏ ngầu trợn trừng đó thì một người một cá càng nhìn càng thấy quỷ dị. Nếu như là ở thế giới trước đây mà Thiệu Huyền sống thì người như thế nhất định sẽ bị gán mác “biến thái” hay “tâm lý có vấn đề”, thế nhưng đối với chỗ này thì quá đỗi bình thường.
Thiệu Huyền lắc lắc đầu, hướng mắt về phía khác chứ không nhìn cái người buồn rầu đang ngồi trong góc kia nữa.
Mấy hôm nay những cái đệm cỏ bọn trẻ dùng để ngủ đều được Thiệu Huyền mang ra phơi nắng, đến cả da thú đổi về cũng mang đi giặt rồi phơi khô, mọi thứ đã chuẩn bị đâu vào đấy cả, chỉ là ám ảnh về mùa đông cũng còn rất nặng nề trong lòng mọi người, ấn tượng của những mùa đông trước đó trôi qua rất đỗi nặng nề, có thế nào cũng không khiến nó trở nên ấm áp được.
Mới đến trưa mà ngoài trời đã trở nên âm u.
Thiệu Huyền đang suy nghĩ mùa đông này phải làm sao thì lắp bắp đến.
“A Huyền… tôi… tôi muốn… muốn…”
Lắp bắp nói cả buổi mới nói hết những gì muốn nói.
Lắp bắp có một cô em gái, lúc ba mẹ lắp bắp mất nó được người của bộ lạc đưa vào hang còn em gái thì được một gia đình trên lưng núi nhận nuôi. Người của bộ lạc rất xem trọng phụ nữ, đặc biệt là những người được nhận nuôi thì càng nhận được nhiều phụ cấp của bộ lạc.
Người trong bộ lạc đa số đều sẽ thức tỉnh lực tô-tem, con trai trong bộ lạc tầm mười tuổi sẽ thức tỉnh lực tô-tem, có trễ cũng không trễ hơn là bao, cũng không trễ quá mười lăm tuổi. Đó cũng là bởi vì những đứa trẻ trong hang và những đứa trẻ dưới chân núi thường ngày không cần phải quan tâm đến nhiều việc chỉ cần ăn rồi ngủ, vì chúng không cần phải cố gắng làm gì thế cho nên nếu không bị bệnh chết hoặc chết đói thì đến độ tuổi tự khắc sẽ trở thành chiến sĩ tô-tem.
So với con trai thì số lượng con gái thức tình được lực totem ít hơn một chút, có gần một phần ba phụ nữ cả đời cũng không thức tỉnh được lực tô-tem. Thế nhưng, người trong bộ lạc không vì thế mà xem thường phụ nữ, hơn thế những đãi ngộ dành cho phụ nữ còn tốt hơn nhiều so với đàn ông. Thế nên cho dù có là cô nhi thì một số gia đình cũng sẽ nhận nuôi các bé gái, cũng vì thế mà trong hang không có đứa con gái nào cả, chỉ toàn đực rựa thôi.
Lắp bắp muốn thăm em gái một lần trước khi mùa đông đến, lấy từ phần của mình một con cá để tặng cho em nó, nó qua đây xin ý kiến của Thiệu Huyền xem thế nào. Từ khi Thiệu huyền chỉ dẫn mọi người trong hang bắt cá thì địa vị của anh trở nên rất kiên cố, phàm là chuyện gì được Thiệu Huyền đồng ý thì cho dù hai đứa lớn nhất trong hang có khó chịu trong lòng cũng phải bấm bụng nghe theo. Bây giờ thì có việc gì cũng sẽ hỏi ý kiến Thiệu Huyền.
Nói xong những gì muốn nói Lắp Bắp lo lắng bấm ngón tay, sợ Thiệu Huyền không đồng ý, ánh mắt nhìn Thiệu Huyền cũng rất cẩn thận.
“Tất nhiên là được rồi, quay về hang trước khi trời tối là được.” Thiệu Huyền nói.
“Cảm ơn A Huyền.” Lắp Bắp vui vẻ lấy một con cá đi ra khỏi hang.
Nhìn thấy Lắp Bắp vui vẻ kéo con cá ra khỏi hang, Thiệu Huyền cười: “Lúc cảm ơn thì không thấy bị lắp bắp nữa, xem ra chỉ cần kích động một chuyện gì đó thì tật nói lắp của cậu ấy có thể sẽ chữa được.”
Lắp bắp đi chưa được bao lâu thì mẹ của Mạc Nhĩ lại đến. Lý do cũng như những lần trước, đến để dắt nó về lưng núi, thế nhưng Mạc Nhĩ thì không chịu về, mẹ nó có ngọt nhạt thế nào cũng không thuyết phục được nó. Xem ra mấy hôm trước nó cãi nhau một trận rất lớn với mấy đứa trẻ trong nhà.
Sau cùng thì mẹ Mạc Nhĩ đành để lại cho nó một cái áo da thú dày và một ít thức ăn rồi nức nở rời đi.
Buổi chiều Cách mang thức ăn đến cũng mang cho Thiệu Huyền một ít thịt khô, một tấm da thú dày và một bộ quần áo.
“Cái này là của Khắc gởi, quần áo là của Lang Ca cho.” Cách nói: “Hôm nay bọn họ bận rồi, nghe nói mùa đông sắp đến nên mọi người bận chuẩn bị kiểm tra xem đồ dùng trong nhà đã đủ chưa, nên nhờ ta mang đồ đến cho cháu.”
Đội săn của Khắc vừa trở lại hôm qua, do là lần săn bắn chuẩn bị cuối cùng của mùa đông năm nay nên thu hoạch rất phong phú, hôm qua Thiệu Huyền nhìn thấy họ vừa vác vừa lôi thú săn về, ước tính có thể đủ dùng cho mùa đông năm nay, huống hồ trong đội săn có không ít người cũng đã trữ sẵn thức ăn trong nhà, mùa đông này sẽ không lo đói nữa. Hôm qua khi trở về nét mặt ai nấy trong đội săn đều cười mãn nguyện.
Thiệu Huyền lấy xem thử thì thấy thịt khô rất tươi, chất lượng thịt cũng rất tốt, chất lượng da của thảm và quần áo cũng tốt hơn rất nhiều so với số da đã đổi được trước đó.
Nói không cảm động thì là nói dối.
“Cảm ơn chú Cách, sẵn tiện cảm ơn chú Khắc và Lang Ca giúp cháu nhé, à đúng rồi.”
Thiệu Huyền kéo ra hai con cá, ý muốn nhờ Cách mang về giúp Khắc và Lang Ca, tuy là cậu biết số lương thực họ săn được đủ cho họ dùng trong mùa đông, Thiệu Huyền vẫn muốn thể hiện chút lòng biết ơn. Hai con cá này được lấy ra từ phần của Thiệu Huyền, những thành viên khác trong đội tất nhiên cũng không ý kiến gì.
“Ôi, thế cháu không sợ ta bị cá đè chết à?” Cách bỏ cá vào bồn đá trống trơn, dùng một tay nhất bồn đá lên rời đi.
Nếu thầy bói nói ngày mai là vào đông thì Thiệu Huyền cũng phải thông báo cho bọn trẻ trong hang biết, da thú cũng phân phát xong rồi, sắp xếp như thế nào chắc cũng không cần anh nói nhiều, bọn trẻ ít nhiều cũng biết cách tự bảo vệ bản thân.
Màn đêm đen kịt.
Thiệu Huyền nửa đêm thức giấc vì bị lạnh, cảm giác như đang ngủ trên giường băng vậy, lạnh đến nỗi chân run bần bật. Nhưng kỳ lạ hơn là sau khi tỉnh dậy thì không thấy lạnh như thế nữa.
Thiệu Huyền ngồi dậy khẽ vén tấm màn cỏ chắn gió lên thì bị luồng khí lạnh bên ngoài thổi mạnh vào mặt.
Mùa đông chính thức đến rồi.
Mùa đông đến mang những đứa trẻ trong hang trả về nhịp sống vốn dĩ, ăn rồi lại ngủ. Nhiệt độ bên ngoài rất thấp khi thức dậy chúng cũng không biết làm gì, đành ngủ tiếp, thầm mong lần tiếp theo chúng thức giấc thì mùa đông sẽ qua đi.
Có thức ăn, có da thú dày hơn để đắp, mùa đông này của bọn chúng cũng ngủ ngon hơn, ít nhất là dễ chịu hơn những mùa đông từng trải qua trong ký ức, giấc ngủ cũng êm đềm hơn.
Mùa đông thì Cách cũng vẫn đều đặn vượt bão tuyết mà mang thức ăn đến hang. Thiệu Huyền cảm thấy không cần phải vất vả như thế, sau khi thương lượng với Cách xong thì mỗi lần Cách chỉ cần mang theo đúng lượng cần dùng của ba ngày, cách ba ngày đến một lần. Tình hình trong hang hiện giờ cũng không hỗn loạn như trước, Cách biết Thiệu Huyền có thể sắp xếp ổn thỏa nên cũng không phản đối, còn cho Thiệu Huyền một ít dụng cụ nhóm lửa để anh nhóm lửa dễ hơn.
Thật ra, mùa đông cũng không phải là không có việc gì khác, ví dụ như việc bộ lạc phái người đến dạy chữ, đếm số. Như thường lệ, cứ cách hai ba mươi ngày thì có người đến một lần, ngày đông cũng như ngày thường.
Hôm nay lại có người mới đến, hôm trước Cách đã dặn dò Thiệu Huyền phải chuẩn bị cho tốt. Tránh việc người ta đến thì bọn trẻ lại ngủ mê man, bỏ lỡ mất cơ hội được học tập.
Thế nên, khi người thợ săn già vẫn còn mặc một chiếc áo lông dày, ho khan mấy tiếng vén màn vào hang, vẫn chưa cảm nhận được hơi ấm của nhóm lửa bên trong hang thì đã nhìn thấy bọn trẻ vốn dĩ chỉ biết nằm ra đất ngủ khì đều ngồi đó rất tỉnh táo, ánh mắt sáng bừng, đến nỗi ông phải ho khan mấy tiếng thật to.
Vì ông sống trên núi, dạo gần đây do bận một số việc mà tính ra thì cũng tầm bốn mươi ngày rồi ông mới trở lại, không hiểu những thay đổi dạo gần đây dưới chân núi cho lắm. Ngày hôm qua ông đến tìm Cách hỏi thăm tình hình trong hang. Vốn chỉ muốn hỏi sơ tình hình nhưng không ngờ chỉ hai mươi mấy hôm mà tình hình trong hang đã thay đổi nhiều như vậy.
Hôm qua nghe thấy Cách cho một đứa trẻ chưa đến mười tuổi tiếp quản hang thì người thợ săn già đã không bằng lòng lắm, người tiếp quản mà như thế sao? Mấy đứa trẻ trong hang đó dễ thương lượng lắm chắc? Trước đây ông đến đó dạy học, trong hang chỉ có một mình Thiệu Huyền học hành nghiêm túc, ấn tượng của ông đối với Thiệu Huyền không tệ.
Lúc Cách giải thích ông còn cảm thấy nghi hoặc, thế nhưng bây giờ chính mắt nhìn thấy thì quả thật khác trước rất nhiều.
Bị hơn hai mươi đôi mắt nhìn theo, vị thợ săn già bước từng bước vào hang, đến bên chiếc ghế đá mọi khi ông vẫn hay ngồi, lấy trong người ra một tấm da thú có viết số, đưa ra ánh lửa xem lại, xác định không đem nhầm, đúng là quyển sách da thú của ông, bèn hắng giọng.
“E hèm, hôm nay chúng ta sẽ học đếm số từ một đến mười, nghe rõ đây, ta sẽ đếm trước một lần, e hèm, một, hai, ba,…”
Sau khi đọc qua một lần ông cảm thấy không khí trong hang có gì đó không đúng, bèn dời tầm mắt từ quyển sách da thú đến bọn trẻ, chỉ trông thấy những gương mặt xung quanh hiện lên một vẻ thất vọng tràn trề, còn kèm theo thái độ coi thường rõ ràng nữa.
Gì đây? Vừa mới bắt đầu tiết học đã không muốn học rồi ư? Vị thợ săn già cảm thấy không vui, trước đây lúc ông dạy học bọn trẻ này cũng thế, vừa đếm được hai số chúng đã lăn ra ngủ, khiến ông tức anh ách.
Vừa tính dạy dỗ một trận thì ông nghe bọn trẻ trách móc: “Mùa đông lạnh như thế cố gắng thức ngồi đây để nghe ông dạy cái này sao?”
“Đếm đến mười thôi á, ông lão này không ổn rồi.”
“Đúng rồi!”
“Ồi, ông lão ơi, ông có dạy được không đấy, ông chỉ biết đếm từ một đến mười thôi ư?”
“Đúng đấy!”
“Đổi người đi!”
“Đổi người đi!”
“Đuổi ông ta đi đi!”
Thiệu Huyền nhìn ông lão đang cầm quyền sách da thú bên trên, cơ mặt đang co giật từng hồi!
Ôi trời, có đánh chết ông cũng không ngờ đến bọn trẻ này đã trở nên ham học đến vậy.
Truyện khác cùng thể loại
101 chương
10 chương
22 chương
20 chương
115 chương