Nạp Thiếp Ký I
Chương 85
Sắc mắt Ân lão đầu tái nhợt, mồ hôi lạnh từ trên trán chảy từng đường xuống mặt, lão gian nan vuốt mồ hôi, tiếp tục phều phào kể: "Sau đó ta mới phát hiện nàng ấy không còn thở nữa, mới hoảng hồn vội vã mặc y phục cầm quài trượng chạy đi." Ân lão đầu lại vuốt mồ hôi, "Ta cho rằng có Hồ Tam thế tội rồi, xem ra không có sao, không ngờ..."
"Không ngờ lưới trời lồng lộng mà không sót một sợi lông phải không?" Dương Thu Trì cười lạnh.
Hai mắt Bạch thiên tổng như phu ra luồng lửa, hét to: "Đi chết đi!" Liền vung một quyền đấm thẳng vào mặt Ân lão. Nếu một quyền này trúng thật, chỉ sợ sọ não của Ân lão nát bấy, máu thịt văng tung tóe cũng không chừng.
Nhưng một quyền này của Bạch thiên tổng đánh vào khoảng không, và khi y định thần nhìn lại, thì thấy Tống Vân Nhi đã kịp thời kéo Ân lão qua một bên, tránh đường một quyền như búa sắt của y. Thì ra, Dương Thu Trì phát hiện tâm tình của Bạch thiên tổng quá kích động, sợ y tự khống chế bản thân không được, lỡ tay giết chết Ân lão đầu thì thêm phiền phức, bèn lén bảo Tống Vân Nhi chú ý Bạch thiên tổng, nếu y có động thủ thì phải cứu cho được Ân lão đầu.
Bạch thiên tổng tức giận quát: "Bỏ lão ra! Ta phải giết chết lão!"
Dương Thu Trì nói: "Ngài không muốn biết Bạch Tố Mai là do ai bóp chết sao?"
Bạch thiên tổng sửng người, nói: "Vừa rồi Ân Đức thừa nhận..." Sau đó nghĩ lại Ân Đức cũng thừa nhận bóp chết luôn Bạch Tiểu Muội, kết quả lại là do Ân lão đầu bóp, chẳng lẽ Bạch Tố Mai cũng là do lão bóp sao? Nghĩ thế liền rúng động trong lòng, vung nắm đấm lên hỏi Ân lão đầu: "Con gái Bạch Tố Mai của ta có phải là do ngươi bóp cổ không?"
Ân lão đầu lại phát run: "Ta không có! Ta thiệt không có mà! Ta cũng không biết Mai nhi vì sao lại nằm ở trong phòng đó, lúc ta rời khỏi không hề thấy nó. Thật mà, ta xin thề! Ta không có a!"
Bạch thiên tổng thấy lão già này không giống nói hoang, trong lòng cũng nghĩ nếu như lão đã thừa nhận gian sát Bạch Tiểu Muội rồi, nếu Bạch Tố Mai là do lão bóp chết, thì lão không có lý gì phải ẩn giấu. Có câu "máu bò cũng như tiết dê", cùng là hai chuyện như nhau, không có cớ gì lại nhận một cái rồi đi giấu một cái bao giờ. Nghĩ vậy, y hơi nghi hoặc nhìn Dương Thu Trì: "Dương huynh đệ, có phải là lão giết không?"
Dương Thu Trì nhìn Bạch Tố Mai trong lòng Bạch phu nhân, thở dài đáp: "Vấn đề này e rằng chỉ có mình Ân phu nhân mới hồi đáp được." Bạch Tố Mai liền biến sắc, lời Dương Thu Trì khiến nàng quay trở về buổi trưa đầy khủng bố hôm ấy. Nàng cố sức lắc đầu, ngay sau đó là một tràng ho hen.
Bạch thiên tổng đau lòng nói: "Ta cũng hỏi qua nhiều lần rồi, nhưng nó vẫn không chịu nói, hà....!"
Dương Thu Trì lên tiếng: "Ân phu nhân, không, xin lỗi, ta nên gọi là Bạch Tố Mai cô nương thì phải hơn. Cô ấy không muốn nói chỉ vì người suýt chút nữa bóp chết cô ấy lại chính là phu quân Ân Đức!"
Đáp án này Bạch thiên tổng cũng biết, y nói: "Ân Đức cũng thừa nhận..."
"Không sai, lời Ân Đức tôi có nghe rõ, nhưng ngài biết vì sao hắn phải giết chết vợ của mình không?"
Mọi người tuy đã đoán ra hầu hết mọi chuyện, nhưng vẫn hy vọng nghe lời giải thích hợp lý hơn từ phía Dương Thu Trì.
"Ân Đức giết vợ của hắn là vì để che giấu cho phụ thân, chính là cái lão dâm tặc đã làm nên chuyện xấu hổ này. Do trong lúc Ân lão đầu gian dâm Bạch Tiểu Muội, Bạch Tô Mai cô nương cũng vừa khéo cùng phu quân Ân Đức đi tìm muội muội của cô ấy chơi, để rồi tận mắt chứng kiến chuyện loạn luân này. Do hai người họ không thấy Bạch Tiểu Muội có phản kháng gì, và cũng không biết lúc đó Bạch Tiểu Muội bị trúng mê hương và bị bóp cổ hôn mê rồi, nên chỉ nghĩ hai người thông gian. Do đó, hai người họ nhanh chóng nấp vào một chỗ, chờ cho đến lúc Ân lão đầu rời khỏi mới tiến vào phòng. Lúc này bọn họ mới phát hiện Bạch Tiểu Muội đã tắt thở rồi. Bạch cô nương, ta nói có đúng không?" Quá trình vừa rồi hoàn toàn là sự suy đoán của Dương Thu Trì.
Bạch Tố Mai không trả lời, cúi đầu khóc thút thít, không ngừng ho khan.
Bạch thiên tổng nói: "Dương công tử, thỉnh ngươi nói tiếp."
Dương Thu Trì tiếp tục phân tích: "Bạch cô nương và Ân Đức đến lúc này mới biết đại sự không ổn. Bạch cô nương muốn tố cáo chuyện này, Ân Đức vì muốn che giấu cho chuyện xấu của cha hắn, nên mới hạ độc thủ bóp chết Bạch cô nương. Không ngờ Bạch cô nương mạng lớn, nên mới chết đi sống lại. Đúng hay không? Bạch Tố Mai cô nương."
Bạch Tố Mai ngẩng đầu, cố cất giọng khào khào đáp: "Ta... ta không muốn tố cáo!"
Mọi người đều kinh hãi, thì ra Bạch Tố Mai có thể nói chuyện được rồi! Bạch thiên tổng và Bạch phu nhân hưng phấn vây quanh Bạch Tố Mai, Bạch Thiên Tổng hỏi: "Mai nhi, con có thể nói được rồi sao? Vậy thì tốt quá rồi!"
Thì ra yết hầu của Bạch Tố Mai sau khi được lang trung trị liệu đã từ từ khôi phục lại khả năng phát âm, chỉ có điều phải mất rất nhiều sức lực. Hiện giờ Dương Thu Trì nói oan nói uổng cho nàng, bảo rằng nàng muốn tố cáo chuyện xấu của Ân lão đầu, trong lúc quá gấp nên buộc phải mở miệng phân bua, không ngờ lại nói ra thành lời.
Dương Thu Trì kinh ngạc nói: "Cô có thể nói rồi sao? Vậy thì tốt quá, Bạch cô nương, có phải là Ân Đức bóp ngất cô không?"
Tống tri huyện ở bên cạnh đó cũng nói chen vào: "Cháu, cháu không cần lo lắng quá, Ân Đức đã chết rồi, không phải lo lắng gì nữa."
Bạch Tố Mai gật gật đầu, đắn đo một chút rồi đáp: "Đúng..., nhưng ta.... ta không hề tưởng... sẽ tố cáo... công công (cha chồng)."
"Ạ? Cô không muốn tố cáo Ân lão đầu, lão quỷ này chính là hung thủ giết muội muội của cô đó a!" Dương Thu Trì cả kinh hỏi.
Bạch Tố Mai lập tức ứa lệ, khò khè trong cổ họng, một mặt vừa ho khe khẽ, một mặt từ từ nói: "Ta nói với phu quân, khái khái...., ta là một nữ nhân biết giữ hiếu đạo, khai khai.... ta sẽ không... sẽ không tố cao công công đâu, nhưng chàng ấy không tin, cứ bóp cổ ta... ta cố sức giẫy giụa, bàn ghế gãy đổ cả, sau đó... ta không còn biết gì nữa..."
Hiện giờ đã rõ, Ân Đức bóp cổ Bạch Tố Mai là để sát nhân diệt khẩu, do đó khi Bạch Tố Mai sống dậy, đương nhiên sẽ sợ Ân Đức tiếp tục giết mình, nên mỗi lần nhìn thấy Ân Đức đều như chuột nhìn thấy mèo vậy. Còn Ân lão gia tử không biết Bạch Tố Mai và Ân Đức nhìn lén được chuyện xấu của lão, và cũng không nghĩ là phải giết Bạch Tố Mai, cho nên Bạch Tố Mai không hề sợ lão.
Nhưng mà khi Bạch Tố Mai đề cập tới chuyện nàng ta vì giữ hiếu đạo mà không tố cáo Ân lão gia tử, thì Dương Thu Trì có chút khó hiểu. Hắn thấy mọi người ai cũng gật đầu, làm bộ dạng như mới nhận ra đó là điều hiển nhiên, liền càng cảm thấy khó hiểu, nên hỏi Bạch Tố Mai: "Cô giữ hiếu đạo so với tố cáo tội sát nhân của bố chồng có liên quan gì nhau a?"
Tống tri huyện đứng cạnh đó chợt cất tiếng: "Hiền chất à, cháu, cháu sao thông minh thường trực ngu nhất thời thế? Thánh hiền Khổng phu tử từng nói rằng: Phụ vi tử ẩn, Tử vi phụ ẩn, Trực tại kỳ trung hĩ." (Chú: Cha che chở cho con, con che chở cho cha, cái trực ở trong đó vậy.- Luận ngữ, Tử Lộ, XIII) Từ cổ chí kim quân vương đều như vậy, lấy nhân hiếu mà trị thiên hạ, thà rằng vì, vì hiếu mà phạm pháp cũng được. Cái con che chở cho cha này chính là sự tình thiên kinh địa nghĩa, Bạch cô nương tuy biết cha chồng của mình phạm, phạm tội, nhưng không nguyện ý tố cáo, đó, đó là vì Tử vi phụ ẩn đó a." Nói đến đây, Tống tri huyện vỗ tay thở dài, "Bạch cô nương gặp kiếp nạn như vầy mà còn có hiếu như thế, thiệt đúng, đúng là khó kiếm a, khó kiếm!"
Cái lý luận *** chó gì vậy? Dương Thu Trì thầm chửi om sòm trong lòng, công công đè muội muội của mình xuống cưỡng gian, mình mà không tố cáo lão thì mới là có hiếu, hiếu cái cóc khỉ gì vậy trời?
Dương Thu Trì dùng tư duy hiện đại đi lý giải quy định thời cổ đại, đương nhiên sẽ kết luận đó là thứ lý luận tầm phào. Tuy nhiên, sớm từ thời nhà Hán, các nho gia kinh điển đã được dùng để làm lý luận chứng cứ cho các án kiện, gộp lại thành một bộ gọi là "Xuân thu quyết ngục". Trong đó có quy định rất rõ các nguyên tác tư pháp về "Thân thân tương ẩn" (Người thân thì che giấu cho nhau). Từ đó, những vương triều tiếp theo đều tiếp tục sử dụng những nguyên tắc này, thậm chí còn phát huy thêm. Ví dụ như ở thời đại nhà Đường có mở rộng ra quy định rằnh "Đồng cư tương ẩn" (người sống chung thì che giấu cho nhau), cho rằng những người dù không là thân bằng quyến thuộc, ví dụ như nô tỳ hay gì đó đều cũng phải có nghĩa vụ che giấu hành vi phạm tội cho nhau.
Trong "Đại Minh luật" cũng có quy định giống như vậy, chính là các quy tắc pháp luật về "Đồng cư thân chúc hữu tội hỗ tương dung ẩn" (Những người thân hay sống cùng nhau có tội thì che giấu cho nhau), "Đệ bất chứng huynh, thê bất chứng phu, nô tỳ bất chứng chủ" (Em không làm chứng cho anh, vợ không làm chứng cho chồng, nô tỳ không làm chứng cho chủ). Con trai, gồm cả con dâu, mà lại tố cáo tội lỗi của phụ thân hay cha chồng của mình với quan phủ, thì quan phủ có thể khép tội "Bất hiếu" cho những người con hay dâu này, từ đó có thể xử trọng hình.
Đương nhiên, nguyên tắc "Thân thân tương ẩn" cũng có những tình huống sử dụng ngoại lệ. Do lý luận che dấu cho người thân có cơ sở đặt trên chữ "Hiếu", trong khí căn cứ theo nho gia thì tối cao lợi ích trong xã hội phong kiến được nhiên chính là chữ "Trung" của thần dân đối với quân chủ. Do vậy, khi "Trung" và "Hiếu" phát sinh xung đột, chỉ còn có nước bỏ "Hiếu" mà giữ "Trung". Do đó có quy định: "Mưu phản, mưu đại nghịch, mưu bạn, thử đẳng tam sự, tịnh bất đắc tương ẩn. Cố bất dụng tương ẩn chi luật." (Tội mưu phản, mưu đại nghịch - tức chống lại lễ giáo phong kiến, âm mưu nổi loạn là ba thứ tội không được che giấu, không cần dùng đến luật tương ẩn). Như vậy có thể nói, ba đại tội mưu phản, mưu đại nghịch, mưu nổi loạn không cần dùng đến nguyên tắc "Đồng cư tương ẩn" này, cần phải tố cáo. (Mưu phản và Mưu bạn thì có thể lý giải, còn tội danh "Mưu đại nghịch" thực ra là chỉ hành vi phá hoại tông miếu, lăng mộ hay cung điện của hoàng cung phong kiến).
Bạch Tố Mai tận mắt chứng kiến Ân lão đầu gian sát muội muội của mình, tội này không thuộc ba tội danh ngoại lệ, nên nàng có nghĩa vụ phải che giấu. Thứ nghĩa vụ này không đơn giản là nghĩa vụ đạo đức không để lộ chuyện xấu ra ngoài, mà còn trọng yếu hơn nữa là, nó là một nghĩa vụ được luật pháp quy định. Thứ nghĩa vụ này nếu như phản lại, về mặt nào đó sẽ bị những luân lý ràng buộc về đạo đức đương thời khinh miệt, mà còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự! Do đó, Bạch Tố Mai cứ nhất mực không muốn nói ra. Nhưng mà, Ân Đức không tin là Bạch Tố Mai sẽ giữ mãi được bí mật này, do nó có liên quan đến danh dự của Ân lão gia tử và an nguy của Ân gia, nên hắn mới hạ quyết tâm giết người diệt khẩu.
Còn tại sao Bạch Tố Mai không nói rõ chuyện Ân Đức bóp cổ mình, thì cũng là vì yêu cầu của luân lý cương thường thời cổ đại. "Đại Minh luật" thậm chí còn quy định một thứ trách nhiệm luật pháp đó là "Thê bất chứng phu". Ngoài ra còn có một nguyên nhân khác, nếu như nàng kể tội của Ân Đức, thì phải nói rõ Ân Đức vì sao lại muốn bóp chết nàng. Nếu thế thì không thể không đề cập đến sự tình Ân lão gia tử gian sát Bạch Tiểu Muội.
Vì để giữ đạo hiếu, bao gồm cả việc giữ luôn đạo làm vợ, thi hành nghĩa vụ được luật pháp quy định, Bạch Tố Mai không thể không gạt chuyện muội muội bị chết qua một bên, giữ kính bí mật này. Nhưng hành động của nàng không hề làm lung lay sự lo lắng của Ân Đức, nên hắn mới mua chuộc bọn hung đồ, mời Hồng lão đại giúp hắn giết vợ diệt khẩu, nên mới dẫn tới một trường chém giết thê thảm hơn thế này.
Truyện khác cùng thể loại
22 chương
226 chương
501 chương