Đêm Thứ 53 - Trộm thọ Thương thế của Kỷ Nhan khôi phục rất thuận lợi, việc này đương nhiên không tránh khỏi liên quan đến sự dốc lòng chăm sóc của hai cô gái kia, song liên tiếp vài ngày thời tiết thật tốt, cũng nổi lên tác dụng rất lớn, lòng người thoải mái, thân thể đương nhiên cũng khỏe nhanh hơn. Vết thương ở chân Lê Chính còn phải qua mấy ngày nữa, đại khái là do tổn thương đến xương. Tôi mới vừa vội vàng đi tới bệnh viện, lại nhìn thấy Lạc Lôi và Lý Đa chăm chú ở bên giường Kỷ Nhan, hóa ra cậu ấy lại đang kể chuyện xưa. Nhất là Lý Đa, hôm nay chẻ tóc hai bên, hai tay chống cằm, mái tóc hai bên bóng loáng như tơ lụa tản mát bên tai, thành kính nhìn Kỷ Nhan. Tôi chợt nghĩ bộ dáng của cô bé rất giống con chó tai to tôi nhìn thấy mấy ngày trước, bộ dáng nằm ngủ trên mặt đất. Đương nhiên, tôi cũng chỉ nghĩ trong lòng mà thôi, không thể nói bừa, nếu không ngày mai e rằng phải xin nghỉ dưỡng thương mất. Chiếu lệ hỏi han vài câu, nhưng không cắt ngang câu chuyện của Kỷ Nhan, hoàn hảo, vừa mới bắt đầu kể không bao lâu, tôi cũng ngồi một bên, bắt đầu lắng nghe. "Trong tập tục mai táng của dân tộc Hán, phổ biến nhất chính là người qua đời đã ngoài 70 tuổi, phúng viếng là nhóm thân hữu sẽ "trộm" chén đũa của tang gia. Nói trộm có lẽ không lọt tai lắm, kỳ thật đây là quy củ từ xưa truyền xuống. Trước Giải Phóng, vùng Giang Nam có tập tục, thân hữu tham gia tang lễ ăn cơm chay xong, lúc gần đi sẽ chào hỏi thân hữu, có lấy chén, có lấy đũa, dân gian cho rằng đây là hợp lý hợp pháp, có cái tên đẹp đẽ khác là "Trộm Thọ". Một vài địa phương Quảng Tây lại gọi là "Cướp Đũa", nói cướp cũng không tính là quá đáng, có khi khách nhiều vật thiếu, tiên hạ thủ vi cường, như vậy liền xuất hiện cảnh tượng anh giành tôi giật. Sau khi dựng nước thay đổi phong tục, nhà có tang ở vùng Dương Châu sửa "trộm", "cướp" thành tặng, biếu. (Tiêu: Tiên hạ thủ vi cường nghĩa là ra tay trước chiếm được lợi.) Phần lớn giáo phái đều cho rằng sinh lão bệnh tử không cách nào tránh khỏi, con người sống lâu số cũng đã định sẵn, chẳng qua, luôn có vài ngoại lệ, trong đó có một loại người, họ chuyên trộm thọ cho người khác, mặc dù trả giá cực cao, nhưng trên thế giới này còn có cái gì quan trọng hơn mạng sống? Gia tài bạc triệu cũng sẽ hóa thành hư ảo, có câu Tiền nát thừng đứt, thân mất người đi, có thể dùng tiền tài mua thọ mệnh, vô luận nhiều ít bao nhiêu, quả quyết là mua bán chỉ lời không lỗ. Loại người này vô cùng thần bí, phần lớn mọi người không cách nào biết tung tích của họ, hành vi cử chỉ của họ vô cùng cẩn thận, vì dựa theo Phật lý mà nói, họ phá hủy cân bằng, sẽ phải chịu trừng phạt, hơn nữa cực kỳ nghiêm khắc, vì cái gọi là trộm thọ cũng là loại chắp ghép, nói trắng ra, chính là thọ mệnh của người lạ nào đó chuyển tới trên kẻ khác, kỳ thật cũng là một loại pháp thuật vô cùng bại đức, cho nên truyền lưu không rộng, nhưng vì tiền tài, mặc dù có nguy hiểm có trái lương tâm mấy cũng sẽ có người làm. Chẳng qua, tôi vẫn từ trong miệng một ông cụ nghe kể một câu chuyện về Trộm Thọ. Nước thu uốn lượn, rừng xanh bao quanh, là những từ tốt nhất để miêu tả thôn xóm nhìn từ xa kia, một thôn làng có núi rừng có sông ngòi là tượng trưng cho giàu có và sung túc, tôi sở dĩ đến thôn đó, cũng là vì trước đó từng nghe nói thôn này từng sinh ra một người hiểu biết về trộm thọ. Người này tên là Cổ Thất, tên rất kỳ quái, bởi vì mọi người ở đây gọi không ra đại danh của anh ta, trên sông ở cửa thôn lúc được người ta ôm về bên cạnh có tờ giấy, trên viết sáu chữ họ Cổ, xếp hàng thứ bảy này. Người trong thôn vô cùng thiện lương, hơn nữa trong nhà phần lớn còn có lương thực thừa, song ai cũng không có năng lực trường kỳ ở nhà nuôi dưỡng anh ta, vì vậy Tiểu Cổ Thất từ nhỏ dựa vào uống sữa khác nhau, ăn một chén cơm bát cháo từ mọi người xớt ra chậm rãi lớn lên, người trong thôn cũng không có tâm lý bài ngoại, hơn nữa Cổ Thất từ nhỏ đã vô cùng thông minh lanh lợi, mọi việc vừa nhìn đã biết, một hồi liền hiểu. Từ lớn như việc đồng áng nội trợ sửa chữa bếp núc, hay nhỏ như khâu vá quần áo anh ta đều biết, hơn nữa miệng lưỡi khôn ngoan mắt nhanh nhạy, khen người khác không biết mệt. Nhưng mà, Cổ Thất ngày một lớn lên, thân thể càng ngày càng rắn chắc, tướng mạo cũng càng ngày càng xuất chúng. Tất cả mọi người đang lo lắng một vấn đề, có ai sẽ gả khuê nữ nhà mình cho anh ta. Mặc dù Cổ Thất trước trước sau sau đã trúng ý vài cô nương, các cô nương cũng thương anh ta, nhưng một khi nói tới anh lấy tôi gả, bên kia liền đánh trống lùi. Có mấy bà còn công khai đứng ở cửa nhà chỉ trích Cổ Thất dụ dỗ khuê nữ nhà họ, những lúc này, một vài từ như không cha không mẹ, thằng khố rách áo ôm vừa ra khỏi miệng, Cổ Thất ngày thường mặt cười hì hì trên mặt đột nhiên trở nên dữ tợn hẳn, mà đàn ông bên cạnh, mặc dù trước kia vui vẻ hòa nhã với Cổ Thất, lúc này cũng chỉ kéo con gái mình, không hề đáp lại Cổ Thất. Song Cổ Thất là loại thông minh, anh ta cũng nghĩ thông suốt rồi, dù sao trong thôn đã nuôi dưỡng anh ta nhiều năm như vậy, mình không cha không mẹ không nhà không đất, anh ta nếu muốn có vợ, dựa theo hiện giờ mà nói chính là tiến lên vỗ vai cô gái, hát một câu Em gái, anh không có gì, khi nào em gả cho anh. Đừng nói thời đại anh ta, dù là con gái bây giờ vài cô đọc tiểu thuyết Quỳnh Dao xem tình yêu chí thượng lớn lên cũng phải cân nhắc một chút, cũng không thể hai người cùng nhau lưu lạc chốn giang hồ được. (Kỷ Nhan nói) Vì vậy, vào đêm năm thứ 18 Cổ Thất ở thôn này, anh ta không để lại bất cứ đồ đạc gì, chỉ mang đi tã lót và tờ giấy khi anh ta tới thôn, rời khỏi thôn, phảng phất như chưa từng đến vậy. Người trong thôn thổn thức vài ngày, trách cứ nhau, song sự tình tới cũng nhanh đi cũng nhanh, các thôn dân cũng dần dần quên lãng việc này. Ba năm sau, Cổ Thất như một hòn đá bướng bỉnh góc cạnh sắc bén, từ bên ngoài nện vào thôn trang yên bình. Thôn dân bề ngoài an vu nhạc đạo bởi vì Cổ Thất đến bắt đầu lộ ra một mặt điên cuồng của nội tâm. Nhớ kỹ có một câu rất hay, sở dĩ không có phản bội là vì ra giá còn chưa đủ cao. (Tiêu: An Vui Nhạc Đạo ý là vào hoàn cảnh nghèo khó vẫn lấy đạo đức làm niềm vui) Khi ông cụ mắt mù kia kể đến đây, tớ nhìn thấy đôi mắt màu vôi dại ra của ông đột ngột chuyển động một chút, trước đây con mắt kia giống như làm bằng nhựa vậy, không hề nhúc nhích. Ông cụ đại khái hơn tám mươi tuổi rồi, hai tay gầy trơ xương đột nhiên nắm chặt bàn tay tớ, tớ khó có thể tưởng tượng được sức ông ấy lớn nhường ấy, đôi môi khô đét màu tím nhạt trầy trật mấp máy vài cái, tớ biết ông ấy rất kích động, không thể làm gì khác hơn là dùng bàn tay khác nhẹ nhàng vỗ trên tấm lưng còng nhô xương của ông cụ hai cái, đó cũng là biện pháp hữu dụng nhất đơn giản nhất để xoa dịu tâm lý khẩn trương. Quả nhiên, hơi thở của ông cụ êm dịu xuống, lúc này mới tiếp tục kể, chẳng qua, ông vẫn chưa tiếp tục kể về Cổ Thất, mà đột nhiên hỏi tớ có cảm thấy người trong thôn có gì khác biệt không. Lúc này tớ mới nghi hoặc ngẩng đầu, quả nhiên, từ khi tiến vào thôn tớ luôn có chút buồn bực, vì tớ cũng là từ bên ngoài nghe nói về truyền thuyết Cổ Thất trộm thọ, vốn định ở đây tìm một người biết chuyện khi ấy hỏi một chút, nhưng tìm hồi lâu, cũng chỉ nhìn thấy một ông cụ, mọi người còn lại khoảng hơn năm mươi tuổi, đều lắc đầu nói không biết về chuyện Cổ Thất. "Bởi vì đồng trang lứa với ta đã không ở lại nơi này nữa. Năm đó già trẻ của thôn chết thì đã chết, trốn thì đã trốn, thôn này cơ hồ bị hủy diệt rồi." Ông cụ đột nhiên khục khặc nói, xả ra một câu. Tôi nghe xong giật mình, nhưng không tiện hỏi nhiều, chờ ông cụ tiếp tục kể. "Ta vĩnh viễn sẽ không bao giờ quên ngày Cổ Thất trở lại thôn, anh ta đã không còn là thằng nhóc ăn cơm trăm họ lang thang phóng đãng nữa. Cạo một đầu húi cua ngay ngắn, mặc áo khoác dài màu than chì, tay trái xách vali dẹp màu đen, tay phải cầm nón lớn rộng vành màu đen mà khi ấy chỉ có người thành phố mới đội. Tinh thần phấn chấn, mắt chứa tinh quang, trên khuôn mặt chữ quốc tiêu chuẩn vẫn quen thuộc như trước, mang theo vài phần tươi cười nghịch ngợm, đi đường tựa như cán bộ vậy, vững vững vàng vàng. Anh ta vô cùng thân thiện chào hỏi mọi người, mặc dù nho nhã không ít, nhưng đích xác lộ vẻ rất xa lạ, đã không còn loại tùy ý và thân thiết như trước kia. Mặc dù Cổ Thất ngoài miệng chỉ nhắc đến tình dưỡng dục của thôn dân, nhưng tất cả mọi người đều mang vẻ xấu hổ, trong lòng đều hối hận vì sao mình không tự mình đóng gói con gái mặc áo đỏ mang khăn voan đưa cho Cổ Thất. Nhưng cẩn thận ngẫm lại, nói không chừng như vậy Cổ Thất cũng sẽ không rời khỏi thôn ra ngoài lang bạt nữa, Cổ Thất nay sẽ vẫn là Cổ Thất trước kia, Cổ Thất mà không cha không mẹ không nhà không đất. Đồ đạc Cổ Thất mang theo rất ít, mọi người hơi chút thất vọng, thậm có chút ngầm oán giận, nhìn qua anh ta dường như đã phát tài rồi, chí ít cũng không tồi đâu, nhưng mà lễ vật gì cũng không mang, cái vali nọ cũng không cho bất cứ ai chạm vào. Song vài ngày sau, lục tục có rất nhiều quý nhân ăn mặc rất hợp thời đến thôn. Họ nam có nữ có, có tốp năm tốp ba, cũng có một mình một người. Song khi họ tới đều cầm túi lớn túi nhỏ, mang theo rất nhiều lễ vật mà thôn chúng tôi cho tới giờ chưa từng thấy qua tìm đến Cổ Thất. Tất cả mọi người mang theo ánh mắt kinh ngạc nhìn hết thảy những thứ này. Nhưng Cổ Thất tựa hồ đối với họ vô cùng lạnh nhạt, nói cũng không nhiều lắm, mà những người này lại như chó đói chờ Cổ Thất ban tặng cục xương, một đám nịnh hót lấy lòng. Mỗi khi Cổ Thất trầm ngâm hồi lâu nói câu, tốt, trở về chờ. Họ liền vui mừng cuống quít, vui vẻ trở về, ngược lại thì khóc thét ăn vạ không đi. Song người như thế rất nhanh sẽ bị những kẻ đến sau đuổi đi. Khi đó thôn dân cơ hồ đối xử với Cổ Thất như thần. Cổ Thất cũng vô cùng phóng khoáng chia lễ vật đưa tới cho mọi người. Người trong thôn có người hưởng thụ những món đồ tốt mà tổ tông tám đời của mình cũng chưa từng thấy chưa từng nghe qua này, cũng có vài người sẽ thì thầm với nhau, nghi vấn Cổ Thất rốt cuộc làm gì, song thanh âm này lập tức bị mọi người dằn xuống. Cổ Thất tạm thời ở lại trong thôn, hơn nữa ở nhà trưởng thôn, vì mọi người nhất trí cho rằng, chỉ có trưởng thôn mới miễn cưỡng có thể tiếp đón được quý nhân Cổ Thất này. Mãi đến một lần, một thanh niên thích chõ mũi vào chuyện người khác hơn nữa cực kỳ ghét Cổ Thất từ một kẻ ngoại lai tới bái phỏng Cổ Thất nghe ngóng được chút tin tức. Không ai có thể nhận được tất cả tán dương, bản lãnh cùng bề ngoài lạnh nhạt của Cổ Thất đương nhiên khiến cho đồng loại ghen ghét, đàn ông trẻ tuổi trong thôn hoặc nhiều hoặc ít đều mang khúc mắc trong lòng với anh ta, nhưng đồng thời hâm mộ và tự ti trong lòng càng ngày càng tăng, vì họ cùng tuổi Cổ Thất, thường xuyên bị người bên cạnh mình, cha mẹ, bạn bè, thậm chí là vợ đem ra so sánh, có lẽ đây là bi ai của con người, cũng là đạo lý vì sao trong rừng cây cao đón gió sẽ dễ gãy. Tin tức người thanh niên nghe được mặc dù không nhiều lắm, nhưng chắc chắn có thể khiến mọi người cực kỳ chấn động. Hóa ra Cổ Thất đang giúp những người đó kéo dài tính mạng, cũng chính là trộm thọ. Cổ ngữ nói, bắc đẩu ty tử, nam đẩu hạt sinh. Trong Tam Quốc, Gia Cát Lượng tinh thông kỳ môn độn giáp, ở Ngũ Trượng bày thất tinh đăng, làm phép muốn kéo dài thọ mệnh của mình. Nhưng phương pháp của Cổ Thất không phiền toái như vậy, bởi vì Gia Cát Lượng chỉ hướng trời mượn thọ, tự nhiên được nhìn mặt mũi ông trời. Mà Cổ Thất lại là trực tiếp mượn thọ của con người, hoặc nói là trộm thọ, đem thọ mệnh của một số người tựa như thông qua phân phối tiền tài xóa đi một ít, rồi thêm vào trên cơ thể một người khác. Thử nghĩ một chút, người biết loại bản lãnh này đương nhiên tài nguyên rộng mở rồi. Sự tình truyền ra, càng truyền càng mơ hồ, rất nhiều người đều vây lấy Cổ Thất, có hiếu kỳ, cũng có muốn kéo dài tính mạng cho mình, thậm chí còn có người hơn Cổ Thất đến mười tuổi lại quỳ trên mặt đất muốn bái sư. Tóm lại mọi người trong thôn đã phát điên, mọi người không còn đi làm ruộng, không còn siêng năng lao động nữa. Cỏ dại trong ruộng vườn cũng đã nảy nở, nhưng mọi người không quan tâm, nếu ai học được một chiêu nửa thức, ăn uống không lo, còn lo ruộng vườn gì nữa, chịu khổ gì nữa, nhìn sắc mặt ông trời kiếm sống làm gì nữa? Nhưng những người này đều bị Cổ Thất trách mắng. Mọi người cho tới giờ chưa từng nhìn thấy Cổ Thất tức giận lớn đến vậy, anh ta trong mắt mọi người vẫn luôn mỉm cười, hiền lành. Nhưng lần này thái độ lại khác thường. "Các người điên rồi sao? Đây mà cũng là ham học? Có thức ăn ngon để dùng liền hưởng thụ hả, đừng nằm mơ nữa." Vô luận ai năn nỉ thế nào, Cổ Thất vẫn không chịu nói thêm nữa, có vài người mắt tinh, nhìn thấy phía sau Cổ Thất tựa hồ có đôi đũa. Đũa rất bình thường, nhưng lại cảm thấy không bình thường, bởi vì đũa kia dưới ánh đèn cư nhiên phát hàn quang, như kim loại vậy, nói nó bình thường, là vì bên ngoài nhìn qua lại đen tự nhiên, cũng không đáng chú ý. Nhưng Cổ Thất thoáng cái đuổi tất cả bọn họ ra, thậm chí ngay cả trưởng thôn cũng không cho tiến vào phòng anh ta ở. Thôn dân phần lớn mặt mang vẻ oán hận, tập thể quở trách Cổ Thất thất lễ. Thứ oán giận này cùng loại với bệnh dịch, càng nhiều người, phát triển càng nhanh, hơn nữa sẽ càng ngày càng nghiêm trọng. Nhất là những người từng bố thí Cổ Thất, những người phụ nữ từng đút sữa cho anh ta, đều nói anh ta không biết điều, vong ân phụ nghĩa. Đương nhiên, người thanh niên chán ghét Cổ Thất càng theo gió thổi lửa, đề nghị mọi người đuổi Cổ Thất đi. Đúng lúc này, người trong thôn đang nghị luận có nên đuổi Cổ Thất đi không. Người thanh niên nghe Cổ Thất có pháp thuật thần kỳ, lạ lùng chết đi. Thi thể của hắn tảng sáng được người phát hiện, im lặng nằm sau vườn nhà trưởng thôn. Cậu từng thấy con cóc bị bóp nổ chưa?" Ông cụ đột nhiên ngẩng đầu lên, cặp mắt màu xám kia nhìn chằm chằm tôi, phảng phất như nhìn thấy được vậy. Tôi chưa kịp nói tiếng nào, ông cụ đã tiếp tục kể. "Đầu của người thanh niên phảng phất như bị cái gì đó nghiến qua vậy, mắt đều phụt ra, hai tay gập cong hướng về phía không trung, dường như muốn bắt lấy cái gì vậy. Bên cạnh thi thể, là một con dao phay. Mà người thanh niên kia, chính là con trai độc nhất của trưởng thôn. Sự tình này như nước rơi vào chảo mỡ, thôn sôi sục. Trưởng thôn khóc sưng hai mắt, vợ ông ta thì che miệng, khóc tấm tức —— Lúc trước từng gào khóc, bị trưởng thôn quạt một bạt tai, trưởng thôn xách lỗ tai bà vợ, mắng to: "Khóc! Khóc cái mẹ gì! Nhất định là ranh con kia hại chết thằng bé nhà tao! Tao muốn nó đền mạng!" Người trong thôn phẫn nộ, họ nghĩ Cổ Thất chính là ôn thần, mọi người cầm lấy nông cụ lưỡi liềm chạy đến cửa phòng Cổ Thất, gần đây ít người tới, Cổ Thất cũng hết sức nhàn nhã, bấy giờ là đầu hạ, Cổ Thất mặc áo sơ mi tơ tằm, nâng ấm trà ngọc người ta đặc biệt tặng, cư nhiên ngồi trên ghế dựa bên ngoài nhắm mắt nghỉ ngơi. Khi anh ta thấy mọi người nổi giận đùng đùng, vẻ mặt không có chút kinh ngạc nào. Các người muốn đánh chết tôi? Tại sao không hỏi xem là ai giết công tử của trưởng thôn? Cổ Thất chợt mỉm cười nhìn đám người, chầm chậm nói. Mọi người đột nhiên hai mặt nhìn nhau, đích xác, không có bất kỳ chứng cớ nào chứng minh Cổ Thất giết người. Tôi cho các người biết, là tôi giết. Cổ Thất như trước chậm rãi nói, phảng phất như đang bàn về sinh tử của một con kiến hôi. Đám người im lìm, ngược lại không có tiếng nói nào, mọi người nhìn Cổ Thất, đột nhiên sinh ra cảm giác sợ hãi. Lần đó ta cũng ở trong đám người, mặc dù khi đó là buổi sáng, có ánh mặt trời, nhưng ta chợt cảm thấy rất lạnh, từ khi bắt đầu hiểu chuyện đến giờ chưa từng cảm thấy lạnh như thế, phảng phất như thấm vào cốt tủy vậy. Cuối cùng chính là trưởng thôn cứng rắn đè giọng hỏi một câu tại sao muốn giết con trai ông ta. Bởi vì cậu ta phá hủy quy củ, tôi đã cảnh báo cậu ta rất nhiều lần, đừng lén nhìn tôi làm phép, đừng lấy đồ đạc của tôi, nhưng cậu ta không nghe, tối qua còn lấy dao kề cổ tôi, uy hiếp tôi dạy cậu ta trộm thọ. Nực cười, tôi có thể trộm thọ của người khác, chẳng lẽ không trộm được của cậu ta? Tôi vốn không muốn giết cậu ta, là cậu ta tự đòi bẽ mặt, ngọn nguồn sự việc chính là như vậy. Cổ Thất đứng dậy, mọi người vô thức lui ra sau một bước, anh ta cười cười, xoay người đi vào. Mọi người dần dần tản ra, mặc cho trưởng thôn la lối, không ai nguyện ý cũng không dám đối nghịch cùng Cổ Thất. Trưởng thôn và vợ ông ta, ở cửa nhà gào khóc thảm thiết, khóc mãi đến khi giọng đều khàn đi. Ngày thứ hai họ liền rời đi, nghe nói Cổ Thất cho hai người họ một số tiền lớn, mua nhà trưởng thôn, mà sự tình này cũng mặc kệ. Nhưng từ đó về sau thôn dân nhìn thấy Cổ Thất đều tránh thật xa, thật sự tránh không khỏi thì không thể làm gì khác hơn là cúi đầu vội vã lên tiếng chào. Cổ Thất không cho là đúng, như trước tiếp đón tài vật của những người giàu có tiền hoặc những quý nhân quan to địa vị hiển hách từ vùng khác đến để kéo dài tính mạng, sau đó phân chia lễ vật đến các nhà các hộ. Cũng không lâu lắm, chuyện càng kỳ quái hơn xảy ra, cư nhiên còn có mấy người Nhật Bản, ban đầu ta cũng không biết, song về sau nghe nói Cổ Thất nói họ là người Nhật Bản, mà càng kỳ quái chính là Cổ Thất cũng biết ngôn ngữ của họ, hai bên bô bô nói hồi lâu, lại tựa hồ không đạt được thỏa thuận đôi bên, kết quả mấy người Nhật Bản kia rất tức giận rời đi, lúc gần đi còn chỉ vào Cổ Thất nói gì đó, sắc mặt Cổ Thất có chút dị thường, khóe miệng co rúm, xoay người vào phòng. Người trong thôn nghị luận đôi chút rồi cũng không để ý đến, bởi vì dù sao mọi người thấy nhiều rồi cũng không có gì kỳ lạ nữa, nếu trước kia, còn có thể hưng phấn một chút. Song Cổ Thất đột nhiên triệu tập tất cả lại, thần sắc nghiêm túc cảnh báo mọi người gần đây đừng ăn thứ gì bậy bạ bên ngoài hoặc chú ý diệt chuột, đừng tùy tiện đi lại ở phụ cận. Nhưng mọi người chỉ xem lời anh ta nói như gió thoảng bên tai, có người còn nói thầm Cổ Thất xem mình như trưởng thôn, cho dù là trưởng thôn cũng không có cách nào quản được mọi người ăn uống, Cổ Thất dặn dò thật lâu, mãi đến khi giọng đều khàn đi, mới trở vào. Song vẫn có vài người tin lời anh ta. Cửa thôn là một con sông nhỏ, mọi người trước kia đều từ đó múc nước, hoặc giặt quần áo. Cổ Thất đóng con sông kia, bảo mọi người đi đến nơi rất xa múc nước, mặc dù tiếng oán nổi lên bốn phía, nhưng không ai dám công khai phản đối. Nhưng một nhóm trai trẻ trong thôn, kể cả ta cũng rất ấm ức, mọi người chiếu lệ từ trong sông múc nước uống, vì trời nóng, những người này vì gánh nước đường xa, nước để cho các cụ già yếu phụ nữ trẻ em uống ngay. Ta có chút lo lắng, vì nước sông kia đích xác có chút khác với trước đây, phía trên nổi lơ lửng thứ gì đó giống vôi. Cho nên mặc dù khát nước, uống cũng không nhiều lắm. Quả nhiên, lời cảnh báo của Cổ Thất trở thành sự thật, người từng uống nước đã xuất hiện bệnh trạng suy yếu, ho ra máu, sau đó nhanh chóng tử vong, bóng ma quanh quẩn trong thôn, ta cũng xuất hiện bệnh trạng kể trên, hơn nữa vô cùng suy yếu, ngay cả nằm trên giường cũng cảm thấy khó thở. Bởi vì xảy ra chuyện đều là thanh niên, một ít người còn chưa ngã bệnh sợ hãi rời khỏi thôn, đến vùng khác lánh nạn. Thôn dân rốt cuộc phẫn nộ rồi, họ nói đây là Cổ Thất trộm mệnh của mọi người, sau đó thêm vào trên người những kẻ tới thôn kéo dài tính mạng, bản thân mưu cầu tiền tài, nếu không, anh ta tốt với mọi người vậy để làm chi? Tặng mọi người của cải mình khổ cực kiếm được để làm chi? Lời này nhanh chóng nhận được sự đồng tình của mọi người, sự sợ hãi của thôn dân đã đạt tới đỉnh điểm diễn biến thành phẫn nộ. Cổ Thất từ trong giấc ngủ bị bắt lại, trói trên cột gỗ. Mọi người nâng ta lúc ấy đã nằm trên giường ho ra máu tới trước mặt Cổ Thất. Ta mặc dù đã thần trí không rõ, lại nghe được Cổ Thất thở dài nặng nề. "Thả tôi xuống, dù sao các người đã muốn giết tôi, vậy để tôi giúp cậu ta tái tục thứ mệnh." Lời của anh ta có người phản đối, cũng có người đồng ý, cuối cùng mọi người thấy ta lại bắt đầu ho ra máu, vì vậy đưa ta và Cổ Thất vào phòng, mà bên ngoài vây quanh rất nhiều người. Đây là lần đầu tiên ta tiếp xúc với anh ta gần như vậy, bỗng dưng cảm thấy kỳ thật anh ta làm người rất ôn hòa. "Sư phụ đã nói với tôi, sớm muộn sẽ có một ngày như thế, nhưng mà không sao cả, nhân sinh một đời, từng được hài lòng là đủ rồi." Thanh âm của anh ta rất trầm, như thanh âm thùng gỗ ném vào giếng sâu, song lại lộ ra một sự kiêu ngạo chết không nhận thua. "Tôi từng báo các cậu đừng chạm vào nước sông kia, cũng trách tôi, không để tâm nhiều, quên mất, có lẽ đây đều là chuyện đã được an bài." Giọng nói Cổ Thất chợt chuyển, tiếng nói mang theo thê lương. Ta thì cười khổ, xem như đáp lại anh ta. Ta giãy giụa lấy khuỷu tay nhấc người lên, vì mặc dù là lúc này, ta cũng muốn xem anh ta rốt cuộc trộm thọ kéo dài tính mạng thế nào. Ta nương theo ngọn đèn ảm đạm, nhìn thấy Cổ Thất lấy ra hai ly rượu màu bạc, rót đầy rượu gạo, cũng rút ra đôi đũa kia, đũa lần lượt gác trên ly rượu. Tiếp đó anh ta lấy ra một vốc gạo nếp, đi về hướng ta. "Không được nhìn lén, nếu không sẽ tự tổn hại hai mắt, nhớ lấy!" Cổ Thất nghiêm túc nói với ta. Ta nghe lời nhắm mắt lại. Cảm giác được anh ta gắp nếp đổ vào lòng bàn tay ta, tiếp theo lòng bàn tay một trận đau đớn. Ta không nghe lời anh ta, mở mắt. Chỉ trong nháy mắt, ta đã nhìn thấy. Cổ Thất cầm trong tay một thứ gì đó mũi nhọn rất dài mà mảnh, phía trên hình như có vết máu, tiếp theo anh ta chấm hai vật thể như kim dài kia vào ly rượu. Tiếp theo đem một vốc gạo nếp khác vẩy về phía chiếc đũa đặt trên ly rượu. Tiếp theo đôi mắt ta một mảnh đen nghịt, không có đau đớn, nhưng ta đã không còn nhìn thấy gì nữa. Tiếp theo, ta liền mất đi tri giác. Chờ khi ta tỉnh lại, phát hiện mình đã khỏi hẳn, nhưng mắt đã mù. Song ta rất may mắn, dù sao cũng nhặt về được mạng, ta đang muốn đi cảm tạ Cổ Thất, lại bị mọi người ngăn cản. Mọi người nói cho ta biết, họ đã thiêu chết Cổ Thất rồi. Ta nghe xong kinh hãi, chất vấn tại sao, nhưng không ai nguyện ý nói cho ta biết. Về sau ta đi hỏi người phụ trách hành hình, họ nói thân thể Cổ Thất cháy rất nhanh, như củi khô tưới rượu trắng. Lửa sau khi tắt, gió lớn nổi lên, tro cốt của anh ta trộn lẫn vụn gỗ thổi vào con sông kia. Về sau mọi người từng uống nước sông không xảy ra chuyện gì nữa, thôn dường như lại khôi phục an bình trước kia, những quý nhân nọ cũng đã biến mất, không hề đến thôn này nữa, vốn dĩ, họ là hướng Cổ Thất mà tới. Ta cũng thành người duy nhất ở thế hệ kia còn ở lại thôn này, mặc dù về sau rất nhiều người hỏi ta về chuyện trộm thọ, nhưng ta không hề nói cho họ biết." Ông cụ đột nhiên vuốt ve tay tớ, vô cùng ưu thương. Tớ bỗng dưng cảm thấy kỳ quái. "Vậy sao ngài lại nói cho người khác quê như con biết?" Tớ hỏi ông cụ. Ông lại cười khổ. "Bởi vì nếu không nói, ta sẽ mang theo vào quan tài rồi, nói cho người ngoài như con biết việc này chung quy cảm thấy nếu so với kể cho người thôn này tốt hơn, để họ hoàn toàn quên đi chuyện điên cuồng kia. Quên đi Cổ Thất." Ông nói xong, khoát tay với tớ, ý bảo tớ nên đi thôi. Tớ rời khỏi thôn, quay đầu nhìn lại, thôn lại nổi gió, ông cụ mắt mù kia tịch mịch ngồi trên ghế trúc, ưu thương nhìn cửa thôn. Mặc dù ông cái gì cũng đều nhìn không thấy. Lúc tớ rời khỏi thôn cũng đến xem nước sông mà ông cụ từng đề cập, cực kỳ trong suốt, tớ còn lấy tay múc một ngụm uống, thật lạnh, song hàm chứa cay đắng." Kỷ Nhan nói xong, cửa cũng tiến vào một bác sĩ. "Cái kia mà cậu nói hình như là vi khuẩn nhỉ, Nhật Bản từng tung ra rất nhiều vi khuẩn tương tự dịch tả, sốt Dengue ở nông thôn và khu dân cư Trung Quốc." Bác sĩ trẻ tuổi giải thích nói. "Nhưng mà cậu đã có thể sôi nổi kể như vậy, xem ra cũng khá lên nhiều rồi, chuẩn bị lo liệu thủ tục xuất viện đi." Anh ta quan sát Kỷ Nhan một chút, đút tay vào túi ra ngoài. Kỷ Nhan bất đắc dĩ cười cười, Lý Đa và Lạc Lôi cũng đứng lên. Thật có kéo dài tính mạng sao, tôi rất muốn hỏi Kỷ Nhan, song, có lẽ cậu ấy cũng không biết đâu, không ai biết Cổ Thất từ đâu học được, bí mật này đã cùng tro cốt của anh ta biến mất theo cơn gió rồi.