Long Lâu Yêu Quật

Chương 12 : Chân núi Phượng Hoàng

Về đến Trịnh Châu, sau khi rời khỏi Bộ nội vụ, tôi thấy mệt mỏi rã rời, chẳng muốn làm gì nữa. Mọi người trong Bộ cho rằng tôi vì bị căng thẳng nên cần nghỉ ngơi một thời gian dài. Như vậy cũng tốt, tôi sớm cũng đã có ý định xin chuyển công tác rồi, bây giờ nghỉ ngơi trước cũng được!. Bố tôi đã nghỉ hưu được mấy năm rồi, hang ngày bị bệnh tật giày vò cũng chẳng dễ chịu gì, ngồi trên chiếc ghế dài trong phòng bện ở viện điều dưỡng nghe tôi ấm ức kể lại những nguyên nhân cũng như hậu quả trong nhiệm vụ lần này. Ông tỏ thái độ ngạc nhiên nhìn tôi nói: “Con gái yêu quí của bố đã trưởng thành rồi, cáu cậu thanh niên tên là Lâm Nam đó cũng khá đấy, đã cứu mạng con gái bố, lúc nào có thời gian phải mời cậu ta đến nhà mình để cảm ơn. Cũng vừa hay có một chuyện bố đã giữ kín trong lòng suốt mười mấy năm rồi, xem ra cậu ta chính là người có thể cởi bỏ được nút thắt trong lòng này của bố! Con nhớ phải mời cậu ta đến, bố có chuyện muôn thỉnh giáo cậu ta!” Nghe bố nói vậy, lòng hiếu kỳ của tôi lại nổi lên. Tôi bèn sà vào hỏi bố đầu đuôi câu chuyện. Xưa nay bố vốn yêu quý chiều chuộng tôi, cuối cùng đành phải nói cho tôi biết: “Câu chuyện này là do ông nội con đã từng trải qua, những ghi chép của ông nội con để lại, bố vẫn còn lưu giữ một bản sao, đợi khi Lâm Nam đến rồi, bố sẽ tận tay đưa cho cậu ta xem, con đừng có mà đoán mò nữa.” Có thể do bố tôi cảm thấy không nỡ giữ bí mật với tôi, cuối cùng bố cũng tiết lộ cho tôi một chuyện: “Trước nay bố chưa từng kể với con và các anh của con một chuyện, các con vốn có một người chú tên là Dương Huyền Uy, là em trai ruột của bố”. Hơn mười năm trước chú ấy đã từ nước Mỹ trở về tìm bố, lúc đó mới cải cách chưa được mấy năm, do thân phận đặc thù của bố nên không thể thừa nhận chú ấy, chỉ bí mật gặp nhau mấy lần, mới biết được chú ấy ở bên Mỹ đã lấy một cô vợ người Trung Quốc, ngoài ra còn có một cô con gái tên là Shirly Dương. Lúc ấy chú con đang vội đi Tân Cương tham gia khảo cổ, nhưng vào thời buổi đó, một Hoa kiều quốc tịch Mỹ không thể được phê chuẩn đi khảo cổ trong nội địa. Bố đã dựa vào các mối quan hệ của mình để giúp chú ấy tổ chức một đoàn khách du lịch, ai ngờ sau khi đi rồi thì chẳng nhận được tin tức gì nữa, từ đó bặt vô âm tín!” Chuyện này quả thực tôi không hề hay biết tí gì, không ngờ bố tôi có nhiều bí mật chưa từng tiết lộ đến như vậy! Tôi rất không vui, bèn trách bố: ” Một chuyện lớn như vậy mà bố đã giấu từng ấy năm trời, bố mau nói cho con biết về sau như thế nào đi! Nếu không con sẽ không nể tình thân mà đi tố giác bố với cấp trên, cấu kết với địch bán nước, cắt bỏ chức quan to này của bố, ai dà!” Sắc mặt của bố bỗng trở nên sầu muộn: “Người chú này của con năm đó vội vàng đi Tân Cương, bố đã bắt ép chú ấy phải nói ra sự thật. Thì ra là vì vợ và con gái của chú ấy, thậm chí cả bố vợ của chú ấy nữa đều mắc một chứng bệnh kì quái, bắt buộc phải đi Tân Cương tìm kiếm căn nguyên của chứng bệnh quái lạ này. Cách này chỉ có đến thành cổ Tinh Tuyệt trong nội địa Tân Cương mới có thể biết được. Bởi vậy bố cũng mong sớm được gặp Lâm Nam, thử hỏi cậu ta xem đấy rốt cuộc là chuyện gì!” Nghe bố nói như vậy tôi lại thấy buồn lòng. Sớm biết như vậy thì tôi đã hỏi xin số điện thoại của Lâm Nam rồi. Trung Quốc lớn như vậy, ngộ nhỡ anh ta lại bận rộn đi tìm hiểu trong một ngôi mộ cổ nào đó thì tôi biết tìm anh ta ở đâu bây giờ? Thời gian thấm thoắt thoi đưa, lại mấy ngày nữa trôi qua trong bình lặng. Bầu trời của Trịnh Châu mấy hôm nay rặt một màu xám xịt, xe cộ đi lại như mắc cửi trong thành phố. Ru rú ở nhà suốt mấy ngày trời rồi, tôi không thể nào chịu nổi không được nữa, bèn tìm lý do ra ngoài cho thoáng. Tôi chỉ chuẩn bị hành lý đơn giản rồi rời khỏi nhà, định đi Tây An thăm bạn học cũ. Mấy năm nay đi tung hoành ngang dọc khắp nơi, cũng đã thấy mình có chút bản lĩnh, bố và các anh đều không phải lo lắng về tôi nữa. Đến Tây An vào gần cuối mùa thu, tôi ở tại khách sạn Kim Hoa quen thuộc. Chênh chếch khách sạn mà tôi yêu thích đó là một con phố nhỏ bán toàn đổ ăn vặt có mùi vị rất đặc biệt. Hôm nay tôi đã đi thăm hết một lượt nhà các bạn học cũ, trong lúc vô tình đột nhiên rẽ vào con phố ẩm thực này. Từ trong các cửa hiệu liên tục vang lên tiếng nhạc ầm ĩ của một bài hát mới “Yêu anh không ngừng”. Hai bên đường treo đầy những tấm biển quảng cáo đủ các loại đồ ăn vặt khiến tôi hoa cả mắt, không biết nên ăn món gì. Tôi chọn một cửa hàng nhìn có vẻ sạch sẽ gọn gàng, ngồi xuống một bàn cạnh cửa sổ. Từ ngày cùng Lâm Nam trải qua cuộc thám hiểm trong lăng mộ cổ ở vương quốc kì lạ đó, tôi không thể nào quên được cảm giác mạo hiểm trong cái đêm đáng nhớ đấy. Tôi nhớ đến Lâm Nam rồi lại nghĩ đến hiện tại, vậy mà đã mấy tháng trôi qua rồi. Trong lúc ngồi tạm vạch ra kế hoạch cho lộ trình ngày mai, ở bàn bên cạnh có mấy người đang ngồi uống rượu và chuyện trò rất khẽ, tôi đã vô tình nghe được nội dung câu chuyện của bọn họ. Thì ra đó là mấy người buôn bán cổ vật đang ngồi trao đổi kinh nghiệm với nhau. Một người lớn tuổi đeo kính gọng đen, nhìn nét mặt có vẻ trung hậu, hình như được mấy người kia coi là bậc cao thủ. Người đó đang nhấn mạnh rằng hàng ở Kì Sơn tốt hơn ở Phù Phong hàng trăm lần. Tôi biết rằng Kì Sơn và Phù Phong đều là hai huyện ở gần thành phố Bảo Kê, nằm ở phía Tây của Hàm Dương. Nơi tiếp giáp giữa hai huyện này chính là quê hương của đồ đồng xanh Trung Quốc, vùng Châu Nguyên Thiểm Tây. Phù Phong được mệnh danh là vùng đất chỉ cẩn một nhát cuôc bổ xuống là có thể đào được vào chính giữa hai vương mộ thời Tây Chu có đồ đồng bên trong. Còn Kì Sơn xưa nay chưa hề tìm được mấy thứ đồ tốt. Ông già kia dựa vào đâu mà dám khẳng định rằng Kì Sơn tốt hơn Phù Phong chứ? Ông già đó làm ra vẻ thần bí, hạ giọng thì thào: “Các cậu đúng là chẳng biết gì cả, cách huyện Kì Sơn mười lăm dặm về phía Tây Bắc có sườn phía Nam của núi Phượng Hoàng. Đó chính là vùng đất quý để chôn cất thiên tử đấy. Tôi nói cho các cậu biết, năm đỉnh núi ở sườn phía Nam đó chính là năm móng vuốt rồng, là Ngọa long bàn pha huyệt (ND: sườn núi rồng nằm) nổi tiếng trong sách phong thủy, chỉ có thể là nơi đất tốt để chôn cất thiên tử mà thôi! Năm cái móng vuốt, mà mỗi cái móng vuốt đâu chỉ chôn có một người, các cậu thử tính xem đã có bao nhiêu vị thiên tử nhà Chu được chôn ở dưới đó?” Dường như là bao nhiêu châu báu của thiên tử nhà Chu đều đang bầy ra trước mắt, ông già chép chép miệng. “Các anh đừng có nghe ông già cẩu thả này nói bừa! Lần trước ông ấy còn nói đã tìm được ly uống rượu của Tẩn Thuv Hoàng cơ mà! Cái ‘sườn núi rông nằm’ ấy tôi cũng biết, chỉ có một hoặc hai móng là có thể chôn cất được, còn ba móng còn lại đều không có địa khí đâu! Hơn nữa một móng rõ ràng là tốt hơn hai móng, mà cũng không phải là huyệt chôn thiên tử, chỉ có thể là chôn người thân của thiên tử mà thôi!” Một cậu thanh niên gầy gò ngồi bên cạnh rõ ràng có vẻ không phục. Ông già bị gọi là cẩu thả đó đã đỏ bừng hết cả mặt lên, thấy quyền uy của mình bị người khác đạp xuống đất như vậy bèn tức giận phản bác lại: “Đồ trẻ ranh như cậu thì biết cái gì! Ở Kì Sơn đã tìm được gạch của nhà Chu, cậu có biết hay không? Chuyện những viên gạch lớn của nhà Chu bên trong rỗng ruột, e rằng bọn trẻ ranh các cậu còn chưa từng nghe nói đến! Gạch nhà Chu là cái gì? Chỉ có thiên tử mới được dùng thôi nhé! Đồ nhãi ranh miệng còn hôi sữa như cậu thì hiểu cái quái gì!” Nghe ông già giáo huấn người khác như vậy, mấy người còn lại cười rộ lên, chỉ có cậu thanh niên gầy gò đó là vẫn còn cố tranh cãi: “Đấy không phái là do tôi nói, là thầy giáo Lâm nói đấy chứ! Thầy ấy không thể sai được!” Mấy người kia vừa nghe nhắc đến thầy giáo Lâm thì thôi không cười nữa. Ông già cũng thử thăm dò: “Cậu gặp thầy giáo Lâm lúc nào vậy? Quả là không tầm thường đâu! Sau đó lại tỏ rõ vẻ nghi ngờ: “Đồ nhãi ranh nhà cậu chắc không nhận nhầm người đấy chứ hả?” Cậu thanh niên gầy gò lắc lắc đầu nói: “Tôi chưa có phúc phận được gặp trực tiếp thầy giáo Lâm, mấy hôm trước ở Kì Sơn tôi có nghe một ông già nói lại. Ngày hôm đó tôi đang buồn chán vì chẳng đào được gì, chợt thấy ông già đó cầm một đôi vòng tay bằng ngọc như cầm bảo bối đưa cho tôi xem. Tôi vừa xem đã biết ngay là vật quý thời nhà Hán, bèn hỏi ông ta xem đào được trong ngôi mộ nào? Đã lớn tuổi như vậy rồi sao còn làm những việc này? Ông lão vội đáp là do ông đem một cái mai rùa đổi lấy vật này cho một người họ Lâm. Tôi lại gặng hỏi mãi mới xác định được người họ Lâm đó chắc chắn là thầy giáo Lâm. Tính khí của thẩy giáo Lâm nếu không phải là hết cách thì quyết không ra tay. Chắc hắn trên cái mai rùa của ông già đó có ghi chép những văn tự giáp cốt gì quan trọng nên mới đem vòng đeo tay bằng ngọc của thời nhà Hán quý giá như vậy để đem đổi lấy.” Nghe bọn họ nhắc đến người họ Lâm, tôi lại càng chú ý lắng nghe hơn nữa. Nhưng rồi lại nghĩ mình đúng là ngốc thật, thiên hạ hàng triệu triệu người họ Lâm, làm sao lại có thể trùng hợp là Lâm Nam được cơ chứ? Một người trung niên khác lại tiếp tục hỏi: “Chúng ta đều chưa ai từng được gặp thầy giáo Lâm, vậy cậu làm thế nào mà xác định được? Lẽ nào lại thần kỳ như vậy? Là thầy giáo nói trên núi Phượng Hoàng có huyệt mộ sườn núi rồng nằm sao? Nếu quả đúng như vậy thì tôi phải đến đó xem thế nào, không có bản lĩnh đi đào mộ thì cũng có thể nhặt nhạnh những thứ đồ mà mọi người vứt đi, như thế cũng đủ phát tài rồi!” Ông già gật gật đầu: “Bọn nhãi ranh này chắc không nghĩ ra được những câu về móng rồng đâu, xem ra là thật đấy, thầy giáo Lâm! Đây đúng là một vị thần nhân, tung tích khó lường! Nhìn công việc của người ta đấy, lần trước trên truyền hình có phát trực tiếp hiện trường khảo cổ ở Hán Trung, phía Nam tỉnh Thiểm Tây. Vừa mở cửa lăng mộ đã phát hiện thấy hố đào trộm mộ dẫn thẳng tới phòng đặt quan tài rồi. Quan tài vẫn xếp rất gọn gàng ngay ngắn nhưng những đồ quý giá đã chẳng còn. Vừa nhìn là đã biết là cách làm của Mô kim hiệu úy rồi. về sau người dẫn chương trình phân tích mãi, nói rằng hố đào trộm này là hố cũ có từ mây trăm năm trước! Nếu không phải là do tôi nghe được người ta đồn đại rằng trong tay thầy giáo Lâm có bảo vật tuyệt thế của Hán Trung thì cho đến bây giờ vẫn không biết là do ai làm! Thế nhưng nhóc con này, cậu nói lấy được hai cái vòng tay thời nhà Hán, hay là chúng ta tìm một nơi nào đó xem thử, xem xem thầy giáo Lâm đã làm được một vụ lớn như thế nào?” Mấy người đó lại xì xào bàn tán một hồi, thanh toán tiền rồi nhanh chóng rời đi, xem ra họ đang muốn tìm một nơi yên tĩnh để xem xét cẩn thận đôi vòng tay thời nhà Hán đó rồi. Tôi ngồi bên cửa sổ một lúc lâu, bần thần không biết làm gì, cũng không rõ vị thầy giáo Lâm này có phải là Lâm Nam hay không? Lần này nghỉ ngơi một thời gian dài, tôi thấy trong lòng trống rỗng thế nào, bây giờ mới biết mình có chút nhớ nhung cái anh chàng Lâm Nam ôn hòa mà lại có phần kiêu ngạo ây. Dù sao thì cũng chẳng có việc gì, thôi thì làm một chuyến lên núi Phượng Hoàng. Nếu ở đó có mộ thiên tử gì gì đó, chưa biết chừng lại có thể gặp Lâm Nam cũng nên! Đến huyện Kì Sơn tôi mới biết ở phía Nam chân núi Phượng Hoàng có di tích lịch sử trọng điểm cấp tính được bảo vệ, đó chính là miếu Chu công. Miếu này được xây dựng cách đây hơn 1370 năm, vào thời nhà Đường năm Vũ Đức thứ nhất để thờ Chu công Cơ Đán. Về sau trải qua các triều đại được trùng tu, mở rộng, tạo nên một cụm di tích bao gồm phần chính là điện thờ Chu tam công (Chu công, Triệu công, Thái công) và khu đền phụ thờ Khương Nguyên, Hậu Tắc, cả một quần thể kiến trúc cổ bao gồm đình đài lầu các rất lộng lẫy huy hoàng. Tôi đứng trong miếu Chu công thấy nơi đây cây cối um tùm, ken dày tỏa bóng râm xuống dưới. Từng làn gió thu nhè nhẹ thổi qua, cảm giác giống như trong lời bài hát mà Quách Phú Thành đã từng hát: “Không biết nên đi về nơi đâu..” Tôi vừa suy nghĩ mông lung vừa trèo lên đinh núi Phượng Hoàng, quả đúng như ông già kia đã nói, sườn phía Nam có năm ngọn núi nằm xen lẫn nhau, ẩn mà không hiện, cắm chặt vào trong lòng đất. Phía Bắc ngọn núi thấp thoáng giống như thân rồng nằm cuộn tròn, núi non trùng trùng điệp điệp từ xa đến gần, ở phía đối diện là Triều sơn, Án sơn chắp tay phủ phục, quả thật là một ngôi mộ phong thủy sườn núi rồng nằm tuyệt đỉnh trời sinh. Tôi thấy vô cùng thích thú. Một bảo huyệt phong thủy tốt như thế này lẽ nào dùng để mai táng người thân của Chu thiên tử, liệu có phải là Chu công hay không? Căn cứ theo những ghi chép trong lịch sử thì Chu công họ Cơ tên Đán, là con trai thứ tư của Chu Văn Vương, em trai của Võ Vương. Ông đã từng hai lần phó tá Võ Vương đi chinh phạt vua Trụ, bởi vậy được phong thái ấp ở đất Chu, tước vị thượng công nên thường được gọi là Chu công. Trong con mắt của Khổng Tử cũng như những nhà Nho học khác thì Chu công là bậc hiển nhân đáng ngưỡng mộ nhất. Khi đó Khổng Tử đã từng nói: “Uất uất hổ văn tai, ngô tòng Chu” (ND: Lễ nghĩa của nhà Chu rất đầy đủ và phong phú, ta theo chế độ của nhà Chu), vào những năm cuối đời lại khẳng khái than lên rằng: “Ngô bất phục mộng kiến Chu công” (ND: Đã lâu rồi ta không mơ thấy Chu công nữa). Một bậc thánh nhân hiển đức như vậy thì lăng mộ của ông chắc chắn sẽ giống với thời nhà Thương khi trước và nhà Tần về sau, bao gồm bốn đường mộ đạo được đào rất sâu hình chữ Á. Từ xưa đến nay vẫn chưa có ai đào được những lăng mộ đặc biệt của những người như Chu thiên tử hoặc Chu công. Cả một câu đố không lời giải trong lịch sử này, nếu như quả thật được chôn giấu trong lòng đất dưới chân tôi, thì ở bên trong liệu ẩn chứa những bí mật như thế nào? Nhớ lại trước đây, báo cáo hiện trường khai quật khu lăng mộ của Thương vương và Tần công đều có rât nhiều những hố chôn xương của những người bị tuẫn táng, tôi đột nhiên thấy rùng mình. Lúc này nếu như có Lâm Nam ở bên cạnh thì tốt biết bao! Tôi quan sát tỉ mỉ thế núi của năm ngọn núi vuốt rồng, sau hàng ngàn năm hứng chịu biết bao mưa gió vẫn có thể lờ mờ nhận ra hình móng vuốt tròn đầy, viên mãn. Giữa các móng vuốt đó bị che phủ bởi những lớp đất tối màu. Nếu quả thật có những lăng mộ lớn hình chữ Á hoặc hình chữ Trung thì cho dù đã bị vùi lấp cũng sẽ nằm bên dưới chỗ tiếp nối giữa các móng vuốt này. Nhìn đi nhìn lại mà vẫn không thấy chút dấu vết nào chứng tỏ Lâm Nam đã từng đến đây, nên sau một hồi tính toán, cuối cùng tôi đành xuống núi. Trên đường đi xuống, tôi vừa đi vừa nghĩ, nếu như tôi là Lâm Nam đến đây trộm mộ thì cần chuẩn bị những công cụ gì? Vũ khí phòng thân, dụng cụ đo lường, đèn pin, thiết bị đào hầm, thêm một ít cổ vật để trừ tà, trấn áp yêu quái. Có lẽ đã đủ rồi, thuốc nổ thì chăc chắn không dám dùng vì gây ra tiếng nổ rất lớn, sẽ dễ bị mời vào ngồi nhà đá mất! Đi mãi đi mãi, tôi chợt thấy hơi kì lạ, ở khe núi phía trước mặt sao lại có một đám người hội họp thế nhỉ? Phía trước không phải thôn làng, phía sau cũng chẳng có hàng quán gì, cả đám người đang bu kín thành một vòng tròn, đầu cúi thấp, lẽ nào là bọn trộm mộ? Tôi nhìn lên thấy trời vẫn còn đang sáng, đáng lẽ ra những kẻ trộm mộ phải chờ khi trời tối mới ra tay hành động chứ? Tôi cúi thấp người xuống, cảm thấy mình mặc chiếc áo gió màu đen này quả thật bất tiện nên không dám thở mạnh đồng thời cũng có chút hưng phấn, dám trống dong cờ mở làm một cách công khai như thếnày, ngoài thầy giáo Lâm mà đám người khi trước đã nhắc đến thì còn là ai được cơ chứ! Trong lúc cẩn thận quan sát bọn họ, tôi thấy hình như có gì không đúng. Vòng tròn người đông đặc đó không hề có bất kì động tĩnh gì, chỉ vây kín lấy một vòng cúi thấp đầu xuống, dường như đang lắng nghe điều gì đó. Tôi không thể nhìn ra được thứ mà bọn họ đang vây chặt lấy là cái gì. Tôi còn đang do dự thì những người đứng trong vòng tròn đó đột nhiên cúi thấp đầu rồi tản ra, ngồi xuống và bắt đầu đào đất. Đúng rồi, quả đúng là những kẻ đào mộ! Giữa thanh thiên bạch nhật thế này, gan bọn họ cũng to thật đấy! Nhưng cũng không phải, tại sao lại mỗi người đào một hố thế này, không phải là tất cả nên cùng đào hay sao? Trong tay họ cũng không thấy cầm cuốc xẻng gì cả, lại đi dùng tay không để đi đào hố cơ chứ? Tôi nghĩ mãi mà không hiểu nổi, bèn rón rén tiến dần về phía trước, đang muốn lại gần để nhìn cho rõ hơn thì từ bên cạnh đột nhiên có một cánh tay thò ra, chặn trước mặt tôi. Những ngón tay thon dài trắng trẻo sạch sẽ, một mùi thơm thường thấy ở con gái theo gió bay qua, tôi nhìn thấy một bóng đen đeo mặt nạ, chỉ lộ ra hai con mắt đang đứng nấp trong một miệng hố kín đáo. Bóng đen đó thì thào bảo tôi đừng có lên tiếng: “Tuyệt đối không được qua đó! Chờ một lát! Những người đó sẽ nhanh chóng hoàn thành công việc thôi!”