Mỗi Đêm Một Câu Chuyện Kinh Dị
Chương 87
(Lộ Bạch để chỉ trong lúc vô ý để lộ tiền của mình mang theo cho người khác thấy)
Kỷ Nhan hầu như vẫn duy trì thói quen gửi thư mỗi thứ hai, tôi cũng dần dần bắt đầu thích ứng, mỗi lần nhận được thư tôi đều biết sẽ được thấy một câu chuyện kỳ lạ mà thú vị.
"Từ phương bắc xuôi nam, tớ dọc đường đều tìm kiếm tin tức của quái nhân kia, đương nhiên, quan trọng hơn là mở mang kiến thức về những sự vật dị thường, thế giới này cho dù là tớ, cũng có quá nhiều thứ không cách nào hiểu rõ.
Thời tiết đột nhiên trở lạnh, nhưng vì đến Trường Giang ở phía nam, với phương bắc chắc hẳn dịu hơn, song như vậy lại làm cho Lý Đa bị cảm, tớ phải dừng chân lại một trấn nhỏ ở địa phương.
Đây là một huyện thành nhỏ điển hình của phương nam, con đường trải đá chật hẹp gồ ghề cao thấp không bằng phẳng, hai bên con đường chật hẹp là nhà dân cửa cao ngất và sương mù màu trắng bán trong suốt mỗi buổi sớm lẫn cùng khói bếp, cùng với hơi nước đặc hữu của Giang Nam tràn ngập trong không khí khiến tớ cảm giác vô cùng khoan khoái.
Màu thủy mặc là màu sắc tiêu chuẩn đặc hữu của nơi này, người trên trấn tuy rằng không nhiệt tình hào sảng bằng đại hán phương bắc, lại duy trì một khoảng cách như có như không, nhưng họ rất tốt, tự mình trải qua cuộc sống của mình, cửa nhà màu lục sẫm, mái ngói màu đen cùng tường gạch màu xanh làm nổi bật lên những cơn mưa Giang Nam, giống như cảnh đẹp trong tranh vẽ vậy.
Ở địa phương có rất nhiều cụ già tuổi tác đã cao vẫn như cũ tinh thần rất tốt, họ khom lưng, chống gậy nhẹ nhàng gõ trên con đường nhỏ bằng đá bị mưa lớn nhiều năm làm nhẵn bóng, tuy rằng mặt đầy nếp nhăn, lại giống như vòng năm đại biểu cho giấy chứng nhận tuổi tác của họ, trong miệng mặc dù đã mất răng, nhưng có thể phun ra đủ loại chuyện xưa muôn hình vạn trạng.
Bà cụ Hoàng chính là một người trong đó.
Cụ Hoàng đã hơn bảy mươi tuổi, là người được mọi người tôn kính nhất, bởi vì y thuật của bà đã giúp mọi người giải quyết rất nhiều khó khăn, nhức đầu nóng sốt bà đều có thể giải quyết, mọi người nhắc tới bà cụ Hoàng đều bật ngón tay cái khen ngợi không thôi, nhưng bản thân bà cụ Hoàng luôn híp mắt toét miệng cười. Vừa vặn Lý Đa cảm mạo, vì vậy tìm đến bà xem bệnh, bà cụ rất hòa nhã nói cho chúng tớ biết chỉ là cơ thể bị nhiễm khí lạnh ẩm ướt Giang Nam, vì vậy xoa bóp một phen, cũng nhiệt tình mời chúng tớ đến nhà bà ở, tớ và Lý Đa đang lo lắng trấn nhỏ này không có khách sạn, đương nhiên vui vẻ đồng ý.
Bà cụ Hoàng một mình ở đầu đông của con đường nhỏ trấn trên, nhà rất lớn, nghe đâu cụ khi còn trẻ còn là tiểu thư của gia đình giàu có trấn trên, căn nhà này khác với những người khác chính là cha bà để lại.
Nếu nhìn từ cửa nhà chật hẹp cũ nát bên ngoài, cậu rất khó tưởng tượng bên trong rộng lớn lộng lẫy thế nào, chính giữa có một cái giếng trời, giếng là hình ngũ giác, vô cùng cũ, xem ra đã lâu chưa hề dùng qua, thừng giếng cũng cũ kỹ không chịu nổi. Vào cửa hai bên là hai căn gác lửng bằng gỗ, mỗi tầng gác có hai căn phòng, chính giữa là chánh đường cao bốn thước, băng qua giếng trời vào trong, có thể thấy được tất cả cột chống và xà nhà đều là gỗ lim thượng hạng đến nay chưa hề phai màu, từ chánh đường đến gác lửng còn phải băng qua một hành lang, trên hành lang còn có bích họa, phần lớn đều là tranh vẽ nhân vật trong tứ đại danh tác, tuy rằng do hơi ẩm của Giang Nam đã phai màu nhiều, nhưng màu sắc vẫn tươi đẹp, có thể rõ ràng nhìn ra chỗ tinh vi trong bức vẽ. Sàn nhà vẫn rất bền chắc, người đi phía trên lòng bàn chân rất mềm mại, mà trong sân cũng đều trải đá phiến vô cùng trơn bóng.
(Tiêu: Tứ đại danh tác gồm Tam quốc diễn nghĩa · Thủy hử · Tây du ký · Hồng lâu mộng)
Chánh đường để bàn ghế tiếp khách, toàn bộ bố cục không sai biệt lắm với quê nhà, nhưng phần nhiều là khí chất thư hương cao nhã. Hai bên theo thứ tự là cửa nối liền bên trong phòng.
Chẳng qua nhà lớn như vậy mà chỉ có mình cụ Hoàng ở. Vì vậy bà nhiệt tình mời hai chúng tớ vào ở.
Lúc trời mưa, nước mưa như xâu chuỗi từng xâu một treo dưới mái hiên, tựa như treo rèm thủy tinh vậy, lúc này, cụ Hoàng thường sẽ cầm ấm trà ngồi trên ghế thái sư kể cho chúng tớ vài câu chuyện kỳ dị.
Trấn nhỏ này cũng không nổi tiếng, chẳng qua thời kháng Nhật xảy ra một trận chiến dịch, kỳ thực trấn nhỏ cách chiến trường một khoảng, nơi gần như đã bị mọi người quên lãng này ngược lại không đụng phải quá nhiều hư tổn.
Cả nhà cụ Hoàng hình như vì tránh cái gì đó mới đi tới đây, nói cách khác bà không phải dân nguyên quán ở đây. Chỉ là cha bà mang theo một khoản tiền lớn, dựng xe cầm một đống lớn hành lý, sau đó ở chỗ này xây một căn nhà cao cấp thế này. Nghe đâu đêm đó có thôn dân nói, Hoàng lão gia không chỉ mang đến tiền tài đầy xe, còn có một cái rương thật to.
Cụ Hoàng nói, từ bé chưa từng gặp mẹ, cha cũng thường than thở, nửa đêm cũng đột ngột tỉnh giấc, khi bà mười sáu biết được buổi tối ấy, cha nói ra ngoài mua ít đồ, kết quả cũng không trở về nữa.
"Đêm đó ông ấy rất hoang mang, luôn đứng ngồi không yên, giống như có người đang thúc giục ông ấy, cha nói cho ta biết tiền tài trong nhà đặt ở đâu, cũng để lại một quyển sách y học, dặn dò cẩn thận bảo quản. Tiếp đó vội vàng đi ra cửa, vì vậy người đàn ông quan trọng nhất trong sinh mạng bà cứ thế biến mất.
Buổi tối hai năm sau, một thanh niên trẻ đi tới thị trấn. Anh ta hoàn toàn khác những người khác, anh tuấn cao lớn, mặt mũi thư sinh, những năm đó, tây trang và giày da là vật hiếm lạ, người trên trấn ai cũng không biết anh ta, thanh niên mang theo một cái rương da, cầm tờ giấy tìm đến chỗ bà.
Khi bà lần đầu tiên nhìn thấy anh ta, liền phải lòng anh ta, thế nhưng thanh niên lại nói cho bà biết, anh ta là hôn phu của bà.
Bà vô cùng kinh ngạc, thế nhưng càng kinh ngạc chính là khi thanh niên lấy ra một bức thư.
Thư ký tên của cha bà, cũng là nét chữ của cha, trong thư cha nói cho bà biết, thanh niên này là con của bạn ông, hôn sự ông đã nói chuyện xong xuôi với cha mẹ thanh niên này, cho nên bảo anh ta tới đây lấy bà, trong thư còn nói cho bà biết, thanh niên này từng du học nước ngoài, học Tây y, tên là Phùng Hiếu.
Có lẽ thanh niên các con sẽ cảm thấy không cách nào hiểu nổi, nhưng bà thực sự tin lá thư này, đồng thời tuân theo sự sắp đặt của cha, kết hôn cùng Phùng Hiếu.
Hôn sự rất đơn giản, chỉ mời mọi người tới nhà ăn một bữa, vẻ mặt Phùng Hiếu trước sau đều vô cùng nghiêm túc, giống như chưa từng cười vậy, chỉ theo lệ mời rượu, nhưng không hề uống, bà sau này hỏi anh ta, anh ta liền lấy lý do không quen uống rượu trắng.
Cuộc sống sau khi cưới rất đơn giản, nhưng bà cũng rất hạnh phúc, tuy Phùng Hiếu chỉ thường đọc sách, cũng không nói nhiều với bà, nhưng vẫn cảm thấy có một người chồng như vậy rất may mắn, cũng hiểu được sự lựa chọn của cha không sai.
Thế nhưng, mỗi khi tối đến, bà đều phát hiện Phùng Hiếu thích lục lọi tìm gì đó trong phòng. Bà không muốn hỏi, vì bà biết hỏi cũng vô dụng, anh ta tìm không được, sớm muộn cũng sẽ hỏi bà.
Cuối cùng, anh ta không nhịn được nữa.
Đồ, cha cô có giấu đồ gì không? Anh ta gằn giọng hỏi bà, tuy anh ta không nhiệt tình với bà lắm, nhưng vẫn lễ nghĩa có thừa, chưa bao giờ dùng loại thái độ này.
Bà chỉ có thể nói không biết, bà chợt phát hiện hóa ra mình căn bản không hiểu người đàn ông này. Phùng Hiếu nghe xong, bắt đầu cười khẩy.
Hai cha con các người đều là cá mè một lứa.
Bà tức giận, bà có thể dễ dàng tha thứ anh ta nói bà, nhưng không cho phép anh ta nhục mạ cha bà, đêm đó anh ta ra tay đánh bà, cũng dời đến gác lửng ở.
Ngày thứ hai, Phùng Hiếu đột nhiên hỏi cha bà có để lại vật gì cho bà không, bà đành phải đưa cho anh ta quyển sách ghi chép chút y lý đơn giản kia. Anh ta cầm đi, mỗi ngày trốn trong phòng đọc, liên tiếp chừng mấy ngày đều không ra, cơm cũng là bà đưa vào. Anh ta chỉ mở hé cửa, sau khi ăn xong lại đặt ngoài cửa, những ngày đó anh ta như mất hồn vậy, dáng vẻ nhếch nhác cực kỳ, trong mắt đầy tơ máu.
Cuối cùng, khi bà phát hiện cơm đặt ngoài cửa không ai động đến, mới phát hiện anh ta đã biến mất, vì vậy, chồng bà cũng kỳ quái rời khỏi căn nhà này.
Bà chỉ tìm thấy quyển sách thuốc anh ta đặt trên bàn kia, bất đắc dĩ lấy lại, lần nữa đặt trong phòng bà.
Trên bàn sách, bà thấy anh ta viết rất nhiều chữ, từng tờ một rơi tản mát trên mặt đất, đều là tên một ít thuốc bắc. Còn có một vài chỗ viết rất ngoáy, phần lớn viết của ta, đều là của ta các loại.
Cứ thế, bà như trước sống một mình.
Sau mười năm, hai người đàn ông này đều không có bất kỳ tin tức nào nữa, bà cũng từng bước chậm rãi quên họ. vì vậy bà bắt đầu nghiên cứu ngôi nhà này.
Đây là ngôi nhà cha bà thiết kế cũng tự mình giám sát xây dựng, những ngày đó ông bề bộn nhiều việc, hầu như không nói chuyện với bà, cho nên bà muốn hiểu rõ mỗi một chỗ trong căn nhà này, cũng giống như muốn hiểu rõ cha mình vậy.
Trong phòng sách của cha, bà chợt phát hiện giá sách của ông có một mối hàn.
Bà mời người đến cạy tường gỗ ra, phát hiện bên trong có một ám thất không lớn lắm. Bà không ngờ bí mật của cha nhiều như vậy, may mà mời tới đều là người xứ khác, sau khi bà trả tiền công cho họ thì đuổi đi.
Chạng vạng ngày đó, bà một mình cầm nến đi vào mật thất kia.
Mật thất không có gì cả, chỉ có một cái quan tài. Quan tài đen nhánh dưới ánh nến lóe ra ánh sáng đen bóng.
Bà cẩn thận lấy nắp quan tài ra.
Khi bà đưa nến đến gần, phát hiện khuôn mặt bà quen thuộc.
Là Phùng Hiếu, khi ấy bà thiếu chút nữa sợ ngất đi, nhưng chờ bà bình tĩnh lại nhìn kỹ, người nọ cũng không phải Phùng Hiếu.
Tuy rằng rất giống, nhưng không phải Phùng Hiếu, người trong quan tài tuổi tác lớn hơn so với Phùng Hiếu, hơn nữa mặc phục sức áo khoác ngoài của năm đầu dân quốc, trên tay mang một ban chỉ xanh biếc, nhìn quần áo vô cùng hoa lệ. Chỗ cổ của thi thể còn có một vết tím đậm như vết máu bầm.
Nhưng người này đến tột cùng là ai, nếu không phải Phùng Hiếu, tại sao cha lại giấu thi thể người này trong mật thất.
Mật thất chắc chắn được làm khi xây tòa nhà này, thi thể ít nhất đã qua hơn hai mươi năm, mà không thối rửa, khiến bà khó hiểu.
Bà đành phải lần nữa đậy kín nắp quan tài, lui ra.
Bà phải tìm được cha, hoặc tìm được Phùng Hiếu, bằng không vĩnh viễn sẽ không biết chuyện gì xảy ra.
Vì vậy bà quyết định đi tìm cha, đồng thời cầm ảnh chụp duy nhất Phùng Hiếu để lại, nếu cha biết người trong quan tài, vậy dáng vẻ của Phùng Hiếu kia hẳn sẽ giúp ích cho việc tìm ông.
Tìm đồ rất gian nan, tìm người càng thêm gian nan, huống hồ bà là một cô gái, nhưng bà vẫn tìm được một vài bạn bè không nhiều lắm của cha năm đó.
Khi họ nhắc tới cha khuôn mặt lúc nào cũng xem thường, cũng nói cho bà biết, cái xác dáng vẻ giống Phùng Hiếu kia tên là Phùng Phụng, là bạn tốt của cha bà, cũng là sư huynh đệ cùng học y.
Kỳ thực bà vẫn luôn nghi hoặc khó hiểu cha bà chỉ là một vị thầy lang thông thường lại có riêng mình một số tài sản lớn, khi bà dần dần biết quan hệ của cha và Phùng Phụng, một suy nghĩ cực kỳ khiến bà khổ sở mà hoảng hốt dần dần hình thành, như một bức vẽ chậm rãi hoàn tất.
Năm đó cha và Phùng Phụng theo một sư phụ học Đông y, nhưng gia cảnh hai người khác xa, nhà Phùng Phụng giàu nhất địa phương, mà Phùng Phụng lại là con một, tính tình hào sảng hơn nữa có thiên phú học y, ông ta rất tốt với cha, giúp ông cơm áo và học tập, cha cũng vô cùng cảm tạ ông ta.
Hai người họ có lần theo sư phụ đến vùng khác chữa bệnh, kết quả trong nhà Phùng Phụng xảy ra chuyện, ông ta phải về kế thừa di sản, vì vậy cha cũng theo ông ta trở về.
Thế nhưng người nhà Phùng Phụng nói cho bà biết, Phùng Phụng vừa về nhà thì dường như con người liền thay đổi, đồng thời hằng ngày cùng một chỗ với cha bà, không lâu sau, ông ta đem toàn bộ tài sản giao cho cha, rồi biến mất.
Biến mất, hoàn toàn biến mất.
Mà thi thể Phùng Hiếu trong nhà nói cho bà biết, cha nhất định đã làm gì đó, làm gì đó với Phùng Hiếu, bà không dám nghĩ tới, không cách nào tiếp thu được cha mình vậy mà còn có một mặt như thế.
Hai người họ trên đường trở về cha đến tột cùng đã làm gì Phùng Phụng? Bà trước sau không cách nào nghĩ ra được, thế nhưng bà ở trong đám hành lý Phùng Hiếu mang tới phát hiện trong vách kép có một vài thứ.
Đây đều là một ít ghi chép cũ nát.
Đều liên quan tới người dẫn đường.
Người chết, mà khí tồn ở cổ họng, dùng thuốc ngâm, gia cố khí, có thể nửa tháng không mục, mặt như người thường, nói năng ăn uống không khác, nhưng cần dẫn đường về nhà, gặp người nhà, nói di mệnh, mới lập tức chết.
Hơn nữa có một vài hình dạng của người dẫn đường.
Hoàng bào, cao quan, vải trắng ghim đầu, cầm cờ trong tay, chân đạp thất tinh, dung mạo không thể phân rõ, râu dùng vôi trộn với trà gạo che lại.
Cờ là cờ dẫn hồn, thất tinh là giày vải thất tinh màu đen, truyền thuyết người dẫn đường không thể bị người chết thấy dung mạo, cho nên dùng vôi bôi lên mặt trừ tà, mà trà gạo chính là gạo nếp.
Bà lúc này mới nhớ ra, cha từng nhắc với bà trong nhà có một môn cổ thuật mấy đời tương truyền. Hơn nữa trong phòng sách của ông cũng từng thấy đạo bào màu vàng.
Hóa ra, Phùng Phụng trước khi về đến nhà đã chết, cha dựa vào cổ thuật dẫn đường mang ông ta về nhà, cũng khống chế thi thể để toàn bộ tài sản nhà họ Phùng trở thành của ông.
Thảo nào, ông giống như đang tránh né cái gì đó, một mình chạy trốn đến cổ trấn thưa thớt này.
Khi tâm tình bà suy sụp đến tột điểm, cha bà lại xuất hiện.
Chẳng qua ông đã già hơn nhiều, gần như bà không nhận ra nữa.
Đêm ấy, giống như lần ông rời nhà, ông lại lần nữa về đây, mang theo một thân mùi rượu và bệnh tật.
Ông không sống được mấy ngày nữa, bà biết, chỉ là ông biết mình sống không lâu nữa, muốn chết ở nhà mình.
Mấy ngày nay bà không hỏi ông những chuyện về nhà họ Phùng, song ông ngoại trừ nhìn bà không nói lời nào, chỉ không ngừng rơi lệ.
Đêm hôm ông hấp hối, mặt trăng rất tròn.
Ông rốt cuộc mở miệng nói chuyện.
Là cha hại chết Phùng Phụng huynh, cha có lỗi với Phùng gia, nhưng cha thực sự sợ nghèo, gia truyền tổ huấn, từng làm người dẫn đường, nhân khẩu không vượng tài không vào cửa. Cha và anh ấy ở chung càng lâu, anh ấy càng đối xử tốt với cha cha lại càng hận, cha hận vì sao anh ấy may mắn hơn cha nhiều như vậy, với người ngoài anh ấy giúp cha là vì tình sư huynh đệ, kỳ thực sau lưng thường vênh mặt hất hàm sai khiến cha, động một chút là cười nhạo cha, thời gian học nghề anh ta bảo cha làm cái này cái kia, cha mỗi ngày đều phải đến đêm khuya mới có thể tĩnh tâm học những gì thầy dạy ban ngày, lâu dài như vậy, đương nhiên không theo kịp anh ta, người ngoài nhìn vào cảm tình bọn cha rất tốt, kỳ thực vừa vặn tương phản. Đêm đó, cũng là một buổi tối thế này, cha cùng anh ta gấp rút chạy về nhà, dọc đường đi, anh ta vội vã về nhà, ra tay cực kỳ hào phóng, bạc trắng bóng lấy ra cũng không cần người ta thối.
Ra ngoài, tiền không rời khách, tài bất lộ bạch, cái gì là lộ bạch, bạc là màu trắng, cũng chính là đừng huênh hoang quá, cha từng nhắc nhở anh ta, nhưng anh ta căn bản không nghe, còn nhục mạ cha.
Quả nhiên, một đám cướp theo dõi bọn cha, chúng cướp sạch của Phùng Phụng không còn một cắc, rồi treo hai bọn cha lên cây, cơ thể cha linh hoạt hơn anh ta, chờ bọn cướp đi rồi, không lâu sau cởi dây bay xuống, nhưng Phùng Phụng được nuông chiều từ bé, dây thừng vốn trói trên người, giãy giụa một phen, vậy mà lại trượt về kẹt trên cổ.
Anh ta ra sức giãy giụa, lớn tiếng bảo cha tới cứu anh ta, một khắc kia cha do dự.
Cứu tôi xuống, trở về tôi sẽ thưởng cho cậu, thưởng cho cậu nhiều bạc, chẳng phải cậu thiếu bạc sao, mau lên, cậu bình thường nhìn bạc chẳng phải đều đần ra sao? Phùng Phụng nói có chút không rõ ràng lắm, nhưng cha nghe vào tai lại vô cùng rõ ràng.
Cha không biết khi ấy đã làm gì, chỉ đi tới, kéo chặt dây thừng thắt trên cổ anh ta.
Chưa đến nửa khắc, Phùng Phụng đã không còn nhúc nhích.
Khi đó cha bắt đầu khủng hoảng, nhưng nhanh chóng phát hiện vùng sơn dã hoang vu này, căn bản không ai biết, về sau cha lại nghĩ đến xác vừa chết, có thể dùng cổ thuật gia truyền của mình, dẫn anh ta về Phùng phủ, tiếp theo, lấy tài sản Phùng gia làm của riêng.
Lấy được tiền rồi cha rất sợ, vì cha hầu như mỗi ngày đều thấy Phùng Phụng lè lưỡi tới tìm cha, vì vậy cha an táng cho anh ta thật tốt trong nhà, tòa nhà này thật ra có thể trấn hồn, thứ nhất hy vọng anh ta sớm ngày siêu sinh, thứ hai cũng có thể khiến anh ta đừng quấn lấy cha nữa.
Nhưng cha lại phát hiện căn bản vô dụng, hầu như mỗi ngày đều có thể nghe được Phùng Phụng ở bên tai cha gọi trả bạc cho ta, trả bạc cho ta. Cha gần như sắp điên rồi, vì vậy đã chạy trốn.
Nhưng mà cha lại gặp con trai của Phùng Phụng, nó dường như đã biết gì đó, cứ mãi hỏi cha bạc của Phụng gia đã cầm đi đâu, vì vậy cha thành thật kể cho nó biết, chỉ cần kết hôn với con gái cha, đồng thời đối xử tốt với con, tự nhiên sẽ đưa bạc cho nó, thằng oắt này căn bản cũng không muốn biết cha mình chết thế nào, nó lại còn nói coi như là cha giết, nó báo thù cho cha, cũng không có tiền, còn phải đền mạng, căn bản không đáng, lúc này cha mới nhớ tới, Phùng Phụng có một đứa con trai sớm đã đưa ra nước ngoài học.
Cha không biết Phùng Hiếu đối xử với con ra sao, cha chỉ cảm thấy có khoản bạc kia giữ nó, nó sẽ đối xử tốt với con, mấy năm nay ở bên ngoài, Phùng Phụng vẫn một mực đuổi theo cha, cho nên cha đành phải chạy trở về.
Kỳ thực, toàn bộ bạc Phùng Hiếu muốn tìm cha đã đúc thành nén bạc lớn, giấu ở, giấu ở. Cha nói đến đây, bỗng nhiên trợn to mắt không nói nữa, tay run rẩy chỉ sau người bà.
Phùng huynh, huynh tới đón ta? Ông ấy chợt cười phá lên.
Bà hoảng sợ quay đầu, phát hiện phía sau không hề có gì cả. Nhưng khi bà quay đầu lại, trên cổ cha bỗng nhiên hiện một dấu tay ấn vào, hơn nữa còn có một ấn ký ngón tay bấm rõ ràng.
Hô hấp của cha càng ngày càng gấp gáp, nói chuyện cũng bắt đầu trúc trắc.
Ta sẽ không nói cho ngươi biết bạc ở đâu, ha ha, vĩnh viễn cũng không, khoản bạc kia ta chỉ giao cho con gái ta, ngươi và con trai ngươi sẽ không tìm được đâu!
Dấu tay trên cổ càng ngày càng sâu, tiếng cười của cha cũng càng ngày càng nhỏ.
Rốt cuộc, ông cũng tắt thở.
Bà đồng thời hỏa táng xác của cha và Phùng Phụng. Chỉ vì cùng ngày hôm đó, thi thể của Phùng Phụng cũng bắt đầu hôi thối, bà hy vọng như vậy có thể hóa giải oán hận giữa họ.
Thế nhưng, những nén bạc khiến người ta tranh giành kia, những thứ màu trắng xui xẻo kia đến tột cùng bị cha giấu ở đâu?
Bà nghĩ tới quyển sách thuốc kia. Vì vậy bà bắt đầu tỉ mỉ tìm kiếm, bà chợt phát hiện, một trang cuối cùng có vết tích bị xé rách. Đây là Phùng Hiếu xé, bà lập tức mở ra, phát hiện trong vách kép có mấy hàng chữ.
Nhưng khiến bà thất vọng là bên trong chỉ có tên của bốn loại thực vật.
Hoàng thiên trúc, quả táo chua, lá quế, hạ khô thảo.
Nhìn qua căn bản không có gì, nhưng bà phát hiện tên thuốc đông y của chúng lại có sự liên quan.
Thập đại công lao, ngũ nhãn quả, nguyệt quế, hạ khô thảo.
Bốn chữ đầu ghép lại chính là thập ngũ nguyệt hạ. Vì vậy bà ở lại trong nhà, một mực kiên nhẫn chờ đến ngày 15 trăng tròn.
Ngày đó mặt trăng như xưa, nhưng bà vẫn không chú ý, mặt trăng ngày 15 vừa khéo có một nửa chiếu vào trong giếng.
Nửa ánh trăng màu trắng kia giống như một thỏi ngân lượng trắng mê người.
Bà không nhịn được cười khổ, thế nhưng bà không cách nào một mình xuống giếng tìm kiếm, vì vậy vội vàng gọi một vài người tới, dự định xuống giếng.
Người đầu tiên xuống giếng lớn tiếng hét ầm lên, hắn hưng phấn nói với mọi người, hóa ra vách giếng dưới nước đều phủ rất nhiều bạc, mắt mọi người đều mở to.
Nhưng lập tức tiếng hét thứ hai vang lên, tiếng này lại tràn ngập sợ hãi.
Xác của Phùng Hiếu được tìm thấy, lưng anh ta vác một túi to, bên trong chứa đầy bạc cạy từ thành giếng.
Đêm đó chắc chắn anh ta đã tìm được bí mật trong sách, kết quả một mình xuống giếng, nhưng bạc quá nặng, cuối cùng bị đè trong nước giếng, khi đó còn là mùa đông, anh ta lại không dám gọi bà, kết quả bò không lên được, chết cóng dưới đó.
Thảo nào, khó trách bà cảm thấy mùi vị nước giếng bỗng nhiên thay đổi, xác Phùng Hiếu không hề thối rữa nhiều, trong môi trường khá lạnh nơi này, cộng thêm nước giếng lạnh, cho nên ngược lại có tác dụng chống phân hủy.
Bà nhìn anh ta có phần bi thương, cũng không phải vì anh ta đã chết, bởi vì bà sớm đã xem như anh ta đã chết rồi, chẳng qua nhìn anh ta trước khi chết vẫn siết chặt một thỏi bạc trắng bóng.
Bạc kia dưới ánh trăng càng thêm đáng yêu mê người, tản ra ánh trắng dịu dàng lại lạnh lẽo.
Người vớt bạc đều có chút đờ đẫn, họ cả đời chưa từng thấy nhiều ngân lượng như vậy.
Bà chỉ cao giọng tuyên bố, những bạc này đã sớm báo lên quốc gia, nếu lộn xộn chiếm đoạt sẽ bắt người, họ nghe xong đành thôi, ở đây dù sao vẫn là dân phong thuần phác.
Kỳ thực nhà nước nào biết, khi đó còn bận rộn nội chiến, song bà vẫn góp số tiền này ra, một phần cho hậu duệ mồ côi nhà họ Phùng, phần này đáng lẽ là của chúng, một phần sửa chữa lại trấn này, còn dư bà cầm đi học y thuật và mua thuốc men.
Bà cảm thấy chỉ có như vậy, mới có thể chuộc tội cho cha." Cụ Hoàng uống xong ngụm trà xanh, mưa bắt đầu ngừng, câu chuyện cũng kể xong.
Cụ Hoàng chỉ nhìn miệng giếng sâu đen ngòm kia không nói lời nào. Hồi lâu, bà nhìn chúng tớ, khóe mắt chảy ra một giọt lệ đục ngầu.
Tài bất lộ bạch mà, sợ mất không phải là bạc, mà là lòng người. Cụ Hoàng dùng tay áo màu đen lau mắt, không nói gì nữa.
Truyện khác cùng thể loại
31 chương
1338 chương
291 chương
11 chương
423 chương