Nghiễn Áp Quần Phương

Chương 5 : Không thấy kì nhân chỉ thấy chậu báu

Nháy mắt cũng đã qua một tháng Tuy rằng Vệ phu nhân không cho người đến tìm nhưng ngày nào ta cũng thấp thỏm không yên. Cầm tiền công ứng trước của người ta mà một tháng chẳng xuất hiện, bà hoàn toàn có thể đến quan phủ kiện ta tội lừa đảo. Nhưng ta cũng chẳng có cách nào. Một tiểu muội muội còn chưa đầy tháng, bỏ cũng không bỏ được mà mang cũng chẳng mang theo, chỉ đành ở nhà trông giữ nó. Ban ngày đưa nó đi khắp nơi tìm sữa ăn, tối về nấu cơm cho nó uống nước cơm. Cuộc sống hàng ngày rất gian nan. Cái này chủ yếu là vì ta không có kinh nghiệm chăm sóc trẻ con, muội muội lại quá nhỏ, thường là cảnh ta luống cuống tay chân mà nó thì gào khóc khiến hàng xóm cách vách phải chạy qua dạy ta phải làm gì hoặc là gạt thẳng ta qua một bên mà thay ta làm. Nhưng có một tiểu muội muội gào khóc đòi ăn, vô hình trung cũng khiến ta bớt bi thương rất nhiều. Đầu tiên là bận rộn, lo lắng khiến ta không còn thời gian để nghĩ chuyện khác, sau nữa, muội muội dù còn nhỏ nhưng cũng là người thân của ta, buổi tối ta ôm thân thể nhỏ bé của muội muội vào lòng, vẫn khiến ta thấy ấm áp như trước. Cho nên, có muội muội tuy vất nhưng cũng hạnh phúc Ta thường vừa nhớ mẫu thân vừa tự an ủi bản thân, may mà người còn để lại cho ta một tiểu muội muội, để lại cho ta một người thân trên cõi đời này. Có muội muội ở đây, ta chẳng là cô nhi. Ngày muội muội đầy tháng, Hồ đại nương bưng một bát cháo gạo đến. Ta do dự hỏi: - Muội muội giờ có thể ăn cháo sao? Hồ đại nương nói: - Nếu có sữa thì chẳng phải ăn thứ này, trẻ con vừa sinh phải chờ nửa năm thì mới bắt đầu ăn dặm. Nhưng muội muội con chẳng có sữa ăn, ngày nào con cũng đưa nó đi khắp thành xin sữa cũng chẳng phải là cách Bà thổi nguội cháo rồi đưa đến bên miệng tiểu muội muội. Có lẽ là đói bụng nên tiểu muội muội há miệng ăn liền, hơn nữa xem ra là cũng rất thích ăn. Hồ đại nương cảm thán: - Đúng là giọt sương sớm đậu trên ngọn cỏ. Ông trời thấy đứa bé này không có mẫu thân nên dạy cho nó biết ăn cơm sớm. Thấy muội muội có thể ăn cháo, vừa khéo Hồ đại nương ở đây, ta bèn đem suy nghĩ của mình nói lại với bà. Thực ra cũng chỉ là hỏi thử xem bà có thể trông tiểu muội muội giúp ta không, ta có thể đến trường của Vệ phu nhân làm việc, tất nhiên hàng tháng sẽ trả tiền công cho bà. Ta nghĩ thế này: Vệ phu nhân là người có tiền như vậy, tuy bà tự nhận bản thân ham tiền nhưng vung tay đã cho ta 500 tiền. Nếu ta làm việc ở nhà bà thì hẳn là có thể kiếm bữa cơm, có khi còn được thưởng bộ quần áo cũ, như vậy tiền công có thể tiết kiệm được. Số tiền này đưa cho Hồ đại nương một chút rồi vẫn sẽ đủ để nuôi sống muội muội. Muội muội, chẳng qua chỉ ăn rau ăn cháo, cũng chẳng tốn nhiều tiền Cũng chỉ có thể như vậy. Nếu ta không ra ngoài làm việc thì chút tiền còn lại này cũng chẳng duy trì được bao lâu Hồ đại nương nghe xong thì khảng khái nói: - Vậy mai con mau qua đó đi, để người ta tìm đến thì không tốt đâu. Còn muội muội con thì cứ giao cho đại nương là được, tiền công gì mà tiền công. Dù sao đại nương cũng rảnh rỗi mà. Được Hồ đại nương nhận lời, tảng đá trong lòng ta được đặt xuống. Như vậy chẳng những ta có thể đi làm công ở chỗ Vệ phu nhân mà muội muội cũng được người tử tế chăm sóc. Hồ đại nương chắc chắn chăm sóc trẻ con tốt hơn ta nhiều, ta chẳng biết gì, việc gì cũng chậm chạp, tiểu muội muội theo ta sẽ phải chịu nhiều khổ sở. Ví như việc quấn tã, ta quấn vừa chậm còn vừa không chắc tay, chẳng thành cái dạng gì cả. Có đôi khi hàng xóm thấy sẽ thở dài nói: - Con quấn lỏng như thể cẩn thận rơi mất muội muội đó Ta buồn bực hỏi: - Nhưng quấn chặt quá thì chẳng phải là muội muội sẽ đau? Hàng xóm càng buồn bực: - Làm sao có thể đau đâu? Dây thắt cũng có phải là buộc thẳng lên người con bé đâu, buộc qua lớp tã rồi mà. Sau đó lại nói thêm: - Thôi đi, ta quấn giúp con một lần nữa vậy, đỡ cho cứ phải lo lắng muội muội con sẽ bị rơi ra ngoài. Hồ đại nương đồng ý trông muội muội giúp ta, hôm sau ta dậy rất sớm. Đầu tiên lấy cháo đã hầm đêm qua ra rồi cho tiểu muội muội ăn no. Sau đó bế con bé qua chỗ Hồ đại nương. Sau khi giao muội muội cho Hồ đại nương, ta lấy trong túi đồ trên tay một túi cơm nghiền nói: - Đây là hôm qua con nghiền vội, ban ngày con đi vắng đại nương cho tiểu muội muội ăn cái này. Tối con về sẽ nấu cháo cho tiểu muội muội ăn. Hồ đại nương nói: - Cái này con yên tâm, trẻ con mất mẹ, ta rất thương. Sau này con bé ở đây, nhà đại nương có gì đại nương sẽ cho nó ăn cái đó, con bé lớn dần sẽ có thể ăn được nhiều thứ hơn. Con cứ yên tâm làm cho tốt, lúc làm việc ở nhà người ta mà cứ lo lắng cho muội muội mà không chuyên tâm sẽ bị chủ nhân trách phạt Mắt ta ươn ướt, vì thương tiểu muội muội mà cũng vì ta gặp được người tốt như vậy. Hồ đại nương thấy thế vội đẩy ta: - Đi đi! Đi đi! Đã không còn sớm, con còn phải qua sông, đừng có ngày đầu tiên đi làm đã muộn Nghĩ đến qua sông, ta lại toát mồ hôi lạnh. Bình sinh ta có ba nỗi sợ: Sợ rắn, sợ chó, sợ nước. Rắn là ta chết ngất, chó làm ta kinh hồn còn nước thì làm ta đầu váng mắt hoa. Mỗi lần đứng bên sông ta đều sợ hãi chẳng vì lí do gì: sợ sẽ bị nước cuốn trôi, biến thành cô hồn dưới nước. Cho nên ta rất sợ đi thuyền, sợ qua sông Giờ, rắn và chó còn tránh được chứ qua sông thì không thể tránh. Sau này ngày nào ta cũng phải qua sông. Nhưng dù có sợ thì cũng vẫn phải qua. Cuối cùng, khi đứng ở bên kia sông, ta ôm ngực, tim vẫn đập loạn xạ, tự trấn an mình: “Chắc qua thời gian nữa là ổn, mãi rồi quen, sẽ không sợ nữa”. Nhờ sự chỉ dẫn của người qua đường, cuối cùng ta đã đứng trước cửa nhà Vệ phu nhân. Nhìn cổng lớn khép chặt, nghĩ lời Vệ phu nhân nói hôm đó, tiếng cười đắc ý chờ mong ta bị chỉnh, trong lòng ta có chút sợ hãi Bên trong sẽ là chuyện gì chờ đón? Khép nép kéo vòng sắt trên cửa, nhẹ nhàng mà cẩn trọng đập đập hai lần Bên trong lập tức có người hỏi: - Ai đó? - Ta tới đây để làm việc - Những người làm ở đây ta đều quen giọng, chưa từng nghe giọng của ngươi Giọng nói lạnh lùng không hề khách khí. - Ta là người mới, tháng trước phu nhân đã ứng tiền công nhưng vì trong nhà có chút chuyện xảy ra nên chưa tới được, hôm nay mới đến - Chuyện này ta chưa nghe phu nhân dặn dò lại. Phu nhân chỉ dặn, những người làm tạp vụ thì không được cho vào, phải chờ Ta còn định nói thêm nữa nhưng đằng sau lại truyền đến tiếng nói chuyện, trong đó còn cả tiếng thở hồng hộc của những người đang làm việc nữa. Ta quay đầu lại, thứ đầu tiên đập vào mắt là một chiếc chậu rất lớn, tiếng thở hồng hộc là của bọn họ Ta vội lùi qua một bên mà nhường đường cho bọn họ, bọn họ lại kêu gào với ta: - Này, cô nương kia, phiền nhường đường một chút, chậu nặng lắm đó, đụng vào ngươi thì không hay đâu. Thì ra bọn họ cũng đến nhầ Vệ phu nhân. Thế vừa hay, ta không vào được, giờ chắc trà trộn theo bọn họ cũng được Người trong cổng lại dõng dạc gào thét: - Ai? - Mang chậu tới cho thất thiếu gia Cửa lớn lập tức kẽo kẹt mà mở ra Một con chó săn cực lớn phi vút ra, nhe hàm răng ra mà nhào về phía ta.